Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Vì sao các công trình lớn của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc?


Một trong những vấn đề được dư luận rất quan tâm: Vì sao quá nhiều công trình, dự án lớn của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc?
“Nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc phần nào đó vào nền kinh tế Trung Quốc là hệ quả của phát triển mà không quan tâm đến chiến lược lâu dài. Muốn thoát khỏi sự phụ thuộc ấy, các nhà khoa học, cơ quan khoa học phải nai lưng ra làm, nghiên cứu, ứng dụng chứ không vẽ vời những thứ viển vông. Khi đó, Việt Nam nhất định không thua kém quốc gia nào”.
Luật hở, quan tham!
- Một trong những vấn đề được dư luận rất quan tâm và đặt câu hỏi: Vì sao quá nhiều công trình, dự án lớn của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc với tình trạng đội vốn, chậm tiến độ, chất lượng thi công kém… ông lý giải thế nào?
Bất cập này xuất phát từ luật.
- Ông có thể nói cụ thể?
Đã có nhiều tổng kết về số dự án mà nhà thầu Trung Quốc chiếm giữ tại Việt Nam, 2 dự án lớn về hóa chất thì Trung Quốc trúng thầu cả hai, 16/27 dự án nhiệt điện thuộc về Trung Quốc… Thực tế này bắt nguồn từ luật đấu thầu của chúng ta đưa ra tiêu chí trúng thầu phiến diện, chỉ lấy tiêu chuẩn giá thầu rẻ chứ không lấy những tiêu chuẩn khác như trình độ công nghệ kỹ thuật, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, sử dụng lao động, đào tạo công nhân…
- Liệu còn lý do nào khác để giải thích cho thực trạng này không?
Chúng ta làm dự án nhưng mới chỉ có trên kế hoạch chứ chưa có sẵn tiền. Người trúng thầu phải vay tiền làm, khi nhà nước bố trí được ngân sách rồi thì mới có tiền thanh toán. Vậy là người trúng thầu phải sắp xếp vốn. Nhà thầu Trung Quốc thường nhận sắp xếp vốn để triển khai công trình, đây cũng là một cái sai về chính sách.
- Vậy là phía nhà thầu Trung Quốc đã tận dụng những kẽ hở trong luật, chính sách của ta để bằng mọi cách trúng thầu?
Đúng vậy! Họ không chỉ bỏ giá rẻ để nắm lấy quyền thi công mà còn nắm quyền sắp xếp vốn. Luật lệ của ta còn kẽ hở, nhưng cái quan trọng hơn là chính người quản lý vừa lười vừa tham. Đáng lẽ họ phải lo sắp xếp vốn làm sao để sự án chạy trơn tru, nhưng giờ có người đứng ra nhận làm thì họ nhàn quá còn gì. Ở Việt Nam thì việc sắp xếp vốn là việc khó nhất. Thế là mừng quá! Làm nhà mà không phải lo tiền thì thích quá còn gì. Nhưng tôi cho rằng có yếu tố “quan tham”, móc ngoặc với nhà thầu thì mới để xảy ra tình trạng này.
- Nói như ông thì cả hai yếu tố quan trọng là luật pháp và vai trò quản lý trong các dự án lớn đang đều có vấn đề?
Lỗ hổng của luật thì mình không bàn, nhưng quản lý rõ ràng chưa tốt. Sự thoái hóa của một số cán bộ, đặc biệt là những người có chức vụ, quyền hạn khiến đồng tiền chi phối. Ai ký duyệt cho những dự án đó, ai là chủ đầu tư… Trung Quốc nắm giữ được những dự án lớn đó không phải vì họ có thế mạnh kinh tế mà họ biết rõ cung cách làm ăn của doanh nghiệp, của một số cán bộ biến chất. Họ nắm lấy những yếu điểm trong luật, trong quản lý, cán bộ… nên họ dễ dàng chi phối.
- Việc kéo dài thời gian thi công, đội vốn hàng triệu USD, rõ ràng đâu phải dễ, nhưng họ vẫn làm được?
Bỏ vốn rẻ nhất nhưng thi công đắt nhất, đấy là chưa nói đến kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình. Họ đưa lao động sang, nhập từ cái chổi cùn rế rách… Điều đó cho thấy chúng ta đã sơ hở rất lớn trong suốt thời gian qua. Còn Trung Quốc, để làm được điều đó là họ đã phải tính toán rất kỹ càng từ lâu lắm rồi.
Đội càng nhiều chia càng lớn
- Theo ông nhìn nhận thì mục đích cuối cùng trong “toan tính” của những nhà thầu Trung Quốc ở Việt Nam là gì?
Đó là kiềm chế sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Họ muốn đặt nền kinh tế Việt Nam mang nặng sự phụ thuộc để đến mức, rời khỏi họ là mình chết. Công trình xây dựng đáng lẽ 2 năm xong thì kéo dài thành 5 năm, đương nhiên nó sẽ kéo lùi sự phát triển.
- Hậu quả này đến nay chúng ta mới nhìn thấy hay đã được cảnh báo trước?
Các nhà khoa học đã cảnh báo từ rất lâu rồi, nhưng nhiều nhà quản lý gạt đi. Họ vì cá nhân mình là chính. Giao dự án đó cho Trung Quốc thì lợi đơn lợi kép, không phải đau đầu suy nghĩ, chỉ lo đi uống bia đi chơi bời thôi. Còn kiểm tra thi công thiết kế, họ có làm kém thì đến quát nạt mấy câu rồi họ mời nhậu bữa là xong thôi. Rồi việc đội vốn, đội 10 thì cũng phải chia đến 3 – 4 cho các vị ấy chứ đâu dễ gì mà đội ngay được hàng triệu USD. Đội càng nhiều thì chia càng lớn.
Tiền mất đi có phải tiền của cá nhân đâu. Tiền của nhà nước, tiền của dân cơ mà. Không phải vì kỳ thị các nhà thầu Trung Quốc mà tôi nói thế. Thực tế, ngay cả những dự án do người Việt Nam làm, điều tra ra mới thấy đội vốn là ảo thì các dự án với nhà thầu Trung Quốc là khó tránh khỏi.
- Người dân có quyền quy trách nhiệm này cho nhà quản lý?
Nói thẳng ra là lỗi của những người có trách nhiệm, quyền hạn.
- Nhưng ở góc độ kinh tế khác, việc thu hút đầu tư, ưu tiên để phát triển kinh tế cũng là một trong những mục tiêu chúng ta đang hướng tới, dù nó có dẫn theo những hệ lụy?
Tất nhiên, nhưng với tình trạng đó thì tốc độ phát triển sẽ là rùa bò, cố làm chỉ để cho xong mà thôi.
Không thể cạnh tranh bằng giá rẻ
- Đứng ở góc độ vĩ mô, sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào một nền kinh tế khác, hậu quả sẽ thế nào, thưa ông?
Phải nhìn vào thực tế của chúng ta, nền nông nghiệp lệ thuộc, chỉ sản xuất thô để bán. Nền công nghiệp chỉ lắp ráp và gia công. Bởi vậy nhập siêu hàng năm từ Trung Quốc mới lớn đến thế.
- Phải chăng vì vị trí địa lý ngay sát cạnh nên sự phụ thuộc đó là khó tránh?
Không phải, Mexico cạnh Mỹ cũng là nước nghèo cạnh nước giàu, Hàn Quốc, Đài Loan bên cạnh Nhật Bản cũng là những nước nghèo nhưng họ vẫn có cách đưa nền kinh tế đi lên chứ đâu chỉ là sự phụ thuộc. Vấn đề là đường lối, chính sách, nếu đúng thì sẽ phát huy được thế mạnh, làm cho nền kinh tế phát triển.
- Làm thế nào để chúng ta có thể thoát khỏi sự phụ thuộc đó?
Không khó! Phải chạy đua bằng chất lượng. Hướng tới công nghệ, năng suất có giá trị. Để làm được thì chính sách phải thay đổi căn bản. Phải làm việc cật lực, quý trọng lao động của người công nhân, nuôi dưỡng ý chí sáng tạo chứ không phải là trả lương rẻ mạt và tiêu tiền nhà nước thoải mái. Phải nuôi dưỡng doanh nghiệp, khuyến khích nâng cao kỹ thuật, công nghệ, năng suất. Khi làm tốt điều đó thì chúng ta không cần phải lo lắng một chút nào về sự phụ thuộc ấy.
- Đó là con đường vững bền?
Đi bằng con đường ấy thì không sợ gì hết, càng tăng cường quan hệ càng tốt. Các nhà khoa học, cơ quan khoa học phải nai lưng ra làm, nghiên cứu, ứng dụng chứ không vẽ vời những thứ viển vông. Khi đó, Việt Nam nhất định không thua kém quốc gia nào.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đã đưa ra một bức tranh về sự lũng đoạn của nhà thầu Trung Quốc với ngành cơ khí: Từ năm 2003 đến nay, nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu 5/6 dự án hóa chất; 2/2 dự án chế biến khoáng sản; 49/62 dự án xi măng; 16/27 dự án nhiệt điện… Nhưng hầu hết các dự án đều chậm tiến độ, rất nhiều công trình chậm đến 2 – 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số phải thay thế. Nhà thầu Trung Quốc cũng hay thay đổi thiết bị, tiêu chuẩn vật liệu so với cam kết ban đầu… nên trúng thầu với giá thấp nhưng rồi lại đội giá lên.
(Theo Kiến Thức)

 
---------------------

24 nhận xét:

  1. Cái quan trọng là ông bỏ túi được bao nhiêu để về già có tiền xây biệt thự, còn chuyện Trung quốc thầu hay ai thầu cũng không quan trọng , nhà thầu nào hối lộ cho ông nhiều thì ông cho thằng đó làm, còn việc công trình có chậm vài ba năm là do lý do khách quan, việc con cháu đời sau có phải còng lưng trả nợ thì việc đời sau để đời sau tính, còn đời nay ráng giữ sức mà ăn mà hốt ....???

    Trả lờiXóa
  2. Vì sao ư? Vì ý thức hệ và tham lam theo nguyên lý Năm Cam "không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Ý thức hệ là cái cớ ban đầu , nhưng không có "đầu tiên" đố ông nào trúng thầu.

    Trả lờiXóa
  3. Vì tham tiền + sợ quan thầy chứ sao nữa !!!- Đưa đến tàn phá đất nước ta đến tận cùng như ngày hôm nay !!!

    Trả lờiXóa
  4. Vì nhà thầu TQ nó "lại quả" nhiều hơn các nhà thầu nước khác. Bố em bảo thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. sai......
      vì nhân dân......tệ.....................

      Xóa
  5. Câu hỏi đầu bài là THỪA, RẤT THỪA. Bất kì người Việt Nam nào cũng trả lời được câu hỏi đó. Đổ cho Luật pháp chưa hoàn chỉnh là sai.
    Lo nhất là công trình kém chất lượng. Sau này sửa sang thì có...chết. Công trình xây dựng phải sửa là nguy hiểm nhất. Vừa tốn kém gấp nhiều lần mà lại kém chất lượng. Suy từ việc xây ngôi nhà của từng gia đình thì biết.

    Trả lờiXóa
  6. Cái kẽ hở chết người này mà các nhà quản lý (ĐCS, nhà nước, chính phủ, các bộ trưởng...) không nhận ra thì cũng lạ. Nó chỉ không lạ khi các vị đó đã dung túng, bao che và có ăn chia trong đó rồi. Vậy còn bàn làm gì nữa. Chỉ còn một giải pháp là phải thay đổi các "nhà quản lý".Chờ họ nhận ra và sửa sai có lẽ không bao giờ có. Làm sao để thay đổi ? Khó lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đừng đổ lỗi cho lãnh đạo.Tất cả là ở dân ,dân dung túng chứa chấp ko phản đối quyết liệt, sơ đàn ap ,sợ mất những gì đang có.

      Xóa
  7. Ông nói đúng một số nguyên nhân: Cơ chế quản lý, Luật lệ sơ hở, lợi ích cá nhân, còn một nguyên nhân chắc ông cũng biết mà ông không dám hé răng, đó là sự lãnh đạo của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế đặc biệt kinh tế nhà nước bị áp đặt bởi ý thức hệ.
    Trung quốc lợi dụng triệt để "4 tốt", "16 chữ vàng', lợi dụng bình thường hóa quan hệ không bình đẳng trong lúc đảng tuyệt đối hóa các quan hệ và phương châm ứng xử rất có lợi cho Trung Quốc. Ở nước ta, tư tưởng của đảng chỉ đạo mọi mối quan hệ, mọi hoạt động và Đảng lại tập hợp của những kẻ tham lam, những kẻ này được Đảng giao trọng trách quản lý nhà nước, họ là những người đặt ra các chính sách. Doanh ngihệp Trung quốc được sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc giăng bẩy tiền để lôi kéo, ràng buộc các nhà quản lý kinh tế Việt nam, họ là những người đặt ra chính sách, chính sách ấy được trả tiền và người Trung quốc rất thạo cái này lại rất phụ hợp với chính sách trung Quốc với Việt nam. Nê họ thắng thầu. Tương lai là họ đấu thầu toàn bộ kinh tế việt nam thay cho phần nhiều dự án hiện nay.
    Muốn hạn chế tình trạng này phải thay đổi từ tư duy chính trị, gạt khỏi hoạt động kinh tế Ý thức hệ cũ kỹ, lỗi thời.

    Trả lờiXóa


  8. Ba Đình còn lạy, khấu đầu
    “Đồng chí Bốn Tốt” “Bạn Vàng” Bắc Kinh.
    Việt Nam kinh tế còn lao
    Việt Nam kinh tế còn lao cắm đầu!

    Tại sao Tàu nó trúng thầu?
    Vì đầu Lãnh đạo “Đầu tiên” là tiền!
    Có tiền mua được cả tiên
    Mua được Thủ Tướng, mua ngài Bí Thư.

    Cho nên Đảng cứ khư khư
    “Bạn Vàng Bốn Tốt” không chịu rời ra
    Mặc cho dân chúng kêu ca
    Bắc Kinh giặc cướp! Phá ta bao lần!

    Giả vờ Đảng cứ lần khân
    Không Kiện! Dân nhắc trăm lần vẫn không!
    Vận nước với Đảng số không?
    Vận nước với Đảng… Không bằng Bắc Kinh!







    Trả lờiXóa
  9. Đó là đặc trưng chính của nền KTTT định hướng XHCN!

    Trả lờiXóa
  10. VÌ TQ là bậc thầy của hối lộ cho các QUAN THAM ....

    Trả lờiXóa
  11. vụ này phải hỏi thằng hoàng trung hải thì sẽ biết

    Trả lờiXóa
  12. Cứ hỏi ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh thì biết nội vụ ký kết Việt - Trung ở Thành đô T.Q 1990. Thầy -Tớ bất đầu từ cam kết đó, thầy bảo gì thì tớ phải nghe theo . Lợi ích cốt lõi của ĐCSVN là giữ vững quyền lực , độc tôn lãnh đạo bằng mọi giá, kể cả bán " linh hồn" cho quỷ dữ.

    Trả lờiXóa
  13. Định hướng XHCN chính là vũ khí sắc bén nhất mà Đảng CSVN đã tạo ra cho giới công chức viên chức biến chất lộng quyền tham nhũng.

    Và rồi bằng thứ vũ khí định hướng XHCN nguy hiểm khôn lường này,số không ít những cán bộ đảng viên đảng CSVN hủ bại biến chất thoái hóa đã và đang dùng nó để làm giầu bất chính và chôn vùi sự nghiệp của chính đảng CSVN.

    Trả lờiXóa



  14. Nhìn Costa Rica tức ngẫm lại nền bóng đá Nước ta
    ***************************************



    Trên bản đồ Thế giới bé tí Costa Rica
    Ngẫm lại tủi nhục nền bóng đá Nước nhà
    Cốt-ta tổ chức tốt chiến thuật hợp lý
    Phòng thủ chắc phản công sắc từng pha
    3 tay từng cựu vô địch quốc tế ngã ngựa
    Ý + Anh + Uruguay lẫn Hy Lạp sa đà
    Tuyển trạch Huấn luyện viên nắm chủ đạo
    Vai trò chiến lược giành vinh quang tối đa
    Chiến lược đấu pháp quyết định Tất cả
    Trông bé tí Cốt-ta giận Đỉnh cao CHí tuệ ta
    Chắp vá nghiệp dư tham nhũng cờ bạc cá cược
    Cầu thủ lương ngất ngưởng bất tài như ca .. ca
    Tán phét phọt phẹt sút lưới kiểu 'điện biên phủ'
    Nhưng vẫn lặn ngụp trong vũng lầy quê ta
    Cao lắm trong cái ao làng Đông Nam Á
    Sống mòn Hoài niệm thành tích khu vực xưa xa
    Bao giờ còn 'Mô hình Trung Quốc' trong bóng đá
    Sa lầy vũng tham nhũng mọi Giải đấu quốc gia
    Hàng loạt tai tiếng dàn xếp tỉ số cờ bạc cá cược
    Huấn luyện viên Chệt giục cầu thủ tự đá vào lưới nhà
    Bắt tại trận Tuyển trạch viên Khựa trong giây phút cuối trận
    Hèn chi Ngô Cẩu tụt hậu xếp thứ hạng 'trăm lẻ ba' (1) !!!

    TRIỆU LƯƠNG DÂN



    (1) Trung Quốc được FIFA xếp thứ hạng 103 trong bảng
    xếp hạng thế giới của Fifa, kém hơn cả Guinea Xích Đạo.

    Trả lờiXóa
  15. Kiến Thức hỏi đc , ắt trả lời đc , đây là hành động tình thế rẻ tiền để xì hơi một cách tình thế thôi , theo kiểu "bơm đ..t thở mồm " . Có một sư phụ vĩ đại đã làm việc này lâu rồi!

    Trả lờiXóa
  16. cai tu duy nay noan vao nao trang vi lanh dao roi . sao ma sua duoc cot la luc nay tao co mieng la duoc con sau nay nha may co hoat dong duoc hay o tao o can biet .song chet mac bay, tien thay bo tui

    Trả lờiXóa
  17. Tiền công trình là tiền của ngân sách ( tiền nộp thuế của dân), việc TQ xây dựng tốt xấu ra sao mặc kệ, nếu có hư thì xây nữa. Có người bảo : "Làm chắc chắn quá thì không có làm lại lấy gì mà ăn nữa ?". Điều chắc chắn là làm ăn với TQ tiền lại quả (hối lộ cho cà 2 bên) rất thoải mái, điều nầy ở các nước phát triển là tối kỵ như Úc, Nhật..... Không có cách nào thay đổi được, bệnh tham những đã vào tận xương tuỷ rồi, chỉ thay đổi chế độ thôi .

    Trả lờiXóa
  18. Khi ô mạnh lên tbt có một chủ đề xuyên suốt là luôn luôn nâng cao vai trò lãnh đạo của đcs trong toàn bộ xh vn,vì vậy tàu cộng trúng thầu đó là ý muốn của lãnh đạo đcs và thực hiện theo 4tốt 16 vàng,còn những nguyên nhân sau là phụ,chẳng tham nhũng nào qua mặt được lãnh đạo đcs. Bây giờ đổ bể ra thì lãnh đạo đcs phải chịu trách nhiệm trước dân thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Tất cả các quan chức chính phủ , những người trực tiếp và gián tiếp tham gia mời thầu , chấm thầu các dự án kinh tế lớn của đất nước nếu là những con người TỬ TẾ và SẠCH SẼ thì không thể nào có những câu chuyện tệ lậu như bài viết đã nêu trên . Nếu nói rằng trình độ quản lý , trình độ chuyên môn của những kẻ có " quyền ban phát " của nước ta có vấn đề thì chỉ là số ít , tất cả chỉ vì " hoa hồng " và " lại quả " , những kẻ vô lương tâm đó đâu vì đất nước này , dân tộc này , chúng chỉ có một mục đích - một lý tưởng duy nhất : VINH THÂN PHÌ GIA mà thôi . Nhưng những kẻ đó lại luôn miệng " vì lý tưởng cộng sản , vì hạnh phúc ấm no của nhân dân " !!! Nhiều người đã nói rằng : các nhà thầu , đầu tư Trung quốc rất giỏi trong việc lo lót , đi cửa sau , mỹ nhân kế ... và như vậy gặp các quan chức của VN thì " hợp cạ " quá rồi còn gì ?
    Người phải chịu trách nhiệm trước tiên và lớn nhất không ai khác mà chính là ĐCSVN , người đứng đầu chính phủ . Còn đối tượng " được hưởng thụ " những điều tệ hại như bài viết trên là : DÂN ĐEN .

    Trả lờiXóa
  20. Còn đảng còn tiền mà ra cả. Vòng vo làm gì cho mệt.

    Trả lờiXóa
  21. tất cả là do đảng lãnh đạo. đảng chịu trách nhiệm. nhăn răng hổng phải no.

    Trả lờiXóa
  22. NQ TƯ 4 nói về " Lợi ích nhóm" là chưa chính xác? Mà phải nói là : " Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân không dừng lại lợi ích nhóm nữa, mà nó đã lớn mạnh trở thành Tập đoàn lợi ích.
    Việc đẩy lùi nó, đánh đổ từng bộ phận của nó vất vả, tốn kém và nguy hiểm hơn rất nhiều lần" ?!
    Vậy, Đảng đã trở nên đuối sức?

    Trả lờiXóa