Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Cục Hàng không VN ngăn máy bay “made in Vietnam” cất cánh?

    * TS. TRẦN ĐÌNH BÁ
 Câu hỏi đặt ra là ai đã ngăn cản máy bay "made in Việt Nam" cất cánh? Phải chăng đó là trách nhiệm của Cục HKVN – cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không và thực thi luật HKDDVN? 

Nhân vấn đề thời sự Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) thỏa hiệp cùng Vietnam Airlines (VNA) "móc túi" người dân vùng biển đảo, tiến sỹ Trần Đình Bá có bài viết nói về một dự án tầm quốc gia về chế tạo máy bay đã một thập niên rơi vào quên lãng. Kiến Thức xin trân trọng giới thiệu bài viết này.

Khi nhà toán học Việt Nam tính toán và vạch được quỹ đạo cho tàu Apolo lên cung trăng, người Việt Nam trở thành phi hành gia châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ từ những thập niên  60 của thế kỷ trước thì giấc mơ chế tạo máy bay "Made in Việt Nam" để bay lên vẫn đang trong vòng cấm vận “vì lý do an ninh” của Cục HKVN.
Đã có một dự án tầm quốc gia để hàng không "cất cánh"!   
Ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, tự tay Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký công văn số 55/TB-VPCP –18/4/2103 giao cho Hội Cơ học Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi để ngành hàng không Việt Nam được bay lên từ đôi cánh của chính mình. GS Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân lúc đó là phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao dự án và cam kết thành phố sẽ hỗ trợ tối đa, huy động các nguồn lực để tham gia đề án này, sẵn sàng ứng trước một phần chi phí trong giai đoạn ban đầu.
           >> So thử UAV Việt Nam sắp mua với UAV ‘Madein Vietnam’ 
Dự án được các doanh nghiệp Việt Kiều hưởng ứng nhiệt liệt và tài trợ vì họ muốn Việt Nam “sánh vai với các cường quốc" về công nghệ hàng không. Ông Nguyễn Sang, Giám đốc NT Enterprise Inc và ông Trần Trung Tín, Giám đốc Asean Telecom Network đặt nhiều hy vọng vào tính khả thi của đề án, mà còn hứa sẵn sàng tiêu thụ các sản phẩm nếu đạt tiêu chuẩn quốc tế với số lượng đặt hàng đợt đầu tiên là trên 100 chiếc, đồng thời vận động đầu tư cho dự án 5 triệu USD.
Hội cơ học Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới, tập hợp những kỹ sư trẻ của bộ môn hàng không thuộc Trường ĐH Bách khoa TPHCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thiết kế chế tạo máy bay.
Để chuẩn bị cho bước “cất cánh"  họ đã trải qua bước nghiên cứu cải hoán chiếc máy bay siêu nhẹ VAM–1 của Canada, thay khoảng 20% để phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Công việc sớm hoàn thành nhưng các thủ tục xin phép bay thử nghiệm VAM-1 kéo dài do cơ chế “bao cấp cửa quyền  xin – cho" của Cục HKVN  nên mãi đến tháng 7/2005 đề tài mới nghiệm thu đợt 1 và đến  12/2005 mới bắt đầu được bay thử nghiệm.
Chờ “dài cổ” để được cấp phép, khi kéo máy bay ra chạy thử kỹ thuật tại sân bay Phước Long – Bình Phước thì phải hoãn vì đơn vị quản lý sân đã cho thuê mặt sân để phơi nông sản chưa kịp thu hồi.
Mãi  tới 18/12/2005, máy bay VAM-1 sơn cờ Việt Nam do phi công Phạm Duy Long đã cất cánh thành công với 3 lần cất hạ cánh nhẹ nhàng. Sau khi tiếp đất, phi công đã ôm chặt 1 sỹ quan không quân khóc nức nở…trước mắt Hội đồng giám khảo bay thử nghiệm gồm các giáo sư tiến sỹ ở Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải do đại tá không quân Lương Quốc Bảo làm chủ tịch.  
VAM–1 sơn cờ đỏ sao vàng bay cao trên 1.000 m, với kết quả khả quan này, Hội Cơ học Việt Nam đã quyết định chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM–2 hoàn toàn nội địa hóa, ngoại trừ động cơ máy bay do Áo sản xuất. Đây là cơ hội để lực lượng khoa học trong nước thể hiện khả năng sáng tạo của mình vì công nghiệp hàng không là ngành rất mới ở nước ta. Các giáo sư tiến sỹ đã đầu tư nhiều công sức và kinh phí để cho ra đời VAM–2. Chiếc máy bay siêu nhẹ này nặng khoảng 450 kg, tốc độ bay 140 km/giờ và tầm bay là 400 km, dùng xăng A92 như xe gắn máy với công suất động cơ 50 mã lực. Chỉ cần khu đất khoảng 1 ha với đường băng 200 m là có thể trở thành bãi đáp cho VAM–2. Đây là máy bay siêu nhẹ cho 2 người nên việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe gắn máy mở ra một tiềm năng lớn . 
Tháng 3/2007, một hội đồng gồm nhiều cán bộ khoa học và chuyên gia có uy tín đã nghiệm thu kỹ thuật chiếc máy bay VAM-2  do Việt Nam chế tạo. Đây cũng là chiếc máy bay dân dụng siêu nhẹ đầu tiên được sản xuất tại nước ta, mở ra những hứa hẹn cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Những tưởng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sức lao động sáng tạo một đội ngũ giáo sư tiến sỹ, kỹ sư, khát vọng được bay cùng với việc đánh giá của Hội đồng khoa học, hội đồng nghiệm thu thử ngiệm VAM 1 thành công thì VAM 2 càng thành công. Vậy mà  chiếc VAM 2 đó đã không được cấp phép để bay.  Sự nghiệp chế tạo máy, niềm tự hào của nền hàng không Việt Nam biến mất từ đó, số phận của những chiếc máy bay do Việt Nam chế tạo bị chôn vùi trong quên lãng. 
Máy bay siêu nhẹ “made in Vietnam“ nặng khoảng 450 kg, tốc độ bay 140 km/giờ và tầm bay là 400 km, dùng xăng A92 như xe gắn máy với công suất động cơ 50 mã lực. Chỉ cần khu đất khoảng 1 ha với đường băng 200 m là có thể trở thành bãi đáp cho VAM – 2. Vì là máy bay siêu nhẹ chỉ dành cho 2 người nên việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe gắn máy. Thời gian để hoàn tất thủ tục bay thử của VAM - 1 là 2 năm, còn VAM - 2 đợi từ đó đến nay đợi chờ thủ tục để cất cánh  nhưng đã bị Bộ Hàng không khước từ. Như vậy, từ khi có quyết định của Thủ tướng khởi động đến nay, máy bay “made in Vietnam” trở thành “bò sát  không chân” ngủ trọn một thập kỷ trên mặt đất.
Không để Cục HKVN trở thành “Bộ Hàng không"!
Trong khi nạn quá tải và thảm họa giao thông trên mặt đất khiến cho các doanh nghiệp phải bỏ tiền mua sắm máy bay hiện đại từ những cường quốc có ngành công nghiệp hàng không phát triển thì chiếc máy bay  “made in Việt Nam" lại bị gây khó hàng năm trời khi phải xin cấp phép để bay. 
Tất cả các sân bay nước ta đều rất phù hợp cho loại máy bay siêu nhẹ để có thể sử dụng cho nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thổ nhưỡng, phun thuốc trừ sâu, quản lý đất đai, khắc phục thiên tai,  cấp cứu y tế, du lịch, công vụ đến những phi vụ đặc biệt về quốc phòng – an ninh như tuần tra bờ biển, kiểm soát an toàn môi trường, thần tốc ngăn chặn  tội phạm... trước vấn nạn nạn kẹt xe và tai nạn giao thông trên các quốc lộ, giúp cho cư dân vùng biển đảo khó khăn về giao thông được gần hơn với đất liền.
Vậy câu hỏi đặt ra là ai đã ngăn cản máy bay "made in Việt Nam" cất cánh? Phải chăng đó là trách nhiệm của Cục HKVN – cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không và thực thi luật HKDDVN? 
Không có quá tải sân bay, càng không thể có kẹt đường hàng không. Phải chăng đó là tư duy cửa quyền vốn tồn tại suốt 3 thập kỷ trong Cục HKVN trở thành "ung nhọt" đang cản trở khát vọng cất cánh, khiến tương lai của hàng không nước nhà ngày càng mờ mịt, xếp cuối bảng trong hàng không ASEAN?
T.Đ.B

(Theo Kienthuc.net.vn)
--------------

13 nhận xét:

  1. Có lẽ ông Bá nói quá chăng?
    2 cái máy bay này dân trong ngành hàng không chúng tôi gọi là máy bay cánh diều hay diều bay, ơ nước ngoài các em học sinh trung học trở lên đều có thể tự lắp ráp được.
    2 chiếc máy bay này cũng như vậy, mấy anh ở hội cơ học mua một "KIT" về và lắp ráp chứ có gì đâu mà ầm ĩ quá, và chỉ dùng để bay chơi thì được, chứ bay dịch vụ hay bay công vụ đều không được nên không cho bay là đúng.
    Đừng quy chụp nhà nước quá mà phải bình tâm mà xem xét, ông Bá này tham gia vào nhiều lĩnh vực khoa học quá đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu thời anh em Wright mà cứ bàn ngang như ông thì làm gì con người có máy bay!
      Cấm hết! Cấm tiệt hết!

      Xóa
  2. Cứ lấy tiền mà mua đồ ngoại cho chắc , nay mai còn lãnh đạo ngoại nữa cơ dân ta sướng nhá !

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn bác Bá,tôi rât thích những bài bác viết.nhưng cái nước mình nó thế,cái gì có lợi cho qyền lợi của các quan thì họ làm nhanh lắm,còn không thì hảy đợi đấy.

    Trả lờiXóa
  4. Ờ mờ đúng!
    TS Bá am hỉu nhều lĩnh vực ghê?
    Thành tịu khoa học nhân loại có sẵn thì mua-xin-ăn cắp về mà xài, việc chóa gì mà phải ngồi nghiên nghiền ngẫm ngâm cứu?
    Xét cho cùng, chỉ là lắp ráp, râu ông nọ cắm mông bà kia....

    Trả lờiXóa
  5. Tư duy cấm đoán của trí tệ mà.

    Trả lờiXóa
  6. Các thằng nặc danh "17:46 ngày 22/01/2014" kỳ quá ta....từ cánh võng đến cánh diều.. rồi mới tới cánh sắt chớ....từ thấp đến cao mà mày..ê mày ????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó kỳ nhưng mình lịch sự cũng kêu cứ nó là "bạn". Bạn trí tệ ý mà.

      Xóa
  7. Thì phải lắp ráp mới có chế tạo cho mình.
    Những kẻ phá bỉnh chỉ muốn nhập nguyên con về để có % hoa hồng nhiều hơn

    Trả lờiXóa
  8. Tám ngố oy!
    Lịc sự chút coi, mỗi người 1 ý mà, vấn đề là cùng sản phẩm, giá trị độ bền thì chưa rõ, nhưng quê mềnh mần... giá nó gấp nhiều lần, mua mợ nó được 3 cái do bọn ngoại bang sx.

    Trả lờiXóa
  9. Chế tạo phi cơ có gì mà khó,điều quan trong là bạn chế tạo phi cơ để làm gì, tại Hoa kỳ các phi công tự chế máy bay để tham dự những buồi biểu diễn của hiệp hôi "Phi công tư nhân : ( Private aviation club) riêng cá nhân tôi cũng tự chế 2 phi cơ loại Fix wing bằng động cơ của xe hơi.. mà kiến thức này có đầy dẫy trên kho sách kỹ thuật bạn có thể tìm trên mạng. điều quan trong là cấu trúc và đố an toàn chgo phi công mới là điểm chính.. tôi cũng từng làm chủ một chiếc Cessna 182,,4 chỗ ngồi,, với giá mua 45.000USD nên những thông số về an toàn tôi đều nắm vững..Nhìn máy bay Made in Việt nam nó có vẻ giống như một Glide chứ không hẳn là một phi cơ... Tôi đọc thấy có nhiều nhà khoa học tay ngang chế trực thăng, hay chế phi cơ 2 chỗ ngồi.. thực tình tôi không hiểu họ chế để làm gì.. nói thật chỉ cần 1 máy hàn, một động cơ xe hơi và sắt để chế tạo khung phòng tôi có thể có một chiếc phi cơ 2 chỗ ngồi với vận tốc 200 Knot trong 45 ngày (kể cả thời giajn bay thử..)với giá thành khoảng 17,000USD.. dủng xăng a 92 với ceiiling 6000 feet. Xin quí vị đừng cáu nhé.. tôi là phi công của cả thời chiến và thời bình và có trên 4000 giờ bay.. nên với tôi thì giản dị.. vì thật sự nó rất giản dị..

    Trả lờiXóa
  10. Đừng quá sa đà vào tiểu tiết, các bạn kỹ thuật viên. Vấn đề là - cái gì lú ra một chút là bị chặt ngay. Để cái ĐẠI LÚ phát triển thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Chỉ cấp phép cho tàu bay giấy thôi! Nhá! Nghe chửa? Suy thoái, suy thoái quá! Thế là không được.

    Trả lờiXóa