Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Những "cơn sóng" trái chiều ở biển Đông

 
… Những căng thẳng mới đây cho thấy sự cần thiết của việc đạt được một Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc. Chỉ có điều, trong nội bộ ASEAN xuất hiện 2 xu hướng: một ủng hộ phương án COC “tối thiểu” và một ủng hộ phương án COC “tối đa”. Đối với những người ủng hộ của  COC “tối thiểu”, ưu tiên hàng đầu là tham gia một loạt các cuộc đàm phán nhằm thiết lập một loạt thỏa thuận có tính ràng buộc sẽ chi phối cung cách ứng xử các bên và giải quyết tranh chấp có ít nhất 3 bên can dự.
Một COC như vậy sẽ là phần mở rộng hợp lý của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trong đó kêu gọi giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, từ bỏ đe dọa và sử dụng vũ lực trong việc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền. Nó cũng sẽ phù hợp với "Nguyên tắc 6 điểm" mà Indonesia đề xuất, trong đó nhấn mạnh việc giải quyết các tranh chấp biển đảo dựa trên luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)…
                  >> Đọc tiếp/Nguồn  
-----------------

4 nhận xét:

  1. Quan điểm cho rằng tình hình Biển Đông trở nên yên tĩnh một cách khác thường trong một vài tháng trở lại đây là do TQ đang " nghĩ lại " trước một Asean đoàn kết , là hoàn toàn không có cơ sở và cả tin một cách đáng ngờ .

    Việt Nam cần chuẩn bị tâm lý và lực lượng cho thời gian sắp tới hơn là chỉ đơn thuần dõi theo các động thái từ TQ mà quyên đi những gì đang xảy ra xung quanh .

    Điều lo ngại này là có cơ sở nếu ta biết rằng gần đây có những phát biểu có vẻ như vu vơ của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov hôm 10/9 : “ Nga kêu gọi các bên tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông bình tĩnh và giải quyết "trên cơ sở hoàn toàn song phương"?!
    Dù luôn tuyên bố Nga không muốn bị cuốn vào mọi cuộc tranh chấp có thể xảy ra tại đây . Nhưng với phát biểu trên , nó gần như tương đồng với quan điểm của TQ khi luôn muốn đàm phán song phương với từng quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông hòng dễ bề " Bẻ Đũa Từng Chiếc " Việt Nam Chớ coi thường lời phát biểu tưởng như vu vơ này , Nên nhớ rằng đây là lời của một thứ trưởng Ngoại Giao Nga
    Một động thái khác gây ngac nhiên và ngờ vực không kém . Đó là phát biểu của Thủ Tướng Singapore
    Lý Hiển Long khi ông này trả lời phỏng vấn các báo ngày 23-9-2013 và đưa ra bình luận rằng : “tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông “chỉ có thể quản lý, không thể giải quyết”, đồng thời ông kêu gọi các bên tranh chấp cùng khai thác nguồn tài nguyên trên Biển Đông “

    Đó đều là những phát biểu “ Lạ “ so với quan điểm truyền thống trước đây .Việt Nam cần hết sức chú ý tới sự thay đổi quan điểm một cách bất thường này .của Nga và Singapore .

    Để gió cuốn đi




    .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VN trả nợ bằng dầu mỏ cho Nga xong rồi, Nga nói giọng chó như vậy đấy.

      Xóa
    2. Chia sẻ với ND 21:26. Hy vọng về một Trung Quốc "tử tế" là vô cùng ảo tưởng. Lịch sử cho thấy, với tham vọng nước lớn, Trung Quốc luôn luôn tìm mọi cách làm suy yếu nước khác để dễ bề thôn tính. Nhiều bài viết đã nhận xét một Việt Nam thống nhất là nằm ngoài mong muốn của Trung Nam Hải và đó là nguyên nhân chi phối của hai cuộc chiến tranh biên giới : phía bắc và phía tây nam. Cùng với bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, Trung Quốc cũng bằng mọi thủ đoạn để phá hoại nền kinh tế nước ta. Có một dạo, không biết vì bùa mê thuốc lú gì mà cả nước, nhất là các tỉnh phía bắc đua nhau đổ tiền sang Trung Quốc nhập các nhà máy "xi măng lò đứng" quy mô vừa và nhỏ về để một thời gian ngắn sau đó tất cả các nhà máy ấy đều "chết đứng". Bỏ thầu giá thấp để đưa công nghệ lạc hậu, lao động phổ thông sang cùng với sự lũng đoạn của các tư thương khắp các hang cùng ngõ hẻm cũng là một cách Trung Quốc làm cho kinh tế nước ta đã èo uột lại thêm èo uột.
      Trên biển, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa, một số đảo Trường Sa và đang làm mọi cách để biến đường "lưỡi bò" thành hiện thực kể cả những việc đê hèn nhất : cắt cáp thăm dò địa chấn, bắt nạt tàu cá v.v.
      Đối phó với anh bạn đểu cáng này đồng thời giảm thiểu những thiệt hại do những thỏa thuận của các cường quốc "trên lưng" của chúng ta, chỉ có thể là phải làm nội lực trở nên cường tráng và muốn làm được điều này thì cách duy nhất là "thay đổi thể chế chính trị sau đó là thay đổi thể chế kinh tế" như rất nhiều người đã chỉ ra.

      Xóa
    3. như vậy trong chừng mực nào đó , sức mạnh đồng nhân dân tệ đã tỏ ra có hiệu quả , Nga đang tỏ ra là kẻ hám lợi , không tử tế , Việt Nam chớ nên trông chờ quá nhiều vào họ mà cần tìm thêm các kênh khác như Mỹ , Nhật , trước khi bị Nga - Trung lật kèo

      Xóa