Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Lại biểu tình lớn ở Thái Lan

Người biểu tình đối lập với chính phủ ở Thái Lan hiện đang tập trung ở thủ đô Bangkok nhằm "đóng cửa" trung tâm thành phố.Đây là một phần trong chiến dịch nhằm lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra trước kỳ bầu cử bất thường ngày 2/2 tới.

Chính phủ đã điều 18.000 cảnh sát và binh lính tới Bangkok để bảo đảm an ninh, trong khi phe biểu tình dựng rào chắn và chiếm cứ các đầu chốt giao thông quan trọng.
Quan chức phụ trách bầu cử đã kêu gọi chính phủ hoãn tổ chức cuộc bầu khoảng ba tháng vì lý do an ninh.
Thế nhưng Phó Thủ tướng Niwatthamrong Boonsongpaisan nói với BBC rằng điều này khó có thể thực hiện.
Người biểu tình cáo buộc Thủ tướng Yingluck là "con rối" do anh trai của bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ năm 2006, giật dây.
Ít nhất bảy người bị thương khi các tay súng không rõ danh tính bắn vào đám đông người biểu tình chống chính phủ tại một địa điểm ở thủ đô Bangkok hôm thứ Bảy.
Lãnh đạo quân đội Thái, Tướng Prayuth Chan-Ocha, đã bác bỏ tin đồn về khả năng can thiệp quân sự, nói rằng không ai tìm cách đảo chính.
Binh lính được giao nhiệm vụ bảo vệ các tòa nhà chứ không tham gia đối đầu với người biểu tình.

Phải ra đi

Một người biểu tình có tên là Darunee Suredechakul nói với hãng tin Mỹ AP: "Chính phủ phải ra đi. Cải cách phải được thực hiện."
"Chúng tôi không muốn nhìn thấy gương mặt cũ của các chính khách tham nhũng nắm quyền hết lần này đến lần khác," ông nói.
Bảy giao lộ chính đã bị những người biểu tình phong tỏa. Họ dựng sân khấu và những bức tường bao cát chắn đường, phóng viên BBC ở Bangkok Jonathan Head cho biết.
Chính phủ Thái Lan nói họ muốn cuộc sống vẫn tiếp diễn như bình thường bất chấp việc 'đóng cửa Bangkok' và đã yêu cầu bổ sung thêm chuyến cho các tuyến đường xe điện ngầm và xe đện trên cao cũng như tổ chức thêm chỗ đỗ xe bên ngoài khu trung tâm thành phố.
Những người biểu tình cũng dự định sẽ bao vây một số bộ quan trọng và cắt đường dây điện để ngăn các cơ quan này hoạt động.
Những người biểu tình nói họ sẽ biểu tình trong vài ngày nhưng nói họ sẽ không nhằm vào hệ thống giao thông công cộng hay sân bay vốn từng bị người biểu tình đóng cửa hồi năm 2008.
Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban gọi đây là 'cuộc cách mạng của nhân dân'.
Ông nói với các phóng viên rằng bà Yingluck Shinawatra 'không còn là thủ tướng' trong mắt người dân Thái.
Người biểu tình

Đóng cửa trường học

Chính phủ nói họ đang triển khai 8.000 binh sỹ và 10.000 cảnh sát để duy trì trật tự.
Quân đội Thái, vốn từng vài lần đảo chính trong quá khứ - đã từ chối loại trừ khả năng đảo chính một lần nữa. Một số người lo ngại rằng nếu bạo lực leo thang thì sẽ khiến cho quân đội can thiệp.
Cho đến nay, chính phủ của bà Yingluck đã cố gắng không để xảy ra xung đột với người biểu tình.
Bà Yingluck đã 'ra lệnh cho quân đội và cảnh sát phải kiềm chế tối đa và không sử dụng tất cả các loại vũ khí khi đối phó với người biểu tình,' phó thủ tướng Thái Lan cho biết.
"Trong cuộc đấu tranh này, thắng là thắng mà thua là thua. Không có liên hệ gì với nhau. Không có chuyện hai bên cùng thắng. Chỉ có một bên thắng cuộc mà thôi."
Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban
Hãng tin Associated Press dẫn lời lãnh đạo biểu tình Suthep nói rằng "quần chúng sẽ không chấp nhận bất cứ yêu cầu thương lượng nào".
"Trong cuộc đấu tranh này, thắng là thắng mà thua là thua. Không có liên hệ gì với nhau. Không có chuyện hai bên cùng thắng. Chỉ có một bên thắng cuộc mà thôi."
Các trường học đóng cửa trong ngày thứ Hai 13/1 vì lý do an toàn cho học sinh.
Phó Thủ tướng Niwattumrong Boonsongpaisan nói chính phủ vẫn đang tìm cách đàm phán với phe biểu tình để tìm khả năng thỏa hiệp.
Trong hai tháng qua, chính phủ đã cho phép biểu tình mà gần như không gặp kháng cự, ngoại trừ một số cuộc đối đầu giữa người biểu tình và cảnh sát.
Tuy nhiên gần đây có một vài vụ tấn công vào buổi đêm của những người không rõ danh tính đi xe máy.
Đảng Pheu Thai của bà Yingluck được cho là nhiều khả năng chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Thế nhưng người biểu tình nói các chính sách dân túy của bà đã dẫn đến một nền dân chủ đầy khiếm khuyết và muốn thay chính phủ bằng một "Hội đồng Nhân dân" không do bầu cử lập nên.
Một số người cũng cho rẳng anh trai bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, vẫn còn đang kiểm soát các sự kiện ở Thái Lan thông qua em gái mình và chính phủ của bà.
(Theo BBC)
-------------------

13 nhận xét:

  1. DKM mần ăn như mứt, bị lật đổ là đúng roài......

    Trả lờiXóa
  2. Bất ổn ở Thái lan và các nước khác là công cụ tuyên truyền về sự ổn định của xã hội ta, hay nói cách khác sự bất ổn của các nước khác là niềm hạnh phúc của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  3. Mẹ Thủ xứ Siam chỉ thích hợp mở nhà hàng ăn thôi. Không nãnh đạo lổi đâu.

    Trả lờiXóa
  4. Em Yin - Lúc nhà mình làm Thủ tướng Thái vài năm như thế là quá giỏi rồi.
    Mình đi ngiên cứu về nông nghiệp Thái 2 tuần,nói thiệt mướn mình làm cũng chả dám.
    Đất nước gì mà lắm thằng nước ngoài nó thọc,dân nghèo thấy mẹ.nông dân Thái đúng là nô lệ.
    Nhưng yên tâm,tướng lãnh lần này hổng dám lật đổ đâu,lật đổ là THái tụt lùi ngay.
    Súng thì quân đội nắm,nhưng tiền thì Hoa Kiều nắm.
    Công Sơn,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chạ bít nghèo hay nô lệ gì?
      Hổng bít tết này ở bển có tỉn nào xing cứu đói...???
      Chắc bọn Thài đói giả tạo - nhà mềnh đói thiệt???

      Xóa
  5. Người Bắc Kỳlúc 00:56 14 tháng 1, 2014

    Ban Nd 2231 nói gì vậy.Bạn nên nhớ là do chính sách ngoại giao linh hoạt,khôn khéo nên khi các nước Đông Nam Á bị thực dan Anh,Pháp, rồi phát xít Nhật đô hộ thì Thái Lan vẫn giữ được độc lập.Bây giờ thằng nào can thiệp vào công việc nội bộ Thái Lan?Dân nghèo mà thu nhập bình quân đầu người của họ gấp mấy lầ VN à.Bạn không nhơ người ta hay so sánh:năm 75 Sài Gòn vượt Băng Cốc 20 năm,hiện nay SG tụt hậu so với Băng Cốc 20 năm.Vậy là sau gần 40 năm SG đã tụt hậu 40 năm so với BC rồi bạn ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa đi chưa biết Công Sơn
      Đi rồi mới biết nó Sờn hơn ta.

      Xóa
  6. Nói chung,các nước châu Á vốn từ chế độ phong kiến,chịu ảnh hưởng
    nặng nề từ truyền thống Nho giáo,nên chưa phải là mảnh đất "lý tưởng"
    cho nền dân chủ phát triển vững mạnh như các nước Âu Tây.
    Truyền thống Nho giáo là trở lực chính vì tư tưởng đó muốn nô lê hóa
    con người trong vòng trật tự mà người trên luôn luôn hơn kẻ dưới,giới
    bị trị phải phục tùng giới thống trị v.v. May lắm chỉ có vài nước châu Á
    thoát ra khỏi mà thôi như Hàn,nhất là Nhật.Ngay Singapore tiến bộ cũng
    vậy vì nhà sáng lập Lý Quang Diệu đi theo chủ trương "văn hóa(Nho học)
    là định mệnh" để chối bỏ dân chủ của cố TT.Hàn,Kim Đại Trọng với chủ
    trương "dân chủ là định mệnh".
    (Nói cho ngay,châu Mỹ cũng còn khá nhiều nước mà dân trí chưa cao,dễ
    bị giới chính khách lợi dụng để tranh giành quyền lực.Các nước đông Âu
    mới thoát ra khỏi chế độ CS.cũng cần thời gian để nâng cao dân trí).
    Tranh chấp chính trị ở Thái bắt nguồn từ nhiều yếu tố phức tạp giữa phe
    bảo hoàng và các phe dân chủ (vì trong phe dân chủ cũng chia 5 sẻ 7),
    phe bảo thủ và phe cấp tiến,phe quân đội và dân sự v.v.Mâu thuẫn chính
    hiện nay là giữa phe bảo hoàng và phe dân chủ của thủ tướng (đương
    kim và cựu) là anh em.
    Thế nhưng,tôi nghĩ nếu tình hình kèn cựa này kéo dài gây nhiều thiệt hại,
    người có khả năng hoá giải là vua Thái.Còn không thì quân đội đảo chính
    như một "thông lệ" lâu nay ở đó.

    Trả lờiXóa
  7. Trao đổi với bạn Nd22:31 :thu nhập binh quânđầu nguời theo tỉ giá hiện đại năm 2010 của Thái Lan là 4613 đôla,VNam là 1224đô.Tính theo sức mua ngang giá(PPP) thì Thái Lan năm2010 là 8500đô,VN là 3185 đô.Ở VN có 1 yếu tố làm tăng thu nhập là lạm phát cao(1chỉ vàng năm 2000 là 500 nghìn,nay gấp 6 đến 7 lần).VNcòn lâu mới theo kịp Inđô chứ đừng nói Thái Lan.Tớ không bao giờ có tiền đi Thái,nhưng một ông tiển sĩ quê làng tớ làm ở tỉnh sang đó về khen họ ở nhiều lĩnh vực từ giao thông đến du lịch.Chắc bạn thấy khách du lịch nhiều nên tưởng bị "bọn nước ngoài nó thọc",bạn ít thấy người Thái đi du licj VN nên bạn nói họ nghèo?Quân đội của họ không phải là công cụ của riêng đảng nào nên khi thấy nguy biến đến quốc gia họ mới ra tay.Hoa kiều ở Thái có bao nhiêu % mà bạn bảo họ nắm tiền,hay bạn nhầm với Xingapo có gần 90% dân số là người Hoa?

    Trả lờiXóa
  8. Qua vụ Thái Lan ,nhiều người dân ta nói:bất ổn như thế dân sẽ khổ.Họ đâu biết câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh:nếu chính phủ hư thì dân có quyền đuổi chính phủ.Ở Thái họ đuổi được ,nhưng ở nước cụ Hồ thì đảng phân công rồi,phê phán cũng bị quy là phản động chứ nói gì đến "đuổi'.Họ đâu biết ổn định có khi chỉ là ổn định ghế ngồi cho nhóm lợi ích nào đó nên nhóm đó chỉ muốn ổn đjnh.như thế thì đổi mới sao được.

    Trả lờiXóa
  9. Thái bất ổn là do CP gian trá , nhưng vì dân Thái được quyền tự do phản đối nên đất Thái mới có cơ phát triển ngày càng mạnh hơn. Còn cứ cái kiểu "ổn định chính trị" giả tạo , mập mờ như VN thì càng bị kìm hãm và tụt hậu. Ngay cả triết học Macxit cũng đã từng nói " đấu tranh là động lực của sự phát triển" cơ mà , sao lại ra sức thủ tiêu đấu tranh????

    Trả lờiXóa
  10. Dù sao em Dinlac vẫn là thần tượng của tôi vì càng ngắm càng thích.Công nhận là em xinh đẹp

    Trả lờiXóa