Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Luân chuyển cán bộ: Chuyện cũ, chuyện mới

Quyết định mới đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc luân chuyển đợt 1 gồm 44 cán bộ lãnh đạo đã trở thành một chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông vài tuần qua
Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ không còn là “chuyện mới”…
“Để tạo động lực”
Việc một cán bộ lãnh đạo được điều chuyển nhận công tác mới là việc bình thường trong đời sống chính trị nhiều thập kỷ qua. Song câu chuyện “luân chuyển cán bộ” đã được tiến hành một cách có hệ thống trong hơn một thập kỷ trở lại đây, như là một phần trong chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ.
Ông Nguyễn Đình Hương (nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương) trong một bài viết mới đây nói rằng luân chuyển cán bộ là “một chủ trương đúng, phù hợp với quy luật phát triển của cán bộ trước đây cũng như trong thời kỳ đổi mới”.
Từ trước Đại hội Đảng lần thứ 6 (năm 1986), Đảng đã có chủ trương điều cán bộ từ cơ quan trung ương về nhận vai trò lãnh đạo chủ chốt ở địa phương. Và ngược lại, điều cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo các tỉnh, thành lớn về nhận công tác tại cơ quan Trung ương.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 đã đưa nội dung “luân chuyển cán bộ” vào một mục, theo đó sẽ “thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa các vùng, các ngành, các cấp nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng đều trong đội ngũ cán bộ; bồi dưỡng toàn diện cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức”.
Nghị quyết cũng nói rằng “căn cứ vào đặc điểm từng vùng, từng ngành, từng cấp, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường cán bộ, cấp uỷ đảng lập quy hoạch, kế hoạch luân chuyển cán bộ theo một quy trình chặt chẽ và có chế độ, chính sách thích hợp”. Đặc biệt, “mọi cán bộ, đảng viên phải phục tùng tuyệt đối quyết định điều động, luân chuyển của Đảng và Nhà nước”.
Theo hồi tưởng của ông Nguyễn Đình Hương, vào thời điểm 2001, Đại hội Đảng lần thứ 9 (năm 2001) đã có chủ trương luân chuyển cán bộ để tạo nguồn cho nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 10, theo đó điều động 18 cán bộ từ Trung ương xuống giữ chức phó bí thư các tỉnh.
Ngày 25/1/2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý, theo đó Bộ Chính trị đánh giá rằng “ việc luân chuyển cán bộ trong thời gian qua còn nhiều mặt hạn chế: đa số trường hợp luân chuyển chưa dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; mới chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt; một số trường hợp chưa được nghiên cứu kỹ, nên việc điều động cán bộ chưa hợp lý; chưa làm tốt công tác tư tưởng đối với một số cán bộ được điều động; nhận thức của một số cán bộ và tổ chức đảng đối với công tác luân chuyển cán bộ chưa đúng đắn”.
Thậm chí, Bộ Chính trị cũng nhận ra rằng “có đồng chí khi có quyết định thuyên chuyển công tác còn vì suy tính cá nhân hoặc ngại khó, ngại khổ mà chưa thực sự tự giác, tự nguyện nhận nhiệm vụ mới. Có nơi trên điều động cán bộ về tăng cường thì băn khoăn, thắc mắc là cấp trên thiếu tin tưởng cán bộ tại chỗ, không nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ cán bộ được điều về địa phương, đơn vị mình. Cũng có cán bộ lãnh đạo lợi dụng việc điều động, luân chuyển cán bộ để đưa ra khỏi cơ quan, cấp uỷ những người không hợp với mình”.
Năm 2003, trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội về luân chuyển cán bộ, ông Trần Đình Hoan, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã nói rằng “luân chuyển là để tạo ra động lực cho cán bộ”.
Thời điểm đó, ông Trần Đình Hoan đánh giá rằng “phần lớn những tỉnh có sự luân chuyển cán bộ đều đang thực hiện có kết quả, ví dụ như Phú Thọ, Nghệ An, Khánh Hoà, Tp.HCM”; tuy nhiên ông cũng thừa nhận “cũng còn nơi này, nơi kia do nhận thức chưa thấu đáo nên còn có những e ngại, nghe ngóng”.
Ông Hoan cũng nhấn mạnh rằng trước khi thực hiện yêu cầu luân chuyển, Trung ương đã “cân nhắc kỹ càng xem đi đâu thì hợp lý và cũng phải tham khảo ý kiến địa phương. Cần phải thấy một điều là có thể cán bộ ở cơ sở  nắm vững vấn đề của địa phương, nhưng cán bộ ở trên Trung ương lại có tầm nhìn ở cấp vĩ mô, nên khi điều động về địa phương họ phát huy được thế mạnh để thực hiện những cơ chế chính sách thích hợp. Ngược lại, với những đồng chí ở địa phương được chuyển lên Trung ương thì lại có kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở hỗ trợ”.
Tinh thần trên đã được tiếp nối trong nhiều năm sau đó, cho dù không có nhiều những đợt luân chuyển quy mô ở cấp Trung ương, cho dù vào năm 2006, nhiều cán bộ luân chuyển đã được giới thiệu bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, ở cấp địa phương, luân chuyển được tiến hành khá thường xuyên và với số lượng khá lớn.
Tuy nhiên, như thừa nhận của chính ông Nguyễn Đình Hương, trong công tác điều động luân chuyển cán bộ, cũng không phải tất cả đều đạt kết quả như mong muốn. Ông Hương viết: “Trong dân gian lưu truyền câu nói: “Tiến về bộ, thoái về ban”. Có cán bộ chủ trì một địa phương, uy tín đã giảm sút lại điều về giữ chức phó ban Đảng. Luân chuyển cũng có trường hợp chỉ để "tráng men", nghĩa là chỉ để được coi như đã kinh qua công tác địa phương”.
Trên thực tế, vẫn theo vị quan chức giàu trải nghiệm về công tác tổ chức này, “nhiều cán bộ được luân chuyển về địa phương đã có đóng góp thực sự để lại dấu ấn; nhưng ngược lại cũng có cán bộ qua 3 năm luân chuyển về tham gia lãnh đạo trong cấp ủy địa phương, chỉ giữ cho không để xảy ra khuyết điểm gì phải chê trách, còn hỏi có đóng góp được gì thì khó nói...”

Lịch sử và thử thách

Cho dù bản nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 được ký ban hành bởi Tổng bí thư Đỗ Mười, người được nhắc tới nhiều hơn trong các quyết định luân chuyển lại là người kế nhiệm, ông Lê Khả Phiêu.
Ông Lê Khả Phiêu trở thành Tổng bí thư cuối năm 1997. Nhiều quyết định luân chuyển đáng chú ý đã được tiến hành trong giai đoạn 1999 - 2000, được ghi nhận rằng có vai trò quan trọng của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Một số cuộc luân chuyển tiêu biểu trong giai đoạn này, có thể kể đến việc luân chuyển Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Trần Đình Hoan về làm Chánh văn phòng Trung ương; ông Tô Huy Rứa, Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia được luân chuyển về làm bí thư Thành ủy Hải Phòng; trong khi ông Trương Đình Tuyển, Bộ trưởng Thương mại về làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Cũng trong thời gian này, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, ông Phan Diễn được điều về làm bí thư Quảng Nam Đà Nẵng thay thế ông Trương Quang Được ra Hà Nội làm Trưởng ban Dân vận; ông Nguyễn Minh Triết được điều trở lại Tp.HCM làm bí thư trong khi Bí thư Thành ủy Tp.HCM Trương Tấn Sang ra làm Trưởng ban Kinh tế thay ông Phan Diễn.
Nhiều cán bộ cao cấp hiện nay cũng từng được “luân chuyển”, như trường hợp Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, người từng là một thứ trưởng được điều động đi làm Bí thư Quảng Ninh, sau đó lại quay về làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Gần đây, công luận chú ý nhiều đến trường hợp ông Nguyễn Chí Dũng, cũng là một thứ trưởng được điều đi làm Bí thư Ninh Thuận, sau đó đã quay về lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đảm nhận chức vụ cũ.
Thông tin trên báo chí những ngày gần đây cho biết, 44 nhân sự được luân chuyển lần này đều là những cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, thậm chí 22 vị trong số này đã được quy hoạch là Ủy viên Trung ương Đảng khóa tới và các khóa sau.
Không có nhiều báo cáo liên quan đến luân chuyển cán bộ được công bố, nhưng đây đó đã và đang có những ý kiến đáng chú ý về chủ đề này.
Lấy ví dụ vào năm 2012, tạp chí Xây dựng Đảng đã đăng bài viết “Phá vỡ rào cản cho luân chuyển thành công” của bà Trương Thị Bạch Yến, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 3, trong đó nêu một vài số liệu thống kê đáng chú ý.
Bà Trương Thị Bạch Yến cho rằng sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, công tác luân chuyển cán bộ ở các cấp, các ngành đã dần đi vào nền nếp; số lượng cán bộ luân chuyển nhiều, diện luân chuyển phong phú, đa dạng; nhiều cán bộ qua luân chuyển trưởng thành, tích lũy thêm kinh nghiệm và khẳng định được uy tín.
Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này có lúc, có nơi gặp khó khăn, vướng mắc, có hạn chế, khuyết điểm. “Lúc đó, luân chuyển trở thành nỗi “lo lắng” của cấp ủy và cơ quan chuyên trách công tác cán bộ, nỗi “ám ảnh” của cán bộ diện quy hoạch và cả sự “phiền toái” của đơn vị có cán bộ luân chuyển đi và đến”, bà viết và cho biết qua nghiên cứu thực tế, “thấy có nguyên nhân từ những rào cản”.
Việc phỏng vấn sâu nhiều nhóm đối tượng liên quan đến công tác luân chuyển, theo bà Yến, đã cho thấy có 78% cấp ủy viên được hỏi khẳng định luân chuyển là chủ trương bắt buộc, bằng mọi giá phải thực hiện; 18% cán bộ chuyên trách công tác tổ chức - cán bộ và 14% cán bộ trong quy hoạch lại cho rằng không cần luân chuyển, vì từ trước đến nay trong công tác cán bộ đã có việc bố trí, điều động, tăng cường khi cần thiết.
Đáng chú ý, có 37% cán bộ diện quy hoạch không muốn hoặc chưa sẵn sàng luân chuyển; 12% cán bộ địa phương không muốn có cán bộ luân chuyển đến vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định tổ chức, 47% không muốn cán bộ nơi khác đến lại giữ chức danh chủ chốt vì nghĩ đó phải là người tại chỗ; 78% cán bộ đang luân chuyển muốn về trước thời hạn và 100% cán bộ luân chuyển không muốn trở về vị trí cũ mà muốn ở vị trí cao hơn…
Với những thống kê này, bà Yến cho rằng “đã có một rào cản trong nhận thức của không ít chủ thể lẫn đối tượng luân chuyển, khiến cho mục tiêu và quá trình đào tạo cán bộ bằng luân chuyển bị biến dạng”.
“Vì xem luân chuyển như một chỉ tiêu thành tích, có cấp ủy lên kế hoạch triển khai ráo riết, cán bộ diện quy hoạch, ai chưa luân chuyển sẽ chưa bổ nhiệm… Hàng loạt cán bộ đang ổn định công tác sẵn sàng ra đi, khiến nơi đến phải chia sẻ “ghế”, nơi đi thiếu người làm việc, nơi về lúng túng sắp xếp lại. Vì đối phó, nên thời gian, địa điểm, diện luân chuyển không được nghiên cứu kỹ, kế hoạch đại khái, nhiệm vụ giao cho cán bộ luân chuyển không rõ ràng, thời gian không đảm bảo. Có người mới luân chuyển mấy tháng, một năm đã “về”, coi như cán bộ hoàn thành nghĩa vụ và tổ chức hoàn thành chỉ tiêu. Có người đi mất luôn “ghế”, đến hạn rồi tổ chức không sắp xếp được để rút về vì hết chỗ bố trí “ghế” tương đương”, bà viết.
Trao đổi với VnEconomy, một chuyên gia về hành chính của Việt Nam cho rằng với các cán bộ luân chuyển, nếu chỉ làm “cấp phó” thì có thể coi như một đợt “tập huấn nghiệp vụ” để bổ sung kiến thức, kinh nghiệm điều hành, quản lý.
Nhưng với cấp trưởng, chẳng hạn bí thư tỉnh ủy hay chủ tịch UBND tỉnh, thường sẽ có những áp lực rất lớn.
Chuyên gia nói rằng một nhân sự khi nhận quyết định luân chuyển đi làm “cấp trưởng” tại địa phương như vậy sẽ chịu áp lực tạo dấu ấn tại địa phương đó, nhưng trong một nhiệm kỳ, rất khó cho người đó có thể tạo dấu ấn mà vẫn “an toàn”.
“Thường thì với kỳ vọng của tổ chức và sự hồ hởi của cá nhân, một nhân sự sẽ rất muốn tạo ra dấu ấn ngay. Nhưng trong một nhiệm kỳ, nhân sự đó sẽ phải mất thời gian cho việc làm quen môi trường mới, cả về công việc lẫn quan hệ công việc”.
“Tiếp theo đó, mặc dù kỳ vọng tạo ra những thành quả vượt trội, nhân sự đó có thể nhận thấy khó khăn trong việc thực thi những mục tiêu chính mình đặt ra. Còn trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ, phản ứng chung sẽ là làm tròn vai, thay vì dấn thân cho những mục tiêu đã được đưa ra từ đầu nhiệm kỳ”, ông nói.


 (VnE)
----------------

22 nhận xét:

  1. Lại "Bộ Chính trị"? Làm Chính trị mới có tiền, chẳng lỗ đâu...

    Trả lờiXóa
  2. Trước mắt, mới nhất đã thấy "luân chuyển" ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó BT Kiên Giang, làm cái nền và cái mác để ĐH 12 vọt lên cao rồi đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sắp tới là "luân chuyển" Chế độ đó bác ạ.

      Xóa
  3. Cái gì cũng có mặt trái, mặt phải,tiêu cực, tích cực. Quan trọng là nhận thức, trình độ của các lãnh đạo cấp cao phải có chuyển biến sao cho theo kịp chuyển biến của xã hội. Nếu không thì luân chuyển chỉ đơn giản là sắp xếp lại ghế để gây cảm giác là có "thay đổi", còn mọi việc vẫn như vậy thì luân chuyển cũng bằng thừa, còn gây dư luận suy diễn là phe cánh, ăn chia, đấu đá...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luân chuyển là Thay đổi chỗ ngồi ăn cỗ, chỉ khác mâm trên hay mâm dưới mà thôi. Cách gì thì dứt khoát mâm trên phải là 4 C.Và cỗ phải cao sang hơn!

      Xóa
    2. Các bác làm chính trị là tính toán ghê gớm lắm ấy chứ, tính sói cả trán, mà không phải tính có lợi cho dân cho nước mà tính dao khi tại vị thì phải có vây có cánh còn khi hết vị về vườn vẫn còn phải có con cháu trong đó đố đứa nào dán đụng đến ông. Còn những người con nếu có lòng tự trọng, có học thức và được đào tạo tại những nước đại tư bản va dân chủ thua ta gấp vạn lần sao không thấy có một cái đề tài nghiên cứu, một câu phát biểu...mà chỉ thấy tự nhiên có chức có quyến như mấy ông con vừa rồi.

      Xóa
  4. Cán bộ là tương lai đất nước. Nếu để cho một vài người xắp xếp thì toàn xã hội sẽ trơ khấc. Toàn bộ nhân dân không có cơ hội. Nhân dân thành khán giả xem cuộc thế chuyển vần đơn giản thế.
    Làm sao để có một thế hệ nhìn vào công việc quốc gia một cách nhạy bén , không dễ ai bị lừa lúc đó mới bắt đầu có công bằng tí chút được.

    Trả lờiXóa
  5. Chuyện công tác cán bộ ở VN từ trước xa xưa đã có câu "thằng cụt tay cho đào hầm, thằng cụt chân cho đi đánh dậm, thằng điếc cho đi nghe đài..." . Nay lại "luân chuyển CB" , thực ra chỉ là "thằng cụt tay cho đi mò cá, thằng cụt chân cho đi đá banh , thằng điếc cho đi tuyên truyền..."

    Trả lờiXóa
  6. Dân chúng em cũng luân chuyển năng động lắm: đang bán quần áo sida chuyển sang bán hành tỏi, thu nhập... vẫn như cũ. Trầy vi tróc vảy mới kiếm được miếng ăn teo tóp. Thỉnh thoảng bị lừa đảo, ăn cắp, ăn cướp (thực ra bị khá thường xuyên), coi như tháng đó ăn cơm với nước mắm!
    Nhưng chúng em chẳng mong vào hàng ngũ ăn trên ngồi trốc, nói năng nham hiểm đâu! Nhục lắm, bị người khác coi như sâu bọ, súc vật. Tởm lắm! Sống có mấy chục năm trên đời, làm chó gì mà phải hèn hạ như vậy?

    Trả lờiXóa
  7. Thằng quan nhỏ nôn ít tiền ra... thằng quan to hơn nôn nhiều hơn ? chỉ có mấy thằng vua tâp thể thi lại một phen vớ bẫm???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  8. Hồi còn đi học , thỉnh thoảng lại bị cô giáo cho đổi chỗ , nhưng cuối cùng thì vẫn lớp học ấy , bạn bè ấy và cô vẫn là cô , không có gì thay đổi ngoài chỗ ngồi . . . mới .

    Trả lờiXóa
  9. Nguyễn Trường Sơnlúc 19:40 15 tháng 3, 2014

    Những kẻ có quyền, ăn trên ngồi trốc, coi thường tính mạng và nhân quyền của nhân dân , sẽ có ngày bị đào thải
    Ngày đó, cũng không còn xa nữa đâu

    Trả lờiXóa
  10. Bản rạp mới chấn chỉnh! Đào kép mới!
    ...
    Trên hàng ghế đầu, người ta nhăn mặt, bàn tán:
    - Nhảm quá. Ta phải lừa rồi.
    - Phải, họ nói láo, chứ chấn chỉnh cái cóc khô gì. Vẫn đồ bài trí ấy, có đào kép mới mà vẫn hát tích cũ, thì có khác trước tý nào?
    Một người tinh mắt, mỉm cười, trỏ lên sân khấu nói:
    - Các ngài thử nhìn kỹ xem bọn kép này là mới hay cũ. Cái anh lần trước ngồi kia, thì bây giờ bỏ bộ râu ra và ngồi đây. Cái anh ngồi bên này bây giờ vận mũ khác áo khác và vẽ mặt khác. Vả được độ một vài thằng kép khổ hoặc con đào ươn, mà đã nhặng lên là mới, là chấn chỉnh, thì chúng mình chỉ mắc một lần là cùng!
    Rồi cùng thất vọng, rủ nhau ra.
    Từ hôm sau trở đi, chiều nào cũng vậy, cỡ độ năm giờ, bọn đào kép ban An Lạc lại mũ mãng, phấn sáp, râu ria, ngồi trơ tráo trên xe cao su, đi diễu qua các phố để phơi nắng cái đời hát tuồng còn ngắc ngoải.
    Nhưng những người đã xem diễn qua một tối, họ đều chán ngán. Nghe tiếng trống kèn cổ động ầm ĩ, họ cũng biết rằng gánh hát còn sống đó, song, chẳng ai muốn để ý xem tối nay, trong rạp, bọn vua quan trò hề ấy họ ậm oẹ với nhau những trò gì!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trò ăn cắp, dâm tặc, giết người!

      Xóa
  11. luan chuyen de theo cai quy trinh cua cac cu choi co tuong,chi ton tien dan, khong co nguoi tai, chi co thua thu doan, ngoi khong an bat vang.co ai kiem tra chat luong cua cac can bo nay.bo me hay co chu bac ho kiem tra ah.

    Trả lờiXóa
  12. Luân chuyển "cán bọ" cái cóc khô gì???Thử xem cái tuồng cũ ấy ai tin???. Tất cả bọn ấy khi còn làm ở các vị trí trước đã làm được cái gì?Chuyển đến chỗ mới làm được cái gì? Lấy ví dụ như các vị đã "nuân chển" trước đây như Vũ Đức Đam chẳng hạn : khi làm Bí Q.N đã làm được gì? Thời vị ấy vấn nạn than thổ phỉ, bán đất cho tàu khựa...Đến khi lên làm CN VPCP đã làm được gì, thay đổi VPCP như thế nào...Nay lên PTT, cũng chưa thấy vai trò của ngài thế nào...Còn việc con Thái thú: học ĐH xong, thành tích học tập cũng thường thường, nhờ công ty du học xin đươc 1 cuốc học bổng(ở cái nước "đại thù" của đảng csVN, dân chủ kém vạn lần...), nói thật, nếu ko nhờ cái mác của "thái thú" thì còn khuya mới được du học, vậy mà về nước nhảy phóc lên làm hiệu phó trường KT Sài gòn, cả thời gian đó có làm được gì???, vậy mà sau đó lại nhảy phóc lên làm thứ trưởng bộ XD...Suốt thời gian làm TT đó đã làm được gì???, nay lại "nuân chển", về đó ngồi ị ra 1 thời gian và lại "nân chển" về T.W và sẽ nhảy phóc lên 1 cái ghế nào đó béo bở hơn...Thế đấy, bài vở của công tác tổ chức của đảng là vậy. Cái cơ chế tù mù sẽ sinh ra bọn người đó. Dân ko được chọn lựa làm sao có được sự đúng đắn, công tâm!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cất nhắc, luân chuyển cán bộ là sân chơi độc quyền của các đồng chí lãnh đạo.
      Hẳn mọi người còn nhớ không phải ngẫu nhiên mà công chúa Tô Lô Hô - con gái ngài Tô Hô Rố - sau khi tốt ngiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền lại được giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị CtyCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex.

      Xóa
    2. Hay nhat la thu-tuong 3X da tu gioi-thieu truoc cho thien-ha biet, la nhung dua con cua minh no thuoc vao loai chang biet cai nghia cua su tu-trong la gi...Ma long tu-trong la dieu can-ban de duoc goi la Loai Nguoi.

      Xóa
  13. "Thuyên" với "Chuyển" cái gì chứ ! thằng này làm bậy ở chỗ này,thay vì kỷ luật lại thuyên chuyển đến chỗ khác VÀ LÊN QUAN LÊN CHỨC,vì thằng này là "phen"(friend) !!!-Buồn !

    Trả lờiXóa
  14. Cậu Ấm Đỏ Sứt Vòi
    *************

    http://www.youtube.com/watch?v=xPEHO6ktlbo

    Cậu ấm đỏ sứt vòi
    Giới công tử ăn chơi
    Hà Thành ai không biết
    Đến trường học để... chơi
    Tu nghiệp Úc Đại Lợi
    Thực chất cách ly thời :
    Nàng Tiên trắng & Cậu ấm
    Đánh bạn từ sinh viên
    Từ hải ngoại trở về
    Cậu tiếp mò «hàng trắng»
    Người lắm tiền sành điệu
    Xe du lịch cao cấp
    Chinh phục trái tim hoa hậu
    Đám cưới khách sạn 5 sao
    Cô dâu chú rể lên Đà Lạt
    Tình phí suốt bao năm trời
    Cưa cẩm Người đẹp Sài Thành
    Hà Nội -- Sài Gòn: như con thoi
    Cậu ấm đỏ thói bốc trời
    Bao vạn cậu ấm cô chiêu
    Đang phá toang Đất Nước
    Thói đàng điếm ăn chơi !

    Nguyễn Hữu Viện

    Trả lờiXóa
  15. Điều qua chuyển lại mấy hồi, thiên hạ còn chưa rụi mắt kịp thì có khi đồng chí Nghị đã thay đồng chí Dũng rồi.

    Trả lờiXóa
  16. I am really іnspired along with your writing talents and also with the formɑt for үοur weЬlog.
    Is this ɑ paіd subject orr did yοu modfү
    it your self? Eitherr way keep uρ the nice high quɑlity writing, it is uncommon to
    see a nice blog like this one nowadays..

    Feel free to surf to my weƅ page; canda goose ()

    Trả lờiXóa