Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Chuyên gia Mỹ: Truyền thông Hoa Kỳ 'lệch trọng tâm' trong vụ Ukraine


Giáo sư Tom Plate là một tác gia nổi tiếng trong lĩnh vực Địa chính trị và Quan hệ Quốc tế. Gần đây, ông đã có bài bình luận về thái độ của truyền thông Mỹ với cuộc khủng hoảng ở Ukraine trên tờ The Independent.
Cuối tuần qua, truyền thông khu bờ Đông nước Mỹ, bao gồm New YorkWashington, sôi sục dõi theo từng biến động nhỏ ở Ukraine. Truyền hình nước Mỹ bị ám ảnh bởi Putin.
Họ làm ra vẻ sợ hãi Putin như thể Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là một Hitler mới và họ chỉ trích Tổng thống Mỹ Barrack Obama như thể Obama đang hành xử giống như Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trong Thế chiến thứ II vậy.
Trong quan điểm của truyền thông vùng bờ Tây Mỹ, Ukraine là một quốc gia nhỏ bé, quá xa cách với “giá trị lợi ích cốt lõi” của Mỹ.
Người Mỹ không nên quên rằng đối với rất nhiều người Nga, Tổng thống Putin là thần tượng của họ và dù trong quá khứ hay hiện tại, Crimea vẫn luôn là nơi sinh sống của rất nhiều người Nga.
Việc Crimea gần gũi với Nga hay thậm chí có sáp nhập vào Nga cũng là lẽ “tự nhiên” như thể Sevastopol vẫn luôn là “sân nhà” của hạm đội Biển Đen.
Trên thực tế, nếu Washington cứ muốn “có ảnh hưởng” ở khu vực này, người Mỹ sẽ lại phải chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến tranh lớn và vô nghĩa ở Đông Âu.
Trong trường hợp không có sự can thiệp “điên rồ” nào của phương Tây, cuộc khủng hoảng Ukraine cũng chỉ là một sự kiện “tầm tầm” như nhiều sự kiện khác trên sân khấu chính trị thế giới. Điều đó chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến “lợi ích cốt lõi” của Mỹ.
Người Mỹ nên hiểu rằng, trong xu thế phát triển địa-chính trị của thế kỷ XXI, Đông Âu gần như còn không cả quan trọng bằng Đông Á.
Nói chung, tôi cho rằng các phương tiện truyền thông Mỹ đang đi lệch trọng tâm. Thậm chí theo tôi, đối với Mỹ những dịch chuyển của Indonesia còn đáng quan tâm hơn nhiều so với những biến động ở Ukraine.
Gần đây, tờ báo Global Asia đã đặt một cái tít rất lớn về Indonesia trên trang bìa của mình. Có thể bạn sẽ cười nhạo và nghĩ thầm “ai thèm quan tâm đến Indonesia khi cả thế giới đang sục sôi vì Kiev”.
Nhưng theo tôi, đó là một người khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết hướng tới thực tế tương lai và vượt khỏi cái bóng của quá khứ.
Indonesia có dân số 250 triệu người, nhiều gấp hơn 5 lần con số 45 triệu dân của Ukraine, vượt xa con số 143 triệu dân của Nga. Indonesia nằm trong trung tâm phát triển địa-chính trị mới. Indonesia là quốc gia có tính Hồi giáo hơn bất kỳ quốc gia nào...vv và vv.
Truyền thông Mỹ phản ánh những nét cơ bản đường lối ngoại giao nước Mỹ, chúng đôi khi giống như một cái cây bị trồng trong lớp bùn địa-chính trị đọng lại từ thế kỷ trước.
Thứ truyền thông Mỹ thường nhồi cho công chúng không phải là tin tức, cách nhìn nhận mới (news) mà là những tin tức bị ảnh hưởng bởi “bóng ma quá khứ”. Truyền thông Mỹ vốn được ca ngợi là “tự do”, thực chất lại là thứ thường bị giam hãm trong những lề thói tư duy cũ kỹ.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á, cũng giống như thế kỷ XIV từng là thế kỷ của Châu Âu. Để chạm được vào tương lai chúng ta cần bước qua quá khứ. Hay nói một cách khác, hãy cứ mặc kệ Ukraine và mối quan hệ “thấp tha thấp thỏm” của họ với Nga.
Lê Hương (lược dịch) /Infonet

 
----------------

6 nhận xét:

  1. Một cách nhìn nhận và lập luận đáng suy nghĩ! Cảm ơn bác Bổng đã đăng!

    Trả lờiXóa
  2. Ý chiên da nài là mẽo bị cụ xê phải hông các bác?

    Trả lờiXóa
  3. Đề nghị dẫn nguồn để kiểm chứng.

    Trả lờiXóa
  4. Đọc rồi mới thấy mấy ngày nay mình cứ bồi hồi với Đông âu là quá Ngu! Ừ bọn hậu CCCP nay còn ăn Mì gói của ta thay bánh mì thì thây kệ nó ta cứ chuẩn bị súng ống phòng bị cho chắc đừng có mê muội cho nhờ vả cảng Cam ranh kẻo hối không kịp????Bấy giờ nó lại bảo là ông nọ ông kia của chúng mày đã ký công hàm cho nó trừ nợ là ĐI ĂN MÀY .....nhẻ ?

    Trả lờiXóa
  5. Có thể những vấn đề thời sự ở Mỹ không mấy được người dân quan tâm , và bản thân nước Mỹ quá bình yên nên họ nhìn nhận vấn đề khác với người Việt , nhưng nhìn chung đây là Một bài viết nhạt và loãng với những nhận định chưa tới tầm của một chuyên gia về địa – Chính trị như Tom Plate .

    Không hiểu Tom plate có dụng ý gì khi đưa Indonesia vào trong bài viết này , khi trong thực tế nước này hoàn toàn không có một điểm nhấn gây chú ý nào trong thời gian gần đây .

    Tuy nhiên qua bài viết cũng dễ để nhận ra một điều rằng việc phát ngôn ở một nước như Mỹ là rất thoáng , các cá nhân có thể tham gia biểu đạt suy nghĩ và đánh giá của mình , dù điều đó đi ngược với chính sách của chính quyền mà không hề bị ngăn cản .

    Dù nước Mỹ có nền tư pháp rất mạnh và nghiêm , nhưng trong bao năm qua không hiểu sao các nhà lập pháp Mỹ đã không thể nghĩ ra nổi những điều luật như 88 và 258 để “ Siết “ những tay bút khác ý mình như ở Việt Nam . Nếu viết ở VN nhiều khả năng ông ta sẽ bị khép vào tội “ Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia “ hoặc “ Tiếp tay cho các thế lực phản động bên ngoài “ , “ lợi dụng các quyền tự do ngôn luận “ ………
    Ở Việt Nam , với cách viết như vậy chắc ông ta sẽ còn bị " Áp " nặng hơn cả …….Trương Duy Nhất chứ chẳng chơi .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỹ là nước tự do ngôn luận mà. Ở Mỹ chửi Tổng Thống đúng thì xã hội chấp nhận, còn chửi sai bị coi là... điên! Chẳng bị ai bắt nhốt hết.

      Xóa