Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

NÓI THÌ HAY, NHƯNG TAY CHỈ HAM VƠ VÉT (!?)

            
             * Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
Câu hỏi đặt ra phải phân tích hiểu thấu đáo nguyên nhân trì trệ, phải làm cái gì, làm như thế nào để nội dung thông điệp của Thủ tướng trở thành hiện thực với người nông dân?
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lần phát biểu “Dân mình tốt quá, tốt lạ lùng. Ta có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ, chưa đúng, chưa thỏa đáng, bất cứ ai có chức có quyền cũng phải đóng góp thật tương xứng cho dân. Tình hình kinh tế của ta thế này, người ta cực, người ta có nói, có nói nặng một chút cũng phải nghe, để thấy hết cái hư hỏng của mình…”
Nhận định trên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến ngày nay vẫn còn mang nguyên tính thời sự. Bản thông điệp đầu năm nay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tiếng vang lớn trong xã hội, trăn trở của người dân là làm sao để nó biến thành hiện thực đi vào cuộc sống?
Trong bản Thông điệp đầu năm của Thủ tướng có đoạn rất đáng chú ý khi nói về người nông dân: “Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhà nước có cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ với quy mô phù hợp. Hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.”
Câu hỏi đặt ra phải phân tích hiểu thấu đáo nguyên nhân trì trệ, phải làm cái gì, làm như thế nào để nội dung thông điệp nói trên trở thành hiện thực với người nông dân?
Bài học kinh nghiệm của các nước
Nông thôn hiện đại bao giờ cũng có khu vực trung tâm có tính thành thị, có các hoạt động công nghiệp (hoặc sản xuất từ A tới Z, hoặc sơ chế), các dịch vụ phục vụ kể cả ngân hàng. Tuy vậy,  không nên và không cần dồn dân vào các trung tâm này. Nó sẽ tự phát triển theo nhịp độ phát triển kinh tế. Và tất nhiên nó phải được hoạch định, để giải quyết các vấn đề về môi trường. Trước đây, thời Pháp, huyện là trung tâm. Vậy bây giờ có thể mở rộng hơn không?
Ở Việt Nam vấn đề sản xuất có thể là cá nhân hoặc dưới hình thức gia đình, hay doanh nghiệp tư nhân (có thể gọi là trang trại).  Vấn đề mở rộng trang trại quá đáng có thể cũng là đầu mối đưa đến tình trạng người nông dân bị tróc gốc, không có đất cắm dùi. Đây là vấn đề cần suy nghĩ. Tất nhiên, là cần các hợp tác xã nhằm phục vụ  người sản xuất (từ dịch vụ giống má, cung cấp vật tư, chế biến, bán ra thị trường).
Để tránh đầu nậu, thì những hợp tác xã này là tự nguyện của những người sản xuất.  Qua hợp tác xã có thể đưa vào nhiều hình  thức mới như bảo hiểm, bán trước, mua trước v.v. nhằm bảo vệ giá vật tư cũng như giá hàng hóa bán ra. Qua hợp tác xã, khoa học kỹ thuật và các chương trình phù trợ của nhà nước có thể dễ dàng đưa về nông thôn hơn.
Có ý kiến đề xuất đến việc ngân hàng lập trang trại hoặc các doanh nghiệp nông nghiệp. Theo chúng tôi, đây là điều cần cấm chỉ, chắc chắn 100% sẽ bị bọn đầu nậu tài chính lạm dụng. Mới đây, luật Mỹ đã hạn chế tối đa vấn đề này. Luật Việt Nam vẫn còn cho tư do hơn hẳn luật Mỹ trước khi sửa đổi vừa qua.
Mô hình nông nghiệp ở Mỹ chủ yếu là mô hình trang trại tư nhân. Ở Mỹ trang trại tư bản phát triển mạnh (tất nhiên hơn ở Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới), nhưng họ cũng có nhiều hợp tác xã, theo thông lệ chưa đầy 03 người dân Mỹ thì có một người là xã viên hợp tác xã. Mỹ cũng khuyến khích phát triển hợp tác xã để thông qua đó trợ giúp cho người làm nông nghiệp vì theo quy chế WTO, hỗ trợ qua tổ chức sẽ không bị cấm.
Ở Nhật Bản là mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Đài Loan cũng là một tấm gương về gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam nên học theo mô hình Nhật Bản và Đài Loan trong tổ chức xây dựng nông nghiệp, nông thôn và cách làm của Đài Loan chú trọng về ngành nghề sau sản xuất lúa gạo và phi nông nghiệp để nâng cao giá trị hạt gạo.
Có chuyên gia nhận định: "Sự đổi mới phải chú trọng vào các ngành nghề sau sản xuất lúa gạo và phi nông nghiệp để nâng cao giá trị hạt gạo, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu nhập cho nông dân. Nhiều nước như Thái Lan, Nhật Bản đã làm rất tốt điều này. Chỉ mỗi hạt gạo nhưng họ đã làm ra được nhiều sản phẩm khác với giá trị thương mại cao hơn là bán gạo thô.
Lãnh thổ Đài Loan có đất đai nông nghiệp manh mún như Việt Nam nhưng mô hình hợp tác xã hiệu quả của họ rất đáng để chúng ta nghiên cứu. Giá trị 01 hecta đất của họ cho ra 18.000 USD mỗi năm, trong khi của VN chỉ khoảng 1.300 USD. Nhờ vậy mà mức sống của nông dân họ cao hơn nông dân VN rất nhiều.
Không thoát khỏi “cái tôi”
Hầu hết những người làm chính sách đều biết tất cả những câu chuyện trên. Họ cũng đã biết mô hình hợp tác xã của Nhật, họ cũng biết rằng  hợp tác xã có vai trò hết sức quan trọng trong tổ chức sản xuất, trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với nông nghiệp và nông dân, nông thôn. Họ cũng biết vai trò nhạc trưởng của doanh nghiệp, do vậy đã có những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp và nông thôn.
Họ cũng biết cần phải đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm nên đã có các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và đề án 1956 về đào tạo nghề với việc chi  ra hàng nghìn tỉ đồng để thực hiện nó và có rất nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư áp dụng công nghệ cao (ví dụ trường hợp TH True Milk).  
Họ cũng có chính sách thúc đẩy liên kết 04 nhà mà thực tế là sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng. Họ cũng hiểu rằng nhà nước phải tạo ra khung pháp lý bảo đảm việc cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo chiến lược và quy hoạch, phải xây dựng khung pháp lý để thị trường mua bán quyền sử dụng đất diễn ra lành mạnh, tạo ra những trang trại sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn vv…
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ họ không thoát khỏi  “cái tôi”  trước những cám dỗ bằng tiền và quyền lực khi thực thi nhiệm vụ của họ. Chính vì vậy khi các chính sách ưu đãi được đưa ra thì hoặc là họ lập ra các doanh nghiệp sân sau để móc túi của nhà nước, hoặc là các doanh nghiệp  muốn được hưởng ưu đãi thì phải “cưa đôi” khoản “trời cho” này.
Lắng nghe và… hành động?
Đối với nông dân, nếu quan chức thực sự vì dân thì họ phải lắng nghe ý kiến của nông dân nhưng ai cũng biết lời nói của nông dân không đi liền với tiền lót tay (vì nông dân làm gì có tiền). Và khi có những chính sách hỗ trợ họ phải thông qua các tổ chức của nông dân, mà cụ thể là hợp tác xã. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn hợp tác xã sẽ phát triển nhưng họ đâu có làm vậy.
Đứng giữa nông dân và doanh nghiệp, bao giờ họ cũng tỏ vẻ lắng nghe cả hai phía nhưng rốt cục họ hành động chỉ theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể trường hợp thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đang thực hiện thời gian 2011 đến 2013 ở Cà Mau.
Khi năm đầu thực hiện thí điểm bảo hiểm và công ty bảo hiểm có lãi thì không có vấn đề gì, tất cả đều phấn khởi, báo cáo rất hay. Nhưng không may, năm sau tôm chết hàng loạt, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả nhiều hơn phí thu được nhiều lần.
Họ lập tức kêu trời và… “cậu trời” lập tức hành động bằng cách bỗng dưng tăng phí bảo hiểm một cách chóng mặt. Từ mức 7,42% (Quyết định số 3035/2011/QĐ-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài Chính) lên mức 9,72% (Quyết định số 1042/2013/QĐ-BTC ngày 8/5/2013) và lên mức 13,73% (Quyết định số 1725/2013/QĐ-BTC ngày 23/7/2013), đồng thời mức bồi thường thiệt hại cũng được giảm xuống một cách “sốc” từ mức 64% xuống 15% đối với tôm thẻ chân trắng bị dịch bệnh từ 56-58 ngày tuổi và xuống 0% đối với tôm bị dịch bệnh, từ 59 ngày tuổi trở lên so với mức bồi thường từ 16% đến 64% trước đó.
Với việc không bồi thường thiệt hại khi tôm từ 59 ngày tuổi trở lên bị dịch bệnh Bộ Tài chính (và trong chừng mực nào đó có cả trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp & PTNT) đã đặt người nuôi tôm trước tình thế phải bán tôm bị bệnh để thu hồi vốn. Việc làm này đi ngược hẳn lại với Luật An toàn thực phẩm và với quyết tâm hiện nay của các bộ, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp & PTNT trong cuộc chiến với thực phẩm “bẩn”.
Trong cuộc họp về công tác an toàn thực phẩm vừa qua, lãnh đạo Bộ NN còn nhấn mạnh “Cần xử phạt mạnh với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm , coi hành vi sản xuất thực phẩm bẩn là tội ác”.
Ở đây có thể thấy lời nói thì  “có gang có thép” nhưng lại không đi đôi với việc làm! 
Cần nói thêm rằng trong thời gian này nông dân cũng kêu trời nhưng “cậu trời” không hề mảy may để ý khiến nhiều nông dân khốn đốn khi phải kêu khóc tới 06 tháng vẫn chưa được giải quyết bồi thường thiệt hại.
(còn nữa)
T.V.T
               (Theo TuanVietNam  ; Tiêu đề của BVB)
---------------

35 nhận xét:

  1. Daer bạn Trường và mọi người.
    Tự nhiên sáng nay tôi rất hào hứng với đề tài nông thôn và tôi cho là VNN sửa một chút cho nó "mềm mại" để lọt tai người ta để người ta chịu làm theo "mệnh lệnh" của mình và mang lợi cho dân là tốt rồi.

    Mấy ngày tết dương lịch vừa qua tôi có mặt trong mấy cuộc giao lưu trong đó có một đề tài liên quan đến thức ăn "sạch" "dinh dưỡng cao" từ sản phẩm nông nghiệp.
    Xin mọi người nhìn vào hai cái ảnh kèm đây
    Gạo được sản xuất qua mồ hôi nước mắt của nông dân đang là một thứ sản phẩm rẻ mạt thì người nông dân làm sao có thu nhập cao? Làm sao các nhà lãnh đạo có thể có chính sách cải cách cho hoạt động kinh tế ở nông thôn được.

    Tôi vừa được giới thiệu mua gạo lức ăn liền, ăn rất ngon, có lợi cho sức khỏe, được đóng gói rất đẹp và được ghi là "Viet Nam bét food".

    Các bạn có biết ai sản xuất ra best food này không? Một cô y sĩ trẻ và bà con nông dân huyện Đông Anh.
    Vậy ai là người tiêu thụ sản phẩm này?
    Người Nhật.
    Người Việt Nam chưa mấy ai biết đến sản phẩm này, nhưng người Nhật rất khó tính trong việc lựa chọn thức ăn lại đã biết đến nó từ lâu rồi.

    Vừa qua nhận được thông tin này, tôi đã mua thử 4 gói ( 2kg ) giá khá rẻ 70.000 đồng/kg. Tôi hỏi họ làm sao bán rẻ thế? họ trả lời: Bán rẻ để giữ khách thân đã.

    Tôi hỏi họ tại sao không đầu tư sản xuất lớn để xuất khẩu?
    Họ trả lời: Muốn sản xuất lớn thì phải có bằng phát minh sáng chế.
    Muốn có bằng phát minh sáng chế thì phải nộp công thức và ...v...v...Tức là quyền tác giả sẽ mất hết.
    Xin các anh tìm hiểu và nghĩ hộ xem nên giúp bà con nông dân chế biến sau thu hoạch như thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất chính xác, Từ các bộ, ngành, địa phương...lãnh đạo nào nói cùng hay, đưa ra toàn những quan điểm về nhà nông như là quan tâm lắm, nhưng HTX, rồi thằng bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp, thủy nông, thằng kinh doanh -thu mua-xuất khẩu, , thằng chế biến, thằng đi khuyến nông... đều lợi dụng móc túi nông dân, móc tiền nhà nước, làm giàu trên mồ hôi nước mắt ủa nông dân.

      Xóa
    2. Nông dân bây giờ phần nhiều dùng máy các loại để sản xuất nông nghiệp. Việc liên tục tăng giá xăng dầu đã đánh vào giá đầu vào làm ra hạt lúa; thêm các loại vật tư , bảo vệ thực vật tăng giá. Làm cách nào thì chi phí lớn như vậy nhà nông chỉ có kêu trời : Lỗ nặng! Chính phủ cho lũ tham nhũng ngành độc quyền tăng giá xăng dầu, điện là đánh trực tiếp vào nông dân. Cái gì cùng lên giá nhanh, cả hàng tiêu dùng, là do mấy thằng cha đó. Ông Dũng "đặt người nông dân" vào đâu thì đặt, nhưng việc tăng giá xăng, giá điện thì dù đặt kiểu gì họ cùng khỏ, tăng tỉ lệ đói nghèo.

      Xóa
    3. Dương Công Mẫnlúc 11:49 17 tháng 1, 2014

      "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì PHÂN" - "Nhất nước nhì PHÂN" --
      > Năm 1974, trên đường từ Cầu Giấy lên Sơn Tây, qua Mai Dịch thấy bên phải có bảng tên cơ quan to tường, như cổng chào: "CỤC PHÂN BÓN TRUNG ƯƠNG". Chuyện thật 100%... HE...HE...

      Xóa
    4. Có cửa hàng "QUẦY THỊT HƯU TRÍ"

      Xóa
    5. Còn có cả " Tái Lăn - Phở Xào Tòa Án "

      Xóa
    6. BÁN CHÁO THỊT TRẺ EM !
      Đáng lẽ phải là "BÁN CHÁO THỊT CHO TRẺ EM"

      Xóa
    7. "Xin các anh tìm hiểu và nghĩ hộ xem nên giúp bà con nông dân chế biến sau thu hoạch như thế nào?"
      Nói hơi xa vời, nhưng chỉ giúp được khi... đa đảng!

      Xóa
  2. Tôi nói thế này chắc "không hay" - hay là thuê người Nhật qua điều hành đất nước VN?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến không tồi!
      Giang hồ có câu: Ko có việc gì khó chỉ sợ tiền ko nhiều. Đào núi và lấp biển hoặc việc gì khó quá ko làm được, ta thuê.

      Xóa
    2. Tôi cho là ý này quá hay.

      Xóa
    3. Không được! Truất quyền lợi của tui à?

      Xóa
  3. Tivi, Báo, Đài mấy ngày nay liên miên đưa tin, hình ảnh chỗ này tổng kết, chỗ kia tổng kết, huân chương, bằng khen, lời chúc tụng, tâng bốc nhau, tràn ngập. những khuôn mặt già nua, bơ phờ, xơ cứng, vô hồn.....

    Đất nước nghèo hèn là phải.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vơ và vét- ăn và chơi là hai cặp động từ mà dân Việt coi là đồng nghĩa với hoạt động của hầu như phần lớn quan Việt hôm nay.
      Lửa khó thấy mà sao khói nhiều thế nhỉ??????

      Xóa
  4. "Lời nói đọi máu" đấy các ông hay "lói" ơi!... Dân đâu phải ngợm đâu mà cứ tầm phào tào lao xích đế với họ mãi thế?! Rất "oải" là hay oang oang trên TV "Làm theo Nghị quyết số..." Người dân đâu biết Nghị quyết số mấy là cái chi để làm theo? Họ lo kiếm vài đồng còm cõi đóng tiền điện, nước, học phí, thuê nhà, xăng...
    Tết Tàu ("cổ truyền", "truyền thống"?) này, tôi "được" công ty thưởng 150 ngàn, 1 kg đường, 1/2 bột ngọt. Chẳng sao. Tôi không muốn "ăn" nó nữa - Tết Trung Hoa.
    Các bố nhiều tiền (bất minh) quá, lo ăn Tết của lão "bạn vàng" đi!

    Trả lờiXóa
  5. Năm 2014 nhân dân nhìn chằm chằm để coi họ làm được gì. Liệu với bấy nhiêu con người đó, với hơn 4000 đảng viên CSVN tại Vinashin-lines nay đã chuyển thành xyz gì đó có làm được cái gì khác chăng ? Hay là rồi đây các tập đoàn thu mua phân phối nông nghiệp lại tiếp tục dùng bấy nhiêu người đó nhưng đổi tên tập đoàn thành m-kh để được cho là đã thay đổi ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có tin "Vilaxin mới" lãi mấy trăm tỉ? Tin hay không tin đây - [kiểu Lenin nghi ngờ "Ai thắng ai? (giữa CNTB và CNXH). Lenin không tự tin lắm nhỉ.]???

      Xóa
    2. Đang có chỉ dụ bán bớt tàu rồi, vét nốt đợt cuối về nghỉ hưu là vẫn kịp.

      Xóa
  6. Sẽ là khập khiễng nếu so sánh-đánh giá khủng hoảng kinh tế của VN hôm nay với các quốc gia khác. Vì rằng họ chỉ đơn thuần là khủng hoảng kinh tế hoặc những biến cố mặc định tất yếu của lịch sử thì chùm khế đang khủng hoảng toàn diện: CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, TÔN GIÁO, GIÁO DỤC, Y TẾ…
    Như một vài bác nguyên says: LỖI HỆ THỐNG.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như trước thôi bác. Vẫn là lỗi " Tại thằng đánh máy" cả.

      Xóa
  7. Có nhiều người chân chất - nhưng không hiểu rõ tận cùng vấn đề - vẫn còn mong ai đó "thay đổi" để "lấy lại lòng tin"? Ông Nguyễn Hộ mới là người "vụt tỉnh táo" - chỉ có đa đảng mới thoát khỏi vòng trầm luân! Đừng tin chuyện nửa vời.

    Trả lờiXóa
  8. Chỉ mỗi cái nhan đề bài báo đã nói được một cách chính xác và đầy đủ về đạo đức cách mạng của các đồng chí lãnh đạo mà đảng đã dày công rèn giũa.

    Trả lờiXóa
  9. Có thấy quan tài k? Từ cán bộ thôn xã tỉnh TƯ bằng câp chức danh...còn nhiều hơn cả GS TS ở các nước TB giay chết?NGLUY

    Trả lờiXóa
  10. Dân bị lừa từ lâu rồi , nay biết tin ai ?...Bây giờ DÂN nói tin vào miệng cán bộ chỉ có ăn KHOAI.....

    Trả lờiXóa


  11. Trong cuộc họp về công tác an toàn thực phẩm vừa qua, lãnh đạo Bộ NN còn nhấn mạnh “Cần xử phạt mạnh với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm , coi hành vi sản xuất thực phẩm bẩn là tội ác”.
    Ở đây có thể thấy lời nói thì “có gang có thép” nhưng lại không đi đôi với việc làm!
    Cần nói thêm rằng trong thời gian này nông dân cũng kêu trời nhưng “cậu trời” không hề mảy may để ý khiến nhiều nông dân khốn đốn khi phải kêu khóc tới 06 tháng vẫn chưa được giải quyết bồi thường thiệt hại. ! :-(

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Miệng nhà quan có gang có thép - Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm.
      (Đồ - Lỗ đít.)

      Xóa
  12. Cháu sinh năm 82cháu o tây nguyên lâm đồng . Năm 2007-08 chanh dây giá cao 6-10kg nếu ai trồng lãi khá lớn nhưng cả vùng chỉ có vài hộ trồng ,mấy cha hội khuyến nông họp dân kêu ai có càfe xấu phá trồng chanh dây cháu và rất nhiều nguời trồng kết quả 2010-2011giá còn 0-2000d kg cháu trồng 400cây lỗ 100triệu ... Giờ mà nghe hội là sợ rồi chỉ mong phân rẻ chút rồi đừng mua trúbg phân giả là mừng rồi vậy mà phân năm nào cũng lên giá nông sản thì hên xui

    Trả lờiXóa
  13. Hay de nguoi nhat dieu hanh dat nuoc nay.tha theo nhat con hon theo thang banh truong 16 chu vang 4 tot chi muon cuop het tai nguyen khoan san dat dai cua dan toc minh.hang hoa thuc pham chua chat doc da va dang tran ngap tren moi ngoc ngach.len loi vao tung gia dinh chung ta.hay thu vao binh vien ung buu ma xem.do la hau qua cua viec choi voi trung quoc day.lai con the thot rang" khong an o hai long".do khon nan het cho noi.

    Trả lờiXóa
  14. Đúng là các vị không thấu đáo chủ nghĩa KH ( duy vật ) lịch sử. Vì lịch sử Việt Nam đã khẳng định chỉ có Dảng CSVN mới có đủ cả yếu tố tất yếu và lịch sử lãnh đạo đất nước VN thống nhất.Không khác được. Đừng có mà thấy khó khăn rồi mở đường cho bè lũ hám quyền, hám lợi, hám danh, khát máu. . trở lại. Đa với chẳng đảng. Đảng viên, lãnh đạo nhiều vị tài chán, đức chán, tâm thừa, tầm đủ. Bình tĩnh điều chỉnh, sửa đổi. Chờ cất cánh. Chớ có mà dại. Trân trọng khuyên đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tưởng tượng bố này của cải nhiều lắm đây, mặt béo ú bóng nhẫy, khư khư bám lấy lợi lộc, mặc kệ người dân đói khổ!
      CNTB bị rất ít người của họ phản đối. Còn CNCS bị rất nhiều đồng chí cũ phản đối!
      Hay ông châm chọc? " Đảng viên, lãnh đạo nhiều vị tài chán, đức chán, tâm thừa, tầm đủ"? Đọc là thấy... chán! Tâm thần, tầm dzỏm!

      Xóa
    2. Còn lừa nhân dân Việt Nam đến bao giờ nữa, hả?!

      Xóa
  15. "Nhờ" có đảng nãnh đạo mà đất nước VN trở nên kinh hoàng như ngày hôm nay. Xem chúng phá tới cỡ nào đây?
    Vụ bạo loạn ở nhà máy Samsung rất đặc trưng "Bảo vệ rất hống hách! Đá cả vào miếng ăn của công nhân nghèo! Chúng tôi chịu không nổi, đập cho 11 thằng bảo vệ một trận thừa sống thiếu chết!"

    Trả lờiXóa
  16. bà cụ bán rau trong ảnh nghe nói đã chết trong một ngày lạnh giá rồi phải không mọi người.

    Trả lờiXóa