Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Tướng Ngọ mất, đình chỉ vụ Dương Chí Dũng tố?

Sáng 19/2, trao đổi với VietNamNet, thẩm phán Trương Việt Toàn, người đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” cho biết, trong trường hợp người bị tố cáo qua đời thì sẽ đình chỉ vụ án.
Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hồi tháng 1, ông Dương Chí Dũng được triệu tập đến tòa với tư cách là nhân chứng.
Tại tòa, ông Dũng đã tố cáo Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ chính là người đã “mật báo” để ông ta bỏ trốn...
Chiều 8/1, trong phần tuyên án, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.
Sáng 19/2, trao đổi với VietNamNet, thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết, trong trường hợp Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ đã qua đời, xét theo Điều 107, BLHS, sẽ phải đình chỉ vụ án.
“Trong trường hợp này chỉ có mình ông Ngọ bị tố cáo, mà đối tượng bị tố cáo đã qua đời nên theo quy định sẽ phải đình chỉ vụ án”, lời ông Toàn.
Theo quan điểm của luật sư Phạm Văn Huỳnh - Trưởng Văn phòng luật sư Tâm Đức: Căn cứ Điều 107, Luật tố tụng hình sự đã quy định, những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, trong trường hợp này không thể khởi tố bị can vì người bị tố cáo đã mất.
Kể cả khi Dương Chí Dũng tố cáo ông Ngọ, trong trường hợp nếu có sai phạm cũng sẽ không xem xét, trừ trường hợp có người khác liên quan thì có thể vụ án tiếp tục điều tra, ai có sai phạm thì sẽ bị khởi tố theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 108, BLTTHS, cơ quan chức năng phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân người đã tố giác.
Trao đổi về cùng vấn đề, Luật sư Tạ Anh Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Bách Gia Luật cho rằng: Theo quy định của BLTTHS, khi đã khởi tố vụ án mà chưa khởi tố bị can, tức là chưa xác định được người bị tố cáo có dấu hiệu phạm tội thì vụ án vẫn được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án để xác định các đối tượng liên quan.
Đối với trường hợp người đã chết là bị can duy nhất trong vụ án đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án theo khoản 1, Điều 169, BLTTHS, đình chỉ điều tra quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 164, BLTTHS.
Ông Tuấn trích Khoản 1, Điều 169 BLTTHS, cho rằng: VKS ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này; Hoặc Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của BLHS.
Cũng theo ông Tuấn, theo quy định của BLTTHS, trường hợp ông Phạm Qúy Ngọ tại phiên sơ thẩm bị Dương Chí Dũng tố cáo, tuy chưa có quyết định khởi tố bị can, nhưng do ông Ngọ đã qua đời thì cơ quan tố tụng có thẩm quyền cần ra quyết định đình chỉ vụ án.
-----------------
***  Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
T.Nhung /VnN
------------------

10 nhận xét:

  1. Thực ra, ông Dương Chí Dũng không chỉ tố cáo việc đưa hối lộ cho ông Phạm Quý Ngọ mà còn cho cả ông Nguyễn Quý Thanh, cục trưởng C24. Do đó, có thể đình chỉ vụ án "làm lộ bí mật nhà nước" nhưng vẫn có thể tiếp tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can đưa và nhận hối lộ đối với ông Nguyễn Quý Thanh.
    Trường hợp xấu nhất có thể là đình chỉ vụ án và không tiếp tục khới tổ vụ án khác thì nguy cơ Dương Chí Dũng không được giảm tội mà vẫn y án tử hình là rất cao.
    Chà, sắp tới cũng hồi hộp đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trích "thẩm phán Trương Việt Toàn, người đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước”.ho biết, trong trường hợp người bị tố cáo qua đời thì sẽ đình chỉ vụ án."

      Tôi nghĩ, ông Trương Việt Toàn, cũng biết. Trên ông, trên tòa án, theo điều 4 hiến pháp và ngồi xổm trên luật pháp, là "lực lượng LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC". Chỉ họ mới có QUYỀN, tiếp tục hay đình chỉ.
      Ôi cái luật pháp của nhà nước CHXHCN Việt nam.!!!!

      Xóa
  2. Ông anh-Chú NGọ đằng nao chú cũng chết... anh cho chú ra đi trong ''danh dự '' còn để chú TRâu bẩn vây bùn sang anh và ĐC X Y Z...thì chú vẫn k thoát tội ? mà bon anh vẫn xử lý nôi bộ như HNTW6? khi đó chú là kẻ thù của anh và XYZ... và mất hết k còn gì kẻ cả gia quyến tái sản chú kiếm chác đươc trong nhưng năm lam đây tớ của dân ? Chú chon đi...
    Ngựa- Em em ...'khóc' xin nghe lời anh ,cho em chết vì bệnh hiêm nghèo nhé, em đi đây!!!
    Ông anh -Chú chỉ đươc chết vì hiểm bênh chứ k phai chết vì nghèo???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  3. The end.
    Tất cả đều dúng quy trình.

    Trả lờiXóa
  4. Không biết mấy ông học lớn bữa trước nói "Chính trị là vì dân" cảm thấy sao qua việc mờ ảo náy?

    Trả lờiXóa
  5. Nên tiếp tục điều tra vụ Ông Ngọ, nếu không có thì nên nên minh oan cho Ông Ngọ còn nếu Ông Ngọ có dính dáng đến việc Ông DCD tố thì phải cách chức, khai trừ Đảng và kề cả việc tước quân tịch Ông Ngọ này, vì chúng tôi không muốn tôn trọng một kẻ cắp cho dù kẻ đó đã chết, ngay những người ở trong lực lượng CA cũng muốn vậy.

    Trả lờiXóa
  6. Ngo di la dep doi hinh roi. dap chieu vu an de Dung mang an tu hinh vai nam se cai bien ly lich cho no huong dac xa 2-9 hang nam thoi . An toan moi nhe va hoa ca lang thoi. Khong nen binh loan chi cho ton dien.

    Trả lờiXóa
  7. Cơ hội ngàn vàng! Phải đình chỉ vụ án chứ! Để ảnh hưởng tới "Đại cục" thì sao? Như thằng DLV già huỵch toẹt rồi đó! Kéo dài thời gian "gặm nhấm" thêm một quãng nữa...

    Trả lờiXóa
  8. Chết thiệt hay chết giả , chết còn lại cái xác , sao canh gác nghiêm mật dử vậy

    Trả lờiXóa
  9. Iêu cái khoản 7, điiều 107 quá cơ!

    Trả lờiXóa