Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Phó Thủ tướng "cháy giáo án"

ttt

 - Theo phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trước hàng trăm lãnh đạo "chóp bu" của ngành giáo dục sáng nay, 13/2, thì chưa thể bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cần xem xét lại các dự kiến thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Nhận vai phụ trách mảng giáo dục từ cuối năm 2013, đây là lần đầu tiên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có mặt tại một hội nghị của ngành giáo dục với sự hiện diện của các lãnh đạo giáo dục 63 tỉnh, thành. Và cũng trong "bối cảnh nóng": ngành giáo dục đang rậm rịch triển khai đề án "đổi mới giáo dục", mà nút bấm đầu tiên là dự định thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.
Ngồi suốt buổi sáng lắng nghe 14 ý kiến, đến phiên "nói" của mình, Phó Thủ tướng mào đầu:
“Hôm nay tôi “cháy” giáo án vì đã chuẩn bị tinh thần lắng nghe nhiều ý kiến phát biểu, chuẩn bị tinh thần buổi chiều mới có ý kiến. Nhưng cuối giờ sáng, các đồng chí đã hết ý kiến nên tôi xin có một vài ý kiến phát biểu, cũng mong chia sẻ chân tình".
Không nóng vội nhưng không thể cầm chừng
Theo ông Đam, giáo dục có rất nhiều vấn đề mà chính bản ngành giáo dục cũng chưa hài lòng. Sự chưa hài lòng đó cũng từ ngành đề xuất lên và TW bàn hai kỳ mới ra được Nghị quyết 29 - đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nhưng nói lại thì nền giáo dục nước ta có nhiều thành tích, tiến đáng tự hào, được xã hội trân trọng...
Ông Đam nói, “ nước nào có một nền giáo dục tốt thì nước đó hưng thịnh. Cho nên việc đổi mới căn bản toàn diện lần này không thể làm một lúc, không thể nóng vội nhưng không thể cầm chừng. Chúng ta phải rất khẩn trương, rất quyết tâm quyết liệt nhưng phải rất khoa học và thận trọng từng bước”.
Chấn chỉnh từ hát quốc ca, trực nhật
Chia sẻ với cán bộ, giáo viên trong ngành, ông Đam cho rằng: xem kỹ lại thì có rất nhiều thứ “chúng ta nói thay đổi nhưng thực tế đã làm”.
Ví dụ như mục tiêu “không chỉ dạy kiến thức mà dạy làm người” đã được nền giáo dục đặt ra từ khi mới giành chính quyền, từ lần cải cách giáo dục đầu tiên.
“Thời đi học của tôi và nhiều đồng chí lãnh đạo sở, có mấy thứ mà bây giờ nên xem lại và chấn chỉnh; từ những cái rất nhỏ như: chào cờ, hát quốc ca. Dạy cho trẻ yêu tổ quốc, yêu đồng bào phải làm như vậy. Giờ thì rất nhiều trường không thực hiện nghiêm túc.
Hay chuyện giáo dục thể chất: Trước đây rất chú trọng giờ thể dục giữa giờ. Hoặc phân công nhau trực nhật hàng ngày; làm vệ sinh chung, trồng cây...hàng tuần.
Bây giờ, nhiều nơi thuê dịch vụ cho các hoạt động này, đến mức con cháu không biết lao động. Nhưng quan trọng không phải là không biết, mà không trực tiếp làm thì không yêu lao động, không yêu người lao động”.
Những ví dụ này được Phó Thủ tướng nêu ra về “có những thứ không cần đợi Bộ, không cần đợi nhiều trăm triệu đô để làm chương trình chuẩn để hiện đại hóa SGK, hiện đại hóa cơ sở vật chất” mà vẫn đổi mới được.
Nên công bố thay đổi trước ngày khai giảng
Ông Đam dành phần nhiều thời gian trao đổi về những thay đổi trong thi cử của ngành.
Theo ông, Bộ GD-ĐT đang rất tích cực đổi mới chương trình, “nhưng chúng ta không thể làm tuần tự được. Dạy xong mới đổi mới thi cũng là một cách tiếp cận nhưng phải thiết kế lại hệ thống giáo dục Việt Nam, từ đó ban hành chương trình khung toàn quốc. Sau đó mới viết SGK, đào tạo giáo viên. Đến lúc đó, chúng ta mới hoàn thành việc đổi mới thi cử”.
ttt
Các đại biểu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Văn Chung
Ông Đam cho rằng, Bộ chọn đột phá là công tác thi cử cũng có ý nghĩa đi trước một bước để tạo xung lực mạnh, lan tỏa trong việc đổi mới.
Trước khi hội nghị này diễn ra, Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thay đổi thi tốt nghiệp THPT.
Theo đó, có những dự tính: giảm bớt số môn thi bắt buộc từ 6 xuống 4, thí sinh có môn thi tự chọn, sẽ miễn thi tốt nghiệp cho 20% học sinh, sẽ áp dụng luôn trong kỳ thi năm nay, v.v..
Đề cập tới dự định này, Phó Thủ tướng lưu ý phải bàn kỹ, vì không chỉ đổi trong một năm, theo tinh thần: không nên thay đổi liên tục mà nên làm thí điểm ở diện nhỏ; không thể xảy ra tình trạng "phân biệt giáo viên",  "học hỏi các nước tiên tiến" phải thích hợp, và việc làm nào mệt nhọc nhưng cần thiết và hiệu quả thì không ngại (xem chi tiết TẠI ĐÂY)
"Bộ nên bàn kỹ và cố gắng công bố trước khai giảng năm học mới hoặc trước khi nghỉ hè, kể cả phương án tuyển sinh ĐH”, ông nêu ý kiến.
  • Kiều Oanh - Văn Chung (Ghi)
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
Phó Thủ tướng nói việc thi cử thuộc thẩm quyền của Bộ GD-ĐT nhưng đây là viêc rất hệ trọng và nhạy cảm. Đặc biệt là trong điều kiện giáo dục của chúng ta rất khác nhau giữa các vùng miền, địa phương, giữa các trường nên rất cần cân nhắc kỹ.
Sau buổi họp hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp thu các ý kiến của nhiều kênh khác nữa. Đồng thời sẽ có hoàn thiện lại báo cáo và xin ý kiến Phó Thủ tướng

20 nhận xét:

  1. Chung quy, đó là hậu quả của tật... hay nổ...

    Trả lờiXóa
  2. Vỡn chỉ là hô khẩu hiệu mà thôi, Lói theo nghị quyết mà thui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế còn việc rất nhiều cô giáo có chút hình thức,nhiều hôm chỉ dạy 1-2 tiết 1 ngày nhưng vẫn dối chồng là đi làm để đi nhà nghỉ tìm thú vui xác thịt với bồ hoặc đồng nghiệp thì sao nhỉ?Có chế tài nào để hạn chế việc này không/

      Xóa
    2. HL là đần ông thì bị bất lực, đần bà thì dạ xoa chẳng ma nào sờ....
      DKM chả liên quan gì đến bài viết.

      Xóa
  3. Lọt vào Hội Đồng Chuột chi là... Chuột!

    Trả lờiXóa
  4. Đỉnh cao ở chỗ, tay mần bưu chính viễn thông, phán như đúng rồi.
    Cây đa cây đề ngành ráo rục, ngồi im như thóc và mồm há hốc nghe nuốt từng nời.
    Cái cần bàn thì éo bàn.

    Trả lờiXóa
  5. Khen thay cho những lời bình , và tấm hình của Việt Nam net và các báo khác . Họ đang tìm cách khắc họa rõ nét hình ảnh của TT trong tương lai Vũ Đức Đam , sao cho :

    Từ Những bước đi phải thanh thoát , những cái cái khoát tay phải đầy ẩn ý , những ánh mắt ngước nhìn của Đam đều phải nặng trĩu “ Suy tư “ và “ Trăn trở “ với vận nước nổi , chìm .
    Mọi thứ , mọi thứ phải được khắc họa đậm sâu trong đầu dân chúng rằng :

    Những việc Đam làm , những lời Đam nói , những suy nghĩ trong đầu Đam . Tất cả , tất cả đều phải thể hiện rằng Đam đang ……… “ Cháy hết mình “ với một mục đích duy nhất là vì nước , vì dân , ngoài ra không còn điều gì khác . Mọi thứ Quyền lực , tiền tài và danh vọng đều là giả tạm , hư vô và phù phiếm , chúng không bao giờ nằm trong suy nghĩ của Đam . Đam chỉ cống hiến , cống hiến và cống hiến , thế thôi .
    Quả thực , quả bóng quyền lực đang ở trong chân Đam , quá khó cho tay hậu vệ láu cá nào có thể cướp nổi bóng trong chân anh – lúc này . Anh hợp với mẫu của một tiền vệ tấn công .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Loại dây chuyền công nghệ chế tạo vĩ nhân , mà nay chỉ có Tàu , Việt , Triều , Cu Ba là còn dùng . Thật thảm hại cho dân tộc này .

      Xóa
    2. Nguyễn Xuân Anh ( con Nguyễn Văn chi ) , Nông quốc Tuấn (con Mạnh răng chắc ) ,Lê Trương Hải Hiếu ( Con lê thanh hải ) , Nguyễn Thanh Nghị , Nguyễn Minh Triết ( Con 3x ) đều đang được “ thổi “ theo cách này . Các loại thái tử đỏ này chắc còn ghê gớm hơn cha chúng .

      Ôi nước Việt Nam tôi sao mạt vận mãi thế này .

      Xóa
  6. Phó này, với bộ mặt tầm thường, mà lên Thủ thì nước Việt còn tăm tối dài dài...

    Trả lờiXóa
  7. Tỉ lệ tốt nghiệp 98% thì miễn thi cũng có cái lợi.Trong 98% chọn lấy 20% tốp đầu để miễn thi thì sẽ giảm bớt gánh nặng cho việc tổ chức thi:nào là phòng ốc,giám thị,giấy thi,danh sách thi.chấm thiv.v...Nếu bỏ được 20% hs dự thi sẽ bớt 20% gánh nặng của tất cả các khâu cũng tốt chứ sao?Mà 98% chọn lấy 20% là 1/5,nếu thi chắc chắn sẽ đỗ thì bắt số đó thi làm gì mất công.Cái đáng bàn là làm thế nào để chọn đúng 20% xứng đáng được miễn thi,đừng để xảy ra tiêu cực.Ván đề nữa tôi thấy Bộ GD bỏ môn thi ngoại ngữ trong các môn tự chọn là rất đúng.Có lần khảo sát chất lượng gv tiếng Anh ở ngay thủ đô Hà Nội,số gv biết giao tiếp và dịch tiếng Anh chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn.Điều đó cho thấy ở một nơi có phong trào và điều kiện học ngoại ngữ mạnh,thuận lợi như HN mà còn như thế thì trình độ gv các vùng khác chắc chắn còn thấp hơn nhiều.Thầy mà như vậy thì trò ra sao?Đây là một môn như năng khiếu,có hs tiếp thu rất nhanh nhưng đa số học rất khó,trong khi nhiều hs học tiếng Việt-ngữ văn còn kém thì vẫn phải học tiếng Anh.Bài vở, chương trình rất nặng mà vẫn phải mất nhiều thời gian cho ngoại ngữ thì tất nhiên các môn khác sẽ bị sao nhãng.Cứ nói hội nhập nhưng nhiều người học đại học ngoại ngữ còn chưa dịch được tài liệu thì nói gì hs phổ thông.Môi trường giao tiếp không có,ở T.p Thanh Hóa chúng tôi đi cả tuần cũng chả gặp ông Tây nào.Theo tôi chỉ coi ngoại ngữ là môn phụ,em nào có năng khiếu thì cho tính thành môn tự chọn.Cách đây vài năm trên diễn đàn của một tờ báo cũng nêu vấn đề có nên đưa chữ Hán vào chương trình phổ thông?Nhiều ý kiến phản bác cho rằng không nên đưa vào mà chỉ nên đào tạo một số ít người ở bộ môn này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không học ngoại ngữ thì biết đến khi nào biết ngoại ngữ . Dẫu sao có vẫn còn hơn không.
      Đâu phải ai cũng dốt ngoại ngữ mà vì không có đủ điều kiện học mà thôi, Theo tôi khi học ngoại ngữ cần phải chọn sách của nước ngoài bởi vì họ viết sách chuẩn hơn mấy tay việt nam mình viết. thậm chí viết sai cả kiến thức cơ bản của tiếng Anh thì làm sao học tốt cho được. Xin hãy đọc bộ sách tiếng Ạnh dạy ở cấp hai thì biết ngay.

      Xóa
  8. Lão ngồi cạnh mẹ Dame mà đang ưu tư vì đất nước, vì nhân dân, tôi... chết liền!

    Trả lờiXóa
  9. Muốn làm ÔNG THÁNH ,BÀ TƯỚNG thì cũng phải có chiến công . cứ làm đi , lam cho dân biết mình có năng lực - dân sẽ ủng hộ , thế thôi .

    Trả lờiXóa
  10. Ở đâu rồi, những khuôn mặt sáng, phúc hậu? Haizzz...

    Trả lờiXóa
  11. Chẳng biết cơ chế bầu hoặc bổ nhiệm hiệu trưởng thế nào mà nữ gv chúng tôi thường nói:con này,con kia lên chức chẳng qua bằng bướm.Càng đẹp gái càng dễ lên cho dù không có năng lực.

    Trả lờiXóa
  12. Có vấn đề này sao hội nghị không thấy bàn và ông Luận,ông Đam có biết không:Chỉ 1 buổi sáng mà 1 khoa ở trường ĐH Vinh tổ chức bảo vệ luận án thạc sĩ về quản lý giáo dục cho 7 người.Thử hỏi như thế thì lấy đâu chất lượng.Và tình trạng các nhà trường đặt ra nhiều khoản thu bừa bãi gây bất bình trong đa số phụ huynh như một căn bệnh triền miên,năm nào,nơi nào cũng xảy ra

    Trả lờiXóa
  13. Nói thật, "bọn họ" chẳng biết làm gì ngoài việc ăn cắp, tham nhũng đâu. Vậy mà cái miệng cứ xoen xoét nói hay. Chẳng biết có còn là người không nữa? Thực tế chẳng cần "họ" xa rời, mà nhân dân đang chủ động tránh xa "họ"!

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh22:18 Ngày 15 tháng 02 năm 2014 rất chính xác

    Trước đây nữ gv lên chức hiệu trưởng bằng bướm là 80%. Bây giờ đổi mới "CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO" thế thì nữ gv lên chức hiệu trưởng bằng bướm sẽ là 98%.

    Mẹ Việt Nam ơi! Mẹ Việt Nam ơi! ...

    Trả lờiXóa
  15. Các phòng thí nghiệm của ĐẠI HỌC VINH được trang bị từ những năm 60 của thế kỷ trước bây giờ đã quá cũ nát mà vẫn chưa được thay thế. Chẳng biết hàng tỉ đòng tiền mua sắm sữa chữa hàng năm vào túi ai???
    Chẳng biết thanh tra bộ giáo dục họ làm những gì khi hàng tháng vẫn lĩnh ăn lương nhà nước???

    Trả lờiXóa