Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Định hướng và định kiến


           * Gs. JONATHAN LONDON
Sáng nay đọc một bài trên tờ báo Lao Động mang tên “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt.” Tên của bài thực ra là một câu trích dẫn của chính Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, và là một trong số những người có thể trở thành Thủ tướng vào năm 2016.
Tuyên bố của ông Phúc đã được nghe ở “một hội thảo khoa học” về “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong bài báo đã nêu rõ, “Tham dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Thanh Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Vương Đình Huệ – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” — Tức là những nhân vật “cỡ bự” trong giới lý luận chính trị của Việt Nam. Mục đích của hội thảo là để thực hiện Kết luận số 66 của Bộ Chính trị về tổng kết một số vấn đề về lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016).
Theo phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:
“Sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được tạo lập và đi vào hoạt động, từng bước hoàn thiện. Những thành tựu đổi mới về kinh tế cùng với đổi mới về chính trị đã tạo nên bầu không khí dân chủ mới trong xã hội;…tạo nên động lực mới, đưa đất nước không chỉ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội mà còn vươn lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình, làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế – xã hội của đất nước. Chúng ta đã đạt được những thành tựu nổi bật về xoá đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rõ rệt so với thời kỳ trước đổi mới”.
Cũng theo bài:
“Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những hạn chế, thiếu sót, bất cập và những vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tập trung cao độ trí tuệ để làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với nguyên tắc chung của kinh tế thị trường trên thế giới ngày nay”. Và “Phương hướng cơ bản là phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học và bắt kịp những xu thế phát triển khách quan của thời đại ngày nay để giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định ra đường hướng phát triển kinh tế dài hạn cho đất nước.”
Và cuối cùng:
“Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung chính như: Mô hình tổng quát phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay củaViệt Nam cần phải làm sâu sắc và mới ở những luận điểm nào, dựa trên cơ sở luận cứ và luận chứng nào, nhất là khi chúng ta sẽ hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thị trường toàn cầu vào năm 2018?; Thế giới hiện nay có nhiều mô hình kinh tế thị trường với nhiều đặc điểm đa dạng khác nhau, Việt Nam đã có thể học được gì ở những mô hình này và sẽ vận dụng được gì cho tương lai phát triển của đất nước?”
Vâng, xin cảm ơn Ông Nguyễn Xuân Phúc và tờ báo Lao Động đã chia sẻ những nhận xét v/v “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt” cũng như lời nói “phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học”
Tôi e ngại những điều kiện xã hội ở Việt Nam hiện nay thực sự chưa cho phép chúng ta đề cập bất cứ vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị nào từ một góc nhìn khoa học theo định nghĩa quốc tế của nó. Để phân tích bất cứ vấn đề nào từ một góc nhìn khoa học chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận khả năng những giả định của chúng ta cũng có thể sai. Trong khi đó, chúng ta phải sẵn sàng nghe những quan điểm khoa học khác nhau và đánh giá mọi sản phẩm khoa học một cách khách quan, ngoài mọi khuôn khổ chính trị nào.
Xin cho biết, năm ngoái tôi đã mất rất nhiều công sức để nghiên cứu và viết một bài có tên: “Mang lại ý nghĩa thực sự cho khoa học xã hội ở Việt Nam.” (“Making Social Science Matter in Vietnam”). Bài này dài 30 trang, có nhiều số liệu hay mà tôi đã thu tập qua nhiều phương diện khác nhau. Trong bài tôi lý luận rằng muốn có nghiên cứu khoa học xã hội có giá trị phải mở rộng sự độc lập và sự tự chủ của những nhà nghiên cứu. Nếu mất sự độc lập và sự tự chủ thì mất tính khoa học chứ.
Rất tiếc, khi tôi từ Hà Nội lên ĐH Thái Nguyên để trình bày bài này, BTC của ĐH cho biết, “Xin lỗi, vì vấn đề kỹ thuật Ông không đươc tham gia hội thảo, không được trình bày”. Sáng sớm hôm sau, tại nhà hàng của khách sạn, tôi thấy hơn 40 người dự hội thảo có cũng mặt, vì vậy, tôi đã nhờ một nhân viên trẻ cho tôi cái mic và tôi đã trình bày bài phát biểu của tôi ngay lúc đó, một cách du kích! Chưa nhận thấy “bầu không khí dân chủ mới” tại đó.
Trên trang này, có nhiều người luôn luôn khuyên tôi phải có một tinh thần xây dựng, phải khách quan..v.v… Vâng. Được thôi. Mời cách bạn, đồng chí thâm khảo một bài nghiên cứu tôi và một cộng sự đã cùng viết về kinh tế chính trị của sự phát triển tại Trung Quốc và Việt Nam.
Xin trân trọng đề nghị: Thay vì tuyên bố “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt” thì thực tế, hãy lấy nó làm một giả tuyết và mời nhiều người cùng phân tích những vấn đề cụ thể một cách thực sự khoa học. Tôi sẵn sàng nghe mọi quan điểm, mọi phân tích. Hy vọng các bạn đồng chí cũng thế!

JL  (XLO)
------------

10 nhận xét:

  1. Sau khi ông Phạm Huy Hoàn nghỉ hưu và thằng Vương Văn Việt được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam điều về làm Tổng biên tập, thì tờ Lao Động hỏng mất rồi (thậm chí hỏng toàn bộ các mặt). Rất nhiều phóng viên giỏi chuyển công tác sang báo khác; một số cộng tác viên ruột (loại được trả chế độ hàng tháng) cũng “quay lưng lại” với tờ báo. Nay thằng Trần Duy Phương làm Tổng biên tập, nhưng tình hình cũng không khá lên mấy, tia ra (lượng phát hành) của tờ báo in giảm rõ rệt. Mình từng một thời viết tích cực cho Lao Động, nay cũng rất buồn, nhưng loại mình thì chả thể làm gì được...


    Trả lờiXóa
  2. Tôi khẳng định kinh tế thị trường định hướng XHCN là con đường mù quáng, những người lãnh đạo bảo thủ đang dẫn dắt chúng ta, dân tộc ta đi theo con đường độc đạo,con đường không có đất nước nào lựa chọn,con đường của những người bảo thủ có đầu óc sơ vữa nhưng chỉ biết cả vú bịt miệng nhân dân .XHCN không thể chung sống với kinh tế thị trường đó là nguyên lý của chủ nghĩa Mác.Mâu thuẫn đối kháng giữa hai mặt đối lập không thể tồn tại .Tôi khuyên các vị lãnh đạo đừng đánh lừa nhân dân.

    Trả lờiXóa
  3. Định hướng theo con đường người anh em gian sảo Trung Quốc đã và đang đi phía trước thì đúng hơn. Có điều phải cẩn thận vì chỉ cần sơ sẩy là vấp phải mìn...

    Dân có giầu thì nước mới mạnh, thực lực của một quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào năng suất lao động bình quân của quốc gia đó. Mà nền tảng của năng suất lao động này lại là trình độ công nghệ và tự chủ về trình độ công nghệ, nói cách khác là khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng.

    Nhưng thực tế thì Việt nam ta có cái gì ? Trình độ công nghệ thuộc hàng bét bảng so với thế giới, cứ ra ngoài chợ thì biết toàn hàng ngoại nhập. Đạo trị nhà và trị quốc giống nhau, cứ nhìn cảnh của cải của ông cha để lại cho con cháu lại bị con cháu đem ra bán lấy tiền tiêu sài vô tội vạ, xây dựng toàn cơ sở vật chất hoành tráng, mới thấy sót xa công sức mồ hôi nước mắt của những người đi trước giành được. Những tưởng đời sau kế thừa và phát huy không ngờ lại bị bán đi để thỏa mãn nhu yếu của mình. Xem ra kiếp nạn 2016 khó tránh khỏi. Chúng ta hãy chờ xem

    Trả lờiXóa
  4. Kinh tế thị trường " Định hướng XHCN " làm sức mạnh quốc gia tăng lên là nhờ công lao của các " Quả đấm thép " như VINADIXIN và VINADIVAY ! Không biết nhân dân VN bao giờ mới trả hết nợ mà các ông lãnh đạo đấm ngực ghê quá !

    Trả lờiXóa
  5. Thưc tế KT XH... thời loạn của VN hiên nay ai cũng rõ rồi??? Tuyên truyền hô khẩu hiệu chém gió...quá dư thừa bão hoà ? đừng ăn tục nói láo nữa các đầy tớ của dân ạ?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  6. Kinh tế XHCN là nền kinh tế tập thể. Kinh tế thị trường là nền kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực tư nhân, mà các ông nói "Làm cách mạng cộng sản để xóa bỏ nó!".
    Nay các ông cứ ông ổng: "Kinh tế thị trường định hướng XHCN"?! Thực tình không hiểu người dân đang sống với ai, loại người có bình thường hay không? Đừng mơ là lãnh đạo được người dân nhé, với những sự ngớ ngẩn như vậy. Đã qua rồi thời Cải cách ruộng đất.
    Nói trắng ra, thực chất việc này như sau: Phải đi theo kinh tế CNTB thôi, vì nó hợp lý. Nhưng nhất quyết phải giữ độc đảng (CS), không chia quyền lợi cho thằng nào khác!
    Như vậy, đẻ ra một quái thai ngâm dấm - đảng CS cố gắng phát triển CNTB ở Việt Nam!? Đây gọi là robot bị "chập mạch".
    Phần còn lại - hỗn loạn và đổ nát - là việc tất yếu!

    Trả lờiXóa
  7. Các bác đừng nóng tính. Bác Phúc bác nói đúng đấy :“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt.” , có điều là bác ấy không nói rõ hết "sức mạnh quốc gia" ở đây là sức mạnh nào: sức mạnh bảo thủ hay là sức mạnh thúc đẩy phát triển. Dân mình thông minh nên tự hiểu, chứ bắt bác Phúc nói trắng ra thì cái "ghế" ngay lập tức bay khỏi mông bác và bác ấy ngay tức thì hạ cánh bằng đít.

    Trả lờiXóa
  8. Hôm trước trên báo NLD đã đăng nguyên bài phỏng vấn hỏi " Tại sao chưa thể công bố minh bạch công khai tài sản quan chức?" và câu trả lời là " Vì sợ mất an toàn khối an toàn của cán bộ".
    Bài trả lời phỏng vấn đó đã chứng minh mọi dối trá từ lí luận tới thực tế của tầng lớp cán bộ hiện nay rồi.
    Sở hữu toàn dân chính là cái sở hữu phải đặt ưu tiên hàng đầu là minh bạch. Nhưng mà tiêu chí này từ khi thành lập đảng CSVN tới nay vẫn tối hù.
    Chúng ta, quốc gia, không còn bao nhiêu tài nguyên nhưng căn cơ thì mỏng manh từ giáo dục, nghiên cứu khoa học cho tới y tế, ... tệ nhất là lỗ hỏng lở loét trong nhân lực quản lý điều hành. VN chỉ còn 1 cơ hội duy nhất: chính là dùng số tiền thu được từ Cổ Phần Hóa sắp tới để xây dựng những căn bản cần có như : nông thôn, nghiên cứu khoa học và quản lý khoa học nông nghiệp, nhân lực cho giáo dục, y tế, ...
    Với những khoản nợ đang gánh, sẽ gánh và số tiền sắp có, quốc gia không cần những lí luận chưa từng tạo ra thành tựu trong những hội nghị "khoa học" khép kín như trên. " Thủ dâm tư tưởng".

    Trả lờiXóa
  9. Anh họ tôi, trước khi chết vì ung thư gan, vẫn nổ rằng sắp mua mấy căn nhà mấy chục tỉ đồng! Ông ta chết rồi, nhiều người tới, đau khổ vì không đòi được ông ta mấy tỉ...

    Trả lờiXóa