Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

'Tiếng nói' E.MAIL - 92

From: To Van Truong tovantruong1948@yahoo.com
Dear Anh Bảy Nhị
Tôi nhận được thông tin  về hội thảo Mekong 4/4/2014  nhưng bận nhiều việc khác nên không đăng ký tham dự .  Ngay hội thảo của  chuyên gia tư vấn về Mekong Delta của Hà Lan tổ chức năm ngoái (có Anh Bảy Nhị, Gs Võ Tòng Xuân, và tôi vv… tham dự) do Harkoning cùng chủ trì,  ngoài email, điện thoại, họ còn cử người ra tận Hà Nội gặp trực tiếp thảo luận về mục đích, nội dung cuộc họp nên tôi không thể khước từ.
Cách đây khoảng 4 năm Mekong Việt Nam chuyển cho tôi thư mời cử làm đại diện phía VN sang Bangkok tham gia hội thảo do ESCAP tổ chức vì bận, tôi cũng không tham dự được.
Cách đây 2 năm, tôi tham gia đi khảo sát các vị trí xây dựng thủy điện ở Lào theo chương trình của Bộ KHCN, ghé thăm MRC ở Vientiane cảm nhận được sự hạn chế của tổ chức “một thân, đôi ngả” (chia 2 bộ phận của MRC làm việc ở Lào và  ở Campuchia). Về phía VN, ông Bộ trưởng Bộ TNMT kiêm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam hiện nay là Nguyễn Minh Quang tầm nhìn, tư duy hạn chế,  làm sao mà so sánh được với các vị tiền nhiệm như Nguyễn Cảnh Dinh, Lê Huy Ngọ.       
Sáng hôm qua, tôi ngồi cùng với nhóm  nông dân tri thức ở quê nhà (Thái Bình) theo dõi qua truyền hình phiên điều trần của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát về chủ đề khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp và nông thôn mới. Có người xem được một lát, chán, bỏ đi vì thấy bổn cũ soạn lại!  
Nếu  thu xếp được thời gian, tôi sẽ viết bài cảm nhận của cử tri vì thấy lãnh đạo  “lẫn lộn tư duy” về chiến lược phát triển và “ru ngủ” cử tri bởi các con số chẳng có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Trong thống kê có 2 loại chỉ tiêu về chất lượng và số lượng. GDP là chỉ tiêu về lượng nhưng tỷ trọng so sánh năm này với năm khác lại thể hiện về chất. Người dân quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng như các chỉ tiêu cạnh tranh, sức mua so sánh đều thụt lùi vì đó mới là phản ánh thực sự về cuộc sống.  Chiến lược phát triển không phải là dựa  trên  tái cấu trúc nông nghiệp bởi vì các yếu tố hiện hữu hy vọng giúp cho tăng trưởng  đã tiến tới “kịch trần” cho nên chiến lược phát triển phải xây dựng hệ thống mới với các yếu tố mới.
Nông dân quê tôi, họ hiểu, cảm thông tri thức của lãnh đạo được trang bị qua con đường học ”tại chức”  nhưng họ cũng lưu ý  khi làm trọng tài “ngồi phán”,  đừng quên rằng tổ chức của Quốc hội khác với hành pháp là không có cấp trên, cấp dưới vv…
Hẹn khi nào có dịp gặp lại Anh Bảy nói chuyện nhiều hơn kể cả câu chuyện về tàu ngầm của doanh nhân Thái Bình đang thử nghiệm.
Thân kính
Tô Văn Trường  
-------------------------------
On Tuesday, 8 April 2014, 23:35, Nguyen Minh Nhi <nguyenminhnhi.ag@gmail.com> wrote:
Thân gởi anh Trường,
Ngày 4/4/12 tôi được mời dự Hội thảo về hai dự án thủy điện của Lào có ảnh hưởng đến hạ lưu sông Mê-công mà Campuchia và VN lãnh đủ. Tôi lấy làm lạ sao họ không mời anh với tư cách chuyên gia Thủy lợi dày dạn kinh nghiệm vừa là cựu chuyên gia quốc tế sông Mê Công?. Có tiếng nói phản ứng việc nầy. Nhưng tổ chức nầy chánh thức là của ai mình không rõ?.
Trong phần giới thiệu sự có mặt của tôi, họ nói là "người ở đầu nguồn sông Mê-Công khi vào lãnh thổ VN" và mời tôi  làm 1 trong 3 diễn giả chính. Tôi hơi lúng túng, nhưng nhờ từng làm việc thủy lợi với các anh nhiều năm trước và nhờ cập nhật mức nước hàng tháng, hàng năm tại chổ nên tôi mới có "bột" để "gột nên hồ!".
Tôi nói mấy ý:
1/- Sông Mê-công là con sông quốc tế, qua 6 nước, Trung quốc là nước lớn phải có trách nhiệm lớn và phải tham gia Ủy hội Mê-Công, kể cả Myanma.
2/- Chúng ta không yêu cầu hủy thủy điện xayaburi và Don sahong mà yêu cầu tạm dừng chờ khảo sát lại và có ý kiến đồng thuận của các nhà khoa học quốc tế làm tham mưu cho các chính khách và chánh phủ liên hệ quyết định có trách nhiệm.
3/- Bản thân tôi có nuôi cá bên bờ sông Hậu, thấy rõ khoảng 1 năm nay, tôi tự lấy nước chênh lệch thủy triều (lớn - ròng) mà không dùng điện để đưa nước vào ao. Hàng tháng không tốn đồng nào thay vì hơn một năm trở về trước phải tốn hàng triệu đồng tiền điện mổi tháng. Kết hợp, nghe thông tin mặn xâm nhập sâu hơn so với trước. Hiện tượng ấy có liên quan gì với hiện tượng "nước biển dâng" và ành hưởng bởi các con đập trên thượng nguồn và Trung Quốc?
Phát biểu của tôi có bạn phản hồi rất đồng tình.
Xin thông tin trao đổi và chuyển ý kiến các bạn có trách nhiệm gởi anh xem.
Thân ái,
Bảy Nhị. 
On Monday, April 7, 2014 2:38:23 AM, Ngô S. Đồng Toản <ngosdongtoan@gmail.com> wrote:
Kính chào Anh Phan Long (VietEcology),
Dear cả nhà,
Nhân hôm 03/04/2013 cách đây 4 hôm em có dự Tọa đàm VRN trước thềm MRC 2nd Summit tại Saigon, nay em xin phép quay lại cái Topic tháng 10 năm ngoái này.
Xin gửi kèm:
- tổng kết các thảo luận cũ T10/2013
- ảnh Tọa đàm VRN trước thềm MRC 2nd Summit (có Mr. Nguyễn Minh Nhị)
- Thư kêu gọi hủy bỏ các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông 03.04.2014 
Hy vọng các nỗ lực của các chuyên gia, các tổ chức liên quan sẽ được kết hợp để có được những gì tốt đẹp hơn. 
Trân trọng
----- Original Message -----
To: M nghiem
Sent: Tuesday, April 08, 2014 6:06 AM
Subject: Re: Don Sahong
Kính gửi cả nhà,
Kính cám ơn anh Toản, cô MN, anh Long đã cập nhật thông tin và chia sẻ cởi mở, thẳng thắn vấn đề mà cả nhà quan tâm.
Thưa anh Long, cái khó nhất đó là tâm thức cộng đồng và nhất là tâm thức lãnh đạo, tâm thức của những kẻ ra quyết định và ban tham mưu, vận động. Chúng ta chỉ có thể đóng góp tốt nhất phần mình trong khả năng và điều kiện của mình như những gì Thuật và SCT có thể đóng góp cho Cát Tiên được bảo vệ thoát khoải ĐN 6 và 6A. Thuật hiểu điều đó nên không buồn, không thất vọng, vẫn có niềm tin trọn vẹn vào sự thay đổi tốt hơn nếu có người tích cực, điều kiện-xúc tác tích cực tác động vào trong quá trình phản ứng.
Thời gian tới Thuật và một số anh chị em tâm huyết sẽ tập trung vào mục tiêu dài hạn đó là góp phần nâng cao nhận thức, đóng góp vào sự chuyển hóa tâm thức cộng đồng thông qua hoạt động giáo dục đạo đức môi trường 4Es (4Es for Peace and Enviroment) mà mình đã theo đuổi. 
Trân trọng,.........................
Nguyễn Huỳnh Thuật
Đồng sáng lập và trưởng đại diện nhóm SCT
Hand phone number: (+84) 913 690 950
Skype: nguyen_huynh_thuat
FB: https://www.facebook.com/nghthuat
http://www.flickr.com/photos/savingcattiennp 
http://savingcattiennationalpark.blogspot.com
http://www.cuulaycattien.tk
2014-04-07 23:33 GMT+07:00 M nghiem <pmnghiem2@yahoo.ca>:
Anh Toản mến,
Trên đường ra phi trường đi về, tôi thấy các biểu ngữ về summit này nhưng về trước hôm ấy, nên xin cám ơn đã cập nhật thông tin.
Đã thấy có bài phỏng vấn anh Nguyễn Đức Hiệp trên rfi về Mekong
và Thư của Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu gửi các Bộ trưởng Ngoại giao Úc – Mỹ – Nhật về những vấn đề sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long:
http://www.boxitvn.net/bai/24873
Có dự định gặp Thuật nhưng thời gian ở SG rất ngắn mà chương trình họp hành gặp mặt chật nít nên không có giờ để gặp. Xin lỗi đành để dịp hè.
Thấy các bài này, xin gửi mọi người cũng xem nếu chưa đọc:
Vài hành kính chào và thăm tất cả.
Kính,
MN
 From: Long Pham <longpham96@gmail.com>
Date: 2014-04-07 22:46 GMT+07:00
Subject: Re: Don Sahong
To: "\"Ngô S. Đồng Toản\"" <ngosdongtoan@gmail.com>
Thưa các bạn,
Tôi thất vọng vì CB và VN đã không quyết liệt tranh đấu buộc Lào đem nộp Don Sahong theo thủ tục PNPCA. Bỏ cơ hội thỏa hiệp này về tay không thì hai ông Hun Sen và NTD đã thua Lào và Mega First, không biết dựa vào tiếng nỏi của dân, hậu thuẫn của trí thức, các nưởc tài trợ, và dư luận thế giới để kiềm chế Lào và điều chỉnh hoạt động MRC. Đã thế mà theo trang NJ của bộ ngoại giao VN ông NTD còn tự khen Summit là SUCCESS thì hết biết.
Tuy nhiên trong bản Press Release Development Partners có đề nghị đưa các đập phụ lưu có tác động qua biên giới vào thủ tục PNPCA, nhưng HCM City Declaration không thể hiện quyết định này. Cần có một amendment cho HĐ 1995 có sức áp chế pháp lý các thành viên tuân thủ PNPCA.
Lời kêu gọi của Save the Mekong và quyền lợi dân không có ý nghĩa gì với những cặp tai điếc lãnh đạo. Chỉ có cách kiện AECOM trước OECD dù thành hay bại cũng tốt như đã kiện Poyry về Xayaburi mà IRN và VRN tham dự. Theo lời khyên của OECD tôi liên lạc tìm hiểu thì họ đề nghị một NGO tại Úc đứng nộp đơn và các NGO các nơi khác có thể cùng nhập cuộc.
Nếu các bạn biết NGO nào bên Úc muốn tiến hành việc này cho chúng tôi đươc nhập cuộc.
Long 
-------------------
2013/10/27 Hai Yen Nguyen <trhyen2001@gmail.com>
Chào anh Long, anh Cung và các thành viên nhóm SCT,
Về Mekong và việc bất chấp PNCPA để tiến hành xây dựng các đập của Lào trên sông Mekong, và sự im lặng của CP VN, nó có mấy khía cạnh chúng ta cần nhìn nhận:
1) bản chất tham lam vơ vét của các NMC (National Mekong Committee): vì các NMC muốn mình được quyết định toàn quyền nên đã phế truất quyền can dự của MRCS trong vai trò điều phối và định hạn. Các NMC đòi hỏi mục đích đó, chỉ cho một ý đồ là có quyền quyết định và điều hành và cưỡng bức toàn bộ hoạt động của MRCS tới từng nhân viên của MRCS, để vơ vét và cào càng nhanh càng tốt tiền của tài trợ. Nếu chính các TNMC và LNMC (của Thái và Lào) thực hiện như thế thì cũng ko ảnh hưởng đến quyền lợi của đất nước họ, vì họ là các nước trên thượng nguồn so với Cambodia và VN. Nhưng điều khốn nạn là chính phủ của VN và Cam quá tham nhũng, chúng chỉ đặt lợi ích cho cá nhân và nhóm cá nhân, nên chúng cũng vào hùa với TNMC và LNMC để vắt sữa các khoản tài trợ, thay vì chúng phải minh bạch hóa chi tiêu và thanh toán với MRCS. Các VNMC và CNMC hoàn toàn chỉ đặt lợi ích nhóm, mặc dù CNMC có phần nào đó phản ứng vì quyền lợi của Cam, nhưng:
2) Đáng lẽ, khi hai chính phủ Lào và Thái là những kẻ phá bĩnh thì VN hơn ai hết phải biết hợp tác với Cam để đối trọng, nhưng bản chất kiêu ngạo của VN và cá nhân của người đứng đầu VNMC với người đứng đầu CNMC, theo quan sát của Yến thì chính người đứng đầu của CNMC được đánh giá cao hơn cả về kiến thức và cách hành xử quốc tế, đây là ý kiến chia sẻ của các chuyên gia quốc tế. Thành ra những phản ứng của Cam lại trở thành đơn độc.
3) Thực lực về khoa học và tiền bạc của VN thì còn yếu, thế nhưng các khoản tài trợ, gợi ý tài trợ của CP Mỹ trong việc giúp VN thực hiện nghiên cứu các đánh giá ảnh hưởng của MT và thủy điện, CP Mỹ muốn tông qua tổ chức ICEM của Úc, có văn phòng ở Hà Nội. Nhưng điều cực kỳ khó khăn cho ICEM vì CPVN và VNMC muốn khoản tài trợ đó phải thông qua họ thay vì ICEM, và như thế họ có quyền grand cho ai hoạc đòi hỏi ICEM phải có cách hành xử "two ways benefit" (đây là chia sẻ của cá nhân Dr. Jeremy Carew-Reid, head của ICEM. Mặc dù vế mặt kỹ thuật Yến cũng có những cái chưa hài lòng với việc thực hiện của các local staffs của ICEM, nhưng hiện giờ VN và Mekong cũng vẫn phải cần ICEM. Sau khi Yên rời MRC chẳng biết việc CP Mỹ tài trợ 3 Mio USD thông qua ICEM có đc tiến hành ko?. 
4) Nhìn vào cách bỏ rơi/loại khỏi vòng các chuyên gia như Dr. Đào Trọng Tứ, Tô Văn Trường, những người có kiến thức và thật lòng muốn đóng góp cho một Mekong tốt đẹp hơn, ra khỏi các hoạt động của MRC sau khi họ ko còn làm ở MRC, sẽ thấy mục tiêu của VNMC là gì.
5) Sau khi có những Media discussion trong 4 countries và nhiều nhà tài trợ và tổ chức quốc tế về việc CP Lào muốn xây dựng Xarabury, câu chuyện vẫn chưa ngã ngũ, một số nhân viên VN bến MRCS rất lo lắng về việc CP Lào có thể bất chấp xây Xarabury. Nhưng đến cuối năm 2011, sau khi bầu cử Lào hoàn tất, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao của VN (một cá nhân) có cho Yến biết là đừng quá lo, chắc chắn Lao sẽ ko xây đâu, vì chính phủ VN đã mua toàn bộ CP Lào, vì toàn bộ phe thân VN thắng cử. Mặc dú cá nhân đó rất thân với Yến, và thực tâm cá nhân đó cũng rất kỳ vọng sẽ ko có một đập TĐ nào trên sông Mekong. Nhưng kết quả như thế nào thì bây giờ nó đã bành hanh ra rồi.
6) CP VN bất lực với sự gọi là "tráo trở của CP Lào" về tình hữu nghị anh em, CP VN ko ngờ rằng mình cũng bị TQ mua bán và sắp đặt và mình luôn tuân lệnh theo chính phủ đàn anh TQ, thì CP Lào cũng phải như thế với CPVN. Chính vì thế ông Lê Thanh Nghị, phát ngôn viên của BNG có đưa thông điệp rằng: CP VN ko phản đối việc xây Xayabury, vì chính phủ Lào đã khắc phục đc những ảnh hưởng của nó. 
7) Việc im lặng của CPVN chỉ nhằm che giấu thông tin, để làm sao không ảnh hưởng cả đối ngoại và bảo toàn những cái ghế nhiệm kỳ của toàn biệ hệ thống CP VN. 
8) Trước đây CPVN ko quá tệ trong vấn đề tham nhũng và lợi ích nhóm, nên việc hợp lực giữa CP, VNMC, và các nhân viên VN bên MRCS tương đối hợp nhất, phần nào nó làm đối trọng với CP Thái, Lào kẻ chuyên phá bĩnh. Nhưng VNMC hiện nay nó là mô hình thu nhỏ của CP VN, và hậu quả của nó như thế nào, sự phân rã của MRC như thế nào đều đã rõ. Sự phân rã của MRC càng nhanh và càng hiện thực thì người đau đớn nhất, thiệt hại nhất chính là người dân VN.
9) Luật pháp VN ko minh bạch, chính vì thế các quan lại cứ việc tiến hành và cố gắng giấu nhẹm sự thật trong nhiệm kỳ của mình cho đến lúc hạ cánh an toàn, và cũng chẳng có cái luật nào để truy tố sau khi đã đánh giá hậu quả ở giai đoạn sau. 
Chia sẻ với mọi ngừoi một số ý kiến thế, còn nếu anh Long muốn Yến đóng góp đc gì thì xin cho biết.
Have nice weekend,
Hải Yến
Vào 00:18 Ngày 27 tháng 10 năm 2013, Long Pham <longpham96@gmail.com> đã viết:
Thưa bác Cung và các anh chị.
Hiện CP Lào đã tuyên bố và đồng thời tiến hành xây đập Don Sahong họ không thông báo và  tham vấn với ba nước thành viên MRC theo thủ tục PNCPA, đến khi bị phản đối thì cho rằng đập này là intrabasin nên không phải thông qua PNCPA. Thật là hành động ngang ngược, cố ý và mờt vi phạm Agreement 1995. Trong khi có một nhân viên tòa đại sứ VN phản đối, CP VN thì im lặng không phản đối trực tiếp với CP Lào. Có lẽ vì CP VN cũng muốn thực hiện 19 dự án trên Mekong nên không thể phản đối. 
Tôi tìm lại bài trên VRN thì trang mạng này hiện không vào được nữa.
Trong khi WWF, IRN và các báo BANGKOK Phnom Peng đều thông báo về nguy hại của đập này.
Nếu VRN bị bịt miệng thì phải nhờ RFA, RFI làm phóng sự về những sự việc này để mở rộng thông tin thay cho VRN.
Chị Hải Yến và bác Cung giúp một tay được không ạ? Xin tha lỗi đề nghị mạo muội này.
BS NT Vinh đang viết bài về Don Sahong tôi sẽ liên lạc và yêu cầu RFA tham dự đề tài này.
Tôi có liên lạc với TS. Ian Baird, người chuyên khảo cứu về ngư  sinh Mekong có thể giúp gì không?
Long
Sent from my iPad
On Oct 15, 2013, at 12:21 AM, DANG Dinh Cung <ddc@noos.fr> wrote:
Thưa các Bác,
Tôi có ký kiến-nghị chống dự-án Đồng-Nai 6 và 6A do nhóm bảo-vệ Vườn Cát Tiến đề-xướng. Thủ-tướng đã quyết-định hủy-dự-án đó. Nhờ đó tôi có thêm một số bạn trên khắp thế-giới thỉnh-thoảng trao đổi với nhau về bảo-vệ môi-trường ở Việt-Nam.
Các Bác có thể liên-lạc với tôi qua điện-thoại hay thư điện-tử.
Xin kính thư,
DANG Dinh Cung, ME, DS, DBA
1 rue du Poisson Bleu, F-92290 CHATENAY-MALABRY, France
Phone: 33-174.62.13.08
Mobile: 33-610.28.51.99
E-mail: DDC@Noos.Fr
----------
DANG Dinh Cung is specialized in Industrial Management.
He advises companies in their search of productivity improvement.
Paper is precious. Please don't waste it. Print this e-mail only if necessary.
Le papier est precieux. Ne le gaspillez pas. Imprimez ce courriel seulement si c'est indispensable.
Giấy là một sản-phẩm quý-báu. Xin đừng phí-phạm. Chỉ nên in thư này khi cần-thiết.
Le 15/10/2013 02:47, Thuat Nguyen Huynh a écrit :
Anh Long kính mến,
Em xin kính chuyển thư này đến chị TS Nguyễn Thị Hải Yến và thầy Đặng Đình Cung để chị, thầy được biết, xem xét, chấp thuận cho đề nghị của anh Thành-RFI.
Trân trọng,
Nguyễn Huỳnh Thuật
........................................................
Đồng sáng lập và đại diện (Co-founder and representative)
Nhóm Yêu quý Bảo Cát Tiên (SCT)
(Love and Save Cattien National Park Group)
Hand phone number: (+84) 913 690 950 
2013/10/15 Long Pham <longpham96@gmail.com>
Anh Thuật thân mến:
Đài tiêng nói Pháp RFI đang muốn làm một phóng sự về thủy điện miền Trụng
Tôi nhờ cậy anh liên lạc với anh Cung va chi Hải Yến đề nghị anh hay chị cho phép anh Thành -thông tín viên RFI- liên lạc phỏng vấn về đề tài này nếu anh chị ấy xét và chấp thuận đề nghị. Anh Nguyễn Trong Thành có viết thư liên lạc sau đây.
Mong được các bạn cùng giúp một tay nhé.
Long
---------- Forwarded message ----------
From: Trong Thành Nguyen <trongthanhrfi@yahoo.fr>
Date: 2013/10/14
Subject: thư Paris
To: "longpham96@gmail.com" <longpham96@gmail.com>
Em chào anh Long, em xin gửi anh địa chỉ mail của em. 
Anh giúp em liên lạc với anh Đặng Đình Cung và chị Hải Yến anh nhé
Cảm ơn anh rất nhiều
Thành
------------
Ban Việt ngữ Đài phát thanh quốc tế Pháp - RFI
80 Rue Camille Desmoulins, Issy-les-Moulineaux
Île-de-France 92130, France
Tel + 33 1 84 22 86 65
Mobile : + 33 6 81 87 61 14
2013-10-27 22:07 GMT+07:00 Long Pham <longpham96@gmail.com>:
Tôi rất cám ơn chị HY cho biết về MRN như thế. Mong sẽ nghĩ ra và đề  nghị cùng cả nhà việc gì ta có thể làm.
Mong được nghe ý kiến của tất cả. 
Sau đây là tâm sự của tôi:
CP Lào, sau quyết tâm xây Xayaburi qua thù tục MRC chặn ngang dòng chính sông Mekong, 
lần này họ ngang nhiên tuyên bố và tiến hành xây đập thứ hai Don Sahong không thông qua thủ tục MRC. 
Trong nước, Vietnam River Network (VRN) lên tiếng về các tác hại xuống ĐBSCL nhưng trang mạng VRN đã bị firewall làm bên ngoài không vào đựơc. 
VRN là tiếng nói xã hội dân sự uy tín nhất với tư cách stakeholders trên diễn
đàn quốc tế. Những biên khảo của VRN rất có thẩm quyền và giá trị. Hy vọng VRN
sẽ sớm "mở cửa" ra được để mang ánh sáng từ trí tuệ soi vào vào các dự án có hại
cho dân và đưa tiếng nói trí thức VN vọng ra bên ngoài.
CP VN cần có phản ứng phản đối khẩn cấp cần thiết với CP Lào, nhưng chưa thấy CP
có phản ứng gì. Sự chậm chạp và im lặng khó hiểu này là mối ưu tư nặng nề cho
nông ngư dân mình. Nông dân làm ruộng đã không được tự do bán thóc vì bị luật lệ
trong nước chèn ép, mà bên ngoài còn ngăn chặn nước và phù sa vào ruộng từ
thượng nguồn. Ruộng thì khô, dân thì khát. gánh nên lúa trên lưng dân ngày càng
thêm nặng.
Sau đây là biên khảo mới nhất của BS Ngô Thế Vinh viết về Don Sa Hong trên VEF.
Long
XAYABURI MỘT NĂM SAU: 
DON SAHONG CON ĐẬP DÒNG CHÍNH
THỨ HAI CỦA LÀO
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
NGÔ THẾ VINH 
“Sản xuất lúa gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ
hai Don Sahong ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong ngay trước khi đổ
vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar
Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn. Chúng tôi đã chứng kiến những
cánh đồng lúa lan rộng trong mùa khô trên khắp các vùng Đông Bắc Thái, Nam Lào
và Cam Bốt, đã rút đi một lượng nước sông rất đáng kể trong vùng. Nhiều năm qua,
nguồn nước cung cấp cho các vụ lúa mùa khô nơi ĐBSCL đã bị sút giảm nghiêm
trọng, hậu quả là nạn nhiễm mặn tiến sâu vào đất liền xa tới 80 km và gây tổn
hại cho mùa màng. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Lào và các nhà đầu tư Mã Lai hãy
tự tiết chế không gây tác hại thêm cho dòng chính sông Mekong nhằm bảo vệ môi
sinh và cư dân nơi hạ nguồn.” [26-10-2013] Gs. Võ Tòng Xuân,  Nguyên Viện trưởng
Đại Học An Giang.     
 -------------------
DON SAHONG CON DOMINO THỨ HAI
      Chỉ mới 13 tháng sau, không lâu sau lễ động thổ con đập Xayaburi 1,260 MW
ngày 07/ 11/ 2012, [3] Lào đã tiến xa thêm một bước nữa, nhanh hơn dự kiến khiquyết định xây con đập Don Sahong 260 MW gây rất nhiều tranh cãi. Ngày 3 tháng10, 2013, chính phủ Lào thông báo cho MRC về quyết định xây con đập dòng chínhthứ hai: Don Sahong, là một con đập-dòng-chảy / run-of-river dam nằm trong vùngThác Khone / Siphadone thuộc tỉnh Champasak, Nam Lào chỉ cách biên giới Cam Bốt2 km. Lào chưa công khai đưa ra một đồ án chính thức / project’s final design vàchi tiết về con đập Don Sahong. Nhưng sơ khởi chỉ được biết con đập cao 30m, cóchiều ngang rộng 100m, trụ trên suốt chiều dài 5km của hẻm nước /water channel
Hou Sahong. [5]
      Và cũng chưa cần biết có đạt được sự chuẩn thuận của các quốc gia Mekongtrên quy mô vùng hay không, nhưng chính phủ Lào đã  xác định công trình xây dựngđập Don Sahong sẽ được khởi công trong tháng tới (11/ 2013), dự trù hoàn tất vàhoạt động phát điện vào tháng 05/ 2018. Toàn lượng điện sẽ được bán cho công tyđiện lực nhà nước Lào (EDL/ Electricité du Laos). [5]
      Milton Osborne, tác giả cuốn sách The Mekong – Turbulent Past, Uncertain
Future, nhận ra điều khá bất thường là Lào chỉ thông báo cho Thái Lan và Việt
Nam nhưng lại không thông báo cho Cam Bốt là một quốc gia ngay kế cận, về ý địnhxây con đập Don Sahong; cũng như với Xayaburi, sự thông báo dĩ nhiên bao giờcũng kèm theo kèm theo một trấn an rất chung chung là “con đập không ảnh hưởnggì tới khúc sông hạ nguồn.”
      Đây phải được coi là một hành xử rất thiếu sót của chính phủ Lào vì theoquy định của MRC 1995, trước khi đi tới một quyết định như thế, Lào cần phảitham khảo với từng quốc gia thành viên MRC trước khi có một hành động có thể gâyphương hại tới quyền lợi của nước láng giềng. [6]
      Dự án đập Don Sahong không chỉ thiếu giai đoạn Tham-vấn-trước/ Prior
Consultation, mà nghiêm trọng hơn nữa là thiếu cả một nghiên cứu độc lập khoa
học và khả tín về ảnh hưởng tác động môi trường của con đập.
 
----------------------
HÌNH I: Vị trí đập thủy điện Don Sahong 260 MW trên Thác  Khone  [Nguồn: MRC
2013 ]
Quyết định của Lào đã gây nên một làn sóng chống đối và phẫn nộ trong quần chúngcác quốc gia láng giềng, các nhóm xã hội dân sự/ civil society groups và các tổchức bảo vệ môi sinh uy tín trên thế giới như: IRN/ International RiversNetwork, WWF/ Worldwide Fund for Nature… 
      Thế còn với dân chúng Lào thì sao? Họ đang phải sống dưới một chính quyềnnhà nước độc đảng – như mô hình đảng Cộng Sản Việt Nam, hoàn toàn kiểm soáttruyền thông báo chí, chỉ để loan truyền những thông tin thiếu trung thực và tôhồng thành quả phát triển do lợi nhuận từ các con đập. Vụ bắt cóc và có thể làthủ tiêu nhà hoạt động xã hội và bảo vệ môi sinh Lào rất nổi tiếng SombathSomphone – từng được trao giải thưởng Magsaysay 2005, như thứ một giải Nobel HòaBình Á châu, đã bao trùm không khí khủng bố sợ hãi trên các nhóm xã hội dân sựcòn rất non trẻ trên đất Lào. [2]
      Còn với ngót 20 triệu cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long, như từ bao giờ, họkhông chỉ thiếu thông tin mà cũng không ai cho họ có cơ hội để được lên tiếng,cho dù họ đang sống trên một khúc sông cuối nguồn, phải lãnh đủ mọi hậu quả tiêucực tích lũy không phải chỉ có từ những con đập thủy điện Trung Quốc mà còn ngaytừ các quốc gia hạ nguồn Mekong.   
      Về phía chính quyền các quốc gia Mekong, ngay sau khi MRC được Lào thôngbáo quyết định xây con đập Don Sahong, thì Mok Mareth, từ Cam Bốt nguyên là Bộtrưởng Môi sinh và hiện là chủ tịch Ủy hội Môi sinh và Tài nguyên Nước của Quốchội, đã lên tiếng chỉ trích sự “thiếu trong sáng / lack of transparency” tronghành xử của Lào đối với hai con đập Don Sahong và Xayaburi.    Cho dùđã gửi điện thư tới chính phủ Lào yêu cầu cung cấp tài liệu về con đập DonSahong nhưng đã không được đáp ứng, “Bộ Môi Sinh Cam Bốt chưa bao giờ nhận đượcnhững tường trình như vậy, điều ấy khiến chúng tôi hết sức quan tâm” [8]
Quan trọng hơn là Don Sahong sẽ gây tác hại trực tiếp tới một khu bảo tồn bất
khả xâm phạm với Cam Bốt. Chính phủ Cam Bốt công bố và đã được Liên Hiệp Quốc
nhìn nhận vùng wetland ở miền bắc Strung Teng gần thác Khone là vùng được bảo vệtheo công ước quốc tế Ramsar. Việc Lào không tham vấn Cam Bốt không những có thểlà một vi phạm nặng nề vào Hiệp Định Mekong 1995 mà cả với công ước Ramsar củaLiên Hiệp Quốc
[Thư đã được cắt bớt]  Xem toàn bộ thư
-------------

3 nhận xét:

  1. Lào biết VN giờ giá trị thấp lắm. Họ không quan tâm nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Chỉ thấy 1 bức tranh với chủ đề:
    Lợi dân cho dân thì hại cho quan.

    Trả lờiXóa
  3. Để đ/c Lào không xây đập thủy điện thì ta và đ/c Cam Bốt phải trả cho đ/c Lào ít nhất đúng bằng thu nhập do các đập này mang lại. Cái này được gọi là phí chi trả dịch vụ môi trường sông Cửu Long. Các bác là đừng có mong lunch free mà mất công nhé!

    Trả lờiXóa