Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

CHỐNG BẢO KÊ

* DUY KIÊN
Chống việc bảo kê, bao che tội phạm, được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đặt ra như một yêu cầu chính thức với Chính phủ, sau khi phát hiện dấu hiệu bảo kê của một bộ phận cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước để các doanh nghiệp, băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen trong một vài vụ việc. 
Thực ra, không phải bây giờ mà ngay từ hồi tháng 5.2013, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với vai trò là Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia phòng - chống tội phạm của Chính phủ đã từng có văn bản yêu cầu Bộ Công an, tỉnh Hưng Yên, TP.HCM và Hải Phòng phải điều tra, xử lý nghiêm các băng nhóm “xã hội đen” hoạt động bảo kê, lộng hành. Chỉ đạo này xuất phát từ các vụ án nổi cộm như vụ Phạm Khắc Tú ở Hưng Yên; 3 giang hồ khét tiếng ở Hải Phòng bỗng "tâm thần" khi bị bắt và tiếp tục điều hành băng nhóm tội phạm; hay tội phạm bảo kê taxi ở TP.HCM… Ngoài ra, một số vụ việc phát hiện gần đây cũng cho thấy, có hoạt động bảo kê của các băng nhóm tội phạm và đó là nỗi kinh hoàng của những người dân lương thiện, là mầm mống của những bất ổn về an ninh, trật tự.
 Nhưng vấn đề ở đây là, Ủy ban Tư pháp đã lo ngại chỉ ra rằng, hoạt động “xã hội đen”, bảo kê có đất sống là do chúng tìm được mạch sống ngay chính trong hệ thống quản trị nhà nước của các lực lượng trong chính quyền. Có những vụ đã bị phát hiện, như vụ 7 công an bị bắt vì có hành vi “bảo kê” cho các đối tượng mua bán trái phép ma túy tại “chợ ma túy Thanh Nhàn”, Hà Nội; vụ nhận tiền “bảo kê” một sới bạc ở Đồng Nai; vụ một phó công an thị trấn ở Nghệ An từng phải vào tù vì bảo kê mại dâm… 
Sẽ rất khó giải thích, khi nhiều sới bạc, băng nhóm “xã hội đen” ở các địa phương như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hòa Bình… dù hoạt động trắng trợn, trong một thời gian dài, nhưng chỉ bị triệt phá khi Bộ Công an trực tiếp ra tay. Rất khó giải thích khi bà bán chè chén vỉa hè cũng nói rằng phải chi 50.000 đồng/tháng để được “mật báo” mỗi khi đội trật tự xuống đường. 
Tại một hội nghị về phòng - chống tội phạm hồi đầu năm 2013, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố: “Nơi nào tội phạm hoành hành phải thay trưởng công an nơi đó”. Tất nhiên, không phải hành vi nào “làm ngơ” cho tội phạm lộng hành cũng do bảo kê, nhưng rõ ràng thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm trước cái ác cũng phải bị coi là một tội ác.
Muốn trấn áp tội phạm, muốn chặt đứt mạch sống của hoạt động bảo kê, cũng cần những chiến dịch bàn tay sạch, siết chặt trong đội ngũ.
D.K
(TNO)
-------------------

3 nhận xét:

  1. Bảo kê là một hình thức cấu kết giữa các băng nhóm xã hội đỏ và các băng nhóm xã hội đen.

    Trả lờiXóa
  2. Ông Phúc cứ nói bâng quơ cho xướng tai thế thì cái ông xích lô gần nhà tui cũng nói được. Phải như QH các nước xứ "dãy chết" : đề nghị thông qua điều luật này điều luật kia , gồm các khoản 1, 2,3... về việc chống các cơ quan nhà nước , viên chức bảo kê trong mọi lĩnh vực , mọi hoạt động trái điều luật A, B,C...Giao cho Ban A,B,E chịu trách nhiệm điều tra giám sát và sử lý các hành vi phạm pháp này. Bất kỳ ai làm trái với điều luật này phải chịu hình phạt từ 6 tháng tù treo đến tử hình...
    Trình độ, năng lực của các quan thế này bảo sao dân không "bất an"?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở Mỹ và các nước "Tư bản giẫy chết", QH không duyệt khoản chi tiền, chính phủ phải đóng cửa. ở VN ta, ưu việt hơn, Chính phủ không chi tiền QH phải ngưng hoạt động!

      Xóa