Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Bệnh viện công quá tải, bệnh viện tư ngắc ngoải

Một Hội nghị về tăng cường phối hợp BV công – tư góp phần giảm tải BV chưa đưa ra được cơ chế phối hợp cụ thể nhưng lại cho thấy bức tranh khá “xám xịt” về hệ thống y tế tư nhân cũng như các “nhóm lợi ích” trong vấn đề giảm tải. Có thể thấy Bộ Y tế còn nhiều việc phải làm nếu muốn xây dựng một “cầu nối” giữa BV công và tư để thực hiện giảm tải BV.

Sáng 14/3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị “Tăng cường phối hợp giữa bệnh viện Nhà nước và Tư nhân thực hiện đề án giảm quá tải bệnh viện khu vực phía Bắc” tại Hà Nội.
Công quá tải, tư ngắc ngoải
Ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hội hành nghề y tư nhân Thanh Hóa, Chủ Tịch HĐQT - Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên BV đa khoa Hợp Lực (Thanh Hóa) cho biết Thanh Hóa có 7 BV tư nhưng tới nay chỉ có BV Hợp Lực là còn hoạt động tốt, còn lại đều trong tình trạng khó khăn, có BV sắp vỡ nợ nhưng chưa dám công bố.
giảm tải bệnh viện, bệnh viện công, bệnh viện tư, Nguyễn Thị Kim Tiến, lợi ích nhóm
BV đa khoa tư nhân Hợp Lực (Thanh Hóa)
Trong tổng số 170 BV tư nhân trên cả nước, ông Đệ nói theo thông tin mà ông biết thì cũng có tới 50% đã “chết” hoặc đang “ngắc ngoải”.
Những con số (năm 2013) mà Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đưa ra về sự phát triển cũng như đóng góp của hệ thống y tế tư nhân trong chăm sóc sức khỏe cho thấy bức tranh tổng quát hơn về vấn đề này:
giảm tải bệnh viện, bệnh viện công, bệnh viện tư, Nguyễn Thị Kim Tiến, lợi ích nhóm
Đầu tư lớn nhưng hoạt động cầm chừng nên các BV tư nhân đều mong mỏi có thêm bệnh nhân. Ông Đệ nói, BV Hợp Lực của ông có khả năng thu dung thêm 700 bệnh nhân điều trị và hiện đang hoạt động dưới tải.
Còn Giám đốc BV Tràng An (Hà Nội) Vũ Thế Hùng cũng bày tỏ mong muốn BV công quá tải nên “san sẻ” bớt bệnh nhân sang BV tư để giảm tải, thậm chí ông còn mạnh dạn đề xuất cho phép BV tư được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong BV công (như BV Bạch Mai) rồi cùng nhau phối hợp vận hành, giảm tải cho BV công.
Công không tin tư
Được mời phát biểu, PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai thẳng thắn nói "không" với kiến nghị của GĐ BV Tràng An vì sự ra đời của BV Việt Pháp hiện nay đã là một “bài học xương máu” đối với BV Bạch Mai. Vì lịch sử hình thành của BV Việt Pháp cũng gắn với một ý tưởng tương tự như ông Hùng đề xuất.
giảm tải bệnh viện, bệnh viện công, bệnh viện tư, Nguyễn Thị Kim Tiến, lợi ích nhóm
Gần 11 giờ trưa nhưng vẫn rất đông bệnh nhân ngồi chờ khám ở khoa Khám bệnh - BV Bạch Mai (Ảnh chụp ngày 13/3. Ảnh: Cẩm Quyên)
Hợp tác và "lợi ích nhóm"
Tại Hội nghị, có ĐB thẳng thắn cho biết sẽ không có chuyện ở địa phương mà BV công chuyển bệnh nhân sang BV tư vì liên quan đến vấn đề nguồn thu cho ngân sách địa phương, nên chỉ có thể chuyển trong cùng hệ thống BV công (chuyển lên/chuyển xuống) chứ BV tư không thể “chen vào”.
Ông Đệ đánh giá nhiều BV công “muốn quá tải" để xin đầu tư mở rộng, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, vv … vì tất cả những quy trình đó đều có thể sinh ra “lợi nhuận”.
Còn với việc chuyển bệnh nhân từ BV công sang BV tư, ông Quốc Anh thẳng thắn, BV Bạch Mai có thể chuyển bệnh nhân của mình sang BV công lập khác trên địa bàn, thậm chí chuyển người bệnh về BV công tuyến dưới (sau khi đã qua giai đoạn nguy hiểm) nhưng không bao giờ chuyển bệnh nhân sang BV tư (trừ BV Vinmec vì đây là nơi được đầu tư bài bản và BV Bạch Mai cũng đã có thỏa thuận hợp tác với BV này.
Người bệnh vào bệnh viện thì sinh mạng, sức khỏe là quan trọng nhất, điều kiện ăn ở tuy quan trọng nhưng chỉ là phụ. Vì thế, trong chuyện này tôi cho rằng không thể dùng mệnh lệnh hành chính để giải quyết hay ép bệnh nhân sang BV tư.
Có nơi không có bệnh nhân nhưng có nơi đông quá mà bệnh nhân vẫn sống chết phải lao vào vì đó là vấn đề chất lượng. BV tư hãy tự nâng cao chất lượng thì ắt hẳn sẽ “hữu xạ tự nhiên hương”" - ông Quốc Anh bày tỏ.
PGS.TS Trần Văn Thuấn, PGĐ BV K cũng cho biết, BV K sẵn sàng hợp tác với BV tư nhân trong đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nhưng đặt ra câu hỏi: Liệu BV tư (đặc biệt là con người) có đủ khả năng tiếp nhận hay không?
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề xuất một số giải pháp cho sự phối hợp này, gồm:
- Đối với BV Nhà nước: Cử cán bộ hợp tác chuyên môn theo thỏa thuận; Phối hợp liên doanh liên kết trong đào tạo; BV quá tải xem xét phối hợp chuyển bệnh nhân sang điều trị tại các BV tư có đủ điều kiện cơ sở vật chất và chuyên môn; Phối hợp với BV tư khai thác sử dụng thiết bị kỹ thuật cao; Công nhận kết quả xét nghiệm của BV tư;
- Đối với BV tư: Tăng cường nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng; Đầu tư cơ sở vật chất; Giá cả hợp lý; Tham gia mạng lưới BV vệ tinh của các BV công; Phối hợp với BV công; ..
Sự phối hợp này còn có sự tham gia điều phối, giám sát của Bộ Y tế, lãnh đạo các địa phương dưới các hình thức như xây dựng, ban hành văn bản, tạo cơ chế thuận lợi cho các đơn vị. 
Cẩm Quyên/VnN
----------------

2 nhận xét:

  1. Nhà báo Huy Đức nói : 'hãy trả tự do cho giáo dục". Nên chăng cũng nên hãy trả tự do cho Y tế. Quá tải, ngắc ngoải, xuống cấp...tất cả suy cho cùng cũng chỉ bởi mất tự do, cứ phải làm theo, ăn theo, nói theo những chủ trương, đường lối, chính sách đã quá lạc hậu, chẳng giống ai. Đó là nguyên nhân triệt tiêu động lực, sáng tạo của xã hội nói chung và ngành y, ngành GD nói riêng.
    Đảng, nhà nước đã đến lúc nên buông bớt những gì muốn "nắm" mà xem ra không nắm nổi. Vừa đỡ mệt, vừa hiệu quả. Trả "thị trường" cho thị trường mọi việc sẽ đâu vào đấy. Nhà nước chỉ cần "nắm" phần vĩ mô làm đúng chức phận nhà nước thế là "sáng tạo" rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Đồng ý với nacdanh 08:45. Để rồi xem Y tế và Giáo dục sẽ đi về đâu nếu cứ giữ mãi cái kiểu " Vẽ ra để lấy tiền " của các nhà hoạch định của Đảng ta. Một lũ ngu và mù trước quyền và tiền!

    Trả lờiXóa