Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

GIỎI TOÁN CHƯA ĐỦ

               * Gs. JONATHAN LONDON 
            Các thông tin vừa qua cho thấy, trong một điều tra quốc tế, Việt Nam có chỉ số cao về toán học là đáng mừng. Nó phản ánh rõ ràng khi người Việt Nam có cơ hội, có quyết tâm, và nếu không có các vấn đề về tư tưởng thì “thành tích” của đất nước này chẳng thua ai cả, kể cả những nước tiến tiến.
Theo một mức độ nhất định, thì thông tin này cũng có vẻ như là một sự ủng hộ về mặt bằng chứng cho một “đường lối” của các tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam, như Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), vốn cho rằng nền giáo dục của Việt Nam là một “câu chuyện thành công” lớn.
Là một nhà nghiên cứu đã từng tìm hiểu về nền giáo dục của Việt Nam trong 15 năm qua và rất quen thuộc với những số liệu chi tiết, tôi không bao giờ có ý phủ nhận những thành thích đáng kể trong ngành giáo dục của Việt Nam.
Và đứng ở khía cạnh nào đó, tôi cũng phải công nhận một số chính sách của nhà nước Việt Nam đã có tác động rất tốt cho ngành giáo dục. Việc mở rộng mạng lưới giáo dục trong phạm vi cả nước để nâng cao sự tiếp cận của những dịch vụ giáo dục cơ bản, đặc biệt đối với những nhóm xã hội có thu nhập thấp, là một kết quả đáng mừng. Sự nỗ lực để thực hiện những chính sách đảm bảo tỉ lệ học tập cho trẻ em nữ cao đã là một khác biệt rất lớn so với Trung Quốc (dù phân biệt giới tính vẫn còn là vấn đề ở Việt Nam).
Xong, tôi sẽ rất ngại để coi nền giáo dục của Việt Nam như một “câu chuyện thành công” lớn. Khẳng định như vậy không có nghĩa là tôi là một người bi quan hay nói xấu chế độ gì cả. Đại đa số người ngoài và trong bộ máy (và ngay trong ngành giáo dục) cũng thừa nhận một thực tế đáng lo ngại của ngành giáo dục đang diễn ra trước mắt. Vấn đề là phải xác định và hiểu rõ những vấn đề sẵn có, phải nắm rõ ngành giáo dục muốn gì, và sau đó hãy quyết định làm gì và làm như thế nào?
Dù mừng, tôi thấy thông tin chỉ số cao về toán ở Việt Nam đã đặt ra nhiều câu hỏi đáng lưu ý. Chẳng hạn, nếu giỏi toán, sao không giỏi các môn khác và trong những lĩnh vực khác? Nếu tham gia tích cực trong những điều tra quốc tế về toán, sao mà không tham gia vào những điều tra về các kỹ năng nhận thức khác, như tư duy phê bình, tư duy sáng tạo? Và nếu sinh viên Việt Nam giỏi thế, và hệ thống đào tạo có vẻ là chuẩn, thì tại sao chất lượng đào tạo và nội dung chương trình đào tạo nhiều khi được đánh giá là quá yếu?
Trước hết, xin loại trừ một “giải thích” vô hiệu, không có căn cứ, mà lại là phổ biến, như có khẳng định rằng người góc Đông Á rất giỏi toán vì những lý do ‘chủng tộc” hay là vì họ có truyền thống trồng lúa mà trồng lúa lại khó, hay là cách phát âm con số trong ngôn ngữ đông Á ít phức tạp hơn ngôn ngữ phương tây, thay vì nói “bảy” sẽ dễ hơn nói “seven.” (Truyện lúa mỳ là của M. Gladwell, một nhà văn Mỹ làm giàu bằng cách ăn cướp những ý tưởng (cả dở lẫn hay) của ngành xã hội học và làm cho nó hấp dẫn đối với một khán giả, công chúng…. )
Vấn đề chẳng phải là “chủng tộc” và chẳng phải là lúa mì. Quan trọng nhất là có nỗ lực hay không, có quyết tâm hay không? Và rõ ràng sinh viên Việt Nam không thua ai đối với hai yếu tố này. Trẻ em Việt Nam giỏi toán, đánh cờ, còn các lĩnh vực khác thì chưa rõ.
Trong một bình luận trả lời một post Facebook của Tuân A Phung, chính Osin Huy Đức, người mà có một sự hiểu biết nhất định về cả Việt Nam và Mỹ đã chia sẻ:Với tư cách là phụ huynh có con học ở hai hệ thống thì theo tôi, nếu có khả năng lựa chọn, tôi sẽ không bao giờ để con cái học ở trường Việt Nam, đơn giản vì vấn đề không chỉ là khối lượng kiến thức được nhồi nhét mà là khả năng đánh giá, sử dụng những kiến thức đó.”
Rõ ràng có một sự liên quan nào đó giữa chất lượng giáo dục và tư tưởng. Nói đến toán thì chuyện tư tưởng không có gì hết. Nhưng trong các lĩnh vực khác, từ những vấn đề trong ngành giáo dục đến vấn đề thiết kế và thực hiện chính sách thì lại có.
Tôi thừa nhận lý luận như vậy chỉ là một giả thuyết mà thôi. Nhưng cũng một lý thuyết có lý! Và sự đánh giá của những tổ chức quốc tế? Ta nên nhớ là nhiều khi các tổ chức này là những tổ chức chính trị, như các tổ chức khác họ cũng cần những ‘câu chuyện thành công’ của họ để phục vụ những quyền lợi của chính họ cùng với sự chủ quan chính đáng của họ, đặc biệt, sau khi họ đã đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam.
Như thế mới có thể hiểu được tại sao cách đây chỉ vài tháng đã có lãnh đạo của một tổ chức nổi tiếng ở Hà Nội đứng lên và khẳng định rằng về giáo dục, Việt Nam đã ‘rất thành công’ và có so sánh với những nước như… Ethiopia! Cuối cùng, những người làm cho các tổ chức quốc tế họ không cần phải lo gì ngoài những chỉ số sơ bộ, và họ cũng không cần lo về những chuyện như học thêm, nhồi sọ, quan liêu, mua chức, mua quyền, hộ khẩu, v.v và v.v. Bởi vì đó không phải là chuyện của họ.
Gần đây lại có nhiều người đang đòi cải cách giáo dục. Điều đó là đương nhiên rồi. Vấn đề như thường lệ là làm gì và làm thế nào? Nếu được thể hiện bằng toán, thì có lẽ thì có lẽ (Giáo dục VN – Tư tưởng lỗi thời) = Mới thành công.
              JL
--------------

P.s. Vấn đề với Mỹ không phải là học dốt mà là chúng không chịu học và vì chất lượng giáo dục ở bên đó phủ thuộc quá nhiều vào một mô hình tài chính mất công bằng! Chuyện 50% khác so với VN.
--------------
(From: XLO)

4 nhận xét:

  1. Các bác còn nhớ câu chuyện ông bà ta để lại?
    Chuyện "Dốt đặc còn hơn giỏi lỏng".

    Trả lờiXóa
  2. Một nước nhiều học sinh giỏi Toán Quốc té mà để cho ông Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình tính 1% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, và con số nợ xấu sửa đi sửa lại tới 7 lần. He ...he..vinh quang quá xá !

    Trả lờiXóa
  3. Tôi ko biết như thế nào , nhưng khi tôi đi du lịch Trung quốc năm 2011 có đi qua Thượng hải mấy hôm . sáng dây , mở tivi ra là đã thấy có chương trình dạy tính toán nhẩm không cần bàn tính từ 1 đến hàng vạn cho học sinh cấp 1 rồi . họ cứ dạy từ 6h30 phút sáng đến 7h kém 15 phút sáng , sau đó trẻ con ăn sáng rồi đi học . không biết có phải vì vừa chơi vùa học mà học sinh Thượng hải học toán đứng thứ nhất ko ?
    Còn ở Việt nam mình tôi ko tin " BẢNG THÀNH TÍCH " đó . trước đây , khi chưa cải cách tôi tin là có những người giỏi như vậy , còn bây giờ thì tôi ko tin , vì từ đường lối của Đảng và Chính phủ đối với vấn đề giáo dục là sai , nhồi nhét thật nhiều kiến thức theo kiểu học vẹt là sai vì đàu óc con người ta là không đỏi về lượng thông tin vào - ra , nếu cứ nhồi thật nhiều các thông tin vô bổ thì vô tình các thông tin đáng nhẽ thật cần thiết cho con người sẽ tự chồi ra như hai bình thông nhau vậy .Đó mới là điều tai hại nhất vì con người ta có thể học vẹt rất tôt nhưng để làm ra tiền để nuôi bản thân thì các kiến thức cần thiết hay các kỹ năng cơ bản đã CHỒI ra tự bao giờ rồi ...

    Trả lờiXóa
  4. Các ông BỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM dừng nghe cái bánh phỉnh của quốc tế nó nịnh đểu để mà ngồi trên tháp ngà mà tưởng mình giỏi , mình tài .
    Nếu các ông có TÀI , TÂM thì các ông hãy xoay chuyển tình thế giáo dục Việt Nam đi , nếu ko đủ tài thì đi tham quan các nước ÂU ,Á , MỸ xem họ là như thế nào rồi về thấy cái gì hay thì PHOTO của hộ ra mà làm , đừng " sáng tạo " " tối tạo " ra nữa cho con em cháu chắt chúng tôi được nhờ ...

    Trả lờiXóa