Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Mỹ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ đường 9 đoạn phi pháp trên Biển Đông


Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ngày hôm qua (5/2) đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, trong đó có đường 9 đoạn bị xem là phi pháp và gây căng thẳng.
Với việc căng thẳng trong khu vực đã lên cao sau khi Bắc Kinh áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên cả các quần đảo do Nhật quản lý trên biển Hoa Đông, dư luận quốc tế đang lo ngại về một sự đối đầu mới trong một tranh cãi khác trên biển Đông, nơi căng thẳng vẫn chưa hạ nhiệt, nhất là với Philippines.
Phát biểu trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ về tình hình trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực này, ông Danny Russel, đã thách thức Trung Quốc có thể đưa ra các cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của nước này đối với phần lớn biển Đông, thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn”.
Ông Russel khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên biển theo luật pháp quốc tế phải dựa trên đặc điểm về lãnh thổ.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực
Đông Á - Thái Bình Dương Danny Russel

“Bất kỳ tuyên bố chủ quyền biển nào của Trung Quốc mà không dựa trên đặc điểm chủ quyền lãnh thổ sẽ là không tuân thủ luật pháp quốc tế”, vị trợ lý ngoại trưởng Mỹ nói.
“Trung Quốc có thể chứng tỏ sự tôn trọng luật pháp quốc tế của mình bằng cách làm rõ hoặc điều chỉnh tuyên bố chủ quyền của mình để nó tuân theo luật pháp quốc tế về biển”.
Russel cũng ủng hộ quyền của Philippines trong việc đưa vấn đề ra một tòa án Liên hợp quốc – một động thái bị Trung Quốc lên án hồi năm ngoái – như một nỗ lực nhằm tìm kiếm một giải pháp “hòa bình, không ép buộc”.
“Sự thiếu rõ ràng của Trung Quốc liên quan tới tuyên bố chủ quyền biển Đông đã tạo ra sự bất ổn trong khu vực, và hạn chế triển vọng đạt được những giải pháp được các bên chấp thuận, hoặc những sự thỏa thuận cùng phát triển công bằng”, ông Russel khẳng định.
Nhận xét của ông Russel cho thấy quan điểm ngày càng rõ ràng của Mỹ về biển Đông. Năm 2010, ngoại trưởng Mỹ khi đó, bà Hillary Clinton, đã tuyên bố trong một chuyến thăm Việt Nam rằng, sự tự do đi lại trên biển là một lợi ích quốc gia của Mỹ trên biển Đông, nơi hơn một nửa hàng hóa thế giới được vận chuyển qua.
Tuy nhiên, Mỹ trong khi tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh như Nhật và Philippines, nhìn chung vẫn nhấn mạnh rằng họ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại châu Á. Đây là quan điểm mà ông Russel vẫn tái khẳng định.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cũng lặp lại những cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ trên biển Đông, Mỹ sẽ không thừa nhận cũng không chấp thuận.
“Chúng tôi không công nhận cũng không chấp thuận ADIZ mà Trung Quốc đã tuyên bố”, Russel nói. “Chúng tôi đã nói rõ với Trung Quốc rằng họ không nên cố gắng áp đặt ADIZ, và nên ngừng có hành động tương tự ở những nơi khác trong khu vực”.
Thời gian qua, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đã bác bỏ ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông bằng cách cử chiến đấu cơ nhiều lần bay qua mà không thông báo cho Bắc Kinh.
Tuy nhiên, hạ nghị sỹ Steve Chabot, Chủ tịch tiểu ban châu Á của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ cho rằng chính quyền của Tổng thống Obama đã phát đi những “tín hiệu lẫn lộn” khiến Trung Quốc càng lấn tới.
“Đã đến lúc chính quyền cần hành động thay vì chỉ nói, và tìm cách để đảm bảo với khu vực nêu trên rằng nước Mỹ sẽ hiện diện tại khu vực này, và tương lai của Mỹ tại châu Á là mạnh mẽ, có tính cam kết và chắc chắn”, ông Chabot nói.
Thanh Tùng
(Theo AFP)
----------------

17 nhận xét:

  1. Thế kỷ 20 và thế kỷ 21 kẻ nào bán rừng, bán biển VN cho TQ (Mị dân dưới danh nghĩa cho thuê 50 năm) sẽ nhục nhã hơn cả Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta đang bị "định hướng" thành người máy...

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta đang bị định hướng làm con vẹt, chỉ cần lắng nghe và lặp lại những gì mình nghe được mà không cần suy nghĩ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ta mong vậy thôi, chứ thực tế họ đã thua về tư tưởng rồi.
      "Bẽn thắng cuộc" và "Bên thua cuộc" nay đã là những khái niệm, lực lượng mới.

      Xóa
  4. Chắc thế chiến III sẽ bùng nổ ở CATBD (do ĐQ Trung Hoa sinh sau đẻ muộn!). Đây là cơ hội và cũng là thách thức của VN (nói kiểu NQĐH Đảng).
    Muốn biến nó thành cơ hội phải có đủ bản lĩnh, bằng không sẽ là thảm họa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN KIỂU CŨ TRÊN THẾ GIỚI ĐÃ KẾT THÚC LÂU LẮM RỒI, THẾ MÀ NGÀY NAY NÓ CÓ NGUY CƠ SỐNG LẠI LÀ TAI LÀM SAO? TỪ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC HẸP HÒI ? KHÔNG, MÀ TỪ CHỦ NGHĨA BÀNH CHƯỚNG BÁ QUYỀN DEO RẮC Ở VÙNG HOA HẠ TIỀN PHONG KIẾN NHÀ CHU KIA !

      Xóa
    2. Tàu phiệt đang đi đúng quy trình phát triển kinh tế XH mà các nước Tư bản Âu Mỹ Nhật đã đi qua là XH Phong kiến > Tư bản hoang dã > Đế quốc Thực dân > Tư bản nhân bản xã hội dân chủ và toàn cầu hóa .
      Tàu Phiệt hiện nay đang trong quá trình tích lũy Tư bản " cơ bắp" bằng sự bóc lột sức lao động và chiếm hữu của cải XH bằng mọi cách bằng mọi thủ đoạn mà chủ yếu là bằng quyền lực bạo lực Lãnh đạo , phe đảng , lợi ích nhóm , và tất nhiên một khi "Tư bản tích lũy" đã trở thành một động lực chính để tăng trưởng và phát triển xã hội theo quy luật Tiền (1)- Hàng hóa-Tiền (2) được gia tốc bằng lợi nhuận mà không được kiểm soát bằng tri thức văn minh nhân bản và công bằng xã hội mà cứ để nó tự phát triển theo đúng bản chất Tư bản trong một XH đầy tham vọng quyền lực bá quyền ,có tư duy "trọc phú địa chủ" và tinh thần dân tộc hiếu chiến cực đoan như Tàu phiệt thì việc Tàu phiệt sẽ trở thành một tên thực dân đế quốc như Đức , Nhật trong quá khứ cũng chẳng có gì lạ.
      Có thể ví Tàu Phiệt hiện nay như một kẻ vị thành niên mới lớn cần nhiều " năng lượng "sinh học để phát triển và tăng trưởng thể chất , tuy nhiên với bản chất vô học lưu manh côn đồ nó đã giải quyết việc thiếu hụt nhu cầu năng lượng của mình bằng mọi thủ đoạn kể cả trộm cướp trấn lột bất chấp nhân nghĩa như một kẻ lưu manh giang hồ .
      Còn các nước như Âu Mỷ Nhật có thể ví như những người trưởng thành chính chắn văn minh nhân bản đã đoạn tuyệt một quá khứ " thực dân đế quốc tàn bạo" , lấy kinh tế tri thức và KHKT làm nền tảng đáp ứng nhu cầu năng lượng sinh học thay cho bạo lực cưỡng đoạt ,hợp tác trí lực toàn cầu để cùng chinh phục thiên nhiên bắt thiên nhiên phục vụ cho nhân loại thay cho tư duy hẹp hòi "dân tộc cực đoan" trấn lột nhau mà sống như Tàu hiện nay .

      Xóa
  5. trung quốc tàu thời nào chả vậy
    Chúng tôi chuyên sản xuất ổn áp standa và phân phối ổn áp lioa , bảo hành lioa . tại:
    http://standavietnam.com
    http://lioa.net.vn
    http://lioa.net.vn/vn/105/1/san-pham/on-ap-standa-1-pha.aspx
    http://lioa.net.vn/vn/tin-tuc/77/sua-lioa-sua-chua-lioa-uy-tin-chat-luong-huong-dan-su-dung-on-ap-lioa.aspx
    http://lioa.net.vn/vn/5/1/tin-tuc/dich-vu-sua-chua.aspx

    Trả lờiXóa
  6. Tổng: Tềnh hềnh diễn biến quá nhanh và nguy hiểm, ý các thần thế nào?
    Chủ: Khó quá, tại hạ quả thực chưa ngợi được cái ghề...
    X: Ê..hèm.. theo ngu ý tại hạ, kệ mệ cho 2 thằng uýnh lộn, mềnh còn xúi thêm cho chúng nó cắn nhau, thằng nào thắng mềnh theo cũng chưa muộn...
    tổng, chủ: hay hay....cao kiến.....cao kiếng.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mẽo và Chệt cùng nghĩ:
      "Nếu có gì, diệt ngay thằng còi nham hiểm trước cho nó đỡ vướng bận!"

      Xóa
  7. 2 bác Nặc danh 08:05 và 08:08 nói rất chí lí ! nhưng ai chịu trách nhiệm đây ? phải có tên họ rõ ràng chứ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là gọi tên cũng không rõ hẳn nữa. Nhưng Lú, Bet, Hói và Ếch có gợi ra cho bạn những ai không?

      Xóa
    2. ĐÃ BIẾT RỒI CÒN HỎI, KHÔNG AI HƠI ĐÂU MÀ TRẢ LỜI NGHE.

      Xóa
  8. Nếu Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở châu Á vậy có nghĩa là ai đang ở đâu ở nguyên tại chỗ ! Thế này thì VN lỗ nặng , người Mỹ đã chót gật đầu để TQ chiếm Hoàng Sa và bây giờ mới thấy hậu quả của việc bỏ rơi bạn bè gặp nạn giữa đường để một mình thoát thân .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở châu Á " là chính sách đối ngoại khôn ngoan và tỉnh táo của họ để một mặt kiềm chế và kiểm soát tình hình , một mặt giữ quan hệ với các đối tác ( kể cả Trung Quốc ) trong một chừng mực nhất định , và điều quan trọng là luôn nhắc nhở tới sự có mặt của họ ở đây . Tuy nhiên Mỹ cũng luôn đưa ra những tín hiệu nhằm cảnh báo nếu TQ đi quá đà .
      Vấn đề quan hệ quốc tế là vấn đề lâu dài trải qua lịch sử của nhiều thế hệ , lúc là kẻ thù , lúc lại liên minh , chưa hề kết thúc , điều quan trọng là chính quyền hiện tại phải biết lấy sự nghiệp của quốc gia , của dân tộc làm trọng , làm lợi cho nước , cho dân . Nên suy ngẫm về sự phát triển của nước Đức , Nhật , hôm nay khi họ từng một thời là đối thủ của Mỹ trong chiến tranh TG 2 để làm bài học cho Việt Nam .
      Không nên quá thất vọng và uất hận vì việc Mỹ đã làm ngơ để TQ chiếm Hoàng Sa ở thời điểm đó , vì họ cũng cần toan tính đến lợi ích của riêng họ . Nên trách vì sao Việt Nam không đủ mạnh , đủ khôn khéo để tự mình dành lại những gì của mình sau 40 năm bị cướp mất , sao mãi vội trách người vô tình .” Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân “ là vậy .
      Đôi lời ngỏ . Chúc bạn mạnh khỏe , vui .

      Để gió cuốn đi

      Xóa
  9. Xưa: Nhật Phớp uýnh nhau và cơ hội của chúng ta.
    Nay: Tàu Mẽo choảng nhau và cơ hội đánh lạc hướng dư luận của chúng tao.

    Trả lờiXóa
  10. hàng chục triệu sinh viên học lich sử đảng, triết học mác lenin để rồi chỉ là lãng phí và nhồi sọ

    Trả lờiXóa