Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

LẠI HÔ HÀO ! – TINH GIẢN ĐƯỢC KHÔNG?


              * CHUNG HOÀNG
Công chức 'cắp ô' và câu hỏi vắt từ năm cũ
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp QH cuối năm 2013, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) hỏi Thủ tướng "có mong muốn trưng cầu hiền tài từ nguồn nhân lực chất lượng cao quốc tế, trong đó có đội ngũ các nhà khoa học, nhà quản lý là người Việt Nam ở nước ngoài về giúp Chính phủ quản trị đất nước không".
Do không đủ thời gian, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin khất. Câu trả lời của Thủ tướng đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ mới đây như sau: Đảng và Nhà nước luôn có chủ trương trọng dụng người tài năng để tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
"Hiện có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam sinh sống ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều trí thức, chuyên gia được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực", Thủ tướng nêu.
Nghị quyết của Bộ Chính trị và TƯ Đảng đã khẳng định  Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam; có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước; xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, nhất là chuyên gia giỏi, đầu ngành, cán bộ trẻ, tài năng; tạo đột phá trong thu hút các chuyên gia, nhà quản lý là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài làm việc và tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại Việt Nam.
Nhưng Thủ tướng cũng cho biết, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài còn hạn chế. "Chính phủ đang chỉ đạo các bộ ngành chức năng nghiên cứu xây dựng các đề án, đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp để thu hút, trọng dụng người tài là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước", là thông tin Thủ tướng đưa ra.
Thực tế, Thủ tướng cũng phải chờ một câu trả lời khác.
Đó chính là câu trả lời cho một trong những câu hỏi lớn nhất năm 2013:30% công chức cắp ô hay chỉ 1% không hoàn thành nhiệm vụ?
"Trong bộ máy có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phản ánh nhận định của công luận về đội ngũ cán bộ nhà nước trong một cuộc họp cách đây đúng 1 năm. Đồng tình nhận định này, từ giới nghiên cứu chuyên môn đến người dân bình thường đều nhiệt tình hiến kế loại bỏ phần "gánh nặng" này.
Áp lực của hiện tượng 30% cũng khiến các cơ quan nhà nước không thể ngồi yên. Bộ Nội vụ, cơ quan tham mưu số một về công vụ, công chức liên tiếp đề ra các sáng kiến tinh giản biên chế, đổi mới tuyển dụng và bổ nhiệm...
Chất lượng thật của đội ngũ công chức một lần nữa gia tăng áp lực khiến cơ quan tham mưu phải đưa ra giải pháp mới về đánh giá cán bộ. Trong khi đó, một con số chính xác về tỉ lệ công chức “có cũng được không có cũng không sao” đến tận thời điểm này vẫn chưa thể ngã ngũ.
Còn nhớ khoảng giữa năm, Hà Nội đưa ra một chính sách thu hút nhân tài "đột phá" với mức lương gấp 20 lần mức tối thiểu cho những tiến sĩ, trí thức cam kết cống hiến cho bộ máy hành chính thành phố ít nhất 7 năm.
Tràn đầy kỳ vọng nhân tài sẽ vì tình cảm với Thủ đô mà bước lên tấm thảm đã trải, chính sách của Hà Nội vấp phải nhiều nghi ngại từ công chúng lẫn chính các đại biểu dân cử. Trong hơn 10 năm mà Thủ đô chỉ tuyển về khu vực nhà nước được 103 thủ khoa, nhưng nhiều người chỉ pha trà rót nước rồi ra đi, các đại biểu HĐND Hà Nội phản ánh. Câu chuyện cắp ô một lần nữa được đặt ra.
Như vậy, nếu Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng không thể trả lời câu hỏi làm sao để đảm bảo bộ máy công chức chỉ toàn người làm được việc, thì các chính sách thu hút nhân tài của Hà Nội và các tỉnh thành khác sẽ chỉ dừng lại ở những văn bản nghe thì hay nhưng không thể làm được.
Mà nếu thu hút nhân tài ngay trong nước còn nhiều rào cản, vướng mắc như thế thì với ý định tốt đẹp là thu hút nhân tài kiều bào và nước ngoài, cũng khó có thể cung cấp một câu trả lời lạc quan hơn.

*      *      *
'Chỉ tăng một bộ, tinh giản biên chế thành vô nghĩa'

Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn lo lắng khi góp ý cho dự thảo nghị định về tinh giản biên chế, "chỉ cần tăng một bộ là tinh giản biên chế thành vô nghĩa".
Một nghị định mới về tinh giản biên chế sắp được ban hành nhưng các câu hỏi cần trả lời vẫn là cũ.
Ra 100.000, vào bao nhiêu?
Chính sách tinh giản biên chế trước đây [nghị định 132 năm 2007, đã hết hiệu lực năm 2012], chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí “càng nói giảm thì biên chế càng tăng” như nhận định của những người trong ngành nội vụ ngay từ khi tham gia ý kiến bước đầu cho nghị định mới.
Giảm được bao nhiêu người do nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc, đi học… thì lại tuyển vào bấy nhiêu, thậm chí nhiều hơn, cũng vì năng lực công chức chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên phải “lấy lượng bù chất” như ông Vũ Văn Thái, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ, nói, tại một cuộc hội thảo tháng 6/2013.
Dự thảo nghị định mới đưa ra con số cụ thể cho nỗ lực giảm số lượng công chức trong 6 năm tới, nhưng vẫn để ngỏ chuyện tuyển vào, liệu có đi vào lối cũ khi mà các nguy cơ tăng biên chế vẫn còn.
Đó là việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức các cơ quan nhà nước, “chỉ cần tăng một bộ là tinh giản biên chế thành vô nghĩa”, như nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn phát biểu. Chính phủ đã cam kết từ nay đến hết nhiệm kỳ giữ ổn định bộ máy, nhưng vẫn mở việc bổ sung biên chế cho nhiệm vụ mới hoặc cơ quan mới lập vì cần thiết.
Tính ổn định của bộ máy các địa phương cũng là câu hỏi, vì tốc độ đi thị hóa nhanh thì không tránh đươc nhu cầu chia tách, mà chia tách thì không tránh được gia tăng biên chế.
Đó còn là việc sau khi xác định vị trí việc làm sẽ nảy sinh biên chế do chẻ nhỏ nhiệm vụ, như lo ngại của chính các địa phương khi được phổ biến phương pháp xác định vị trí việc làm. Đó có thể là thực tế ở các cấp cơ sở, nơi đang giải quyết hầu hết các thủ tục hành chính thông thường cho người dân.
Nghị định mới tiếp tục chỉ lo việc “ra”, để việc “vào” cho một nghị định, đề án khác?
Giảm người nhà nước, vẫn làm được việc?
Trong khi năng lực của đội ngũ công chức vẫn là vấn đề đau đầu thì việc dự thảo nghị định mới tăng thêm đối tượng tinh giản dựa trên đánh giá chất lượng là một điểm đáng chú ý.
Từ lúc các luật Công chức, Viên chức có quy định “hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải ra khỏi đội ngũ”, chưa có công chức nào bị rơi vào hoàn cảnh này. Liệu sau khi nghị định mới được ban hành với các tiêu chí mạnh mẽ hơn, sẽ tìm ra được những công chức như vậy?
Vấn đề này cũng được nguyên Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nêu. Có thêm nhiều ý kiến khác, Bộ Nội vụ mới đây đã thúc đẩy phương pháp đánh giá cán bộ theo hướng “cấp trên đánh giá cấp dưới”, không để “tập thể đánh giá cá nhân” như trước nữa. Nhưng việc này cũng mới khởi động, liệu có kịp đáp ứng mục tiêu đưa ra khỏi bộ máy 100.000 cán bộ đúng thật là “cắp ô”?
Hơn nữa, sau khi giảm được từng ấy người, là không nhỏ so với 2,8 triệu công chức, viên chức cả nước hiện có, hiệu quả hành chính công vẫn được đảm bảo? Trong khi chính Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn đã cho biết nhiều cơ quan vẫn thiếu người làm được việc, phải làm cả thứ bảy, chủ nhật, đến 7-8 giờ tối.
Tuy nhiên, dự thảo nghị định mới chưa đề cập đến các giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động sau tinh giản, ví dụ phương án tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công, “nhà nước bớt ôm đồm”, như kiến nghị của ông Vũ Văn Thái.
Một nghị định mới khó bao quát mọi vấn đề đặt ra, nhưng sẽ chỉ có hiệu quả khi trả lời được những câu hỏi cũ này.

*       *       *
'Không cúi không quỳ' dễ bị tinh giản?
Là một trong nhiều câu chuyện nói mãi mà làm không được bao nhiêu nên dự thảo nghị định mới về tinh giản biên chế của Bộ Nội vụ không tránh khỏi sự nghi ngại của công chúng.
Tuyển vào ồ ạt, giờ tìm cách cho ra
Chia sẻ quyết tâm của Chính phủ trong việc giải quyết tình trạng cồng kềnh của bộ máy, song độc giả VietNamNet thẳng thắn chỉ ra đây là hậu quả của việc kiểm soát thiếu hiệu quả đầu vào.
"Tuyển vào ồ ạt, giờ lại tìm cách cho ra", độc giả Huynh cảm thán. Độc giả này kiến nghị đầu tiên là giải quyết những đối tượng tuyển dụng sai.
Nhiều độc giả khác đưa ví dụ việc chỉ cần một hai người làm, nhưng cứ viện cớ thiếu để nhận thêm gấp đôi gấp ba, từ đó đẻ ra các khâu trung gian, cấp phó, không rõ chức năng, nhiệm vụ, chẳng rõ trách nhiệm, đầu mối... "Giảm được các khâu trung gian này mới gọi là tinh giản", độc giả Thanh Đắc Bình viết.
Để làm được vậy, độc giả Hương Đỗ kiến nghị rà soát tất cả cán bộ từ thời điểm được tuyển vào xem đã đóng góp được gì, có sáng kiến, kinh nghiệm nào hữu ích, để tinh giản đúng chỗ, đúng người.
Chính vì thế độc giả Nguyen Tuan nhận định: Không nhận thêm người mới nữa là được, ai đến tuổi hưu thì nghỉ, không tốn kém kinh phí và cũng không gây mất đoàn kết nội bộ, tiết kiệm thời gian họp hành, tuyển dụng..., đến 2020 có khi giảm được nhiều hơn con số 100.000.
Độc giả Ly Quoc Viet cũng thấy số tiền 8.000 tỷ đồng không hề nhỏ khi được dùng vào việc cho ra vì trước đó đã nhận vào quá tràn lan. Trong khi đó, giảm được số lượng người ăn lương ngân sách thì lương của những người còn lại cũng sẽ được cải thiện.
Bên cạnh đó là thận trọng với việc lập thêm cơ quan mới, chia tách đơn vị hành chính, cùng lúc đẩy mạnh tự hạch toán, xã hội hóa, thì nguy cơ tăng biên chế cũng sẽ được kiểm soát, độc giả góp ý.
Cho nên việc tinh giản biên chế khả thi hay không phụ thuộc nhiều vào cái tâm, cái tầm của những người đứng đầu, lãnh đạo: Nếu thực sự muốn thì sẽ tìm hiểu, tham khảo các nước phát triển, rút kinh nghiệm trong quá khứ, không vụ lợi để kiên quyết thực thi, không để các nhóm lợi ích và cái tôi vị kỷ chi phối, theo độc giả Thien Doan.
"Có vậy mới tinh giản được đúng nghĩa là lược giảm những người không làm được việc, thiếu ý thức và vô tổ chức; giữ lại và nâng niu những người làm được việc, nghiêm túc và tử tế", độc giả này viết.
Lo phát sinh chạy chọt
Nhắc đến chuyện tâm - tầm, không ít độc giả lo sức ép tinh giản biên chế có thể dẫn đến những biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện.
"Do hiện tượng bè phái, nhóm lợi ích, nhóm gia đình trong cơ quan hành chính mà không ít cán bộ có trình độ bị bố trí ít việc, việc vớ vẩn hoặc sai chuyên môn... Liệu họ có vì thế mà trở thành đối tượng cho về hưu non?", độc giả TNT băn khoăn.
Độc giả Cố Nhân bi quan hơn khi dự liệu một trận "chạy", trong đó những người có quyền quyết định sẽ "giàu lên".
Độc giả Nguyen Anh lại nghĩ: Nhiều cán bộ, có cả cán bộ lãnh đạo, làm việc không hiệu quả, nhưng đến cuối năm vì nhân viên, tập thể sợ bị trù dập nên họ vẫn là lao động xuất sắc, chiến sĩ thi đua - những người như thế có bao giờ bị tinh giản được.
Nhìn vào thực tế bộ máy, độc giả Laptt lo cho những cán bộ "không có quan hệ tốt", còn độc giả Hoàng Văn lo những người có trình độ, tài giỏi, thẳng thắn, không luồn lách, "không cúi không quỳ" sẽ bị sa thải.
Độc giả Cố Nhân bi quan hơn khi dự liệu một trận "chạy", trong đó những người có quyền quyết định sẽ "giàu lên".
Nếu để tình trạng đó xảy ra, sau tinh giản biên chế số lượng còn lại vẫn không đáp ứng về năng lực, không hoàn thành được nhiệm vụ để rồi lại phải tuyển mới vào nhiều hơn, độc giả Thien Doan cảnh báo về cái vòng luẩn quẩn của bộ máy hành chính.

C.H / VnN
-----------------

29 nhận xét:

  1. Trước hết, hãy tinh giản chính bọn "ăn trên ngồi trốc" đã. Đó là loại cán bộ không chỉ năng lực kém, đạo đức tồi mà còn tham nhũng khủng khiếp.Chính bọn này là lực cản cho sự phát triển chung.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như Tổng lú, bí thư Google.Tiên lãng, đại tá trận đánh hay có thể viết thành sách... sao không tinh giản đi. Còn để mấy ông này thì bộ máy chỉ có ngày càng phình ra.

      Xóa
    2. Tôi nói điều này sẽ làm nhiều người không vừa lòng nhưng nếu ai muốn tranh luận tôi hoan nghênh:Chỉ cần thu gọn bộ máy đảng là có thể giảm biên vài trăm nghìn người chỉ ngồi "định hướng" cho người khác làm.Chưa có con số thống kê về số lượng cán bộ ngạch đảng các cấp nhưng cứ nhìn bộ máy là biết.Ở cấp xã trước đây là 2,gần đây thêm 1 người giúp việc,thành ra bí thư bảo phó bt viết báo cáo,phó lại sai giúp việc trong khi chỉ ngồi chơi.Cấp huyện thì có đủ ban bệ không kém UBND:UB có thanh tra thì huyện ủy có ban kiểm tra,UB có phòng tổ chức thì HU có ban tổ chức(mà ban này đã làm cho phòng tc UB không còn quyền gì,chỉ là hình thức vì đã là cán bộ phải là đảng viên,đảng lại lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ).Rồi ban dân vận mà không thấy bao giờ xuống đến thôn làng thì dân vận gì.v.v..Cấp tỉnh thì bộ máy quá đồ sộ,mỗi ban vài chục người,lương bổng thì được đặc cách tăng lên gấp rưỡi so với công chức.Rồi hệ thống "vườn hoa cây cảnh" của đảng nào là thanh niên,phụ nữ,mặt trận.v.ở 4 cấp đều đông đảo mà chả có việc gì ngoài ăn theo nói leo,có giảm 2/3 biên chế cũng không sao.Trên thế giới ở tất cả các nước văn minh đảng không hoạt động bằng tiền lấy từ ngân sách,nhưng ở ta thì ngân sách phải nuôi bộ máy đảng quá cồng kềnh chỉ để sản xuất nghị quyết.Mà nghj quyết sao không xuất khẩu xem có nước nào ở châu Phi mua không nhỉ.Đúng là một lũ ăn tàn phá hại đất nước này không khác gì giống ốc bươu vàng ở đâu du nhập về VN.

      Xóa
    3. Đảng viên mà cả đời chả thấy trưởng ban dân vận đâu huống chi dân.Có chăng họ đi cùng đòan nào đó được lên tivi.Ở tỉnh tôi đến tỉnh ủy mà thấy ngứa mắt.Họ tuyển vào một lũ "chân dài"con cha cháu ông,mặc váy ngắn đến đầu gối,măt bự son phấn,suốt ngày chỉ ngồi bàn vi tính chơi điện tử hoặc chát với trai,thi thoảng lại thập thò ở phòng các sếp nơi những căn phòng gắn máy lạnh lúc nào cũng đóng kín cửa.Khio dân hay kéo đoàn đến thắc mắc thì họ sẽ cho đặt mấy tấm biển cấm ngoài cổng đề chữ:CẤM TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI TRONG PHẠM VI 50 MÉT.Họ bảo vệ các quan bận làm việc,không muốn tiếp xúc với đám dân đen hay thắc mắc.

      Xóa
    4. Trương Minh Tịnhlúc 03:17 11 tháng 2, 2014

      Nhận xét của Chí Văn Phèo và quý vị trên đây rất hay.

      Xóa
    5. Bác Vũ Thái nói đúng. Mà tôi cũng thấy không lô gic khi Tổng bi thu không có phó tổng bí thu trong khi các cấp địa phuong và các ngành lại có phó bí thu. Thật là kỳ lạ.

      Xóa
    6. Tôi cực lực phản đối commenter Vũ Thái.
      Ốc bươu vàng vô cùng có ích nếu biết khai thác đúng cách để làm thức ăn cho cá tôm, cho gà vịt, cho bợm nhậu và cho mấy bà mấy cô bán bún ốc bươu (vàng) ở phủ Tây Hồ.
      Còn cái thứ kia chỉ có hại mà thôi.

      Xóa
  2. "Nghị quyết của Bộ Chính trị và TƯ Đảng đã khẳng định Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam; có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước..."

    Cái khó, là đa số kiều bào, người có chuyên môn, không bao giờ chấp nhận "điều 4 hiến pháp"! Chấp nhận điều 4 hiến pháp, tức là chấp nhận những người có quan điểm "chuyên chính vô sản" và "đấu tranh giai cấp"!

    Trả lờiXóa
  3. Muốn tinh giản biên chế,trước hết phải tinh giản thể chế.Thể chế không tinh,không dân chủ,lạc hậu,quan lại dốt nát về nhận thức,dốt nát về khoa học nhưng lại giỏi mánh khóe và sảo trá mà làm quan lớn lãnh đạo đất nước.NGƯỜI TÀI ,GIỎI làm cu li cho quan ngu dốt thì đất nước ta sẽ vẫn là đất nước lạc hậu,dân Việt sẽ vẫn làm cu li cho nước ngoài là điều dễ hiểu.Năm NGỌ vẫn là NGỰA NGƯỜI, NGƯỜI NGỰA .Dân vẫn kiếp ngựa trâu...

    Trả lờiXóa
  4. Rung cây dọa khỉ đẻ kiếm chác thôi.Đai học chính quy thừa sao không dùng mà dùng người chưa đào tạo để nuôi đi học tại chức?Đành rằng chính quy hay tại chức cũng có người khá người kém nhưng rõ ràng tỉ lệ người khá đa số nằm ở hệ chính quy.Hệ tại chức đa số là không thi đỗ vào chính quy,và học hành rất vớ vẩn,năm học có vài tháng,đầu vào thấp,học và thi không nghiêm túc thì chất lượng ở đâu.Trung ương có dám buộc các tỉnh làm như Đà Nẵng và Nam Đjnh không tuyển tại chức không?Lắm thằng học ở 1 ngành lại làm thạc sĩ,tiến sĩ ở ngạch khác là đã chứng minh 1 điều:không cần có bằng đại học mà vẫn có bằng tiến sĩ.Việc học vài tháng để chuyển đổi từ bằng tại chức sang chính quy cũng là sự nhảm nhí của bộ giáo dục.Rồi bằng thật học gỉả,mua điểm,thi cử nhảm nhí ở nhiều trường.v..v...Cỗ máy đào tạo như thế thì xã hội ,biên chế phải gánh chịu hậu quả.Trung ương hãy điều tra điểm vài tỉnh,mỗi tỉnh điều tra vài huyện,rồi 700 tờ báo cứ mở cuộc điều tra xem ở 1 huyện,1 tỉnh trong danh sách cán bộ có bao nhiêu% là con cháu ai,bao nhiêu % chưa đạt chuẩn đang phải nuôi đi hjoc,bao nhiêu trái nghề,bao nhiêu% là đh tại chức.Chừng ấy thôi sẽ thấy cần tinh giảm ai và chất lượng cán bộ thế nào.Nhưng họ sẽ không làm đâu.Tinh giảm biên chế cũng như chống tham nhũng là công trình vẽ ra trên giấy để dân thấy họ cũng lo cho dân cho nước thôi,họ không làm thực sự đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các đồng chí lãnh đạo tuy học ít nhưng rất thâm thúy.
      Phải hiểu là kiểu gì thì cái bộ máy này vẫn cứ phải hoạt động bằng tất cả những thứ mà nó bảo là cần thiết, bởi vậy, cứ vui vẻ mà nhận lại hồ sơ khi được trả, về nhà vay mượn, bán nhà, bán chó (bán chó, bán con thì chị Dậu từng làm) chuẩn bị cái phong bì (có vị trí phải dùng xe kéo) dày dày và lẳng lặng gõ cửa sau.
      Việc này ai muốn sống thì đều biết, không cần phải đưa lên mạng mẽo, bờ lốc bờ leo làm gì bởi hiện nay các lực lượng an ninh có mặt trên từng gốc cây.

      Xóa
  5. Năm 2015 đến hạn phải trả những khoản nợ khổng lồ. Đang loay hoay ý mà...

    Trả lờiXóa
  6. Xin đề xuất một cách tinh giản nhanh chóng, chính xác là hãy tách bộ máy Đảng ra khỏi sự bao cấp của ngân sách. Làm vậy sẽ đạt ngay được trong năm nay con số 100.000 "công chức" phải tinh giản, có khi còn hơn thế. Đâu cần phải chờ đến 2020.

    Bộ máy Đảng sống khỏe nhờ ngân sách. Cồng kềnh, phình ra rõ nhất là ở đó, gánh nặng ngân sách rõ nhất là ở đó.Sáng cắp ô đi, tối cắp về rõ nhất cũng là ở đó. Cái vô lý này ngang nhiên tồn tại và chỉ thấy ở mấy ông XHCN.

    Làm được điều này, sơ sơ cũng giảm được ngay 50% "công chức" và ngân sách. Lợi trông thấy, nhưng mấy ông lãnh đạo đâu có chịu. Khổ thế đấy.

    Đến đâu cũng thấy trụ sở Đảng bộ, Đảng ủy to đùng, không biết mấy ông cần trụ sở to đùng để làm gì. Chắc chỉ để lấy oai, bằng tiền chùa tội gì không xây,coi nó như biểu tượng của uy quyền, họp hành thì chỉ thỉnh thoảng, phần lớn bỏ không rất phí.Rồi lương, phụ cấp cho lãnh đạo chắc là con số không nhỏ.

    Rất nên thu nhỏ bộ máy Đảng và tồn tại chủ yếu bằng đảng phí do đảng viên đóng góp. Vị nào muốn có thu nhập thêm thì phải tham gia bộ máy chính quyền, không thể cứ chuyên trách công tác Đảng mà ngân sách lại phải trả lương mãi.

    Bài toán này thật đơn giản, khó là nó đụng đến quyền lợi của các đồng chí lãnh đạo toàn diện, triệt để đã quen được bao cấp, hưởng thụ như một tất yếu, quen thói làm cha thiên hạ, muốn gì được nấy. Cái vô lý này đã được nâng lên thành thể chể, thứ thể chế mà UVBCT Nguyễn tấn Dũng cũng đã nói là phải thay đổi. Không thay đổi thì có đưa ra 100 giải pháp tinh giản, bế tắc vẫn sẽ hoàn bế tắc mà thôi.

    Nói Đảng phải biết vượt lên chính mình, biết hy sinh bớt quyền lợi vì đất nước, biết đứng đúng vị trí của mình là phải như vậy. Cứ hô hào suông, nói để đứa khác làm còn mình vô can sẽ không giải quyết được gì.

    Mấy đề xuất của thảo dân với mong muốn mọi việc tốt lên. Xin đừng coi là chỉ dạy. Đúng, sai, hay, dở. Thực tiễn sẽ chứng minh chứ không phải mấy ông to to hay thảo dân nói mà được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế ông không thấy điều 4 của Hiến pháp nó lù lù đấy a? Chính vì vậy họ phải cố giữ lại chứ không thì chết đói cả lũ a?

      Xóa
    2. Nếu tách đảng khỏi bầu vú ngân sách thì đảng chết thối liền.

      Xóa
  7. Đọc còm mới thấy hết sự thật của vấn đề. Như ý kiến của LÊ THIÊU là tương đối chuẩn! Còn vấn đề này nữa. Hàng chục năm trời việc tăng biên chế vô lối là một hình thức tham nhung:. Bên dưới kêu thiếu nhân sự, bên trên chuẩn y cho tuyển, Ví dụ một người xin vào ngành Viện Kiểm sát nhân dân chẳng hạn, trót lọt cũng mất ba trăm triệu. Một năm ông Nguyên Hòa bình cho một tỉnh tuyển thêm 35 người thì số tiền mà các quan bỏ túi là khoảng 10 tỉ đồng vì lẽ đó biên chế cứ phình ra mãi. Nay giảm biên chế lại là một cơ hội nữa để bọn quan tham vơ vét của người nghèo khó. Bởi sẽ xảy ra trường hợp đáng giảm thì không giảm nó lại nhè vào bọn có tiền , bọn này lại bỏ tiền mất công chạy ở lại thế là các quan lại thu, sau khi giảm lại sắp xếp bọn chức sắc và người lao động lại chậy một hồi nữa tốn kém không ít.
    Thử nhìn lại xem : khi giải thể các cơ sở thương nghiệp quốc doanh bao nhiêu đất vàng vào tay ai? có phải quan chức vơ hết không?Biết mấy tay nhờ giải thể định giá tài sản bèo nay giá vọt hàng chục thậm chí hàng trăm lần thế là thành tư bản đỏ. Nhận ra đất đai cướp được mới giàu nhanh nên họ tăng cường cướp bằng cách vẽ DỰ ÁN...thế nên mới có TIÊN LÃNG ,HÀ ĐÔNG,NAM ĐỊNH, NÔNG TRƯỜNG CỦA BÀ SƯƠNG CHỊU TRẬN...Tóm lại thể chế xộc xệch, luật pháp không nghiêm là nguyên nhân của mọi bê bối xã hội cho nên ông Nguyễn Văn An mới nói LỖI HỆ THỐNG.không riêng ông An mà các vị đang tại vị đều biết rõ nhưng nếu chỉnh lại cho khỏi lỗi thì vơ vét sao được?

    Trả lờiXóa
  8. Tinh giảm tôi có trả lại tiền không vậy xếp? không lẽ mất oan tiền chạy việc à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu đồng chí được tuyển dụng bằng tiền thì khi bị tinh giảm đồng chí có quyền yêu cầu người nhận tiền hoàn trả lại số tiền đó, nếu thương lượng không được thì cứ chiểu theo luật khiếu nại tố cáo mà mần.
      Chúc khỏe.
      Xếp.

      Xóa
    2. Có chớ!
      8.000 tỷ đồng để dùng vào việc này.
      Không chịu luồn cúi đúng không!
      Biết ngay mà, giữ được khí tiết nhưng cuộc sống hơi bị chật vật.
      Ráng chịu nghe. Có sự lãnh đạo tài tình của đảng mà.

      Xóa
  9. Không nên bàn nhiều về đề án này vì nó chỉ gây tốn thời gian và giấy mực mà thôi. Đã bao năm hô hào nhưng kết quả thế nào thì mọi người đã thấy, chung quy cũng chỉ là do đội ngũ cầm cân nảy mực để thực hiện việc này toàn một lũ dốt nát, chỉ giỏi la liếm và chém gió nên toàn người không biết quỳ gối (mà thường là những người làm được việc) được tinh giản thôi. Tin gì bọn ấy.!!!

    Trả lờiXóa
  10. Tình thế tuyệt vọng, có ý tưởng và giải pháp tuyệt vọng.

    Trả lờiXóa
  11. Đây lại là một mánh để hù dọa và kiếm chác cho những kẻ nắm quyền bố trí nhân sự. Quả này bọn nó trúng đậm đây. Để được ở lại phải đút tiền mà cả cục gạch đô la đó nghe. Cuối cùng không ai bị sa thải hết, vì đẻ thêm cơ quan mới, khu hành chính mới có chỗ mới ngon hơn hoặc chí ít thì nghỉ hưu non để tạo thêm gánh nặng cho ngân khố quốc gia. Đúng là một mũi tên trúng nhiều đích: đánh lừa được dư luận, tăng thu cho tham nhũng, bòn rút tiền thuế của dân nhiều hơn nên được thể lại hô hào tận thu, ăn không từ một thứ gì. Thật là lãnh đạo tài tình, là đạo đức, là văn minh. Tiên sư chúng nó, giỏi thế?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tốn ngần ấy tiền giảm 100.000 để sang năm nhận thêm 200.000.
      Tài đến thế là cùng!
      Tào tháo cũng khóc.

      Xóa
  12. Trương Minh Tịnhlúc 03:22 11 tháng 2, 2014

    Vấn đề thật rất giản dị.1/-Để tư nhân được ra báo 2/-Để một đảng khác tranh cử với đảng CS.
    Có hai điều nầy thì chính phủ hoạt động hiệu quả ngay.
    Điều làm cho đất nước tham nhũng điêu linh chính là:A/- độc quyền lãnh đạo. B/-bịt miệng không cho ai nói.

    Trả lờiXóa
  13. ho hop hoi thao o trong nha hang dac san hay quan nhau chu dau can van phong hoac hoi truong

    Trả lờiXóa
  14. Nói giảm biên là nói cho vui thôi.Giảm biên không phải là cải cách thể chế ,làm giảm biên có thể dẫn đến triệt tiêu tư tưởng cải cách thể chế,cụ thể,anh nào muốn đổi mới thể chế cho nghỉ hưởng một cục luôn.Tám ngàn tỷ là cái giá quá rẻ để thanh lọc tư tưởng đổi mới?

    Cái cần làm ngay trong mục tiêu cải cách thể chế như thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng là tạo cơ chế dân chủ thực sự để kiểm soát quyền lực,để mở lối cho hiền tài tham gia quản trị Đất nước.

    Trả lờiXóa
  15. Đây lại là một mánh để hù dọa và kiếm chác của những kẻ nắm quyền. Đặc biệt là phòng nội vụ và sở nội vụ

    Trả lờiXóa
  16. Đây lại là một mánh để hù dọa và kiếm chác của những kẻ nắm quyền. Đặc biệt là phòng nội vụ và sở nội vụ

    Trả lờiXóa