Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Ý nghĩa của DIỄN ĐÀN XH DÂN SỰ

* PHẠM CHÍ DŨNG
Lần đầu tiên ở Việt Nam hình thành một diễn đàn chính thức, công khai và có tầm cỡ về chủ đề hoạt động dân sự được biết trước mắt với tên gọi “Diễn đàn Xã hội Dân sự”.
Nhóm khởi xướng Diễn đàn Xã hội Dân sự vẫn là những trí thức phản biện độc lập và quen thuộc như Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh ở Hà Nội và Tương Lai ở Sài Gòn.
“Nguy biến”
Diễn đàn ra đời sau khi “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” được phổ biến vào đúng ngày “Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…” vang vọng thúc giục vào tháng 9 năm 1945.
Gần bảy chục năm sau “Ngày hăm ba”, “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” được căn cứ vào điều 69 của Hiến pháp Việt Nam về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, và dựa theo Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã ký tham gia ngày 24/9 năm 1982.
Gần giống như tình hình nguy cấp của Tổ quốc vào năm 1945, thời gian gần đây đã nổi lên một số tính từ rất đáng lưu tâm đối với hiện tình dân tộc: “nguy kịch” được dư luận và công luận đề cập đến thực trạng nền kinh tế, “nguy hại” được dùng để chỉ các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu và “nguy hiểm” đối với những dấu hiệu ban đầu của hỗn loạn xã hội, hay “tồn vong chế độ” do chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm thán trong Hội nghị trung ương 6 và được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần từ đó đến nay.
Tuy nhiên, đã phát sinh một khoảng cách đậm nét về quan niệm “nguy biến” giữa nhóm lãnh đạo theo đường lối “kiên định” với những nhà dân chủ. Nếu nguyên nhân chủ yếu khiến nền chính trị có thể “suy vong” - theo Tổng bí thư Trọng - là tệ nạn tham nhũng và các nhóm lợi ích, thì với các nhà phản biện độc lập, nguồn gốc tiến bộ xã hội bị triệt tiêu chính là điều 4 Hiến pháp về chế độ một đảng.

Xã hội Việt Nam đang tồn tại nhiều điểm sôi chỉ đợi bùng phát như vụ Đặng Ngọc Viết?
Có lẽ đó cũng là nguồn cơn để diễn đàn "trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa” - như ý tưởng chính của bản “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị”.
“Tai họa”
Vào đầu năm 2013, lần đầu tiên trong xã hội toàn trị ở Việt Nam, chủ đề chính trị đã được phản biện một cách can đảm và sâu sắc bởi quyền dân sự của các công dân, thông qua văn bản có tiêu đề “Kiến nghị 72” yêu cầu hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, cũng như đề nghị ban hành và thực thi nhanh chóng các văn bản luật về lập hội, biểu tình, trưng cầu dân ý… Bản kiến nghị này, ngoài việc gửi đến một số cơ quan nhà nước, đã được công bố trên mạng và thu hút hàng chục ngàn chữ ký đồng tình.
Có thể cho rằng, “Kiến nghị 72” là dấu ấn mở đầu cho hoạt động xã hội dân sự lần đầu tiên được công khai hóa ở Việt Nam. Tiếp sau văn bản chưa có từng có này, đã diễn ra hàng loạt sự kiện đối ngoại như lần đầu tiên Tổ chức Ân xá quốc tế đặt chân đến Việt Nam vào tháng 2/2013, tái lập cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào tháng 4/2013, cuộc gặp Trương Tấn Sang – Obama tại Washington vào tháng 7/2013, đối thoại nhân quyền giữa Cộng đồng châu Âu với Hà Nội vào tháng 9/2013, cùng những sự kiện đối nội khá dồn dập như vụ xét xử Đoàn Văn Vươn, thả Nguyễn Phương Uyên, phong trào 258 của các blogger trẻ và “hiện tượng Lê Hiếu đằng” với lời kêu gọi lập Đảng Dân chủ Xã hội.
Xã hội Việt Nam cũng đang chứng kiến hàng loạt điểm bùng phát từ lòng dân như cuộc xung đột giữa giáo dân Mỹ Yên, Nghệ An với lực lượng công an địa phương, và gần đây nhất là đỉnh điểm của phẫn uất liên quan đến thu hồi đất khi Đặng Ngọc Viết bắn cán bộ nhà nước ở tỉnh Thái Bình.
“Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền," 'Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị' viết.
Người dân cần một diễn đàn để tranh luận thẳng thắn với chính quyền về những bất đồng
"Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.”
Bản tuyên bố trên cũng đề cập đến việc nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế càng giảm sút, và đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.
Đồng nguyên
Nếu ít bị quấy nhiễu và diễn ra suôn sẻ, Diễn đàn Xã hội Dân sự sẽ mang ý nghĩa của một phong trào dân sự đầu tiên có tính tập hợp và được định hướng phản biện trên diện rộng, đại diện cho một số khá đông trí thức và sinh viên ở Việt Nam.
Với diễn đàn này, người đọc sẽ có cơ hội thú vị để quan sát và trải nghiệm về cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các nhà trí thức độc lập không bổng lộc với giới tuyên giáo cùng các dư luận viên được bao cấp bởi tiền đóng thuế của dân.
Dư luận nhân dân và có lẽ cả báo chí nhà nước cũng có dịp để đánh giá về tuổi thọ của một nền tuyên giáo một chiều, ngày càng bị xem là đi ngược lại xu thế dân chủ trên thế giới và hầu như không hòa hợp với tiếng lòng của dân chúng, đặc biệt không thể hoặc không muốn thích nghi với nỗi bức xúc của người nghèo.
Hiện tình xã hội và nền chính trị Việt Nam lại đang có quá nhiều vấn đề để bàn luận. Ngay sau vụ việc Đặng Ngọc Viết, các đại biểu quốc hội phải một lần nữa xem xét lại hiện thực bất công của chủ trương thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội trong lúc mối quan hệ giữa chính quyền và Công giáo chưa hề được cải thiện nếu không muốn nói đang có chiều hướng xấu hơn.
Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ thông qua Hiến pháp mới vốn gây tranh cãi
Xã hội dân sự sinh ra chính để giải tỏa những khúc mắc và xung đột trong lòng xã hội, giữa công dân với chính quyền và có thể cả ngược lại. Sự tác động không mệt mỏi của xã hội dân sự vào các chính phủ trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã cho thấy Nhà nước Việt Nam, dù vẫn mang trên mình trách nhiệm độc đảng nhọc nhằn, không thể là một ngoại lệ.
Ngoại lệ ấy càng có ý nghĩa đối với những giá trị thiết thân về quyền lợi và vị thế chính trị của giới quan chức, nếu nhìn vào những dấu hiệu cụ thể đầy bất an trong các vụ xung đột đất đai, đình công, môi trường, bạo hành công an… nhan nhản khắp nơi và đang khiến nảy sinh xu hướng bạo động hóa tự phát trong dân chúng.
Hiển nhiên, nếu biết khơi dậy sự đồng nguyên của nông dân, công nhân và trí thức đối với những vụ việc có tính thiết thân với đời sống dân sinh, đoàn kết được khối trí thức và sinh viên, thu hút được các trí thức đảng viên, gắn kết sâu sắc với các tổ chức dân chủ, nhân quyền và lao động quốc tế, xã hội dân sự Việt Nam với tiền thân là những kiến nghị và diễn đàn của nó sẽ có thể giúp người dân phần nào tránh thoát những chính sách bất hợp lý từ phía chính quyền và hành động tiêu cực của các nhóm lợi ích cùng nhóm thân hữu.
Trong những tháng tới đây, người dân sẽ nhìn vào Diễn đàn Xã hội Dân sự như một phép thử trong mối tương tác với chính quyền, để xem liệu hoạt động dân sự chính đáng này có được nhà nước chấp nhận hay không.
P.C.D
(theo BBC)
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, mộ́t nhà báo tự do tại Thành phố Hồ Chí Minh).
-------------------

6 nhận xét:

  1. Chính quyền có nhóm tà quyền
    Cầm quyền làm bậy lại chuyên dối lừa
    Thần dân đất Việt xin thưa
    Công nông trí thức sẽ cưa mất quyền

    Trả lờiXóa
  2. công nông thương trí cầm tay chinh quyền,
    cầm tay chỉ việc cũng thường,
    diễn đàn xã hội lương ương,
    khi vui dân chủ,khi buồn cắt luôn,
    tự do sao thể như giường lê Ân.
    sắm ra chỉ ngó của em.
    càng đau còn xót còn thêm giận mình.
    kiều trang xinh đẹp đời thường,
    chiều chiều ngắm biển để vương tơ lòng.

    Trả lờiXóa
  3. Trước 1975,miền Nam đã có tổ chức xã hội dân sự,trong đó bao gồm nhiều hội đoàn dân sự
    như y sĩ đoàn,luật sư đoàn,nghiệp đoàn ký giả,hội nhà báo v.v.
    Điều đó đã chứng tỏ miền Nam dù đang đối đầu với chiến tranh lật đổ do miền Bắc khởi động vẫn là một xã hội tôn trọng mọi thành phần công dân của mình như Hiến Pháp quy định,trừ ra
    chính quyền chỉ bắt những ai có bằng chứng rõ ràng hoạt động cho miền Bắc và khi ra toà xử
    án đều có luật sư biện hộ đúng nghĩa,chứ không phải chỉ xin xỏ để giảm án như hiện nay.
    Nói cho công bình,dù cho thể chế chính trị miền Nam chưa bảo đảm dân chủ hoán toàn vì tình trạng chiến tranh nhưng vẫn cho phép có đảng đối lập và báo chí tư nhân hoạt động,dĩ nhiên
    báo chí cũng phải bị kiểm duyệt nhưng không phải nghiêm ngặt như hiện nay khi nhà nước độc quyền thông tin và dưới sự kiểm soát của qúa nhiều tổ chức như ban tuyên giáo,ban an ninh tư tưởng v.v.từ thấp nhất như phường xã đến cao nhất ở trung ương đảng !


    Trả lờiXóa
  4. Bồ nhí:
    – Sao anh đăm chiêu vậy?
    – Anh cảm thấy mình có tội với vợ con…
    – Không sao. Khi ăn nằm với em, anh cứ “định hướng” về vợ con là được.
    – Hay! Em thật là một nhà lý luận “giỏi”! [Thực chất, cô chỉ là một con điếm!]

    Trả lờiXóa
  5. vài ý kiến hơi độc.
    nên nói cho rõ lại.Diễn đàn xã hội dân sự theo kêu gọi của các nhà trí thức vừa rồi,anh Phạm Chí Dũng viết và đăng tại Blogs này,là nhằm thu thập ý kiến của công dân mạng.
    Nhân dân nuôi đảng CSVN từ hòn máu đỏ nên người hôm nay,khi nó lớn khôn và nắm chính quyền,tưởng là ngon lắm rồi nên sinh hư.Nhiều năm qua,Nó đòi lãnh đạo toàn diện nhân dân,nhưng lãnh đạo có được đâu,hư thật,Dân chỉ buộc nó làm đội tiên phong của dân tộc như xưa thôi,con cháu không thể lãnh đạo cha mẹ được,bắng cấp nhiều mấy cũng ngu hơn cha mẹ.Cha mẹ chính là nhân dân. Đây là cái gốc,nhận thức sai thì còn loạn.
    Mình là Việt Cộng con,trong cả triệu Việt Cộng.Nếu VNCH và MỸ chỉ có chút nhân đạo thì không ai dại mà lên núi lập chiến khu cả.Nói miền Bắc xâm lược hay xâm nhập vào Nam mà lật đổ chế độ VNCH là không đúng,cần nghiên cứu việc lịch sử này khách quan,để nay yên tâm làm giàu và để lòng thanh thản.
    Nền hành chính hiện nay là quá kém,tổ chức có sửa đổi nhưng càng sữa càng kém,nên dân nỗi điên nạt cho cũng quá nhiều.
    Tòa án hiện nay là cà chớn thật,nhưng cũng không thể nói là làm bừa hết.Đúng ra,ra tòa là công bằng,nhưng với cả cựu tù CÔN ĐẢO như anh BÙI CHẠN,Nha trang Khánh Hòa cũng bị phán đến 7 năm tù,do chính thằng em mình là chánh án phán,nhưng sau đó chính chánh án khánh hòa lại chạy lo kháng án,kềm theo 7.000 USD của chính thằng em là giám đốc công an tỉnh chi...Nhờ vậy,tòa phúc thẩm Đà Nẵng tha bổng ngay lập tức.
    Chánh án rời ghế,nay là phó chủ tịch tỉnh đấy.Giám đốc công an bẩy về Bộ.
    Qua đó,kết luận 1 phần là án do phe nhóm,còn vụ việc có phạm luật đâu,còn nguyên đấy.
    Cái phe này nó ghê thật,nói không nghe,nên mình lộng quyền đuổi tất,dẹp cái loạn này.
    Do vậy,công nhận là xã hội dân sự phải có và rất cần...Dù có tội thật,nhưng ra tòa mà thiếu chứng cứ,cãi thua thì phải chịu,thả ngay.Có tội mà bôi trơn thì giảm năm tù,miễn gì nổi.
    Thời gian qua đi,xã hội gì cũng vận động theo hướng tiến bộ,nước ta cũng hòa cùng nhịp tiến của nhân loại.
    Xưa nay,trí thức nước ta luôn đi đầu cùng toàn dân.Xưa nay có ai sợ chuồng cọp,Côn Đảo,Phú Quốc Chín Hầm,hay " khách sạn lắm sao" do công an quản lý đâu.
    Hận thù của quá khứ là ghê gớm,không thể khơi lại làm gì.Ngay hôm nay mà nghe bí mật dinh độc lập của Nguyễn tiến Hưng,cũng không thể chấp nhận VNCH,còn khùng khùng điên điên như hiện nay thì cũng phải đấu tranh hòa bình thôi.
    Võ Hòa,Nha Trang.

    Trả lờiXóa
  6. Rất hay tôi ủng hộ csan thối nát quá rồi cần fai có cạnh tranh để ftrien

    Trả lờiXóa