Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Bộ trưởng Vinh và chỉ thị làm ‘choáng váng’ địa phương

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Có những điều vô cùng căn bản, nền tảng của kinh tế thế giới mà chúng ta chưa áp dụng”…
Đã hai năm kể từ khi Chỉ thị 1792 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý nguồn vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ trong đầu tư công ra đời.
“Chuyện đầu tư công dàn trải, lãng phí đã được nói từ nhiều năm nay nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Nhu cầu đầu tư ở địa phương còn nhiều mà phân cấp rồi nên địa phương cứ quyết. Cơ chế tạo ra thế thì địa phương vẫn làm thế, làm sao ngăn được”, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh kể về sự ra đời của Chỉ thị 1792.
Ông nói:
– Phải đọc đúng nguyên nhân mới ngăn được “căn bệnh” đầu tư dàn trải. Vì thế, Chỉ thị 1792 ra đời đánh trúng điều này.
Đó là địa phương không có tiền mà vẫn cứ quyết định thì địa phương phải chịu trách nhiệm. Nếu dự án có phần vốn của trung ương thì phải được trung ương thẩm định. Điều này trước đây không hề có. Vì vậy, 3 năm nay, chuyện đầu tư dàn trải đã khắc phục được một bước rất căn bản. Tất nhiên, những tồn đọng trong đầu tư còn nhiều nhưng sẽ dần dần giải quyết.
Bộ trưởng Vinh và chỉ thị làm 'choáng váng' địa phương - Ảnh 1
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.
Khi Chỉ thị 1792 ra đời vào tháng 10/2011, thời điểm để làm kế hoạch cho năm 2012, các địa phương gần như bị choáng váng, vì chưa bao giờ có quy định chặt như thế này. Nhiều dự án bị buộc phải phanh lại và địa phương kêu ca hàng loạt dự án bị dở dang.
Năm đó, tôi phải nhận trước Quốc hội là giao kế hoạch chậm nhưng chậm mà giúp thu gọn lại còn hơn là nhanh mà vẫn tiếp tục dàn trải. Tuy vậy, năm đó, chưa chấn chỉnh được nhiều. Nhưng sang năm 2012 để làm kế hoạch cho năm 2013 thì tình hình đã khác đi rất nhiều, tới 95,6% tổng số dự án thuộc nguồn vốn trung ương hỗ trợ địa phương và các bộ ngành là đúng theo tinh thần của Chỉ thị 1792.
Đến năm nay thì có tới 99,2% tổng số dự án đã được kiểm soát. Đến giờ, khi nhìn lại Chỉ thị 1792, nhiều địa phương cũng thẳng thắn nói với tôi rằng chỉ thị đã giúp vấn đề nợ đọng trong đầu tư của địa phương được kiểm soát, tình hình bớt khó khăn hơn, giảm hẳn tình trạng doanh nghiệp khiếu kiện.
Thứ nữa là nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm của trung ương. Ngân sách trung ương trước cũng dàn trải, nợ đọng nhiều. Nhưng nay tình hình được cải thiện hơn.
Trước đây, nợ hơn 100.000 tỷ đồng, sang năm 2012 còn 85.000 tỷ đồng, năm 2013 còn có 40.000 tỷ đồng và tới đây chỉ còn khoảng 28.000 tỷ đồng. Tất nhiên nợ trong xây dựng cơ bản là nợ luân chuyển, nếu mức dư nợ dưới 30% tổng vốn đầu tư là kiểm soát được.
Bộ trưởng Vinh và chuyện một chỉ thị làm “choáng váng” địa phương 1Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đề xuất tiến tới sẽ không cho làm dự án theo hình thức BT bởi đây là hình thức đầu tư không hiệu quả, trốn đấu thầu, gây thất thoát lãng phí.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
Sang năm 2014, việc bố trí vốn cho các dự án vẫn được kiểm soát chặt. Tinh thần chung là bố trí vốn cho những dự án còn nợ đọng trước, dự án hoàn thành sớm để đưa vào sử dụng rồi mới bố trí cho những dự án khác.
Vì vậy, đến năm 2015, về cơ bản là có thể kiểm soát nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản đối với phần ngân sách trung ương bố trí cho các bộ, ngành và hỗ trợ các địa phương.
“Mới khắc phục được những vấn đề trước mắt”
- Báo cáo giám sát đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố gần đây cho thấy, mặc dù tỷ lệ các dự án bị chậm tiến độ hoặc phải điều chỉnh đã được giảm bớt song vẫn ở mức cao. Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?


Phải làm sao để mọi người hạn chế gửi tiền vào ngân hàng mà đem vốn ra đầu tư. Việt Nam hiện nay vẫn lấy ngắn hạn nuôi dài hạn, dùng vốn ngắn hạn đầu tư cho những công trình dài hạn cho nên tình hình rối lắm. Đầu tư của cả một đất nước mà vốn lại phụ thuộc hoàn toàn vào ngân hàng thì không ổn chút nào.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
Báo cáo này thực chất là tập hợp những báo cáo của tất cả các địa phương gửi về. Những dự án có quy mô vốn rất nhỏ, dự án mới như tái định cư thủy điện, đường dẫn vào khu tái định cư… đều được liệt kê hết vào báo cáo. Cho nên tổng số dự án được công bố còn rất lớn chứ thực tế tổng vốn đầu tư của các dự án này không nhiều và những dự án được triển khai theo những quy định mới của Chỉ thị 1792 đã giảm nhiều rồi.
Nhưng cách giám sát kiểu cũ này đang là vấn đề. Kiểu báo cáo này vừa không phân biệt được phần vốn do trung ương quản lý và phần vốn do địa phương quản lý, vừa không có giá trị nhiều trong việc quản lý, giám sát và thẩm định đầu tư.
Hơn nữa, các tiêu chí đánh giá, giám sát dự án cũng chưa ổn lắm. Phải bám sát các điều kiện của từng dự án thuộc nhóm A, B hay C để mà đánh giá. Chẳng hạn, những dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền cho UBND các địa phương thẩm định, trên mức này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới thẩm tra. Và cái này đã làm tốt rồi.
Tới đây, sau khi Luật Đầu tư công ra đời và phần liên quan tới giám sát, thẩm định dự án đầu tư trong Nghị định 108 được sửa đổi sẽ có những tiêu chí rất rõ ràng về đánh giá, thẩm định dự án. Đối với những dự án nhỏ như xóa đói giảm nghèo, dự án 30A, hay tái định cư thủy điện… chỉ cần đưa đầu mục kiểm soát thôi. Quan trọng hơn và cần thiết hơn là kiểm soát hình thức đầu tư.
Sắp tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đề xuất tiến tới sẽ không cho làm dự án theo hình thức BT bởi đây là hình thức đầu tư không hiệu quả, trốn đấu thầu, gây thất thoát lãng phí. Phải đánh giá, thẩm định những công trình quan trọng, những sơ hở trong quản lý… Đây mới là điểm then chốt và có ích cho đất nước.
- Nhưng cho đến giờ thì Luật Đầu tư công vẫn chưa được thông qua, thưa Bộ trưởng?
Chỉ thị 1792 mới khắc phục được những vấn đề trước mắt, cơ bản vẫn cần có luật để điều chỉnh đầu tư công một cách toàn diện hơn. Chẳng hạn, Chỉ thị 1792 chưa đề cập đến chủ trương đầu tư trong khi ngay chương đầu tiên của Luật Đầu tư công là về chủ trương đầu tư.
Đây là vấn đề rất đụng chạm. Nhưng cũng là nguyên nhân gây dàn trải, thất thoát. Cho nên chủ trương đầu tư mà được kiểm soát thì sẽ tạo ra hiệu quả vô cùng lớn, hạn chế được chuyện đầu tư dàn trải. Có chủ trương làm đường cao tốc, cảng biển, sân bay, công trình này kia thì phải chứng minh, phải có quy trình nghiên cứu, đánh giá. Dự án nhỏ phải có báo cáo đầu tư, dự án lớn phải có báo cáo tiền khả thi. Phải nghiên cứu thật kỹ để tránh tình trạng làm xong hiệu quả thấp, gây lãng phí.
Ví dụ có dự án xây dựng công trình thủy lợi quy mô tưới tiêu cho 1.000 ha, suất đầu tư cho 1 ha là 1 tỷ đồng, tổng mức đầu tư của dự án là 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi công trình hoàn thành, vẫn sử dụng 1.000 tỷ nhưng chỉ tưới tiêu được 700 ha thôi vậy mà không ai có trách nhiệm cả.
Phải đánh giá cả vòng đời của dự án để nhìn nhận dự án có hiệu quả không. Không thể để tình trạng như vậy diễn ra mãi được.
Ngoài ra, Luật Đầu tư công chuyển từ bố trí vốn hàng năm sang bố trí vốn trung hạn. Trước đây, thường chỉ biết vốn cho năm nay mà không biết năm sau có bao nhiêu tiền. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không biết mình có bao nhiêu tiền. Các bộ trưởng giao thông, y tế, xây dựng, nông nghiệp quyết nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia như vậy nhưng cũng không biết năm sau có bao nhiêu tiền.
Thậm chí, nói cho đúng thì đến Thủ tướng cũng không biết. Vì vậy, bố trí vốn trung hạn và công bố cho các bộ, ngành và địa phương biết trong 5 năm tới các bộ, các địa phương được bố trí bao nhiêu tiền thì họ sẽ chủ động lựa chọn công trình, phân bổ, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả hơn. Hàng năm không phải đề xuất, xin cho gì.
(Tin180)
--------------------------------/

19 nhận xét:

  1. "Thậm chí, nói cho đúng thì đến Thủ tướng cũng không biết."
    Chỉ có ở CHXHCNVN thôi!

    Trả lờiXóa
  2. "Phải làm sao để mọi người hạn chế gửi tiền vào ngân hàng mà đem vốn ra đầu tư".
    Hỏi "làm sao" là làm "thế nào", bộ trưởng ngọng luôn, có nghĩa là chẳng biết làm gì cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi tắt đón đầu? Chắc vậy.
      Thật ra là hành động mờ ám đấy, chẳng quang minh chính đại gì đâu!

      Xóa
    2. Người ta có tiền, không biết đầu tư vào đâu thì gởi vào ngân hàng là quá đúng rồi vì ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh, ngân hàng kiểm soát. Đó là điều tốt mà sao Bộ trưởng nói gì kỳ vậy? Sợ là sợ người dân có tiền mà cứ để trong tủ sắt, không gởi ngân hàng cũng không đầu tư kìa Bộ trưởng ơi!

      Xóa
    3. Ông Vinh giỏi Lộ ra sự bất tài trong nhiều năm diều hành chinh phủ của Nguyễn tân Dung mà chẳng ai lam gi duợc

      Xóa
  3. thu tuong chi nen quyet nhung van de quan trong thoi. con lai de cho cac bo truong va nguoi khac chiu trach nhiem. khong nen qua tap trung quyen hanh vao thu tuong, se lam hu thu tuong. that ra thu tuong co biet het moi thu mot cach chuyen nghiep dau.

    Trả lờiXóa
  4. Tiền để ngân hàng cỡ VietInBank thì chắc cũng phải rút ra và cất trong nhà.

    Trả lờiXóa
  5. Người dân chỉ bỏ tiền đầu tư khi người ta chủ động được quá trình kinh doanh chứ đầu tư sản suất nhưng giá do Nhà nước quy định(định hướng xhcn) thì ai dại gì thả bò bắt bóng!

    Thất thoát đầu tư công chủ yếu do việc quản lý đấu thầu rất lỏng lẻo,ông nào được Nhà nước giao chủ đầu tư tiêu tiền chùa là ông ấy dụng quyền để sinh tư lợi.

    Ông Bộ trưởng có giỏi thì riêng với đầu tư công,việc đấu thầu phải do công ty dịch vụ đấu thầu chuyên nghiệp đảm nhận,không giao cho các chủ đầu tư hờ,chỉ có quyền mà không có chuyên môn tổ chức đấu thầu,xét thầu.

    Những công ty tư vấn xây dựng lớn hoàn toàn có thể đảm nhận và đủ khả năng tài chính chụi trách nhiệm làm dịch vụ công tác đấu thầu,xét thầu đầu tư công.

    Trả lờiXóa
  6. Đ/c Zinh chém cho zui thoy.
    MK. Không dàn trải thì móc mứt ra mà ăn ah????
    Đ/c hãy....ngoái lại nhìn đuôi của mềnh đê.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lũ này bây giờ chỉ biết chém jó thôi. Đi tắt đón đầu là thằng Phong Petro dở người.

      Xóa
  7. Giờ nói lải nhải để... lãnh lương ý mà.

    Trả lờiXóa
  8. Ông Bùi quang Vinh có lẽ là bộ trưởng duy nhất đã nhận thấy và dám nói ra nhiều bất cập trong điều hành kinh tế hiện nay.

    Nhiều bộ trưởng và nhiều quan chức chắc cũng đã nhận ra vấn đề, nhưng chưa dám nói ra như ông.

    Vì sao họ không dám nói ra ? Vì họ sợ mất "lập trường", sợ vi phạm điều lệ Đảng (họ đều là đảng viên), sợ mất ghế, mất quyền lợi,sợ bị phê bình...

    Đảng, chính phủ, thủ tướng đang bao sân, đang làm thay các bộ, ngành. Can thiệp đên từng dự án, công trình. Bao biện là lãnh đạo chặt nhưng thực chất là có làm vậy mới trực tiếp được hưởng phần trăm. Chặt chẽ vậy mà các dự án này nọ vẫn đổ bể, bê bối, lãng phí, dàn trải...Không thấy ông nào chịu trách nhiệm cả

    Ông Vinh "mạnh miệng" vậy liệu có giải quyết được gì không ? KHÔNG. Vì cách làm hiện nay đã là chủ trương, đường lối. Có làm vậy quan chức Đ, CP mới có cửa mà ăn, làm như ông nói thì họ chỉ sống bằng lương thôi sao, đâu có được.

    Phục ông, thương ông và cũng tội cho ông, đúng là vác đá ghè chân mình rồi. Con tàu đang lạc hướng. Chỉ thuyền trưởng và các "sĩ quan cao cấp" có nhận ra thì may ra mới thay đổi được. Ông chỉ là bộ trưởng liệu làm được gì, không khéo còn bị xử lý nếu không chịu theo cách thức của họ.

    Dù sao cũng mong có nhiều bộ trưởng như ông.

    Trả lờiXóa
  9. Càng nhiều bộ trưởng ú ớ - càng chết!

    Trả lờiXóa
  10. Bộ Chưởng Nhụclúc 05:32 20 tháng 1, 2014

    Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Có những điều vô cùng căn bản,..."
    "vô cùng căn bản"? Đã "Căn bản" thì không "vô cùng". "Không căn bản" mới "vô cùng"!
    Làm đã dốt, nói cũng ngu! Chết dờ! Mấy cha này khoa nói coi như vứt. Tự nghe và gật gù với nhau.

    Trả lờiXóa
  11. Cong bang mot chut di.Khong nhe mat het niem tin vao con nguoi sao. Ong Vinh toi tin la nguoi tot. khong phai dang nhu Dinh La Het, Nguyen Van Binh dau. Trong mat ma bat hinh dong chu

    Trả lờiXóa
  12. Bây giờ muốn tìm "bất cập", cứ tìm ai có chức vị.

    Trả lờiXóa
  13. Đã ngồi cùng mâm với những kẻ ấy, dễ mang tiếng lắm.

    Trả lờiXóa