Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ-Trung Quốc móc ngoặc ở Biển Đông

                The Straits Times ngày 12/7 đưa tin, trong ngày cuối của Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ thường niên tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã từ chối kêu gọi của Mỹ về việc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông.
Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình châu Á - Thái Bình Dương từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho rằng Mỹ cần xuất hiện ngay bây giờ với chiến lược áp đặt cái giá phải trả nhằm ngăn cản Trung Quốc thực hiện chiến lược "ép buộc phù hợp" ở Biển Đông.
Ông nói, hành động của Trung Quốc cho đến nay được thiết kế thông qua thủ đoạn phi quân sự, trong khi Bắc Kinh đưa ra thông điệp với láng giềng: Muốn tìm kiếm quan hệ thương mại tốt hơn với Trung Quốc cần phải cung cấp cho Bắc Kinh quyền kiểm soát nhiều hơn đối với an ninh và tài nguyên trên Biển Đông.
Cronin cũng cho rằng tính ưu việt của Mỹ sẽ không bền vững và Washington phải làm nhiều hơn để đối phó với một Trung Quốc đang lên. Kêu gọi cứng rắn của các học giả Mỹ phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng sau Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy 2 nước xem xét vấn đề Biển Đông như thế nào.
Giáo sư Carl Thayer - … ‘có cảm giác Trung Quốc 
đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc 
phản ứng quá mạnh ở Biển Đông’

Các diễn giả tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 4 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược - quốc tế (CSIS) tổ chức chủ yếu đề nghị Mỹ cần thực hiện một chương trình tính toán lực lượng và biện pháp áp đặt cái giá Trung Quốc phải trả đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào ở Biển Đông.
Giải pháp mà các học giả này kiến nghị bao gồm tăng cường các chuyến bay trinh sát của Mỹ có thể nhìn thấy trong các "khu vực tranh chấp" (có nhiều khu vực không hề có tranh chấp, Trung Quốc vẫn nhảy vào gây sự - PV), cung cấp thiết bị cho các đồng minh, tăng cường thăm viếng trao đổi quân sự trong khu vực, thúc đẩy các cuộc tập trận, diễn tập chung.
Thậm chí Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc là kẻ "háu ăn, gây hấn trơ trẽn" ở Biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục không hành động sẽ mang lại "cái chết của hàng ngàn vết cắt".

"Chúng ta phải trực tiếp hơn, tích cực hơn, chúng ta phải trao quyền cho bạn bè và các đồng minh của mình trong khu vực để họ tham dự trực tiếp và tích cực hơn", ông nói. Rogers cũng cho rằng đến nay Mỹ đã tỏ ra quá "coi trọng" sự nhạy cảm của Trung Quốc mà trong trường hợp tương tự chưa bao giờ Mỹ bỏ qua với bất cứ quốc gia nào.
Cũng tại hội thảo Biển Đông lần này, Bắc Kinh đã bị các học giả quốc tế chỉ trích về sự miễn cưỡng không chịu đưa tranh chấp hàng hải ở Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế.
Sau khi thảo luận sôi nổi, trong đó các chuyên gia pháp lý từ Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đưa ra quan điểm của mình, chuyên gia luật pháp Đông Á Jerome Cohen mỉa mai: Một quốc gia có thể nói yêu sách của tôi rất phù hợp với UNCLOS, tòa án không có thẩm quyền, mà tôi cũng không có nghĩa vụ phải nộp thuyết trình yêu sách của mình cho tòa án (Luật Biển Quốc tế)?
Cohen cho rằng, dù tòa án có cho rằng Trung Quốc đúng và họ không có thẩm quyền đi chăng nữa, nhưng Bắc Kinh cũng không nên đánh mất cơ hội làm những gì họ có nghĩa vụ phải làm.
Đại diện các viện nghiên cứu của Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và cơ quan tình báo quốc gia tranh luận trong 1 giờ về những lựa chọn họ sẽ trình bày với Tổng thống Mỹ. Cuối cùng hành động được đề xuất là "ngoại giao yên tĩnh", Mỹ sẽ nói kín với Bắc Kinh rằng Washington đã có sự chuẩn bị dùng vũ lực để giúp đồng minh hiệp ước Philippines tiếp tế cho tàu của họ một khi họ bị Trung Quốc bao vây ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Kết quả như vậy đã khiến một số học giả tham dự hội thảo cảm thấy thất vọng vì nó có quá ít tác động đến Bắc Kinh. Tiến sĩ Carl Thayer, một giáo sư danh dự từ đại học New South Wales cho biết, mỗi khi thấy một tuyên bố chung Trung - Mỹ từ Bắc Kinh, hai bên nhấn mạnh tiếp xúc quân đội song phương là ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông.
 Hồng Thủy/TTHN
 ========

19 nhận xét:

  1. Tôi nghi là ông này vô tình là chim mồi cho TQ để thực hiện mưu đồ ly gián VN và Mỹ thôi vì thực ra mục đích chính , đối thủ chính của Mỹ là TQ , TQ cũng muốn khống chế VN để thực hiện mưu đồ lớn hơn mà thôi , nếu VN theo Mỹ thì cơ hội ra biển lớn là rất nhỏ có thể nói là không còn ( trừ khi TQ thắng Nhật tại Hoa đông ) cho nên rất nghi ngờ ông Carl Thayer trong bài này !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ta chỉ nói sự thật
      đừng tự sướng nữa, tàu hay mẽo chỉ cần ho cái, vn bay m.ẹ luôn
      sức mạnh lớn nhất là lòng dân, thì đảng đang coi dân là kẻ thù lớn nhất
      dân quá chán rồi.....

      Xóa
    2. Nặc danh19:58 Ngày 14 tháng 07 năm 2014 đọc kỹ comment rồi hãy phản biện !

      Xóa
  2. Chác chắn không thể nào đem văn chương chữ nghĩa và triết lý sống đạo đức để giảng cho một con nghiện đang lên cơn ! (TQ là một con nghiện cực nặng-nghiện xâm chiếm lãnh thổ của nước khác,nghiện tài nguyên và sức mạnh vật chất để thỏa cơn thèm đang ở đỉnh điểm cua họ)- do vậy,người MỸ và thế giới phải hiểu rõ điều này,nếu không sẽ gặp nguy !!!

    Trả lờiXóa
  3. Đầu Thế chiến 2, Mỹ cũng án binh bất động, cho đến khi bị Nhật, Đức đánh trực tiếp vào lãnh thổ. TC dĩ nhiên không quá điên cuồng đánh Mỹ trực tiếp, nên chí tạo ra tình hình "lình xình" tại Biển Đông, nhằm thôn tính vùng biển này. Họ có vẻ đang thắng, tức VC đang thua.

    Trả lờiXóa
  4. Chuỗi lại những phản ứng của VN trước sự ngang ngược của Trung cộng trên biển đông có thể thấy lãnh đạo nước ta đang dùng hai kế "tọa sơn quan hổ đấu" và "tá đao sát nhân". Tuy nhiên, hai kế nầy cũng cực kỳ nguy hiểm. Một khi hai con hổ không quyết đấu và kẻ giết mướn không giết người thì con hổ và lưỡi đao của tá nhân sẽ quay lại ăn thịt và đâm chính người đã lợi dụng hai kế nầy. Do đó, nhận xét của giáo sư Thayer không phải không có lý?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lãnh đạo "nước ta" non oặt, làm sao dụ được hai thằng nhớn như thế được? Quên đi...

      Xóa
    2. Tôi nghiêng về nhận xét của ông Cà thầy này, ông này nói cũng có phần đúng, các nước lớn mục tiêu cuối cùng vẫn là khai thác được lợi gì về cho mình trong ngắn hạn và dài hạn, chứ việc bảo vệ đồng minh hay có gắng sức giải quyết một vài vụ thì vẫn không lợi bằng thỏa thuận với chính thằng lớn,khi mà nó sẵn sàng chìa tay cho anh, cùng ăn chia! Mọi vấn đề đều đã có tiền lệ, sao lần này lại không, có phải là làm việc với ai cũng vậy không, VN thật khó xử, bởi khi làm ăn với VN thì chưa thấy lợi mà đã thấy đe dọa đó rồi, vì nó cũng rất xa biên giới của nước MỸ mà số tiền nợ khổng lồ cũng làm chùn tay, cho nên bây giờ ta có thể làm được gì thì tranh thủ thôi, nhưng cũng đừng nghĩ là nhờ các anh lớn để giải quyết anh lớn khác ! Tốt nhất là đông cảnh ngộ với anh Nhật, anh Nhật phản ứng mạnh và tự trang bị thêm cho mình tăng quyền tham chiến, là muốn tự cường mình là chính thôi. Yên chí đi, chúng ta phải biết tranh thủ nhưng cũng phải biết cách tự phòng thủ.

      Xóa
  5. ông này tranh thủ kiếm tiền Mao

    Trả lờiXóa
  6. CÁC BÁC ƠI ĐỪNG BI QUAN CÁC NƯỚC NHỎ ,LÀ QUÂN CỜ CÁC NƯỚC LỚN ? NHƯNG THỜI ĐẠI NÀY THAY ĐỔI RỒI DÔNG TIMO .MỘT TỈNH CỦA INDOONYSIA NÓ CÒN ĐÒI ĐỘC LẬP VÀ THỰC SỰ NÓ ĐÃ ĐÒI ĐƯỢC ? TA CÓ 4000 NGÀN NĂM DỰNG NƯỚC VÀ DỮ NƯỚC KO THẰNG NÀO BÁN ĐỨNG ĐƯỢC TA ĐÂU ? ÔNG CARLTHAYER CÓ NHẬN ĐỊNH GÌ CŨNG KO BẰNG TA NGƯỜI TRONG CUỘC ? CÁC BÁC ĐỪNG LO ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chế độ chính trị của Indonesia và Timo khác VN rất nhiều , văn minh , và biết tuân thủ luật chơi hơn VN và TQ nhiều , kg so sánh như vậy đc đâu !

      Xóa
    2. "TA CÓ 4000 NGÀN NĂM DỰNG NƯỚC VÀ DỮ NƯỚC KO THẰNG NÀO BÁN ĐỨNG ĐƯỢC TA ĐÂU"

      Được chớ! Mấy chế độ bán nước vẫn thường xuyên bán đứng nước của mình cho Trung Quốc vì "cùng ý thức hệ" đấy thôi . Rồi nhân dân phải khổ sở lấy lại nước 1 lần nữa thôi .

      Xóa
  7. Cường quốc lớn như MỸ TRUNG bao giờ cũng có phần. Tiến sĩ Carl Thayer nhận định rất đúng. ĐCS VN hãy chờ xem

    Trả lờiXóa
  8. Chả cần phải là GS_TS mới biết điều đó. Chúng nó đã móc ngoặc nhau từ thủa nảo thuở nào rồi. Không cần nói đâu xa xôi, năm 1972, chúng đã móc nhau và bán đứng đồng minh khi KÍt-xinh-gơ và sau là Ních-xơn thăm TR kí Tuyên bố chung ơ Thượng Hải. Nội dung Tuyên bố chung này rất bất lợi cho VN lúc đó. Năm 1974, Mỹ lại bật đèn xanh cho Tàu chiếm Hoàng Sa do Việt Nam cộng hòa chiếm giữ. Mà lúc đó VNCH là đồng minh số 1 của Mỹ ở Đông am Á. Rồi Mỹ móc với tàu bỏ Đài Loan là đồng minh số 1 của Mỹ, cho Tàu vào Liên hợp quốc....
    Các nước lớn thường chia chác nhau trên lưng các nước nhỏ yếu. Phải Đoàn kết dân tộc mà mạnh lên thôi, "đi" với ai cũng không bằng tự mạnh lên. Mà làm sao để mạnh lên thì ai cũng biết cả rồi. Vì người Việt ta trải nghiệm nhiều rồi. Cứ nhìn các nước thì rõ. Mạnh lên thì "cóc sợ bố con thằng nào!"

    Trả lờiXóa
  9. Mỹ và Trung Cộng bắt tay là chuyện đương nhiên. Nhưng qua chuyện đó mà nói Mỹ là đểu thì hồ đồ, nông cạn. Tại chúng ta đứng trên góc độ của nhược tiểu, kẻ nhỏ bé bị động, chỉ biết đứng thụ động nghi ngờ.
    Dân Nhật, Singapore... chẳng ai hờn oán khi Trung - Mỹ vẫn giao dịch bình thường với nhau. Vì họ tự quyết định được số phận họ, bởi chính quyền của họ minh bạch và đàng hoàng, chững chạc.

    Trả lờiXóa
  10. Hiện nay VN đang thiếu nghiêm trọng những người lãnh đạo minh bạch và đàng hoàng, chững chạc
    Nếu Trần ích Tắc và Lê Chiêu Thống còn sống thì phải gọi lãnh đạo ĐCS VN và thủ tướng VN bằng CỤ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần ích Tắc và Lê Chiêu Thống sẽ chắp tay lạy đám này:
      - Hậu sinh khả ố! Con hơn cha là nước nhà bán đứt!!!

      Xóa
  11. Cả thày nói có cơ sở vì vn bị bán đứng mấy lần rồi,họ bán mình vì mình tự bán mình trước,nếu nam bắc không bị chia cắt hay lỡ bị chia cắt rồi thì tìm kế khác thống nhất,tại sao lúc đó không khôn vặt là nam moi tiền mỹ,bắc moi tiền phe xhcn để cùng xd đất nước ,lúc đầu lx đâu có khuyến khích và còn khuyên vn kg nên đánh mỹ,tại ta quyết giải phóng mn,còn ở mn thì ô diệm quyết diệt cộng đén cùng cho nên mới
    chiến tranh chết người hại của và làm đổi tâm tính ngƯời việt trở nên dữ dằn hiếu chiến.sai một ly đi một dặm,đến giờ này vẫn chưa thấy mình sai, trước khi muốn dựa vào ai hãy dựa vào dân mình trước đã,90 triệu dân tuy ngheo nhưng mỗi người một ít sẽ là rất nhiều,nghe nói người hàn đổ tiền vàng cho c/p để xd đất nước,vn tại sao không,nếu có một c/p mạnh trong sạch tôi nghĩ dân không tiếc gì.rất tiếc bây giờ một số đông thân tàu đang làm méo mó chính nghĩa vn và đang chia rẽ dân với c/p bằng cách coi dân là thù địch,coi dân là diễn biến h/b,coi dân là ngu nghe nước ngoài xúi dục,nước nhờ có dân mà coi dân như vậy thì c/p ở với ai,cần lắm thay anh hùng thời thế lúc này vừa yên dân vừa đưa nước lách được bão tố đến bình yên thịnh vượng.

    Trả lờiXóa