Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

LIÊN XÔ GIÚP VIỆT NAM CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

Hơn 35 năm trước, Liên Xô đã biết cách tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng để “khôi phục hòa bình và công lý”, báo ‘Phòng thủ đường không và vũ trụ’ của Nga viết.
Đầu 1979, tại biên giới Trung quốc - Việt Nam hình thành mặt trận gồm 15 sư đoàn thê đội 1, 6 sư đoàn dã chiến quân thê đội 2, và 3 sư đoàn dự bị. Tổng quân số cụm quân được động viên để tham chiến chống Việt Nam lên tới 29 sư đoàn…
3h 30 ngày 17/2/1979 trên một số hướng, sau 30 -35 phút pháo hỏa chuẩn bị, quân Trung quốc đã đột nhập qua 20 đoạn biên giới Trung - Việt vào lãnh thổ Việt Nam.
Kế hoạch (dùng xung đột quân sự) của ban lãnh đạo Bắc Kinh nhanh chóng đập tan sự kháng cự của quân đội Việt Nam và buộc Việt Nam phải từ bỏ đường lối đối ngoại không lệ thuộc vào Trung quốc, trước khi Liên Xô kịp can thiệp, đã bất thành. Ý đồ của Bắc Kinh đảo ngược tình hình ở Campuchia cũng không đạt được.
Diễn tập biểu dương lực lượng
Trong thời gian từ 12 đến 26/3/1979 kiên quyết tạo áp lực quân sự lên Trung quốc  (nước đang tiến hành cuộc xâm lược chống Việt Nam), theo chỉ thị của  BCH TƯ Liên Xô, các Quân khu biên giới phía Đông (các vùng đất tiếp giáp với Trung quốc của Liên Bang xô viết), tại lãnh thổ Mông Cổ, và Hạm đội Thái Bình Dương, đã tiến hành các cuộc tập trận của Quân đội và Hải quân Liên Xô.
Năm 1979, các trung đoàn tiêm kích từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia
được điều động sang các sân bay Mông Cổ.
 Trong các cuộc diễn tập, tổng cộng đã có 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân tham gia, với tổng quân số lên tới hơn 200 ngàn sĩ quan và chiến sĩ, hơn 2 ngàn 600 xe tăng, gần 900 máy bay, 80 tàu chiến các loại.
Diễn tập bắt đầu bằng lệnh động viên, và chuyển các đơn vị quân đội và hải quân vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Đã động viên 52 ngàn quân nhân dự bị, huy động hơn 5 ngàn xe máy của nông nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
Các cuộc diễn tập quy mô lớn nhất diễn ra trên lãnh thổ Mông Cổ, huy động tới 6 sư đoàn bộ binh cơ giới và sư đoàn tăng, trong đó có 3 sư đoàn được điều động tới Mông Cổ từ Sibir và Zabaikal. Trong khuôn khổ cuộc diễn tập này còn góp mặt gần ba sư đoàn không quân, hai lữ đoàn độc lập và một số liên binh đoàn và đơn vị tăng cường. 
Cùng kỳ, tại các cuộc diễn tập ở Viễn Đông và Đông Kazakhstan (có đường biên giới với Trung quốc), ngoài các đơn vị cấp sư đoàn trở lên bộ đội hiệp đồng binh chủng, còn có các đơn vị bộ đội biên phòng Liên Xô tham gia.
Tại các vùng có đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.
Trong tiến trình các cuộc diễn tập đã thực hiện các hoạt động phối hợp hỏa lực của các binh quân chủng. Cuộc hành binh từ Sibir sang Mông Cổ được thực hiện với các quy mô đội hình khác nhau, đội hình đơn vị từ cấp sư đoàn trở lên, và từ cấp trung đoàn trở xuống cấp phân đội. Đã thực hành tập kết đội hình đến cả bằng đường sắt, cả bằng đổ bộ đường không.
Tại các vùng có đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.
Từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia, các trung đoàn không quân chiến đấu đã sang triển khai lực lượng tại các sân bay của Mông Cổ.
Đồng thời với các cuộc diễn tập, đã điều động các trung đoàn không quân ra phía đông (phía khu vực tiếp giáp hai lục địa Á – Âu) không chỉ từ các quân khu lân cận, mà cả từ vùng Prikarpatia, nằm cách xa các quân khu của Liên Xô có biên giới với Trung quốc tới 7000 km, chỉ nội trong hai đêm.
Đơn cử, chỉ trong hai đêm đã di chuyển từ Tula toàn sư đoàn không vận từ Tula đến tập kết tại Chita (Chỉ huy sở Quân khu Sibir) qua khoảng cách tới 5,5 ngàn km, chỉ bằng một chuyến bay.
Các cuộc chuyển quân trên của không quân xô viết không chỉ liên quan đến đội hình chiến đấu cấp trung đoàn, với các phi công được huấn luyện tốt nhất, mà là cuộc di chuyển của toàn trung đoàn, kể cả các đơn vị và phân đội bảo dưỡng kỹ thuật trên không và mặt đất. 5 quân khu đã tham gia tiếp dầu cho cuộc diễn tập này.
Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian trong không trung có tới mười trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5000 giờ, đã sử dụng tới 1000 trái bom và tên lửa (trong diễn tập bắn đạn thật).
Tại biển Đông, và biển Hoa Đông gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình dương, trong số đó có 6 tàu ngầm đã trực chiến sẵn sàng chiến đấu, và tiến hành tập trận đánh tiêu diệt hải quân đối phương. Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã thực hiện các cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến Liên xô.
Trợ chiến
Không quân xô viết còn cử các đơn vị của mình sang công tác tại Việt Nam để giải quyết vấn để trinh sát đường không chống quân xâm lược trên lãnh thổ Việt Nam. Các đơn vị thuộc không quân vận tải Liên Xô (các phi đội AN – 12, AN – 26, MI – 8…) làm nhiệm vụ vận chuyển đường không trong lãnh thổ Việt Nam.
Rất có kết quả, và có thể nói là khó hình dung nổi với thực lực trang bị lúc đó của Không quân chiến thuật Liên Xô (ý nói còn hạn chế), đã vận hành Cầu hàng không giữa Liên Xô và Việt Nam. Trong khuôn khổ diễn tập tại Liên Xô và chuyên chở vũ khí, trang thiết bị cho Việt Nam, đã vận chuyển tổng cộng 20 ngàn quân, hơn 1000 đơn vị trang bị xe máy, 20 máy bay và trực thăng, 3 ngàn tấn quân dụng, đạn dược.
Viện trợ
Riêng về mặt quân sự, viện trợ cho Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhằm mục tiêu gia tốc gấp tiềm lực quân sự cho Việt Nam, nhờ các cuộc chuyển giao khẩn trương thiết bị và vũ khí. Chỉ trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến cuối tháng ba, bằng đường thủy đã đưa sang Việt Nam được hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân; 400 cỗ pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”, hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 400 đồng bộ cao xạ di động cùng hàng ngàn tên lửa đi theo, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích. Dù việc chuyển giao là gấp rút, các vũ khí và trang bị này đã qua thẩm định về chất lượng sẵn sàng chiến đấu bởi một ủy ban gồm các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng các trang bị này của quân đội xô viết.
Đòn cân não
Thái độ kiên quyết ủng hộ Việt Nam của Liên Xô; phản ứng của công luận thế giới; kháng cự kiên cường của quân đội Việt Nam buộc địch phải chịu tổn thất to lớn; tổ hợp hành động quân sự - chính trị của Liên Xô được thực hiện dưới dạng bước chuẩn bị cho hành động tiến quân vào lãnh thổ Trung quốc; mâu thuẫn trong giới cẩm quyền Trung quốc, các khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo và trong tác chiến của quân Trung quốc… đã đem lại kết quả mong đợi, bài báo kết luận. 5/3/1979 Bắc Kinh đã phải ra quyết định rút quân, và 20/3/1979 phải thực hiện rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nhưng quân Trung quốc vẫn ngoan cố đóng tại một số phần đất (sâu 1km vào lãnh thổ và rộng 2 km), mà trước đó Trung quốc gán ghép là “đất tranh chấp” , ở vùng biên giới hai nước, bài báo nhấn mạnh.
Bài báo cũng chỉ ra Liên Xô đã chơi rắn đến cùng như vậy, vì Trung quốc xâm lược vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam khơi dậy nguy cơ chiến tranh lớn trên “hai mặt trận” (tức là gây chiến với Nga), do vừa ký kết Hiệp định hợp tác toàn diện Việt – Xô.
Phương châm trong chiến tranh “Phòng ngự tốt nhất là tiến công”, cũng được áp dụng trong còn điều kiện Liên Xô còn hòa bình, nhưng thế lực bành trướng, bá quyền trong khu vực đang tìm cách khơi lò lửa chiến tranh.
Nhìn lại, tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên thủ trưởng kỳ cựu của ngành đối ngoại quân sự vào năm 2009 chia sẻ, ông vẫn vô cùng ấn tượng về cách Liên Xô đã chọn đầu 1979, bằng ý chí và hành động, cảnh báo “không được đụng đến Việt Nam”.
Năm 1979, Liên Xô đã tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng, kiên quyết khôi phục hòa bình và công lý, không để địch thủ mơ tưởng “được đằng chân lân đằng đầu”.  
        Lê Đỗ Huy ( lược dịch)/VHNA-O                                                                     
--------------------‘
=> Địa chỉ bài viết tiếng Nga
… “В период с 12 по 26 марта с.г. (с целью оказания военного давления на Китай в связи о его агрессией против Вьетнама) в соответствии с решением ЦК КПСС в приграничных военных округах на востоке страны, на территории Монголии и Тихоокеанском флоте были проведены войсковые и флотские учения.
Всего в учениях принимало участие двадцать общевойсковых и авиационных дивизий. Общая численность привлекаемых на учение войск составила более 200 тыс. человек личного состава, свыше 2,6 тыс. танков, около 900 самолетов и 80 кораблей.

Учение началось с отмобилизования и приведения войск и сил флота в полную боевую готовность. Из запаса было призвано свыше 52 тыс. чел. приписного состава и поставлено из народного хозяйства более 5 тыс. автомобилей.”…
==========

21 nhận xét:

  1. Vậy thì "ông" nào đã không dám cho quân truy đuổi tới nơi bọn Tàu xuất kích, để lại cuộc chiến biên giới kéo dài rồi dẫn tới cái hội nghị Thành Đô đầy hệ lụy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu hỏi'' ông nào'' thì có nhiều ông để hỏi...ông nào đem chế độ Cộng sản vào VN? Ông nào muốn đánh đến người VN cuối cùng cho XHCN? ông nào ra lệnh cho bộ đội ra Trường Sa tay không và ra lệnh không đuoc nỗ súng để bị Tàu bắn như bắn bia? ông nào ký kết ở Thành Đô?...nhiều ông quá....

      Xóa
  2. Chiến dịch Liên Xô giúp ta chống Tàu xâm lược là không thể phủ nhận. Tôi đã từng đi cùng các cố vấn quân sự Liên Xô trong thời gian chiến tranh đó. Phải nói là sự giúp đỡ kịp thời và có hiệu quả.

    Trả lờiXóa
  3. Đọc bài này càng biết ơn Liên xô trước đây và nước Nga ngày nay. Họ là những người bạn chân chính của Việt Nam. Xin cảm ơn các bạn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VNCS nay có một người bạn chân phụ sát phía trên!

      Xóa
  4. Thời ...xa vắng đã hêt rồi? trước đây và cho tới hết thế kỉ này... TQ vẫn k đáng tin cây so với LX trong đó có người Nga ?TQ kẻ thù xưa và...
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  5. Ông TBT Lê Duẩn đã nói : Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô , Trung Quốc . Như vậy ta ( Việt Nam ) đã làm một việc không công cho hai nước trên , để duy trì và phát triển “ Ngọn Đuốc soi đường lên CNXH “ , và để thưởng công cho VN khi đánh thắng Mỹ , họ đã phong thưởng cho VN danh hiệu ………… “ Tiền đồn của phe XHCN ở đông nam á “ , còn ta tự hào rằng một mình đánh thắng mấy đế quốc to , là “ Lương tri của thời đại “ . Nhưng để có cái “ Tiền đồn “ hữu danh vô thực , cái “ Lương tri “ huyễn hoặc ấy , hàng triệu gia đình Việt Nam cả hai bên chiến tuyến , đã vĩnh viễn mất đi người thân của mình . Người dân , và các chiến sỹ VN đã biết thế nào là bo bo , là bột mì mốc cho ngựa , là mắm giuốc , mắm kem .

    Những đóng góp của các chuyên gia , người lính Liên Xô với Việt Nam trong giai đoạn này , chúng ta trân trọng vì tình cảm cá nhân , và lương tâm con người . Tuy nhiên dưới góc độ nhà nước , thì suy cho cùng những cá nhân đó đã hy sinh để phục vụ cho mục đích của quốc gia họ ( Không mấy ông bà tây nào tự nguyện sang VN để cống hiến , và để chết , nếu không là bắt buộc , và nếu không được nhà nước họ tuyên truyền để phục vụ cho mục đích chính trị ) .

    Một điều cần nói tới , là một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh 1979 , là kết quả của của việc Việt Nam đã chọn Liên Xô , chứ không phải Trung Quốc , trong cuộc chơi “ Đu dây “ giữa hai nước này . Hậu quả - Tất nhên đã có ……….Nhân dân chịu , lãnh đạo chẳng chết ai , vẫn vĩ đại , và ngày càng ………Tài tình hơn . Đất nước chìm sâu vào khủng hoảng , đói nghèo . Cuối cùng Xô – Trung ( Nay là Nga ) quay ra …………Hòa nhau , để trơ ra ……….Anh.Việt Nam ngáo ngơ .

    Bài học lịch sử đau đớn vẫn còn đó , lãnh đạo đất nước đã kịp tỉnh chưa , để tìm cho mình bến đỗ ổn định cho tương lai dân tộc , trước mắt để chống lại sự xâm lược của giặc Tàu đang hung hăng ngoài kia – Biển Đông .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá đúng!
      Các nước lớn luôn có những "làm ăn" trên lưng nước nhỏ, họ hành động trước hết vì lợ ích của quốc gia mình : trước mắt hay lâu dài, chiến lược hay chiến thuật là tùy vào tình hình địa - chính trị - kinh tế thế giới lúc bấy giờ.
      Nếu lãnh đạo khôn ngoan thì đất nước giảm bớt được thiệt thòi. Ta, tiếc thay, bị chuyền qua chuyền lại như quả bóng rách trên sân bóng chính trị, phường cai trị vẫn gân cổ gào mình là "đỉnh cao trí tuệ" nhưng thực ra chỉ là hy sinh quyền lợi quốc gia, tự nhận lấy "vai trò tiên phong" của mọi toan tính, rút cuộc đất nước vẫn cứ lẹt đẹt sau lưng nhân loại, dân cày cứ lầm than, chỉ có lãnh đạo là phơi phới tiến thẳng lên SuperCommunism.

      Xóa
    2. Nga Viêt còn phải gắn với nhau vì môt Bắc một Nam tiếp giáp Trung cộng, thế của Nga Việt là thế vây Ngụy cứu Triệu nếu xảy ra chiến tranh với Trung cộng.
      Trong quan hệ các nước thì ai cũng vì mình cả, chẳng ai cho không ai cái gì, đừng vội phê phán người Nga.
      Việt nam không đu dây với nước khác thì Trung cộng nó nuốt sống. Những ai chủ trương không liên minh quân sự là có âm mưu thâm độc đưa Việt nam thành Quảng Nam quận của Trung Hoa mà thôi.

      Xóa
  6. Ai đã từng tham gia chông Mỹ ngẫm lại sẽ thấy : toàn bộ vũ khí, khí tài là của Liên xô,từ viên đạn AK đến máy bay đều là của Liên xô.còn nhu yếu phẩm, hâu cần là của nhiều nước trong đó Trung quốc chiếm tỉ lệ nhiều hơn( 13 nước XHCN đều đóng góp, nghèo như Triều tiên cũng viện trợ quân trang...) Thực ra Việt nam chống Mỹ là chống cho phe XHCN. Riêng Trung quốc vẫn tìm cách đạo diễn cuộc chiến theo ý họ. Việt nam hi sinh xương máu của con em nhưng được hưởng DANH TIẾNG ĐÁNH THẮNG MỸ Chứ thực ra mấy ngài lãnh đạo chả tài giỏi gì nên khi Liên xô sụp đổ họ vội vàng trao đất nước cho Tàu ở hội nghị Thành đô vậy./..

    Trả lờiXóa
  7. Đánh nhau chỉ có dân khổ, dân chết. Cứ như hồi 12 ngày đêm, B52 thả cả ngàn tận bom vào Hà nội mà có cụ nào bị sứt tí da đâu. Sao mà dân minh cứ khổ mãi thế, ai lên thì cứ nói là thương dân cả, thương gì mà chả lo cho dân mà chỉ lo cho mình. Nướng cả triệu dân trên ngọn lửa chiến tranh để thỏa mãn tinh thần chiến thắng của một vài con người.

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh 21:36 Ngày 01 tháng 07 năm 2014 nói chính xác,rất chí lí-"chuẩn không chỉnh" !

    Trả lờiXóa
  9. Ở Singapore người ta dạy cho học sinh rằng chiến tranh VN là nội chiến, với Miền Nam được phe Mỹ giúp, Miền Bắc được phe XHCN giúp. Hoàn toàn không có việc Mỹ xâm lược và bị đánh đuổi. Chỉ là do Mỹ vì lý do nào đó mà không giúp VNCH nữa.
    Khi có học sinh vẫn cố nói "Mỹ xâm lược VN", thầy giáo nói lại: "Khi Nhật bị đánh đuổi, thua trận ở Singapore chúng ta, em thấy có người dân Singapore nào phải bán sống bán chết chạy qua nước Nhật không? Và em có biết gần ba triệu người VN nay bám trụ tại Mỹ? Thầy nhiều khi nghĩ VN đang xâm lược Mỹ..."

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh 06:00 nói hết sức chính xác,sử phải nói đúng sự thật 100%,không được cắt xén,không được nói sai cho dù một tí ! Sử của CHXHCN VN rất sai,chỉ nói tốt cho họ thôi !!!

    Trả lờiXóa
  11. Các nước lớn đều có mục đích của họ. Mỹ can thiệp vào Nam Việt nam là chống Chủ nghĩa cộng sản lan rộng ở Đông nam á . Mỹ cũng không muốn Việt Nam thống nhất, không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc . Việc này là qúa khứ trong cuộc chiến tạm gọi của hai phe.Ngày hôm nay đã khác, Việt Nam đã thống nhất , cuộc chiến tranh lạnh đã tạm tan,Trung quốc đang trỗi dậy đe doạ quyền lợi của Mỹ - Nhật và thế giới do đó Việt nam có được sự chú ý. Rõ ràng Việt Nam đang đứng ở giữa Trung quốc Nga và Mỹ cùng các nước khác.Tuy nhiên Lãnh đạo Việt Nam hiện nay quá phụ thuộc vào Trung quốc có lý do chính là sự yếu kém của mô hình XHCN do Đảng lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
  12. Quá khứ rồi... Lịch sử VN đã sang trang... Một trang mới u ám... Nhưng đang ở những dòng cuối?

    Trả lờiXóa
  13. cùng thờ một chúa cùng độc một kinh thì phải thế, chú bọn tàu này nham hiểm y như tổ phụ nó

    Trả lờiXóa
  14. Ai cung co giac mo, do la tu do tu tuong. Theo nha van Victo- Huygo thi CHU NGHIA CONG SAN LA GIAC MO CUA VAI NGUOI, NHUNG LAI LA AC MONG CUA NHAN LOAI. Cong san tat yeu se triet thoai trong tu tuong loai nguoi.

    Trả lờiXóa
  15. Đảng CS VN công ít tội nhiều.
    Lũ sâu tham nhũng lúc nhúc đang ngày đêm đục xương tủy dân VN đều là cán bộ của Đảng

    "Nhờ có ĐCS VN " mà con người lương thiện ông VƯƠN ông CHẤN, Phương Uyên ... phải bại sản phải tù oan

    Trả lờiXóa