Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

'Tiếng nói' E. MAIL - 80

* From: Gs. Nguyễn Tử Siêm  siemnguyentu@yahoo.com
K/g anh Trường & các anh chị,

+ Đã lâu tôi làm nghề, không mấy quan tâm đến chuyện ngành từ giác độ của một "cán bộ", chỉ còn để tâm đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân từ suy nghĩ của con một gia đình nông dân mà thôi. Bài của anh tôi không coi là vạch cái dở của Bộ ra, mà là một cách nhìn mới hơn: nhìn thẳng vào sự thật, để tìm ra cái gì chưa được mà sửa, chứ cứ ngợi ca mãi cái được làm gì (gạo chưa ăn còn đó). Tôi nghĩ đừng lấy mấy con số "nhất nhì thế giới" của tiểu ngành Trồng trọt ra mà do rồi yên tâm, nhắc mãi. Thước đo thời nay phải là thực trạng xã hội nông thôn, động lực của đại bộ phận nông dân, tài nguyên đất đai, biển đảo, rừng, đa dạng sinh học, nguồn nước, tình hình ô nhiễm, thức ăn sạch, ...  mới đáng suy nghĩ để tìm đường hội nhập. Không có 1 tư duy kiểu Khoán 10, thì đất đai của ta nhanh chóng thành "nhượng đia" (còn nhanh hơn cả thời thực dân).  

+ Tôi xin lỗi nếu làm ai phật ý khi nói "Hội đồng chuột treo chuông cổ mèo", đây không phải ám chỉ các Hội đồng của ngành nông nghiệp, mà nhiều Hội đồng như vậy. Đây cũng không phải câu của tôi mà tự trào của nhiều vị khả kính than như vậy. Khi Lãnh đạo cần thì lấy Hội đồng làm cái công cụ của mình. Hội đồng KHCN của Bộ NN tôi có tham gia cũng không ngoại lệ. Thua nhiều hơn thắng, cũng có những lần làm "gián quan" thành công, ví dụ: không thông qua được "Chương trình 1.200 tỷ lúa lai...", mặc dù thời thịnh hành nó đã được đưa vào Nghị quyết TƯ. Còn "Chương trình Mía đường" hay "5 triệu ha rừng" hay "Chuyển rừng nghèo sang cao su" thì thua. Chủ trương dẹp giống lúa 50404, đốn bỏ mấy trăm nghìn ha cà phê vượt qui hoạch, nông dân có nghe đâu. 

+ Tổ chức Nghiên cứu khoa học, ban đầu chỉ có 1 Viện (Pháp đến giờ cũng chỉ có 1 Viện INRA), đem chia nhỏ ra. Các bậc đàn anh trong giới KHNN lúc ấy thường bảo "6 viện không viện nào ra hồn, 3 trường không trường nào chất lượng". Hậu quả của việc bỏ qua giới khoa học, làm theo ý chí của giới tổ chức. Nhận ra vấn đề, T.T. Võ Văn Kiệt chỉ thị đầu năm 1997 phải nhập lại thành 1, chẳng Viện nào chấp hành. Áp đặt hành chính thì dễ, sửa thì khó. Gom cả nghìn gia đình khoa học nông nghiệp bỏ vào 1 "cái rọ An Khánh", đánh đố nhau, ai mà về đấy được (lúc ấy nó giống như một khu chung cư ế bỏ hoang ở Hà Đông bây giờ). Xe Hino bốc anh chị em đi về suốt mười mấy năm, cuối cùng rồi lại quay về Văn Điển !.

+ Anh định viết "Bộ trưởng mắng...".  Ở đâu chứ bên Nông nghiệp thì giới KHCN ăn mắng nhiều rồi, riết rồi cũng ... quen, chả mấy ai nói nữa. Chẳng phải vì sợ mà vì "nước đổ lá môn". Không phải bây giờ mới nói mà lúc đương nhiệm cũng nói, nhưng có lẽ anh chị em làm KHCN quen nói nhẹ nhàng, chứ không mạnh miệng lấn lướt như người có quyền. Chỉ có sở cứ, chứ không "có gang có thép". Trong giới này bình đẳng cả, không có quan khoa học, anh ạ. Thế mà một số vị quản lý cứ sợ nghe theo lời khuyên của giới khoa học công nghệ, cứ sợ họ giành mất chức hay sao ấy.

Tôi chẳng bức xúc gì cả (lúc đang làm chả bức xúc thì thôi, bây giờ có gì nữa mà giận dỗi), chỉ có vài suy nghĩ thô thiển. Có sai thì ác anh chị nói lại để sửa, chứ đừng mắng.  

Kính mến,                
Nguyen Tu Siem
CIDA International Chief Technical Adviser
Mobile +84 913 234 073
Skype: siemnguyentu


On Monday, 17 March 2014 1:16 PM, To Van Truong <tovantruong1948@yahoo.com> wrote:

Vào ngày 12:52 Thứ Hai, 17 tháng 3 2014, To Van Truong <tovantruong1948@yahoo.com> đã viết:
Kính gửi : Anh Vỹ 
Tôi chuyển tiếp mail của Gs Nguyễn Ngọc Kinh nguyên Vụ trưởng Vụ KHCN để Anh hiểu rõ hơn nội tình của ngành ta. Vì không thấy nói là thư riêng (không chuyển cho người khác) nên tôi mạn phép GS Kinh chuyển tiếp để những người quan tâm tham khảo.
Có vị GSTS viết cho tôi như sau:
"Từ lâu rồi, tôi không quan tâm đến thời cuôc nhưng lúc gần đất xa trời nhìn lại quãng đường mình đi thấy ngành nông nghiệp suy thoái thì mình cũng có trách nhiệm vì nói lãnh đạo không nghe, cũng ngại phiền toái nên mặc kệ cho nước chảy bèo trôi. Tôi đọc các bài viết thuộc nhiều lĩnh vưc của Anh, phải nói thật rất ngưỡng mộ cả về trí thức và bản lãnh của người cầm bút. Mong có dịp gặp nhau sẽ nói chuyện nhiều nhé" vv...
Có vị lãnh đạo  hỏi tôi về chuyên gia Nguyễn Tử Siêm? Tôi thưa đó là vị GSTS tuy tôi chưa gặp mặt nhưng là người khả kính. Vị lãnh đạo bảo rằng sau khi đọc 3 bài bình luận của Anh Siêm, đất nước ta, ngành ta cần những nhà khoa học tâm huyết , nói thẳng như thế!   
Tôi vừa viết xong bài "Bộ trưởng hay mắng và ...bị mắng" cho tờ báo nhiều bài đọc. Mới chuyển cho tòa soạn sáng nay, họ đã biên tập nhập vào CMS rồi, để lên lịch đăng trong tuần này. Bài viết nói về những bất cập của ngành giao thông, một ông Bộ trưởng hay mắng kể cả nhà thầu nước ngoài. Bài báo chỉ rõ nguyên nhân về độ vênh giữa quy định của quốc tế và VN vv...Tin rằng bài báo  sẽ thuyết phục bạn đọc vì thẳng thắn và xây dựng.
Kính
Tô Văn Trường  
On Monday, 17 March 2014, 11:22, Ng NKinh <nnk1938@gmail.com> wrote:
Thân gửi Anh Tô Văn Trường.
 Tôi vẫn đọc các bài viết của Anh do Gs. Nguyễn Văn Luật chuyển cho. Song bài viết " Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp" thì tôi mới nhận được cách đây vài ngày do một cán bộ ngoài ngành nông nghiệp gửi cho tôi, sau đó tôi có điện thoại cho Gs.Luật và Gs.Luật đã chuyển bài viết và địa chỉ hòm thư của Anh cho tôi.
Tôi cũng đã chuyển tiếp bài viết của Anh cho một số bạn bè trong và ngoài ngành NN.
Tôi nghĩ rằng bài viết của Anh rất đúng đắn và nói lên được tiếng nói chung về sự đánh giá ngành NN  của những người quan tâm đến ngành- mà Anh là người đầu tiên đã tổng kết và đánh giá một cách khách quan và trung thực.
 Là người đã công tác trong ngành 42 năm cho đến khi nghỉ hưu, trong đó có trên 15  năm cuối làm công tác quản lý KHCN, tôi rất muốn được chia sẻ với Anh nhiều điều trong đó có nhiều sự việc minh chứng cho những nhận định, đánh giá của Anh. Trong thư này tôi chỉ muốn nói thêm một điều là : Bộ trưởng Cao Đức Phát xuất thân từ một cán bộ không làm nghiên cứu khoa học và quản lý KHCN  nông nghiệp, song vì một động cơ cá nhân đã  cải cách hệ thống tổ chức nghiên cứu KHNN của Bộ NN&PTNT theo tư duy cải cách hành chính với sự nhầm lẫn giữa khái niệm bộ máy và hệ thống tổ chức bằng cách thành lập một số Viện Mẹ ( gọi tên là Viện Khoa học....) của  4 ngành Trồng trọt, Thủy lợi , Lâm nghiệp và Thủy sản, nhưng lại có tên giao dịch Quốc tế là Viện Vietnamese Academy of...).
Bản thân việc thành lập các Viện này là trái với NĐ 115 của Chính phủ và hiện nay đang gây nên nhiều hậu quả xấu. Tôi xin gửi Anh một thư của tôi gửi ông Bộ trưởng góp ý về triển khai NQ TW 4, trong đó vó nêu vấn đề thành lập các Viện để nếu có thời gian Anh tham khảo . Cũng xin nói thêm để anh biết: Tôi là tác giả phản biện thành công Dự án phát triển 1 triệu ha lúa lai với kinh phí 1.200 tỷ đồng, còn một số vấn đề khác của Bộ NN&PTNT tôi cũng đã phản biện nhưng "nước đổ lá khoai" vì lợi ích nhóm!
      Xin lỗi đã làm phiền Anh.    
                                                                      Thân kính,     
                                                                   Nguyễn Ngọc Kính
                                                 Nguyên Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ NN&PTNT
------------
*** 

Nguyen Tu Siem

18:47 (1 giờ trước)
+ Bây giờ đọc thư GS TS Nguyễn Ngọc Kính tôi mới biết "... có thông báo: ngày 3-5-2012 Ban cán sự Đảng Bộ NN&PTNT đã mời các đ/c cấp trưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ đã nghỉ hưu" thì ra nói vậy, nhưng không phải vậy. Không chỉ riêng anh Kính, nhiều anh/chị em khác (trong đó có tôi) cũng có được mới đâu. LĐ Bộ chỉ mời ai mà Bộ thích nghe. 
+ Anh Kính bảo:"Bộ đã lấy tư duy và phương thức Cải cách Hành chính (tức là thu gọn đầu mối) để áp dụng vào việc cải cách hệ thống khoa học là không hợp lý và không đúng đắn", cũng không hẳn thế, bây giờ bộ máy của Bộ phình ra gấp mấy rồi. Cải cách Hành chính chỉ là cái cớ tiện dụng mà thôi. 
Nguyen Tu Siem
On Monday, 17 March 2014 4:17 PM, To Van Truong <tovantruong1948@yahoo.com> wrote:

1 nhận xét:

  1. Các ông càng làm tình hình thêm mù mịt!
    Hãy tập trung làm các bao bịch nylon thật chắc để các cô giáo có phương tiện (chui vào) qua sông dạy học.
    Có vẻ như thế kỷ 19 chưa chịu chấm dứt ở Việt Nam?

    Trả lờiXóa