Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

JTC ĐÃ 'LẠI QUẢ'...

1.Nghi án nhận hối lộ
Những thông tin về mà báo Nhật Bản đăng tải về việc Tập đoàn JTC thừa nhận đã hối lộ cho một vài lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam hơn 16 tỷ đồng để trúng thầu tư vấn dự án đường sắt nội đô Yên Viên- Ngọc Hồi khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Danh sách cán bộ từng tham gia vào quá trình thực hiện dự án phải giải trình ngày thêm dài. Trong đó có vị nguyên là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và nhiều người hiện đang giữ vị trí trọng trách trong Bộ. 
Liên quan đến vụ việc này, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ/ngành liên quan rốt ráo làm rõ sự vụ. Một đường dây nóng tiếp nhận tin tố giác cũng đã được lập. Đích thân một Thứ trưởng của ngành giao thông sang làm việc với phía Nhật Bản để làm rõ hơn thông tin.
Bộ Công an đã xác nhận sẽ vào cuộc điều tra nghi án này.
2. Tiếp viên VNA chuyển hàng lậu
Một tiếp viên của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa bị cơ quan Cảnh sát điều tra Nhật Bản tạm giữ vì tình nghi mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp tại đất nước này.
Liên quan đến nghi vấn chuyển hàng trộm cắp từ Nhật Bản tuồn về Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) đã yêu cầu Đoàn bay, Đoàn tiếp viên ra quyết định đình chỉ bay thêm đối với 1 cơ phó và 4 nữ tiếp viên hàng không để làm rõ.
3.  Năm mươi nghìn tỷ đồng hỗ trợ BĐS
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) giới thiệu gói tín dụng hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản trị giá 50.000 tỷ đồng.
Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng sẽ được các ngân hàng triển khai thông qua chuỗi liên kết xây dựng 4 nhà: ngân hàng  người mua – chủ đầu tư – nhà thầu cung ứng và sản xuất vật liệu xây dựng – ngân hàng người bán.
Sẽ có 10 ngân hàng góp vốn vào gói tín dụng này: VNCB, Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, Sacombank, ACB, MD Bank, LienVietPostBank, Oceanbank.
Gói tín dụng này được kỳ vọng sẽ là giải pháp chuyên nghiệp cho việc khơi thông hàng hóa và kích cầu sản xuất ngành xây dựng, là cơ sở để tín dụng và các công cụ tài chính được sử dụng tối ưu.
Trong tuần, cơ quan chức năng cũng công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,44% so với tháng trước. Tính chung, CPI quí 1 năm nay tăng 4,83% so với cùng kỳ năm 2013.
Cho dù phù hợp với quy luật CPI thường giảm vào tháng sau Tết nhưng các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về một nguyên nhân quan trọng khác làm CPI tăng thấp là do nhu cầu tiêu dùng tăng không cao như năm trước, người dân chi tiêu ngày càng tính toán, tiết kiệm. Hơn nữa, mức tăng thu nhập năm nay không cao như mọi năm nên người dân cân nhắc hơn.
BBT/ Tổ quốc

-----------------

5 nhận xét:

  1. Lướt qua các ngôi chợ, bạn sẽ thấy người ta than thở ế ẩm. Nhiều người mong con cái "được làm CB" (để ăn bám an toàn.)

    Trả lờiXóa
  2. Có những chợ rất đông và đắt khách ,đó là chợ mua quan ,bán chức

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật là lũ "nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi"!

      Xóa
  3. Ung nhọt đang vỡ mủ dần dần..........

    Trả lờiXóa
  4. Cái công thức trên còn thiếu nhiều lắm....

    1. Trước tiên chính phủ nhật cho Việt nam vay tiền

    2. Các khoản tiền này hầu như không bao giờ tới tay Việt nam mà chuyển thẳng cho các dự án mà chính phủ Việt nam đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Điều kiện mà các khoản vay này là các doanh nghiệp Nhật phải trúng thầu. Nhìn từ một góc độ khác Nhật Bản thi công các công trình cơ sở hạ tầng của Việt nam và việt nam nhận hàng và nợ.

    3. Đội giá thầu các công trình này và tiến hành lại quả cho các quan chức của phía Việt Nam, Nhật Bản chỉ quan tâm một vấn đề là phía Việt nam nợ càng nhiều càng tốt, và giải quyết được đầu ra cho nghành xây dựng cơ bản của Nhật.

    4. Các khoản nợ của Việt nam sẽ bị trừ vào khoản về chi phí thuế, tiền thuê đất, và các loại tài nguyên mà phía các doanh nghiệp Nhật bản vơ vét ở Việt nam.

    5. Kết quả của quá trình này là:
    - Cơ sở hạ tầng của Việt nam ngày càng đươc mở rộng khang trang hiện đại, có lợi cho Việt nam và cũng có lợi cho sự vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản

    - Giá trúng thầu bị độn nên cao nợ của Việt nam vì vậy mà cũng tăng theo, Nhưng quan chức thì tha hồ vơ vét bỏ túi riêng do được phía doanh nghiệp nhật lại quả, các khoản vay này ít nhiều cũng có lãi xuất vì vậy mà lãi mẹ đẻ lãi con. Nhật bản giải quyết được đầu ra cho nghành công nghiệp của họ không chỉ về xây dựng cơ bản mà còn các lĩnh vực khác.

    -Tài nguyên của Việt nam sẽ bị vơ vét không thương tiếc để khấu trừ cho các khoản nợ. về cơ bản nợ chính phủ chỉ tăng chứ không bao giờ giảm. Vì vậy mà khi đáo hạn các khoản vay từ phía nhật bản họ ở thế mạnh và lãi xuất đáo hạn sẽ tăng mạnh tùy theo hoàn cảnh túng quẫn của chính phủ.
    -.......

    Cơ chế tham nhũng bán nước hại dân, đã khiến cho những đồng vốn của ông cha đi trước giành được trong hai cuộc kháng chiến vừa qua đã và đang bị thiêu đốt. Mặc dù hiện tại có tài nguyên trống đỡ cho những khoản nợ ngày một gia tăng. Nhưng với cơ chế tham nhũng hiện tại không khác gì cảnh ngộ con ròi trong ruột. Khi mà tài nguyên không thể trống đỡ thì đó là lúc mà cảnh tượng vỡ đê dân chết mất hết xẩy ra, sự bàng quan của người dân sẽ hại chính họ. Còn những phần tử tham nhũng họ đã có những nơi an toàn và những âm mưu thâm độc cho giai đoạn hậu vỡ đê...

    Trả lờiXóa