Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Cảnh sát Tây, cảnh sát Ta

            *  Gs. NGUYỄN VĂN TUẤN
Mỗi lần có bạn bè đồng nghiệp từ VN sang đây công tác, họ thường nhờ tôi khi có dịp chở đi vòng Sydney, qua các khu phố Việt, có khi đi xa thử rượu đỏ ở vùng Hunter Valley.
Ai cũng bày tỏ ngạc nhiên là không thấy bóng dáng cảnh sát / police ở đâu (1). Thật ra, thì thỉnh thoảng cũng có, nhưng họ cũng đi trên xe như mình, và họ bận tuần tra, chứ đâu có thì giờ “đứng đường” như cảnh sát như ở VN.
Sống ở đây lâu, tôi cũng không để ý sự hiện diện của cảnh sát. Đi chợ (shop) thì thỉnh thoảng gặp họ đạp xe đạp hay cưỡi ngựa tuần tra, nhưng cả tháng mới thấy họ một lần. Còn trên xa lộ thì thỉnh thoảng cũng gặp xe cảnh sát, nhưng họ cũng lái xe vù vù như mình, nên cũng không ai để ý ai. Tuy nhiên, với công nghệ scan, họ chỉ cần chạy ngang một xe là biết xe đó đã hết hạn đăng kí hay chưa! Còn xe cảnh sát chìm thì không biết được. Loại cảnh sát chìm này cũng dùng xe như dân thường, cũng có khi “chơi” xe sport xịn, ăn mặc bụi đời, nhưng súng ống thì trang bị tận răng. Họ thường có nhiệm vụ đi bắt những tội phạm nguy hiểm, tội phạm liên quan đến ma tuý, và hành tung rất “xuất quỉ nhập thần”. Nói chung là rất ít thấy cảnh sát trên đường phố.
Trong gần 35 năm ở đây, cá nhân tôi tiếp xúc cảnh sát 2 lần. Lần đầu là khi mới sang Úc gần 1 năm, và lần thứ hai là bị thổi rượu (ở đây họ có xét nghiệm rượu một cách ngẫu nhiên). Cả hai lần đều để lại ấn tượng tốt, vì họ lịch sự, vui vẻ (có khi hài hước), và không có dấu hiệu gây khó khăn. Tuy nhiên, ngày xưa tôi đã từng nghe nói cảnh sát ở đây cũng có người kì thị dân Á châu và hành xử vô lí. Có lần họ đụng phải một đại gia Tàu, và ông đại gia này kiện cảnh sát ra toà, kết cục cảnh sát phải xin lỗi công khai.
Cảnh sát Mĩ cũng giông giống như cảnh sát Úc, dù bề ngoài có vẻ bặm trợn hơn Úc. Nhớ hồi còn ở Mĩ, một đêm tôi lái xe về nhà, trên xa lộ gặp xe cảnh sát ra hiệu tấp vào lề đường. Hai anh chàng cảnh sát, một người có khuôn mặt Á châu còn người kia thì Mĩ, họ nói tôi chạy quá tốc độ gần 20 miles! Tốc độ tối đa cho phép là 65 miles/giờ. Thú thật, ban đêm, xa lộ Mĩ quá tốt, nên tôi cũng không biết mình chạy bao nhiêu miles / giờ, và cái xe Honda Civic của tôi nó chạy rất tốt. Tôi hạ giọng năn nỉ rằng tôi phải về nhà gấp để sáng hôm sau có việc quan trọng. Khi nhìn giấy tờ tôi, anh chàng cảnh sát phát hiện tôi là người Việt nhưng ở Úc mới qua, anh ta nói ba má anh ấy cũng là người Việt, nhưng anh ta nói tiếng Việt như Mĩ con nói tiếng Việt. Anh ta quay sang người đồng nghiệp nói gì đó một hồi, và quay lại tôi nói rằng lần này thông cảm, không phạt, nhưng lần sau là không được đâu.
Thật ra, ít gặp cảnh sát ở NSW là cũng có lí, vì số cảnh sát chẳng bao nhiêu. Theo số liệu của NSW Police thì toàn tiểu bang NSW có khoảng 16,000 cảnh sát. Con số này kể cả cảnh sát chìm. Không có sĩ quan cấp tướng, cũng chẳng có tá. Bang NSW có 7.44 triệu dân. Như vậy cứ 465 người dân thì có 1 cảnh sát.
Không biết ở VN có bao nhiêu công an / cảnh sát, nhưng cách đây không lâu đài BBC có một bài viết cho biết cứ 5-6 người dân thì có 1 công an hay làm việc như là một công an. Kinh khủng! Ngành công an VN có lẽ có nhiều tướng nhất thế giới, nhiều đến nỗi có người than là lạm phát tướng! Tướng tá nhiều thì chắc “lính” phải nhiều.
Có lẽ chính vì thế mà ở VN, đi đâu cũng gặp cảnh sát hay công an. Thật ra, tôi không phân biệt được ai là ai, vì người thì mặc áo vàng, người thì mặc áo màu xanh đọt chuối, chẳng biết họ làm gì, chỉ biết là họ nói chung là “cảnh sát / công an”. Ngay tại Sài Gòn, cứ đi vài con đường là gặp họ, lúc thì trên xe gắn máy, lúc thì đứng đường “canh mồi” (cái này hơi lạ với người nước ngoài), lúc thì đang điều khiển giao thông. Đi ra ngoài thành phố thì cũng gặp họ trong những tình huống tương tự. Đi trên lộ cao tốc, rất hay gặp họ. Đó là chưa nói đến các nhóm công an chìm nghe nói rất nhiều ở những khu có đông du khách. Nói chung, cảnh sát / công an ở VN có mặt khắp nơi, mọi lúc.
Trái với ngoài này thấy cảnh sát người dân cảm thấy an toàn, ở VN thấy bóng dáng cảnh sát người ta sợ. Ở NSW mấy du khách lái xe lạc đường, cách hay nhất là lái thẳng đến đồn cảnh sát để được họ hướng dẫn. Còn ở VN, cảnh sát mà chỉ đường hay giúp người già là trở thành một bản tin cho đài truyền hình quốc gia! Làm tài xế mà thấy bóng dáng cảnh sát áo vàng thì có thể mất toi cả triệu đồng. Các tài xế thường hay nói rằng dù không có vấn đề gì, nhưng khi công an thổi còi thì coi như có vấn đề và phải tốn tiền. Một điều tra xã hội gần đây ở Sài Gòn, kết quả cho thấy người dân sợ công an hơn là sợ luật. Người ta còn có lí do khác để sợ công an, vì nếu không may bị bắt về đồn thì cái chết có thể xảy đến.
Nhưng trong một xã hội mà người dân sợ cảnh sát / công an là xã hội bất bình thường. Đáng lí ra công an / cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ người dân, đảm bảo an ninh cho xã hội, mà người dân lại sợ? Có lẽ nhiệm vụ hàng đầu của họ không phải là bảo vệ dân, dù mang danh nghĩa là “công an nhân dân”.
Ngay cả bề ngoài tôi thấy đồng phục của cảnh sát bên này họ có vẻ thân mật và lịch sự hơn đồng phục của công an VN. Đồng phục cảnh sát Úc là áo màu xanh da trời, quần xanh nước biển, kết màu xanh đậm. Nhìn từ xa hay nhìn gần, chúng ta thấy tính dân sự, và họ như … chúng ta (ngoại trừ cái kết). Còn công an VN có loại màu áo rất đặc thù, màu xanh đọt chuối hay cứt ngựa, giống như là bán quân sự. Rồi cộng thêm những “trang trí”màu đỏ, tất cả toát lên một cái air thiếu thân thiện. Ngay cả màu đỏ là màu của nguy hiểm, thì làm sao thân thiện được. Về đồng phục, tôi thấy cảnh sát Tàu có vẻ văn minh hơn và không có màu đỏ.

Hình như có sự khác biệt về quan niệm ngành cảnh sát. Ở Úc, người ta xem ngành police là một service – dịch vụ. Ngay cả cảnh sát, họ mô tả công việc của họ là dịch vụ. Còn ở VN, công an được xem là một lực lượng, chứ không phải dịch vụ. Ngành công an rất quan trọng, được ví von là “thanh bảo kiếm” của đảng, có nhiệm vụ trước tiên là đảm bảo an ninh chính trị rồi mới đến an toàn xã hội. Đó là một sự khác biệt cơ bản giữa cảnh sát Tây và công ta Ta.
N.V.T
-----------------

26 nhận xét:

  1. Có lẽ cảnh sát ở hai chế độ có suy nghĩ khác nhau. Cảnh sát của Tây thì luật pháp quy định nhân viên cảnh sát phải làm các công việc mà luật pháp cho phép, họ hưởng lương để làm việc đó và phải hoàn thành nhiệm vụ. Cảnh sát ở ta thì phải là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Họ được nhiều đãi đặc biệt để họ trung thành. Đó chính là hai hình ảnh trái ngược nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...và họ có thể làm bất cứ việc gì để bảo vệ đảng ngay cả làm ...côn đồ. Dân ta có câu '' Công An cởi áo thành ra côn đồ'' !!!!

      Xóa
    2. Ủng hộ lực lượng CAND, thanh kiếm sắc bén bảo vệ chế độ
      vì ĐCSVN coi nhân dân là kẻ thù chính, là mối nguy hại nhất của thể chế

      Xóa
  2. CS Tây : chấn áp tội phạm , bảo vệ dân
    CS ta : nhiều khi bảo kê , thông đồng với tội phạm. Nhưng tuyệt đối đàn áp dân.
    Có phải đó là do bên Tây họ là xã hội TB dẫy chết còn ta là "chủ nghĩa XH vạn lần dân chủ hơn"?

    Trả lờiXóa
  3. Thưa bà con cộng đồng MẠNG ! Có ai biết tên tuổi thằng chỉ huy với bộ mặt SẮT MÁU trong bức hình kia không ? Xin hãy cùng nhau ngăn chặn bàn tay cướp bóc lông lá của bọn quỷ dữ máu lạnh này lại, để bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân thấp cổ bé họng chúng ta !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này phải nhờ bà con Thành Phố Hoa Phượng Đỏ chỉ mặt điểm danh thằng chỉ huy súc vật khát máu kia cho nhân dân biết rõ nó là thằng nào. Cám ơn bà con T.P.HPĐ !

      Xóa
    2. Dân Hải Phòng không ai lạ gì thằng này cả, nó chỉ huy tiểu đoàn cảnh sát cơ động phá nhà cướp đất của Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng. thằng này gây nhiều nợ máu lắm, nó sẽ bị quả báo thôi...
      (dân tiên lãng H .P)

      Xóa
    3. Một thằng trong ảnh thì đang ở trong tù cùng thằng anh ruột họ Dương ,cùng nạn nhân ĐVVươn.1 thằng vừa thăng Thiếu Tướng cách đây mấy tối có lên TV vì phá án-gian lận bảo hiểm y tế...
      NGLUY

      Xóa
    4. sao anh lính kia ko quay súng về hướng thằng chỉ huy ác ôn kia mà siết cò nhỉ ? mà lại quay súng về hướng nhân dân nhỉ ? Nhân Dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo nuôi chúng nó mà nó lại bắn súng vào N D nhỉ ? Thằng khốn nạn nào dạy chúng nó thế nhỉ ?
      Gúc gồ chấm tiên lãng.

      Xóa
    5. Ối dời ! tưởng ai chứ hóa ra tên C A chỉ huy kia có cái tên cũng hay "Quân bẩn".Tên này bẩn nhất C.A hải phòng.

      Xóa
  4. Bài viết có phần gay gắt nhưng phản ánh đúng thực trạng hình ảnh cảnh sát Việt Nam...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đảng ta không ưa nói sự thật đâu nha

      Xóa
  5. Các bác thông cảm ở Tây họ Văn Minh hơn CA được coi như công việc NGÀNH DỊCH VỤ còn ở Ta vạn lần Dân Chủ CA đích danh là 1 lực lượng vũ trang.bảo vệ đảng bảo vệ chế độ hơn nữa tướng tá đã lạm phát lính tráng đã đông lương bổng thấp ngoài nuôi vợ con... lại phải nuôi' 1 bộ phận k nhỏ'nên họ ....cũng chỉ là nạn nhân của chế độ???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  6. Đỗ ca ca còn lên tướng được thì còn nói quái gì. Công an VN chỉ biết có ăn tiền của dân là hay thôi!

    Trả lờiXóa
  7. Tèo hỏi:
    - Bé đi đâu đấy?
    Kiều điệu:
    - Em đi "đứng đường" mới có tiền.

    Trả lờiXóa
  8. Ở Mỹ không thấy CS đứng đường. Nhưng cần là họ có mặt ngay. Em tôi khi mới qua Mỹ, một hôm dậy trễ nên chạy quá tốc độ tới chỗ làm. Hôm sau nhận được giấy báo nộp phạt. Hắn ta lên cãi chày cãi cối (cứ tưởng bở như ở VN!). Thằng công an Mỹ nó ngó em tôi như nhìn quái vật, rồi mở Video cảnh xe em tôi chạy quá tốc độ được quay từ trực thăng tuần tra, thấy cả biển số và hiển thị tốc độ.
    Hơn nữa, "nói linh tinh" như ở VN là không được. Một du học sinh la bạn cùng phòng "Ở VN là tao giết mày!". Lập tức bị CS tới còng tay lôi về đồn tạm giam, vì "Có ý định đe dọa giết người". Được cái họ không khuyến mãi một cọng dây để "tự tử khi thực ra không cần tự tử lắm"...

    Trả lờiXóa
  9. Cứ 4-5 người dân có 1 người C.A hay làm việc cho C.A ! thế mà ở địa bàn nào tình hình chộm cắp,cướp dật, mại dâm, ma túy...nhiều, thì trả lời chất vấn trên T V của C.A luôn là câu cửa miệng "lực lượng anh em còn mỏng nên không kiểm soát hết được" ?...Nghe mà phát buồn nôn.

    Trả lờiXóa
  10. Tôi thích nhất cái ông đại tá đại tướng tên gì ca của hải phòng , mang quân lính đi súng ống đầy mình bao vây người dân bị qui hoạch sau đó tuyên bố là trận đánh đẹp...???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui Ông ấy là Đỗ Hữu Ca đấy, vừa rồi có thành tích lớn hình như bí mật có mặt trên tầu kiểm ngư thế là thằng Đại Hán 981 chuồn ngay! Nghe đâu kỳ này thay bộ trưởng Quang đấy.

      Xóa
    2. Không thấy ĐỔ HỬU CA ra cưỡng chế cái giàn khoan 981 . Làm tướng mà hèn.
      (Hèn với tàu ác với dân)

      Xóa
    3. Sẽ quả báo hết, thậm chí lên tướng cũng là quả báo. Trách nhiệm cao lên, quả báo chưa bao giờ thấp đi. Quá hèn.

      Xóa
  11. Ở phương tây cs là phương tiện bảo vệ luật pháp còn ở ta cs là công cụ bảo vệ chế độ hai định nghĩa khác biệt nhau.Các bác so sánh sai lệch rồi.

    Trả lờiXóa
  12. CHỈ CÓ NGƯỜI CỘNG SẢN MỚI ĐÁNH ĐỔ ĐƯỢC CỘNG SẢN ,CÔNG AN THAM NHỦNG LÀ 2 TÁC NHÂN CHÍNH GÂY RA SỤP ĐỔ CHẾ ĐỘ ,

    Trả lờiXóa
  13. Ơ hay cảnh sát của ta vì nhân dân mà phục vụ thì không là làm dịch vụ là gì? Thức cho dân ngủ thì không làm dịch vụ thì là gì, có thế mà phải hỏi.

    Trả lờiXóa
  14. Cái nhà Bác Tuấn buồn cưới thiệt?!!!
    Cảnh sát với côn đồ là đồng chí! Bây trừ có khác chi mô???!

    Trả lờiXóa
  15. Đọc bài viết của Nguyễn Văn Tuân thấy có nhiều điểm không tương đồng giữa Cảnh sát Ta và Cảnh sát Tây, cần nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc để Công an Việt Nam soi lại và tự sửa mình...(Xem người mà ngẫm đến ta).
    Nghề Công an là một nghề nguy hiểm và nặng nhọc. Đối với nước ngoài (ở những nước có nền kinh tế phát triển và trình độ dân trí cao) thì Cảnh sát là nghề ít được các bạn trẻ quan tâm lựa chọn. Đặc biệt với những học sinh giỏi, những Nhân tài ở nước ngoài thì người ta sẵn sàng nói không với việc được mời làm nghề Cảnh sát...
    Riêng tại Việt Nam thì khác, để được vào học tập và làm việc trong Công an (đặc biệt là Cảnh sát) là giấc mơ của nhiều bạn trẻ...Dẫn chứng cụ thể là nhiều bạn trẻ đang học tại các trường đại học hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học trong nước, quay lại đăng ký dự thi vào các trường CAND, mỗi kỳ thi đại học, số học sinh đăng ký dự thi vào học viện CSND , ANND và các trường đại học Công an nhân dân rất đông, lượng thí sinh đăng ký dự thi luôn luôn đứng đầu về số lượng. (Từ 25 - 35 nghìn thí sinh đăng ký dự thi vào Học viện cảnh sát và 20 - 30 nghìn thí sinh đăng ký dự thi vào Học viện ANND...và hàng chục nghìn thí sinh khác đăng ký dự thi vào các trường đại học cao đẳng CAND ... Nhiều người không còn cơ hội tham gia dự thi vào các trường CAND thì tìm mọi cách để được tuyển dụng vào Công an, kể cả con đường vòng vèo là đăng ký vào công an nghĩa vụ (Chiến sỹ CAND phục vụ có thời hạn) hy vọng sẽ được biên chế vào CAND khi hết thơì hạn phục vụ (hết 3 năm nghĩa vụ để được biên chế)...
    Vào Công an ở Việt Nam là một vấn đề hết sức tế nhị

    và đầy rẫy tiêu cực. Nghe nói khi dự thi vào các trường Công an, ngoài Tài giỏi thực sự còn có thêm mối quan hệ và một chút mánh lới... như đánh dấu bài thi bằng loại mực đặc biệt, có pha chất phát quang, giông như công nghệ bảo mật tiền tệ...Có nghĩa là khi dùng đèn cực tím soi vào bài thi, những chữ bí mật mắt thường không nhìn thấy sẽ phát quang và dễ dàng nhận diện bài thi được đánh dấu...Tiện cho việc chấm điểm...(Biện pháp dùng phao) đã lỗi thời...Tuy nhiên vẫn còn giá trị...Nhưng hiệu quả không cao trong các kỳ thi vì phao ít khi trùng với đề thi...Và giá của mỗi phi vụ gian lận thi cử cũng không phải là rẻ (Từ 300 triệu đến 500 triệu, thậm chí tới 700 triệu VNĐ) cho mỗi trường hợp trúng tuyển bằng ảo thuật...Bằng chứng nữa là nhiều em là học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia...Thi đạt điểm cao chót vót vẫn không trúng tuyển vào công an, một số em lực học trung bình yếu vẫn ngiễm nhiên trúng tuyển vào các trường Đại học, học viên, CAND...Việc công khai điểm thi của thí sinh đăng ký dự thi vào các trường CAND và danh sách trúng tuyển lên mạng internets thì các trường CAND nổi tiếng là thiếu minh bạch (người ta lấy lý do "Bí mật" nên kết quả các kỳ thi đại học không bao giờ công khai bảng điểm lên mạng để thí sinh và phụ huynh tiện việc theo gõi và giám sát)...

    Trả lờiXóa