Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Việt Nam giữa trật tự thế giới mới

       * PHAN CÔNG CHÁNH 
Câu hỏi tôi muốn đặt lại để suy nghĩ trong bài này là: Có phải một trật tự thế giới mới đang trong tiến trình hình thành với cuộc tranh hùng quyền lực toàn cầu kiểu mới giữa ba tay chơi quyền lực quốc tế siêu cường Mỹ, đại cường Nga, đại cường Trung Quốc là nội dung chính của nó
Sự sụp đổ của đế quốc Nga Xô đã dẫn đến sự thay thế của “một trật tự thế giới lưỡng cực” (với cuộc tranh hùng bá chủ thế giới tay đôi Mỹ - Nga) bằng “một trật tự thế giới nhất cực” (với sự lãnh đạo hoàn cầu của siêu cường Mỹ). Nhưng sự “trỗi dậy” nhanh chóng của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo có viễn kiến của Đặng Tiểu Bình và những lãnh tụ kế nghiệp cũng như sự phục hồi quyền lực nội tại của Nga dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Vladimir Putin đã góp phần tạo dựng điều kiện cho sự hình thành một trật tự thế giới mới.
Nhưng một câu hỏi liên hệ khác cũng đã được đặt ra: Cơ cấu nội tại của trật tự thế giới mới sẽ là một trật tự thế giới nhất cực hay một trật tự thế giới lưỡng cực hay một trật tự thế giới tam cực hay một trật tự thế giới đa cực?
Mặc dù câu hỏi chính trị quan trọng này vẫn còn là một vấn đề tranh cãi nặng tính chất học đường, tôi cho rằng “một trật tự thế giới mới” đang hình thành có nhiều khả năng sẽ là một trật tự thế giới tam cực. Nhưng nó lại được đặt trên căn bản một cơ cấu đa khối quốc gia với nhiều loại hình quan hệ khác nhau cùng nhiều hệ thống trục xoay quyền lực đa dạng đang nối kết tất cả các khu vực chiến lược trên thế giới lại với nhau.
Trung Quốc và Nga thường đồng ý với nhau
về các vấn đề ngoại giao
Thuật ngữ “một thế giới tam cực” được dùng để chỉ sự tái định vị trí quyền lực chân vạc của Nga - Mỹ - Trung Quốc trong những cuộc đọ sức tranh hùng tay ba tương lai nhằm mục đích bá chủ thiên hạ cũng như việc theo đuổi những mục đích quốc gia thực tế (đó là duy trì phát triển mở rộng quyền lực quốc gia và lợi ích dân tộc trong quan hệ khối - khu vực - toàn cầu) mà không được che đậy dưới những chiêu bài ý thức hệ lý tưởng cao siêu như xưa.
Nếu nhìn từ quan điểm văn hoá chính trị thì Hoa Kỳ thuộc loại văn minh hiện đại và đang chuyển mình sang loại hình văn minh mới hậu hiện đại. Nhưng ngược lại, văn hoá chính trị của Nga cũng như văn hoá chính trị Trung Quốc vẫn còn thuộc vào loại hình văn minh tiền hiện đại. Thí dụ, Nga và Trung Quốc vẫn còn coi trọng giá trị sở hữu đất đai và biển đảo và không ngần ngại sử dụng những “thủ đoạn” tiền hiện đại như đã xảy ra tại Crimea và Biển Đông.
Đây là loại tâm lý và chính sách thuộc chủ nghĩa thuộc địa kiểu cũ hay chủ nghĩa đế quốc kiểu cũ chứ không phải chủ nghĩa đế quốc kiểu mới như Mỹ vì dân tộc Mỹ đã trải qua hơn 200 trăm phát triển văn minh kỹ thuật hiện đại.
Liệu mô hình “một thế giới tam cực” với nội dung cuộc tranh hùng tay ba Nga - Mỹ - Trung có giống như loại kịch bản “Tam Quốc Chí” hay “The Good, the Bad and the Ugly” (cuốn phim nổi tiếng cao bồi Mỹ 1966)? Ai là “The Good” (Loại Thiện)? Ai là “The Bad” (Loại Ác)? Ai là “The Ugly” (Loại Xấu Xí)? Ai sẽ là kẻ chiến thắng sau cùng?
Siêu Cường Mỹ. 
Mỹ muốn tiếp tục duy trì ngôi vị “siêu cường” của mình theo kiểu “vương đạo” với chính sách xây dựng quan hệ song phương đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc vì vẫn xem Nga là “đối thủ chính” của mình (vì an ninh khu vực Đông Âu và Trung Đông). Con số khổng lồ trên 562 tỷ đôla buôn bán thương mại hai chiều Mỹ - Trung năm 2013 nói lên sự quan trọng kinh tế giữa hai nước khi ta so sánh với con số 203 tỷ đôla mậu dịch hai chiều Mỹ - Nhật cùng năm.
Mỹ cố gắng duy trì vị trí lãnh đạo ở châu Á

Nhưng đối với vấn đề an ninh toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì Mỹ đã quyết định “cầm chân Tàu” với chiến lược “Xoay Trục sang châu Á-Thái Bình Dương” vì Trung Quốc lại được xem là “đối thủ chính” trong quan hệ chiến lược đối trọng Mỹ - Trung. Mỹ đã tiến qua giai đoạn triển khai chính sách “Xoay Trục sang châu Á-Thái Bình Dương” cũng như khuyến khích vai trò quân sự mới của Nhật trong chính sách cân bằng quyền lực tại khu vực chiến lược này trước “sự trỗi dậy” đáng ngờ của Trung Quốc. Cuộc tranh hùng Mỹ - Trung đang chuyển thành cuộc tranh hùng khu vực Nhật - Trung.
Đây là vài nghi vấn chiến lược: Việt Nam sẽ chọn đứng chiến tuyến nào trong cuộc tranh hùng tay ba Mỹ - Nhật - Trung? Ai mới thực là “kỳ phùng địch thủ hoàn cầu” của Mỹ trong tương lai: Nga hay Trung Quốc? Mục đích chiến lược mới của Mỹ là gì khi tiếp tục chính sách nuôi dưỡng con sư tử Tàu?
Đại cường Nga - Giấc mơ hồi sinh
Nga lại muốn vươn lên giành lại cái ghế siêu cường một thời oanh liệt đã qua cũng như phục hồi lại cái đế quốc Xô Viết đã mất của mình để có thể có được một ngôi vị siêu cường thật sự trong quan hệ tranh hùng tay ba kiểu mới.
Vì thế, Tổng thống Putin phải chặn đứng ngay chính sách xâm nhập “lót ổ” của Âu Mỹ tại Ukraine bằng cách tiến chiếm bán đảo Crimea của Ukraine (giống kịch bản Trung Quốc chiếm Biển Đông) cũng như kéo Trung Quốc về phe Nga bằng cách đẩy mạnh các loại hình quan hệ song phương lên cao điểm mới (rềnh rang nhất mặc dù bị Trung Quốc chơi trò chơi buôn bán “áp giá” là việc ký kết hiệp thương khí đốt khổng lồ gần đây).
Nhưng đối với sự lo sợ của Nga, Trung Quốc lại là “một địch thủ khó lường” vì Trung Quốc đang từng bước xâm nhập mạnh vào nền kinh tế lạc hậu nhưng giàu tài nguyên thiên nhiên của các nước Trung Á (thuộc đế quốc Xô Viết cũ) cũng như dân Tàu đang du nhập mạnh vào khu vực rộng lớn đầy tiềm năng Tây Bá Lợi Á (Siberia).
Nga lo sợ Bắc Kinh đang dòm ngó “miếng mồi ngon” không những vì diện tích Siberia khổng lồ, phong phú về tài nguyên nhưng dân chúng lại nghèo khổ.
Giấc mơ Hoa Tộc
Trung Quốc đang làm tất cả những gì cần phải làm trong khuôn khổ mô hình phát triển “Tứ Hiện Đại” để có thể nhanh chóng thực hiện cho kỳ được cái “giấc mơ siêu cường” bao đời ấp ủ của mình. Trung Quốc đã và đang thành công với chính sách “hiện đại kinh tế” của mình và triển vọng sẽ vượt qua cả siêu cường Mỹ để trở thành quốc gia có “nền kinh tế lớn nhất thế giới”.
Chính sách hiện đại quân sự đang làm cho các nước láng giềng lo ngại không những vì Trung Quốc đang “dành đất chiếm biển” và thiết lập “vùng trời bất khả xâm phạm” tại biển Đông Á mà còn đổ tiền vào quốc sách phát triển kỹ nghệ quốc phòng. Theo công bố của Lầu Năm Góc, năm 2013 Trung Quốc đã chi hơn 145 tỷ đôla. Nhưng theo học viện Stockholm International Peace Institute (SIPRI), con số đã lên đến 188 tỷ đôla. Con số thật có thể còn cao hơn nhiều.
Bắc Kinh tỏ ra rất khôn khéo trong những kế hoạch khai thác quan hệ đối kháng Nga - Mỹ để thủ lợi cũng như xây dựng những hệ thống giao thông đường bộ (như tái thiết lập the Con Đường Tơ Lụa) lẫn cái mà nhà báo Mỹ Robert D. Kaplan gọi là “Đế Chế Đại Dương Nẩy Mầm Trung Quốc” nhằm nối liền Trung Quốc với khu vực Trung Đông và châu Phi. Vì thế, Biển Đông và Đông Nam Á được những lãnh tụ Bắc Kinh xem như tối quan trọng đối với chiến lược xây dựng “Đế Chế Đại Dương” vì chúng sẽ nối liền biển Đông Á với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương thành một trục giao thông hàng hải (cũng như một loại lãnh thổ đại dương khổng lồ của Trung Quốc).
Vì thế, ngoài mục đích khai thác tài nguyên biển (như dầu lửa), việc chiếm trọn Biển Đông có thể được xem như là bước chiến lược đầu tiên mà Trung Quốc tiến hành để xây dựng một loại “Trân Châu Cảng” cho Hạm Đội Nam Hải. Từ đó, Trung Quốc sẽ dần tiến chiếm toàn bộ Đông Nam Á nhằm thành lập “khu vực ảnh hưởng đầu tiên của Trung Quốc” để kiểm soát trục vận chuyển đường biển Đông Tây và để phóng chiếu sức mạnh quyền lực khu vực cũng như trên thế giới.
              Lựa chọn của Việt Nam
Nếu lịch sử chính trị thế giới đang chuyển động với cuộc tranh hùng kiểu mới tay ba toàn cầu Mỹ - Nga - Trung và cuộc tranh hùng tay đôi khu vực Nhật - Trung, thì sự lựa chọn chiến tuyến lịch sử mới của Việt Nam phải như thế nào?
Việt Nam cần phải làm gì để không trở thành một nạn nhân bi thảm đáng thương như đã từng xảy ra trong quá khứ mà là một tay chơi quyền lực thế giới nặng ký trên chính trường quốc tế?
Những sự lựa chọn mới của Việt Nam có thể được diễn tả bằng 8 chữ vàng sau đây nếu Việt Nam thấy chuyển hướng toàn diện là một sự cần thiết để tìm một sinh lộ mới cho dân tộc đi tới: Tây Tiến - Đông Kết - Bắc Hẹn - Nam Hòa.
Việt Nam sẽ là một trong các hội viên hùng mạnh nhất của Asean?
“Tây Tiến” nghĩa là Việt Nam phải tiến thẳng vào nền kinh tế Mỹ - Nhật -châu Âu để phát triển và làm giàu. Nước Mỹ phải là đất dụng võ của Việt Nam và phải là một thành trì kiên cố cho sứ mạng dựng nước và giữ nước lâu dài của Việt Nam.
“Đông Kết” nghĩa là Việt Nam phải nhanh chóng tiến tới việc thiết lập một hệ thống đồng minh nhất tâm tứ trụ mà trong đó quan hệ đồng minh Việt - Mỹ và Việt - Nhật sẽ là trục xoay quyền lực đầu tiên trong quan hệ đối trọng với Trung Quốc. Để thoả mãn một số yêu sách của Mỹ và mặc cả những bao thầu lớn với Mỹ trong tương lai, Việt Nam nên cho Mỹ thuê quân cảng Cam Ranh và lập một lộ trình xây dựng những thể chế dân chủ. Đây là con đường sống.
“Bắc Hẹn” nghĩa là Việt Nam sẽ tạm đoạn tuyệt với Trung Quốc giống như Mao và Đặng đã làm khi bắt tay với Mỹ và phớt tỉnh với Nga để dốc toàn lực vào quốc sách xây dựng kinh tế trong vòng 60 năm tới (2015-2075) rồi mới “tái xuất giang hồ” làm ăn tại hai nước bạn “đồng chí” năm xưa này cũng như các nước khác trên thế giới sau khi Việt Nam đã trở thành một “trung cường”.
“Nam Hòa” nghĩa là Việt Nam sẽ hoà với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới (trừ Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại) nhưng lấy đại hòa với các nước Đông Nam Á làm trọng. Vì sau 60 năm phát triển Việt Nam sẽ là một trong những nước hội viên hùng mạnh nhất để bảo vệ và lãnh đạo ASEAN thành một khối liên minh thống nhất trong quan hệ đối trọng với các nước đại cường và siêu cường trên thế giới.
Nhưng để làm được những việc này, Việt Nam đang cần những nhà lãnh đạo có viễn kiến.
Bất cứ thời đại nào trong bất cứ một xã hội nào, dân chủ hay phi dân chủ, một nhân vật hay một lãnh tụ bình thường, nhưng yêu nước thương dân, đều có những mưu lược phi thường để xuất hiện làm một nhà lãnh đạo quốc gia có viễn kiến, tự nhận sứ mạng xoay chuyển càn khôn cứu dân độ thế.
Ai sẽ xuất hiện để trở thành một nhà lãnh đạo Việt Nam chân chính như thế? Ai sẽ là nhân vật bình thường vươn lên từ “vũng lầy quyền lực” Đảng Cộng sản hiện nay, giống như một vầng thái dương hừng lửa, để làm nên đại nghiệp huy hoàng cho quốc gia dân tộc?
P.C.C/bbc-TTHN  
 
----------------

31 nhận xét:

  1. Với những "lãnh đạo" hiện nay của VN, đừng bàn bạc gì cho mất thời gian!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dớ dẩn, chỉ được cái nói đúng

      Xóa
    2. MK. Liếc qua tưởng VN giữ trật tự thế giới mới
      tí mừng húm........

      Xóa
  2. Có những nhậ xét rất ấu trĩ khi nghĩ Mỹ cần Trung Cộng bởi giao dịch thương mại hai bên quá lớn.
    Đơn giản là 'thấy mặt đặt tên" - có Trung Cộng thì Mỹ giao dịch, khi không có Trung Cộng, Mỹ vẫn "mạnh như Mỹ" thôi. Trung Cộng cho Mỹ 1 thì Mỹ cũng phải cho Trung Cộng 1, mà chưa chắc Mỹ được lợi. Hàng hóa Trung Cộng lắp ráp xuất khẩu qua Mỹ là chủ yếu.
    Trung Cộng mới là kẻ cần Mỹ.
    Còn Việt Nam "ở Châu Á và trên thế giới"? Thôi quên đi, nói làm chi thêm nhục!

    Trả lờiXóa
  3. Đảng CS VN chấp nhận đánh mất kể cả quyền lợi dân tộc,một phần chủ quyền lãnh thỗ.miễn không mất đảng,mất quyền thống trị của mình.

    Trả lờiXóa
  4. Hiện nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có cơ hội để thực hiện những điều tác giả nói nhưng không biết có ai tư vấn cho thủ tướng không hoặc nếu được tư vấn thủ tướng có động não không.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông ta, đùng một cái, có bằng Thạc sĩ luật đấy. T V T khỏi lo...

      Xóa
    2. tẽn văn tò ơi
      tẽn văn tò nhầm
      ảnh 3 chiều là cái loa thôi, ông anh cho phép nói mới được nói

      Xóa
    3. Bằng Thạc sĩ luật này thằng bạn mình kiếm cho ấy mà. Ông ta ngại vấn đề nó tế nhị qua, nên phải nhờ người khác thu xếp...

      Xóa
    4. Tôi hơi bị nhầm. Là bằng "Cử nhân luật". Vui nhỉ?
      (09:18)

      Xóa
  5. Mỹ mới thật sự là siêu cường, không phải vì tiềm lực kinh tế và quân sự mà vì cấu trúc và cơ chế vận hành của xã hội Mỹ đang là mô hình để các nước xem xét dù muốn hay không, đó đang là hình mẫu khả dĩ nhất để thế giới nghiên cứu, vân dụng nếu thật sự muốn hướng đến dân chủ, thịnh vượng.
    Mỹ cũng có nhiều sai lầm, khiếm khuyết nhưng sẽ sửa chữa được vì nó có cơ chế để sửa chữa, khắc phục. Nó đang "lãnh đạo" thế giới không phải theo kiểu anh cả, anh hai, không ép buộc ai phải theo hay không theo, ai không thích cứ việc rút lui. Nó đã rút kinh nghiệm và thay đổi nhiều trong quan hệ với các nước, không còn quan hệ lớn, bé, chủ, tớ, chư hầu. Bây giờ là quan hệ win-win, phải biết tôn trọng nhau.
    Thế giới theo chọn lọc tự nhiên sẽ có nước nổi lên giàu, mạnh hơn các nước khác. May mắn cho loài người nếu cái nước giàu mạnh đó xử sự có trách nhiệm với phần còn lại của thế giới, với đa phần các nước nhỏ, yếu, lạc hậu. Mỹ đang xử sự có trách nhiệm.

    Nga và Trung thực chất chỉ là những người khổng lồ chân đất sét. Không phải vì thiếu tiềm lực mà vì thiếu nhãn quan, tầm nhìn. Tư tưởng lãnh đạo vẫn như ở thế kỉ 18. Ảnh hưởng của nó với thế giới nếu có chỉ là kéo bè kéo cánh quấy rối, xâm chiếm các nước nhỏ, yếu. Trong nước thì độc tài toàn trị kiểu phong kiến không thể tồn tại lâu dài. Tự diệt là vấn đề đương nhiên. Thế giới đã loại bỏ cái mô hình này rồi.

    Việt Nam là nước nhỏ yếu kém mọi mặt, nếu nhận thức mơ hồ về "trật tự mới" sẽ rất nguy hiểm. Lãnh đạo Vn chắc không mơ hồ về chuyện này nhưng khó là họ đang phải vật vã để vượt lên chính mình, vượt lên cái rào cản tư tưởng mà họ đã chót thề thốt trung thành, mặc dù thực tế họ đã làm nhiều việc xé rào để tự cứu nhưng miệng vẫn nói trung thành.

    " Đảng cộng sản hiện nay giống như một vầng thái dương hừng lửa " ?
    Hừng lửa để làm nên đại nghiệp hay để tự đốt cháy mình. Ý của tác giả P.C.C là vậy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ai sẽ xuất hiện để trở thành một nhà lãnh đạo Việt Nam chân chính như thế? Ai sẽ là nhân vật bình thường vươn lên từ “vũng lầy quyền lực” Đảng Cộng sản hiện nay, giống như một vầng thái dương hừng lửa, để làm nên đại nghiệp huy hoàng cho quốc gia dân tộc?"
      "Ai?" - Như vậy tác giả mong một cá nhân tích cực xuất hiện, chứ không nói ĐCSVN là "vầng thái dương". Bạn ạ.
      Chắc bạn còn nhớ bài hát "Đảng Cộng Sản Việt Nam vì nhân dân… tiền phong… đấu tranh!"? Và bạn cũng nghe nhân dân than thở "Đấu tranh là đánh trâu, tránh đâu v.v...!"

      Xóa
    2. Đảng CSVN không có cơ chế tự sửa chữa. Đơn giản như cái kê khai tài sản lại là tự kê khai và không có cơ chế kiểm soát minh bạch. Ngồi nghĩ lòng vòng rốt cuộc không hình dung được đảng CSVN tiêu chí là gì khi bản thân đảng hầu như không còn uy lẫn tín.
      Giới trẻ ngày nay nhìn nhau đều xem anh làm được gì, có kĩ năng gì, biết chơi cái gì, hiểu biết chuyên về cái gì, có vui không, thú vị không, ... tuyệt nhiên coi thường những kẻ nhiều tiền nhưng không có kĩ năng. Đến Cường đô la còn biết chơi xe mới được để ý. Thời đại này, chỉ nói không ai tin và tín. Hồ sơ xin việc không còn coi trọng bằng cấp như xưa mà coi trọng kinh nghiệm và kĩ năng hiện tại anh làm được gì. Tổng Bí thư lên nói trên tivi thì người ta bật sang kênh khác nghe coi phim Hàn. Nói thẳng ra chính đảng CSVN không đủ uy tín đang làm đất nước này chia rẻ và mất đoàn kết trước trật tự thế giới đang không ngừng biến đổi.

      Xóa
  6. Đất nước không có AungXanxuchi,có NenxơnManđela như Miến điện,Nam Phi là điều chắc,nhưng có Gocbachop,Enxin không?Mong lắm thay.Dù chỉ có một nửa dân chủ như nước Nga hiện nay,các ứng cử viên tổng thống chưa được tranh luận trên truyền hình như Mỹ và các nước dân chủ,chỉ có mình Putin độc diễn và quá hai nhiệm kỳ vẫn tham lam kéo dài quyền lực,nhưng cũng đã có người để dân bầu chọn.Nếu tôi không nhầm thì Trung quốc cũng có 8 đảng được hoạt động cho dù có thể cá dẩng khác cũng như đảng xã hộ và đảng dân chủ ử nước ta trước đây.

    Trả lờiXóa
  7. Trong giới cờ bạc có 1 trò chơi tương tự tình trạng như thế này: 1 vòng tròn hình nón ngược có thể quay, xung quanh là các con số, mỗi số lại chia 2 vạch đỏ và đen, khi người ta thả 1 quả bóng vào và quay cái nón thì những con bạc sẽ đặt cược, xác suất cược sẽ là (1 / (số ô vòng tròn)) / 2. Nhưng nhà cái luôn có những chiêu trò của họ, dưới cái quay hình nón có thể có 1 thiết bị để tính toán lực ly tâm quay rồi sau đó cảm biến sẽ điều hướng cho chiếc nón để quả bóng có thể rơi vào nơi họ muốn, hoặc cũng có thể trong quả bóng có 1 nam châm và dưới cái nón cũng có 1 nam châm và nhà cái sẽ hút quả bóng vào nơi mà họ muốn.

    Tương tự vậy, trên cái bàn quay với những con số là các trật tự của thế giới và luôn có xác suất đỏ đen khi tham gia vào các trật tự này, vậy bài toàn đặt ra là làm sao để quả bóng VN có thể rơi vào nơi có lợi nhất và đỏ nhất. Vậy thì trước tiên phải xác nhận được rằng cái bàn quay đó có đang bị âm thầm điều khiển hay không và quả bóng VN có bị ảnh hưởng bởi 1 quả nam châm nào không, khi đã giải quyết được 2 điều đó thì chúng ta mới có thể chơi được 1 vòng quay công bằng. Nhưng làm thế quái nào xác định định cái mà mình không nhìn thấy là dưới bàn quay và trong quả bóng, đó mới là câu hỏi lớn nhất cần trả lời chứ không phải cứ bạ ném quả bóng xuống bàn quay và để nó tự quay 1 cách ngu ngốc theo sự điều khiển của người khác được.

    Trả lờiXóa
  8. Ở VN chỉ có làm ở các cơ quan công quyền thì mới có tiền, ngày nào cũng được nhậu toàn đồ đặc sản, cứ đến mấy nhà hàng ở Đăk nông, BMT, Gia lai, Quảng ngãi... thì thấy, vợ con họ sống rủng rỉnh ở nhà lầu đi xe hơi. Làm kinh doanh thì quá nguy hiểm, nay họ đe mai họ nạt và nguy cơ cơ vào tù là quá cao. Làm dân lao động thì quá nghèo khổ, ăn bữa tối, lo bữa sáng. Vậy thì họ theo ai à? Theo ai thì có lo cho dân hay không hay họ chỉ lo chi giai cấp thống trị. Làm dân như tôi thì chả quan tâm, chế độ này chỉ có sụp đổ thì dân chúng tôi mới có cơ may thôi, theo ai mặc kệ họ.

    Trả lờiXóa
  9. Khi đất nước đang cần người tài thì ở khắp mọi nơi, người tài đang bị đào thải hoặc không thể có tiếng nói được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người hiền tài thực sự có lẽ không hợp tác !

      Xóa
    2. Người hiền tài không ăn cắp - không đủ "tiêu chuẩn" làm việc!

      Xóa
  10. Bài viết ít nhất cũng làm người đọc động não. Nhưng trong 8 chữ vàng có hai chữ "Bắc hẹn" được hiẻu là "tạm đoạn tuyệt " với Trung Quốc thì xem ra là một sự liều lĩnh của người không mưu lược.

    Trả lờiXóa
  11. Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung
    Cựu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đứng đầu nhóm các Đảng viên lão thành
    Ngày 28/7/2014 với 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan... được gửi tới Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Nội dung thư bắt đầu bằng nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin".
    "Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối chính sách của Đảng và nạn tham nhũng đã đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh".
    Thư nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.
    Từ đó tới nay, "Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua".
    Những người này cũng thừa nhận rằng toàn thể Đảng CSVN, trong đó có bản thân họ, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên nhưng phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
    Bức thư yêu cầu Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và "từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa".
    Chỉ có hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ mới có thể mở ra thời kỳ mới phát triển cho Việt Nam, theo nhận định trong thư. Họ cũng kêu gọi quyết tâm thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc.
    "Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa."
    Các tác giả kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước "thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc".
    Họ yêu cầu minh bạch hóa sự thật về quan hệ Việt – Trung và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế …
    Lá thư cũng khuyến cáo nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông.
    "Quan điểm 'không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba' là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi."

    Trả lờiXóa
  12. Các DLV đang phạm tội ác nặng, khi cứ cho VNCS tự sướng, mà quên đi thực chất nát bấy nguy hiểm của đất nước. Chúng ta hay gặp hình ảnh "Lão ta gục chết thê thảm, trong khi vẫn ảo tưởng mình vẫn có thể thay đổi tình thế".
    Cái cách tuyên truyền của những người cộng sản rất bậy bạ. Chẳng hạn, có kẻ tính đặt mìn cho nổ tung cầu Công Lý để giết một người Mỹ - rõ ràng là một tên khủng bố, thì được tôn vinh làm "anh hùng dân tộc"?!

    Trả lờiXóa
  13. An ninh, trật tự, chủ quyền ca
    Nội lực, ngoại giao, chính thắng tà
    Dân chủ, pháp quyền, ngời Vận Nước
    Nghìn năm Văn hiến vọng ngân nga.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VÔ THƯỜNG làm thơ hay đấy. Chúc vui.

      Xóa
    2. Gửi lời cảm tạ - Tri ân
      Dõi theo Thế sự, bạn gần bạn xa
      Phận - Vai, Cõi tạm - thoáng qua
      Bác BỒNG - Cầu nối, đậm đà Nghĩa - Nhân!

      Xóa
  14. Tiền nhân xưa đã dậy Việt Nam ta Hào kiệt thời nào cũng có nhưng chờ mấy chục năm rồi mà có hào kiệt nào xuất hiện để cứu nguy cho dân tộc,cứu khổ cho nhân dân đâu.Bây giờ mà chờ mong ĐCSVN tự sửa chữa và là ngọn lửa hừng hực bùng lên để thay đổi thể chế như tác giả nêu trên thì thật lạ và hoang tưởng,hoang tưởng hơn cả thể chế tiến lên CNXH không tưởng mà họ đang bắt cả dân tộc đi theo như đi theo chiếc gậy dò đường của người mù . Thôi hãy tự an ủi nhau chờ đợi lũ sâu bọ CHÚA chết đi may ra mới có hào kiệt thực sự xuất hiện vì nếu trong thời buổi hiện này mà xuất hiện thì cũng bị triệt tiêu thôi nếu như hào kiệt đó không vào đảng thì xong phim còn nếu đã vào đảng thì lại ko còn là hào kiệt nữa ,nghĩ mãi ko lý tiền nhân xưa nói sai về sự xuất hiện của Hào kiệt chăng?hay dưới chế độ CS hào kiệt cũng sợ hãy mà ko giám xuất hiên chăng?vậy nên đừng hy vọng gì vào sự thay đổi của đại hội của đảng CSVN sắp tới đâu lại vào đó VŨ NHƯ CẨN mà thôi.

    Trả lờiXóa
  15. THỰC ĐẠO
    Nói cho nhanh,ta cứ nghĩ như thế này Nga là ngụy có Putin như Tào Tháo được thiên thời .Mỹ như Đông Ngô Tôn Quyền được địa lợi,Tàu là thằng bán dép lừa đảo nhưng lại nghĩ mình là chính nghĩa.Và thiên hạ chia 3 . Ba thằng này lúc đánh nhau lúc hòa hoãn,tranh giành đất đai thị trường.VN muốn tồn tại phải có một sách lược uyển chuyển,một chế độ hợp lòng dân,Vì lợi ích dân tộc,biết nhìn xa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì lợi ích phe nhóm, chúng chỉ biết nhìn gần!

      Xóa
  16. Với đà này, khả năng biến mất của một nước VN trên bản đồ thế giới là rất cao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự sướng và bị mị
      rất nhiều nơi ở hạ giới hổng biết VN là nơi chóa nào

      Xóa