Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Con cháu 'các cụ' nhiều, tinh giản biên chế thế nào?

Đã được đảng định đoạt, đặt đâu để đấy,
đừng để đói, đếch đuổi đi đâu được!
 Đó là trăn trở của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết xung quanh dự thảo tinh giản 100.000 biên chế mà Bộ Nội vụ vừa công bố.
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế để lấy ý kiến người dân.
Liên quan tới vấn đề này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
- Ông có bình luận gì về con số 100.000 mà nhiều người cho là không tưởng, bất khả thi?
- Theo tôi được biết, hiện nay chúng ta có tới 6 triệu người ăn lương nhà nước. Có thể thấy con số này quá lớn so với tổng số dân. Bộ máy phình to nhưng việc thì không chạy. Do vậy, việc tinh giản biên chế là cần thiết. Nhưng tinh giản bao nhiêu và làm thế nào để tinh giản được là những vấn đề đòi hỏi phải nghiên cứu rất kĩ và chỉ đạo rất sát sao.  
Ai cũng nhận thấy ở nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hiện nay, số cán bộ, công chức, viên chức làm việc không phù hợp với năng lực, không đạt yêu cầu, thậm chí chây lười, yếu kém rất nhiều. Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, con số đó chiếm khoảng 30% tổng số “người nhà nước”. Còn theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trước Quốc hội thì con số đó là 1%. Tôi chưa hiểu giảm bớt 100.000 người nghĩa là giảm bao nhiêu % và dựa trên cơ sở tính toán như thế nào.
Thông thường, để xác định được tổng số nhân lực cần thiết cho công việc nhà nước thì trước hết phải lập được danh mục các nhiệm vụ và số người cần cho mỗi nhiệm vụ. Nhưng đây là một công việc đồ sộ, phức tạp, đòi hỏi tính toán rất khoa học.
Qua theo dõi lĩnh vực đào tạo nhân lực, tôi thấy nhiều chỉ tiêu, mục tiêu ở nước ta hình như chỉ được xác định theo kiểu ang áng, phỏng chừng.
Ví dụ, chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI là 400 - 450 sinh viên/10.000 dân. Đến Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 được ban hành theo Quyết định số 5798/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì chỉ tiêu được sửa thành 400 SV/10.000 dân. 
Chỉ sau đó 2 năm, theo Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 vềđiều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, chỉ tiêu số SV/10.000 dân được xác định lại là khoảng 256, tức là giảm tới 46% so với chỉ tiêu được xác định trước đó.
Điều này cho thấy các con số đưa ra đều là sản phẩm của óc tưởng tượng, không có căn cứ khoa học gì. Nay, Bộ Nội vụ đề ra chỉ tiêu giảm biên chế 100.000 người. Nếu chỉ tiêu ấy cũng được xác định theo kiểu áng chừng thì khó có thể đạt được.
Trong quá khứ, việc tinh giản biên chế đã được đặt ra nhiều lần, nhưng chưa bao giờ thực hiện được. Thậm chí, cứ sau mỗi lần quyết giảm thì biên chế lại tăng lên.
Vì vậy, tôi cho rằng lo lắng, băn khoăn, nghi ngờ của người dân khi nghe con số tinh giản 100.000 cán bộ, công chức, viên chức từ nay đến 2020 là hoàn toàn có cơ sở. Có lẽ chúng ta khó mà thực hiện được.

 Theo ông Thuyết, rất khó để tinh giản 100.000 công chức
- Theo ông, vì sao đã nhiều lần chủ trương tinh giản biên chế nhà nước mà chúng ta không giảm được ?
- Biên chế nhà nước như cái đò dọc. Dù nó đi chậm nhưng an toàn, nhất là cho những anh không biết bơi. Bởi vậy, anh nào không bơi được thì chẳng dại gì bỏ nó. Nhiều anh bơi giỏi nhưng bơi thì bơi, vẫn giữ một chỗ trên đò, vì tuy chật chội nhưng nó cũng tạm đủ tiện nghi.
An toàn và tiện nghi như thế nên qua các bến chỉ có khách lên thêm, chứ ít ai xuống. Nhiều anh tới bến lẽ ra phải xuống nhưng vẫn cố đi thêm một đoạn. Còn chưa tới bến mà cho nhau xuống ư? Vừa không nỡ, vừa lo kiện cáo rách việc, thế cho nên thường thì người ta tặc lưỡi cho qua.
Bên cạnh đó, biên chế mỗi ngày mỗi tăng vì có nhiều đạo luật trình Quốc hội thông qua phát sinh thêm tổ chức này, tổ chức kia. Thêm một tổ chức là thêm bao nhiêu người, bao nhiêu ghế.
Ở địa phương do những yêu cầu khác nhau, quận, huyện, xã chia tách liên tục. Cứ tách một huyện ra làm hai tức là phải tăng thêm số người trong biên chế rồi. Có nơi phải tăng gấp đôi số lượng cán bộ, công chức, viên chức mới được.
            Rồi thì con cháu “các cụ” cũng rất nhiều thì làm sao mà tinh giản biên chế được? Các “cháu” cứ ra trường là “ta” lại phải tìm cách bố trí việc làm.
- Từ nhiều năm nay, chủ trương của chúng ta là không tinh giản biên chế nữa mà tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Vậy chỉ tiêu trên chẳng phải đang đi ngược với chủ trương đó?
- Tôi cho rằng tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ phải được thực hiện song song với nhau. Có giảm bớt những người không đạt yêu cầu thì Nhà nước mới có điều kiện trả lương xứng đáng cho những người làm việc hiệu quả, từ đó khuyến khích người ta không ngừng nâng cao chất lượng lao động. Ngược lại, có nâng cao được chất lượng nhân lực thì mới tinh giản được bộ máy.
Hiện nay rất khó để nói tới chuyện chất lượng cán bộ, công chức, viên chức bởi khi lực lượng quá đông, trả lương vừa thấp vừa theo kiểu cào bằng, thì người lao động chỉ làm việc cầm chừng “chân trong, chân ngoài” thôi.
- Theo ông, nếu tinh giản cán bộ, công chức, đối tượng nào sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
- Việt Nam mình đang có số lượng cán bộ, công chức, viên chức quá lớn, nếu tính trên số dân thì lớn hơn rất nhiều so với các nước khác.
Nhiều người nước ngoài không thể hình dung được tại sao ở Việt Nam nhiều tổ chức xã hội lại do Nhà nước cấp kinh phí, người làm việc ở các tổ chức này lại được xếp vào các ngạch bậc cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bởi vì ở hầu hết các nước, kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội đều dựa trên đóng góp của hội viên và ủng hộ viên.
Đằng này ở nước mình, tổ chức xã hội không những hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước mà bộ máy cũng rất cồng kềnh; cứ “bên Nhà nước” có bộ ngành gì thì bên đoàn thể cũng có ban bệ tương ứng. Nói ngắn gọn là các nước khác chỉ có một chính quyền, ở mình có tới 4 – 5 chính quyền.
Tất cả đều là công chức ăn lương nhà nước hết thì ngân sách nào chịu nổi!
Nhưng nói vậy cũng chưa hết cái kì lạ của nước mình. Đến các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp may quần áo, cũng của Nhà nước; cán bộ, công nhân cũng trong biên chế nhà nước.
Các doanh nghiệp này sử dụng tài nguyên quốc gia, kinh doanh bằng vốn từ ngân sách nhà nước, lỗ lãi không biết đâu mà lần. Những kiểu làm ăn phá của như Vinashin, Vinalines sờ đâu cũng thấy, chỉ có điều chưa sờ tới thì vẫn báo cáo hay được thôi. Như thế thì làm sao mà giàu, mà khá lên được? Cho nên phải giảm!
            Trước hết phải giảm số lượng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước. Từ nay đến khi giảm được biên chế, không tăng thêm tổ chức, không chia tách thêm đơn vị hành chính. Các tổ chức xã hội đang hưởng ngân sách nhà nước chỉ giữ lại bộ khung cán bộ ở cấp trung ương và cấp tỉnh.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Còn bên trong mỗi cơ quan, đơn vị thì cần căn cứ vào công việc mà xác định biên chế và cấp kinh phí chi thường xuyên, trong đó có lương; rồi lãnh đạo cơ quan, đơn vị căn cứ vào kinh phí được cấp mà xác định biên chế của mình. Kinh phí chỉ có vậy, “anh” tuyển đủ số lượng thì thu nhập khá, còn tuyển dư thừa thì chịu thu nhập thấp. Cơ quan, đơn vị làm việc kém hiệu quả thì “anh” bị miễn nhiệm. Có vậy mới mong giảm được biên chế.  
- Tinh giản biên chế chẳng phải là dịp tốt để người ta “chạy chức, chạy quyền”, “cậy ô dù” sao?
- Ở nước ta, việc đó đã trở thành chuyện thường ngày rồi. Tôi chỉ lo nếu ồ ạt giảm biên chế, có khi chính những người làm tốt, hay đấu tranh sẽ thuộc diện bị tinh giản, còn những người kém cỏi, có ô dù lại được yên thân.
- Ông đang muốn nói tới chuyện lãnh đạo trù dập cán bộ, nhân viên cấp dưới?
- Trên thực tế, chuyện đó đã từng xảy ra rồi chứ không phải là không có. Cho nên, để thực hiện được chủ trương tinh giản biên chế, cần phải có những tiêu chuẩn rất rõ ràng, thực hiện một cách công khai, minh bạch, tuyệt đối không thể làm dấm dúi được.
Ai giảm, ai không giảm? Lý do vì sao? Theo tiêu chuẩn nào? Tất cả những cái đó phải được công khai, minh bạch thì mới tránh được tình trạng trù dập nhau.
- Sẽ là thiệt thòi cho các cơ quan Nhà nước nếu tinh giản “nhầm” những người có năng lực bởi họ chắc chắn sẽ tìm được những công việc khác với mức lương cao hơn, thậm chí họ còn được hưởng một khoản không hề nhỏ từ việc về hưu sớm.
Đương nhiên những người có năng lực tốt mà tìm được việc ở khu vực ngoài Nhà nước thì tôi cũng ngoan nghênh bởi như thế là họ vẫn đóng góp cho sự phát triển của xã hội, của đất nước. Làm việc trong hay ngoài khu vực Nhà nước thì vẫn vậy. Những cơ quan không biết dùng người sẽ phải tự chịu trách nhiệm về sự phát triển của mình.
- Ông có bình luận gì về cái vòng luẩn quẩn tuyển dụng – tinh giản – tuyển dụng?
- Đó là quy trình sàng lọc nhân lực rất bình thường. Dĩ nhiên, nếu cứ tuyển dụng sai rồi sa thải thì sẽ gây lãng phí tiền của của dân, nhưng khi phát hiện người đã tuyển không đủ “chất lượng”, ta đưa ra khỏi biên chế kịp thời còn hơn để lãng phí thêm tiền của dân.
Hiện nay tôi thấy quá trình tuyển dụng, sàng lọc của ta chưa thật rõ ràng, minh bạch, khách quan. Cuối cùng chúng ta cứ phải chạy theo một cái vòng luẩn quẩn mà không giải quyết được vấn đề.
Tôi cho rằng tinh giản 100.000 công chức là ý tưởng của Bộ Nội vụ thôi còn thực hiện ra sao là cả một vấn đề rất khó, không đơn giản.
- Xin cảm ơn ông!
-------------

25 nhận xét:

  1. "Con cháu 'các cụ' nhiều, tinh giản biên chế thế nào?"
    Lại thêm một tử huyệt cho chế độ này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐÃ ĐẶT ĐÂU ĐÀ ĐỂ ĐẤY, ĐÉO ĐUỔI ĐƯỢC ĐÂU ! ĐÂU ĐÓ ĐƯA ĐI ĐÂU ĐÓ ĐƯA LẠI ĐỐ ĐUỔI ĐƯỢC ĐẤY ?

      Xóa
  2. Đã được đảng định đoạt, đặt đâu để đấy, đừng để đói, đếch đuổi đi đâu được!
    Định đoạt - đã đần độn, độc đảng - điên!

    Trả lờiXóa
  3. Đọc đến đây: "Ví dụ, chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI là ...", lad STOP!

    Tôi chẳng tin tý nào, cái nghị quyết, của "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (theo điều 4 hiến pháp.

    Trả lờiXóa
  4. Tinh giản BIÊN CHẾ .Tinh giản ai ? ai tinh giản ?tôi là giáo viên về hưu ,tưng chứng kiến nhiều đợt tinh giản biên chế giáo viên thấy rõ những trò gian manh sảo trá của những cấp lãnh đạo .lãnh đạo dốt nhưng giỏi " nát" nhiều mánh khóe .Lãnh đạo không dại gì để những người giỏi nhưng hay cãi ở lại cho nên đối tượng này phải nằm trong ống ngắm . những người giỏi luồn , những đối tượng con cháu các cụ thì miễn phải bàn thế là sinh ra khiếu kiện tập thể đơn kiện ở một trường cấp 3 mà có trên 20 giáo viên tham gia kiện .THANH TRA SỞ VỀ ĐIỀU TRA tất nhiên là bảo vệ lãnh đạo. Những người khôn ngoan tất nhiên là không tham gia kiện hoặc có tham gia thì "rút đơn" kiện nếu không sẽ bị kỉ luật, những ai không rút đơn kiện đều bị cảnh cáo ,cảnh cáo thì bị điều chuyển và chậm lương .Thế là từ đó các vàng cũng trả ai dám MỞ MIỆNG....

    Trả lờiXóa
  5. Gs Thuyết nói quá đủ và đúng.Biên chế nhà nước như cái đồ dọc.Ở mình có tới 4-5 chính quyền.Đều rất đúng.Khi chưa lập ra cụ thể danh mục các nhiệm vụ và số người cần cho mỗi nhiệm vụ thì cái gì cũng là ANG ÁNG,PHỎNG CHỪNG thôi.Họ cứ nêu con số 100 nghìn nhưng đó là bao nhiêu % họ lại chưa nghĩ tới.P.T.Tg N.X.Phúc nói 30% nhưng bộ trưởng nội vụ nói 1% cán bộ không lam được việc là chửi nhau rồi,phải làm rõ ra chứ không thể cả 2 ông đều đúng.Vậy các con số đưa ra chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng,không có căn cứ khoa học gì sao?Bộ nội vụ có bao nhiêu biên chế mà tùy tiện như vậy.

    Trả lờiXóa
  6. de cho dan ung cu va bau cu cac vi tri trong nha nuoc thi se co nguoi gioi lam viec hieu qua ,tuc bien che se giam. can su canh tranh cong bang

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy! Hãy bầu cử công khai các chức vụ lãnh đạo như ở phương tây, chắc chắn đất nước sẽ chọn được người tài.

      Xóa
  7. Thưa giáo sư!
    Nước mình nhiều tổ chức xã hội là vì:
    - Khi cần loại anh nào đó ngồi ngang với mình thì lập cho một hội để anh ta làm chủ. Trách nhiệm không quan trọng nhưng lương bỗng , chế độ không kém các vị trước đây , chỉ có kém về bông lộc thôi.Lâu dần (không biết từ khi nào đã thành lệ ....đây cũng là một kênh quan trọng để bộ máy phình ra.
    -Các hội phình ra ngày một nhiều là để ban phát cho các vị về hưu còn hậm hực kiếm tí như: Khuyến học, người cao tuổi, người tàn tật...v v mà có tổ chức thì phải có : thủ trưởng, nhân viên, có kinh phí cho họ hoạt động, thậm chí là người thân của lãnh đạo họ còn được cấp tiền nhiều hơn là khác.
    - Việc chạy việc mất tiền , người nhận biên chế mới có khoản bỏ túi nhiều khi còn lớn hơn phần trăm % rút từ các dự án. Thế thì thử hỏi sao không xin thêm biên chế vi"tình hình phát triển, xã hội phức tạp, cán bộ vừa yếu, vừa thiếu nên phải xin thêm biên chế để đáp ứng nhu cầu công việc...
    - Người về hưu thay thế là đúng, nhưng khi bổ sung biên chế có cơ quan nào lại ngồi bàn xem có thật sự cần thêm nhân sự không? hay anh có quyền ký nhận, anh đang chờ ĐÚT người của mình vào đang lăm le mấy bộ hồ sơ nên họ gấp gáp đun người về để đưa người vào vì khi cầm hồ sơ họ đã nhận hàng trăm triệu của con người ta rồi. Số chi phí xin việc không anh nào ăn một mình nên khó mà ngăn chặn lắm giáo sư ạ!
    Còn nhiều còn nhiều lý do để tăng biên chế phình bộ máy lắm thật là kể không hết..
    - Còn một lý do cốt tử nửa là : thôi thì bộ máy phình to, cuộc sống nhếch nhác, cán bộ tìm cách tham nhũng ...nhưng thật ra nó cũng là sự đảm bảo cái ghế cho các vị lãnh đạo bất tài. CHO NÊN THÊM BIÊN CHẾ, PHÌNH BỘ MÁY, THĂNG CẤP CHỨC...cũng là kế sách duy trì cái ghế vậy. Thôi thì sống chết mặc bay thầy vẫn ở nhà sang , đi xe đắt tiền đến thằng tư bản giãy chết cũng phải choáng nên nói gì nữa. Giáo sư cứ nghĩ xem : phải chăng ,lâu lâu lại có cú hích xã hội vậy. Ừ không có cú hích kinh tế, chính trị, thể chế thì có cú hích giảm biên chế cho thiên hạ bàn cho vui vẫn tốt chứ sao../.

    Trả lờiXóa
  8. Nói một đằng, làm một nẻo đã là Một Nguyên Tắc Hành Động của ta từ nhiều chục năm nay. Nói thế thôi, nhưng chỉ giảm một số là con em những kẻ thấp cổ bé miêngj hoặc không có tiền để lập một đường dây tin cậy lẫn nhau từ bên trong. Nói nọ kia chỉ để diễn tò thôi hoặc nói thẳng tưng là lừa bịp thiên hạ, còn thực chất là con cháu các cụ cả. các cụ lo toan cho nhau đâu vào đấy.
    Tôi là người thật thà tin hết lòng vào các điều ấy giờ mới biết chỉ là trò hề
    không có hiệu quả thực chất gì đâu. Các vị cứ ngẫm mà xem

    Tấc cả là trò hề tiêu banfd tiền " mồ hôi bẹn" của dân, và không ai biết còn kéo dài đến bao giờ. Hỗi ôi!

    Trả lờiXóa
  9. K/g Bộ nội vụ
    Tôi là cán bộ làm công tác tổ chức chính quyền nhiều năm, nay đã hưu. Ai cũng biết đến 90 - 95 % cán bộ là con cháu các cụ cả - Con dân có đức có tài cũng không ngóc đầu lên được đâu. Một cái Lưu chuyển là hết phép -Tôi rất thông cảm với Bộ, nhưng tôi biết về thực chất đây là ý tưởng mang tính tuyên truyền, và chỉ có thế mà thôi. Chính các đ/c cũng biết là nó sẽ biến dạng để vô hiệu lực. Xưa nay vẫn thế mà. Thành ra các đ.c ạ, không muốn mà mình lại thành những kẻ lừa dối dân và điều đó cũng thành quen nết mất rồi
    Xin gửi các đ.c câu ca cửa miệng của dân mà tôi nghe được khi họ nhận xét về cái ý tưởng này của các đ.c đấy

    CON CHÁU CÁC CỤ CẢ - CÓC CẦN CƠ CHẾ - CỦ CẶC - CẦN CÁC CỤ LO - CÓ CHUYỆN CÁC CỤ CỨU - CẮN CẶC CÁC CỤ - CẮN CẶC CON CHÁU CÁC CỤ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nhiều người khi đi học thì lạch bạch dưới trung bình,không vào thẳng được đại học mà phải vòng qua lốiCỬ TUYỂN,LIÊN THÔNG,TẠI CHỨC hay TỪ XA.Âyys vậy mà nhờ"sự phân công của đảng" cũng leo lên được ghế lãnh đạo,rồi cho mình cái quyền sai khiến muôn dân,lên mặt dạy bảo cả những bậc thầy.Cứ như đảng là một thứ hồn thiêng chỉ cần nhập vào hạng yếu bóng vía cũng khiến kẻ ngây ngô có thể phát ngôn ra những chân lý cao siêu."Đó là một đoạn trong bài viết của Gs toán học Hoàng Xuân Phú trong bài "Đảng và nhân dân-vị thế bị đánh tráo".

      Xóa
    2. Cháu thuộc thành phần con cháu các cụ cả đây ạ. Cháu học làng nhàng chả xuất sắc, thi vào trường luật chính quy bằng TB khá. Nói thẳng ra nếu không nhờ là con bố cháu thì cháu chẳng thể nào vào Nhà nước. Cháu dự thi vào chỗ bố cháu bị trượt ạ. Nhờ bố cháu vào đây, chắc ai cũng nghĩ ngồi mát ăn bát vàng ạ. Nhưng nói thật suốt ngày cháu làm hoài ko hết việc (chắc cháu cũng thuộc loại ngu, làm gì cũng được). Cháu cũng xấu hổ vì ko thi nổi chỗ khác, sợ ra ngoài vất vả... Nhưng lâu rùi làm trong này cháu chán và chây ỳ hơn, không còn nhiệt huyết nữa, cháu tự nhận là chắc cơ quan cháu phải mạnh tay đuổi một số nhiều (cháu không dám nói số lượng) ngồi chơi xơi nước. Buồn vì chẳng đóng góp j nhiều cho đất nước vì bản thân kiếm ăn còn ko đủ, nhưng sao mọi người trong cơ quan oto đi còn nhiều hơn xe máy, trình độ họ còn dốt hơn cả cháu ấy ạ. Nói thực suy cho cùng toàn tiền nhà nước và dân đen. Nhìn bố cháu cháu biết chắc cả đời cháu làm nhân viên như bố cháu, tức cơ quan về hằm hằm con cái mất. Mà bố cháu lại giỏi giang trình độ (thầy giáo tài chính) ức chế độ lắm ạ. Không biết cháu có thể cho con cháu những gì cháu nhận của bố không? Chắc không ạ. Suy nghĩ cháu khác, cháu muốn chế độ này cần thay đổi, cần công bằng hơn cho mọi người, người dốt phải bị đào thải, lãnh đạo cần người sáng mắt sáng đầu. Nói thật cháu chán làm tớ thằng ngu lắm rồi. Nhưng xã hội như vậy liệu có thể có cơ hội công bằng hay không?

      Xóa
  10. Eistein: Làm như cũ mà mong kết quả mới- có mà điên à…?

    Trả lờiXóa
  11. Trò mèo để thăn tiền nhau đây mà. Khối thằng yếu bóng vía lại lo tiền giữ ghế, thế là lại trúng to. Vừa được tiếng tích cực giảm chi ngân sách, lại được cục gạch tiền bỏ túi riêng. Cuối cùng giảm 29.000, tăng 68.0000 thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Trương Minh Tịnhlúc 20:57 13 tháng 2, 2014

    Chế độ độc tài độc đảng là mãnh đất béo bỡ của tham nhũng mua quan tiến chức.Có tinh giản rồi cũng có người khác bỏ tiền ra mua chỗ đó lại.Mấy ông ăn 2 lần.

    Trả lờiXóa
  13. “Ðề nghị đồng chí Thuyết xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!”

    Trả lờiXóa
  14. Giảm biên chế hiện nay nên theo các bước sau
    1 Bước 1.
    - Giảm ngay các cơ quan đoàn thể hành chính sự nghiệp gồm: Cơ quan mặt trận Tổ Quốc, Các đoàn thể Thanh niên, Đảng CS. phụ nữ các Hội Nông dân, (Không xóa trên nhưng không cấp tiền ngân sách nhà nước cho các khoản chi trường xuyên cho hưởng từ các nguồn tài trợ và từ nguồn lệ phí đóng góp của các Hội viên như đoàn phí đảng phí và hội phí...Các cơ quan báo chí phát thanh truyền hình, Y Tế giáo dục (Chỉ để mỗi cấp từ xã phường lên trung ương mỗi cấp 1 trường công lập Bệnh viện cũng vậy. Chỉ để đạo tạo cho học sinh giỏi...Bệnh viện chỉ tiếp nhận các bệnh hiểm nghèo. còn lại cho cổ phần hóa và tư nhân hóa. Tự làm tự hạch toán . tự trả lương và phúc lợi (Nhà nước chỉ trả lương cho Lực lượng vũ trang và chính quyền các cấp bằng ngân sách)
    - Biên chế về Lãnh đạo: đối với LL vũ trang
    Đơn vị có từ 100 người đến 200 người được biên chế 1 Trưởng và 2 phó.
    Đơn vị có từ 300 người đến 500 người được biên chế 1 Trưởng và 3 phó
    Đơn vị có từ 500 người đến 1000 người được biên chế 1 Trưởng và 4 phó
    - Biên chế đối với chính quyền đoàn thể: Có 1 trưởng và 2 phó. Các chức danh này kiêm luôn chức danh về đảng (Bí thư & Phó bí thư) để đảng không phải trả lương.
    2. Bước 2:
    - Những người năng lực công tác yếu kém, đã sắp đủ tuổi về hưu
    - Những người làm trái ngành nghề
    - Những người sức khỏe yếu, bỏ việc nhiều.

    Trả lờiXóa
  15. Con cháu các cụ cả, các cụ chiếu cố cho! Các cụ cải cách cơ cấu, cuối cùng, chỉ còn con cháu các cụ.

    Trả lờiXóa
  16. Giảm ngay một thằng chó chết đi! Cái gì nó cũng liếm, mà lúc nào cũng nói giọng đạo đức giả!

    Trả lờiXóa
  17. Không bao giờ giảm biên chế được,chỉ là trò mị dân mà thôi, từ trước đến nay bao nhiêu lần hô hào giảm biên chế nhưng có lần nào thành công đâu? giảm chỗ nọ lại phình ra chỗ kia. Thậm chí đây chiến dịch kiếm tiền của các quan chức thôi. Nói đằng làm một nẻo là đặc tính cơ bản của CS, tôi không bao giờ tin/

    Trả lờiXóa
  18. Câu hỏi dành cho quan chức ngành Nội vụ và những người làm tổ chức cán bộ ?
    Hiện nay mỗi năm có hàng trăm ngàn sinh viên học sinh được đạo tạo chính quy, rất bài bản tại các trường Trung cấp, Cao đẳng đại học và Học viện gồm cả trong nước và ngoài nước, tốt nghiệp ra trường loại khá giỏi, gồm đủ các ngành nghề ...Nhưng nhiều người không thể tìm được việc làm theo đúng ngành nghề được học, được đào tạo.
    Nhiều người phải làm trái ngành trái nghề, do đó cơ quan tiếp nhận lao động phải đào tạo lại gây tốn kém cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
    Mấu chốt vấn đề ở đây không phải là quá khó trong việc tuyển dụng nhân tài mà do nhiều yếu tố tiêu cực khác tác động, Là sự điều hành của tiền và quyền...
    Nói đơn cử như ngành Công an. Có tới 8 trường Trung cấp, 4 trường Cao đẳng và 2 học viện với 4 trường đại học Mỗi năm đào tạo ra khoảng hơn 5000 sỹ quan Hạ sỹ quan nghiệp vụ ... hàng nghìn (Kỹ sư, Bác sỹ, Kỹ thuật viên) là sỹ quan hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thụât đủ các ngành nghề được gửi đi đào tạo ở các trường Đại học Học viện, ngoài ngành...Chưa kể hàng nghìn chiến sỹ Công an phục vụ có thời hạn, khi hết nghĩa vụ được xét biên chế chính thức vào ngành Công an. Số người về Hưu mỗi năm chỉ bằng ¼ số người được bổ xung. Nhưng hàng năm vẫn tuyển dụng thêm hàng nghìn người từ các ngành thuộc dân sự vào làm việc trong CAND. Những ngành này không phải là Công an không có người làm mà thực chất là còn thừa thải không sử dụng hết. Nhưng người ta vẫn tuyển dụng thêm Cán bộ Công chức ngoài ngành vào. Nếu những người tuyển dụng ngoài ngành là những kỹ sư bác sỹ hoặc giáo sư tiến sỹ có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cao, trình độ khá giỏi vào phục vụ trong ngành Côn an thì không có gì phải bàn. Đằng này tuyển dụng toàn những người học hành lơ mơ bằng dổm bằng mua không hề biết gì về chuyên môn nghiệp vụ mà họ được đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn. (Đó là chưa nói đến điều động chéo ngoe Cảnh sát làm An ninh – An Ninh điều động làm cảnh sát...)
    Trong các cơ quan dân chính đảng thì ôi thôi vô kể các cán bộ công chức làm việc trái ngành trái nghề.
    Rõ ràng là người có tài, có học, được đào tạo chính quy bài bản không được trọng dụng, những người có tiền, có ô dù thì được bố trí vào các vị trí quan trọng do đó mà công việc không trôi chảy XH ngày càng xuống cấp đói ngheo ngày một tăng. Tiêu cực này ai cũng thấy, ai cũng biết nhưng không có cách nào sửa chữa chấn chỉnh được.
    Vậy nên giảm biên chế phải bắt đầu từ Bộ Nội Vụ. và các Cơ quan Tổ chức cán bộ...Loại ngày những kẻ lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm tiền làm lợi cho cá nhân.

    Trả lờiXóa
  19. C,b ng.gi.hưu trílúc 00:16 15 tháng 2, 2014

    Trước đây khi làm bộ trưởng ngoại giao,ông Nguyễn Cơ Thạch(bố ông bộ trưởng Phạm Bình Minh hiện nay) xin Bộ chính trị cho được toàn quyền làm công tác tổ chức trong ngành ngoại giao.Được đồng ý,ông đã cải tổ mạnh mẽ ngành này,chỉ nhận người có bằng ngoại giao vào làm,những người có bằng không đúng ngành hoặc từ bộ đội chuyển sang đều được dành 3 tháng đi liên hệ công việc khác.Kết quả là thời ông Thạch ngành ngoại giao được cải tổ.Bây giờ cứ hô hào đổi mới nhưng tìm đâu ra người có tầm như ông Thạch.

    Trả lờiXóa
  20. Chi bộ ( hưu) tôi họp. một lão tướng nói: Cái trò này ném bùn sang ao. Nhà nước này là của cha con các cụ. Chúng ta đã chiến đấu để các cụ: BAO NHIÊU LỢI QUYÊN ẮT QUA TAY MÌNH đó thôi. Tôi đã hát thế, nên tôi đồng ý không tinh giảm con cái các cụ

    Trả lờiXóa
  21. Hãy thôi việc trả lương cho các ban đảng, đoàn thể và các hội là đã giảm được biên chế rồi. Chúng ta không nên duy trì quá nhiều bộ máy điều hành đất nước. Chỉ nên lấy thuế của dân để nuôi bộ máy chính quyền thôi. Như vậy gánh nặng ngân sách sẽ giảm đi một nửa !

    Trả lờiXóa