Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

GIẶC TÀU ĐUỐI LÝ, QUÂN MỸ KHẮP NƠI

Việc phát hành bản đồ 10 đoạn mới của Trung Quốc cùng với các động thái nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
1. Trong tuần qua, dư luận quốc tế tiếp tục bày tỏ quan ngại về những động thái của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. 
Một động thái đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của nhiều nước trong đó có Việt Nam đó là việc một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã đi ngược lại quan niệm truyền thống trong xuất bản bản đồ khi phát hành một bản đồ theo chiều dọc của Trung Quốc đại lục. 
Trong tấm bản đồ này, Trung Quốc ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là “chủ quyền” mà Bắc Kinh yêu sách, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Tổng thống Philippines Aquino
và Thủ tướng Nhật Abe 
(Ảnh: AP)

Động thái này của Trung Quốc lập tức vấp phải sự phản ứng của cộng đồng quốc tế. Tại cuộc họp báo được tổ chức chiều 26/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: việc Trung Quốc phát hành bản đồ khổ dọc trong đó có đường lưỡi bò bao trùm hầu hết Biển Đông là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Yêu sách về đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị nhiều nước trên thế giới phản đối. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động sai trái này của Trung Quốc.
Ngày 25/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose cũng cho rằng, việc Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ khổ dọc mới là một bước đi sai trái để hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông.
Ngày 25/4, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cócuộc thảo luận về “hành vi gây mất ổn định” của Trung Quốc ở Biển Đông. Hai bên cũng đồng thời tái khẳng định sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, đảm bảo tự do an toàn hàng hải cũng như tuân thủ tôn chỉ giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình”.
Báo chí quốc tế cũng tiếp tục vạch trần âm mưu của Trung Quốc nhằm thôn tính Biển Đông. Tờ Lenta của Nga hôm 24/6 đăng tải bài viết cho rằng, Trung Quốc đang tiến hành một kế hoạch bất thường khác song song với việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trên Biển Đông. Báo Nga cho biết, Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo đặc biệt ở 6 bãi đá Gạc Ma, Gaven, Su Bi, Tư Nghĩa, Chữ Thập và Châu Viên ở quần đảo Trường Sa, nhằm biến chúng thành những chiếc tàu sân bay không thể đánh chìm. 
Tấm bản đồ 10 đoạn mới sẽ không khiến Trung Quốc có được Biển Đông, không thể biến lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền theo đó trở thành của họ. Nếu đúng như thế thì Philippines cũng có thể tự vẽ bản đồ cho mình”, người phát ngôn Philippines Charles Jose tuyên bố. 
Theo nhiều nhà phân tích, với việc phát hành tấm bản đồ trái với sự thật này, Trung Quốc đã không tuân thủ theo Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc mà bản thân Trung Quốc là một thành viên. Nói các khác, Trung Quốc đang chà đạp lên luật pháp quốc tế.
2. Ngày 24/6, trong chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Philippines Aquino III đã nhất trí với nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy vai trò quân sự của nước này.
Tổng thống Benigno Aquino III, sau khi gặp gỡ với ông Abe, đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với đề xuất của ông Abe muốn diễn giải lại Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản để cho phép quân đội Nhật Bản bảo vệ không chỉ nước Nhật mà còn cả các đồng minh bị tấn công.
Trong khi đó, phát biểu với báo chí tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp với Tổng thống Philippines Aquino III, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, đứng trước tình hình khu vực đang trở nên căng thẳng, cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau.
Thủ tướng Nhật Bản cũng nhắc lại lời kêu gọi luật pháp trong khu vực cần phải được giữ vững trong bối cảnh tình hình căng thẳng ngày một leo thang vì tranh chấp lãnh thổ, liên quan tới Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông, cũng như giữa Tokyo và Bắc Kinh ở vùng biển Hoa Đông.
Về phần mình, Tổng thống Philippines Aquino III cho biết, chuyến thăm của ông tới Nhật Bản tập trung vào “sự thách thức của việc bảo vệ an ninh khu vực bằng cách thúc đẩy những quy định của luật pháp để bảo vệ lợi ích chung của khu vực và toàn cầu”.
3. Từ ngày 26/6-1/8, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới có tên  Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 do Mỹ dẫn đầu diễn ra với sự tham gia của 22 quốc gia trên thế giới. Hàng chục tàu chiến và tàu ngầm cũng như hơn 200 máy bay và 25.000 thủy thủ các nước sẽ tham gia vào cuộc tập trận nói trên.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc được mời tham dự cuộc tập trận này. Theo CCTV, hạm đội Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lần này bao gồm một  tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương, tàu vận tải Thiên Đảo Hồ, tàu y tế Phương Châu Hòa Bình và hai tàu có bãi đáp máy bay trực thăng cùng với một đội lính đặc nhiệm, một đội thợ lặn và một đội y tế.
Trong cuộc tập trận, tàu Trung Quốc sẽ tham gia vào các chiến dịch thử vũ khí, vận chuyển hàng hóa, kiểm soát thiệt hại, chống cướp biển, giải quyết thảm họa thiên nhiên, phối hợp tác chiến giữa các tàu chiến.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc tham dự vào cuộc tập trận này đã vấp phải sự phản đối và hoài nghi của các hạ nghị sĩ Mỹ
“Việc tham gia tập trận chung Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) là dành cho các đồng minh, các đối tác và các nước khác nhằm thể hiện sự quan tâm của họ trong việc đóng góp vào an ninh trong khu vực”, Hạ Nghị sỹ J. Randy Forbes thuộc Ủy ban Vũ khí Hạ viện Mỹ đã đưa ra tuyên bố trên ngày 26/6. “Do Bắc Kinh đã có những hành vi hiếu chiến nhằm vào các nước láng giềng tại châu Á-Thái Bình Dương trong những tháng qua, tôi không nghĩ rằng Trung Quốc lại có cơ hội tham gia vào cuộc tập trận đầy uy tín này”, ông Forbes nói.
Các tàu tham gia cuộc tập trận RIMPAC 
                                                       (Ảnh ABC News)
Trong khi đó, Hạ Nghị sỹ Dana Rohrabacher thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc tham gia tập trận có thể ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ.
Theo nhận định của tác giả Panda trên tờ Diplomat, việc Trung Quốc tham gia RIMPAC năm nay sẽ không mang lại thay đổi lớn nào trong cách thức Trung Quốc ứng xử với các láng giềng tại các vùng biển của châu Á. Sự kiện này cũng không tác động lắm đến cách nhìn nhận của ban lãnh đạo Trung Quốc về vai trò của Mỹ ở châu Á.
4. Ngày 27/6, Ukraine đã ký hiệp định liên kết thương mại và kinh tế lịch sử với Liên minh châu Âu (EU). Sự kiện này được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mô tả như là “ngày quan trọng nhất” đối với đất nước Ukraine kể từ sau khi tách khỏi Liên Xô cũ.
Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Poroshenko hồ hởi: “Đây thực sự là một trang sử mới cho đất nước của chúng tôi. Sự kiện lịch sử này là điều đương nhiên phải xảy ra”.
Phản ứng trước việc ký kết hiệp định này, trợ lý của Tổng thống Nga Putin khẳng địnhbước đi này không phản ánh ý chí của toàn dân Ukraine và khu vực miền Đông sẽ không tuân theo con đường này. Theo ông Sergei Glazyev: “Châu Âu đã nhắm mắt trước thực tế là Ukraine đang bị chia rẽ về vấn đề này. Họ đã buộc Ukraine phải ký hiệp định liên kết. Ông Poroshenko cương quyết lựa chọn đi theo con đường này nhưng Donbass sẽ không đi theo con đường Kiev chọn”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga hôm 28/6 đã cáo buộc Mỹ đang khuyến khích Ukraine đối đầu với Moscow, cũng như đang tìm cách tác động mạnh vào Liên minh châu Âu. Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 28/6, ông Sergei Lavrov nói rằng "các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi vẫn muốn thúc đẩy và khuyến khích các nhà lãnh đạo Ukraine hướng tới một con đường đối đầu".
Ông Lavrov nói thêm rằng, cơ hội để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ cao hơn nhiều nếu chỉ phụ thuộc vào Nga và châu Âu.
Về những xung đột hiện nay giữa quân chính phủ và lực lượng ly khai ở miền Đông, Tổng thống Ukraine Petro Porochenko hôm 27/6 quyết định gia hạn lệnh ngừng bắn tại miền Đông thêm 72 giờ khi lệnh ngừng bắn một tuần mà ông Poroshenko đưa ra hồi tuần trước hết hiệu lực.
Trong khi đó, tại Hội nghị thượng đỉnh tổ chức ngày 27/6, EU đã đưa ra tối hậu thư cho Nga khi đặt thời hạn 3 ngày để nước này thực hiện những bước đi cụ thể  nhằm làm dịu căng thẳng tại miền Đông Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới.
Liên minh châu Âu đã đặt ra 4 điều kiện mà Nga phải thực hiện từ nay tới ngày 29/06 là: thúc đẩy các cuộc đàm phán về việc thực hiện kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine Poroshenko; đạt được sự nhất trí về thiết lập cơ chế thẩm tra lệnh ngừng bắn, đặt dưới sự giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu; chính quyền Ukraine sớm giành lại quyền kiểm soát đối với 3 cửa khẩu biên giới với Nga và thả tự do cho các con tin, trong đó có tất cả các quan sát viên Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu.
Trong một động thái thực thi lệnh ngừng bắn, lực lượng ly khai ở miền Đông đã trả tự do cho 4 quan sát viên OSCE. Trước đó, 4 quan sát viên OSCE bị lực lượng ly khai bắt giữ cũng đã được thả. 
Động thái này của phe ly khai diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine và phe ly khai đang thực thi lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, với điều kiện là lực lượng ly khai phải rút lui khỏi ba trạm kiểm soát trên biên giới với Nga do họ kiểm soát đã bị lãnh đạo ly khai thẳng thừng từ chối. Những khúc mắc này có thể khiến cho việc thực hiện Kế hoạch hòa bình của Tổng thống Poroshenko có nguy cơ đổ bể.
5. Trong một diễn biến mới nhất, quân đội Iraq tuyên bố đã kiểm soát được các tuyến đường quan trọng nối từ thủ đô Baghdad tới 2 thành phố Samara và Tikrit. Tuy nhiên, nhiều nhân chứng cho biết các tay súng Hồi giáo dòng Sunni vẫn kiểm soát Tikrit.
Giao tranh ác liệt đã nổ ra ngày 28/6 khi hàng nghìn binh sĩ thuộc lực lượng Chính phủ Iraq với sự yểm trợ của máy bay chiến đấu, xe tăng và các đơn vị phá bom đã tấn công vào Tikrit nhằm giành lại thành phố này sau gần 3 tuần nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL).
Đụng độ ác liệt cũng xảy ra gần các thị trấn Jurf al-Sakhar, Mahmoudiyah, al-Rasheed giữa lực lượng an ninh và phiến quân Hồi giáo dòng Sunni, trong đó có những đối tượng có liên hệ với nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông. 
Cũng trong các cuộc giao tranh ác liệt nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố Tikrit, ngày 27/6, một chiếc máy bay trực thăng chở binh sỹ Iraq đã bị phiến quân bắn hạ
Trong bối cảnh giao tranh ác liệt đang nổ ra giữa quân chính phủ và lực lượng phiến quân, chính quyền tại Iraq cũng đang phải đối mặt với nhiều sức ép nhằm thành lập một chính phủ mới để đối phó với những thách thức nhằm ổn định tình hình đất nước. Theo dự kiến, Quốc hội mới được thành lập của Iraq sẽ nhóm họp vào ngày 2/7, hạn chót do Hiến pháp nước này quy định, để tiến hành việc thành lập Chính phủ tại Iraq.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 25/6, nhóm đầu tiên trong số gần 300 cố vấn quân sự mà Mỹ dự định triển khai tại Iraq đã tới Thủ đô Baghdad của Iraq, làm nhiệm vụ hỗ trợ Chính phủ nước này chống lại phiến quân Hồi giáo. Tuy nhiên, lực lượng này sẽ chỉ làm nhiệm vụ đánh giá thực trạng của quân đội Iraq, xác định phương thức tác chiến hiệu quả nhất để tham mưu cho các nhóm cố vấn đến sau chứ không tham gia chỉ huy các cuộc tấn công nhằm vào phiến quân.
Cùng với đó, Mỹ đã triển khai các máy bay quân sự tại Baghdad để bảo vệ nhân viên quân sự Mỹ, những người mới đây được cử tới Iraq để cố vấn và hỗ trợ các lực lượng chống khủng bố Iraq. Tham mưu trưởng lục quân Mỹ cho biết, việc sử dụng máy bay không người lái để không kích các mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông là một trong những lựa chọn của Tổng thống Mỹ Obama nhằm hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến chống lại các tay súng thuộc nhóm Hồi giáo cực đoan này. 
Trong bối cảnh xung đột leo thang ở Iraq, các tổ chức quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia vùng Vịnh này khi có đến 1,2 triệu người bị mất nhà cửa từ đầu năm đến nay.
Ngày 28/6, nhiều người Công giáo ở gần thành phố miền Bắc Mosul đã phải tháo chạy khỏi những cuộc giao tranh giữa những tay súng người Kurd với nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông. Liên Hợp Quốc ước tính, riêng tại thành phố Mosul, đã có hơn 500.000 người rời bỏ nhà cửa sau khi thành phố này bị phiến quân chiếm giữ./.
Nguyễn Hùng/VOV.

 
----------------

7 nhận xét:

  1. Bac Bong dung ru ngu dan Viet boi vi the gioi cha ma nao phan doi TQ ngoai tru VN ,philipin ,Ando boi vi nhung nuoc nay bi anh huong truc tiep----con the gioi ho lo than ho chua xong hoi dau lam trong tai khong cong ----Vn phai tu minh cuu lay minh .Dang va chinh phu con u o vit troi thi mat nuoc.

    Trả lờiXóa
  2. Lãnh đạo của người thi mọi cách lo gìn giữ lãnh thổ,sao cho tổ quóc được vẹn toàn và hùng mạnh, còn lãnh đao của đất nước này thi lo giữ ghế, giữ quyền lực và tham nhũng !

    Trả lờiXóa
  3. Quân đội Iraq có được xe tăng hiện đại M1-Abrham của Mỹ đã đánh phiến quân nổi loạn phải tan tác ở Tikrit!

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam "bỏ quyên" một yếu rất quan trọng là quyền thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm chống xâm lược của người dân. Chính phủ cấm biểu tình yêu nước vì sợ biểu tình dẫn đến bạo loạn, lật đổ. Cứ đàng hoàng, thực lòng cùng nhân dân lo chống ngoại xâm, đừng toan tính những ý đồ thỏa hiệp thì lo gì bị lật đổ, trong khi vẫn kêu gọi thế giới phản đối TQ, ủng hộ VN thì mình lại cấm dân mình biểu tình. Đúng là danh không chính, thì ngôn không thuận.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi "chán" khi phải n1oi điều này: tất yếu có ngày Việt Nam là đồng minh thật sự với Hoa Kỳ. Rất biện chứng!

    Trả lờiXóa
  6. Thành công của TQ... là cấm được người VN BT chống TQ XL ngay tại đất nước VN?
    Thành công của VN là lấy được hình ảnh người VIỆT hải ngoại BT chống TQ XL ở nước ngoài kêu gọi cộng đồng QT lên án TQ ủng hộ VN...?
    NGLUY

    Trả lờiXóa