Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

KHI ‘CÁI TÔI’ QUÁ LỚN


* BÙI VĂN BỒNG
           Hôm mới đây, ngồi uống cà phê sáng với mấy ông cán bộ hưu trí bên sông Hậu, tôi nghe họ kể chuyện về mấy ông lãnh đạo cấp trên có nhiều tật xấu, nhưng ai phê bình cho dù bằng cách nào thỉ các "quan cách mạng" đó vội ‘bật lo xo’, cứ giãy nãy lên như đĩa phải vôi. Thậm chí họ còn tỏ thái độ ghét bỏ, xa lánh người đã trung thực, chan tình, thẳng thắn phê bình,. Rồi một ông chép miệng: “Lãnh đạo ta phần nhiều là vậy, chỉ thích khen, thích nịnh, không chấp nhận ai phe ebình”. Một vị khác nói: “Tỏ thái độ còn đỡ, đằng  này còn trù úm, chèn ép, đẩy đuổi người phê bình mình. Còn cái TÔI tệ hại hơn là trắng trơn tham lam vơ vét của nhà nước, chiếm đất của dân thì cái TÔI lớn hơn và thực dụng hơn. Đó là chủ nghĩa cá nhân quá nặng rồi”…
Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển Thesaurus định nghĩa về cái TÔI (hay ngã kiến, bản ngã - egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác. "Cái TÔI" được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, "cái tôi" học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Từ những ham muốn vụ lợi nhưng còn vô thức ba đầu, cái TÔI lớn dần lên và trở thành những ham muốn y sthức, dân xtới những thủ đoạn đê tiện, hèn kém và cả tội ác.
Trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô chú trọng đến cách sống trong cộng đòan cũng như trong đời sống gia đình. Trong đời sống cộng đòan, Ngài khuyên họ hãy có những đức tính cần thiết như sự đồng tâm nhất trí tránh chia rẽ, sự thông cảm với nhau vui cùng người vui khóc cùng người khóc, sự khiêm nhường, tránh tìm hư danh, tránh tìm tư lợi  nhưng hãy tìm lợi ích cho những người khác.
Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh: (1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân; (2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn, biểu hiện thự dụng, chỉ thấy tiền tài, của cải, vật chất là hơn tất cả mọi thứ trên đời. Tuy nhiên, xem ra từ mấy chục năm nay đã thấy “bộ phận lớn” cán bộ đảng viên có chức có quyền lại dính chùm vào vế thứ hai trên đây. Họ chỉ biết lợi dụng chức vụ, quyền hạn, khoác áo đảng cộng sản, ngụy trang cái vỏ cán bộ cách mạng đẻ trục lợi, thành tỉ phú, trọc phú, ‘tư sản đỏ’, sống lối tư bản nhưng vẫn tự vỗ ngực là “giai cấp vô sản”, giai cấp “tiền phong” của cách mạng! Họ đã thực sự biến chất, hoàn toàn suy thoái về đạo đức, lối sóng, nhưng nếu ai phê bình họ thì lập tức bị quy chụp là chống đảng, chống nhà nước, bôi xấu lãnh đạo, bị áp đặt là do “thế lực thù địch” xúi giục…
Suy thoái về đạo đức, lối sống là điểm yếu chí tử, làm cho đảng bộc lộ những yếu kém trước dân, tiềm chứa nhiều nguy cơ hiểm họa trong đảng, tại hại cho nền chính trị-xã hội. Mọi đảng viên trước hết phải thắm chữ ‘hồng’ sau đó mới đến ‘chuyên’. Nhưng cả hồng và chuyên đều không có thì đó là mầm hại ngay trong đảng. “Hồng” là đạo đức của người cộng sản. Đạo đức cơ bản nhất là toàn tâm toàn ý vì dân vì nước, vì mục đích cao cả, tránh hết mọi biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, vụ lợi, co lại xây cho cái TÔI ngày càng lớn, choán hết mọi đạo lý. Biểu hiện đạo đức là quan điểm, nhận thức tư tưởng, lối sống, cách sống và cả tác phong giao tiếp, phương pháp công tác… Một phép cân bằng rất đơn giản: Ai không có đạo đức cách mạng, thì người đó không xứng đáng mang danh đảng viên. Nhưng trong thực tế, đảng viên đương chức đương quyền, vị trí lãnh đạo, người  đứng đầu lại suy thoái về đạo đức, lối sống. Hai chữ ‘đảng viên’ chỉ là cái áo khoác ngoài, như kiểu áo tàng hình, để họ mượn đó mà hành động bất nhân, thất đức. Họ lợi dụng sự mạnh thế trong nhiệm kỳ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, tranh thủ tìm mọi cơ hội, mánh lới, kéo bè kết cánh để vơ vét tiền của dân, khoét rỗng quốc khố, trực tiếp làm nghèo đất nước, đẩy đời sống của người dân vào nghèo túng, khó khăn, làm cho xã hội ngày càng trì trệ kéo dài
            Nhưng, một nghịch lý là: Túi riêng cứ mỗi ngày thêm căng phồng, phình to tới vô cực, không biết mấy cho vừa; còn việc công thì MACKENO. Rồi cũng không sao. Mọi mánh lới che đậy chạy chọt, lấp liếm, tráo trở đã giúp họ ‘hạ cánh an toàn’, ẵm theo khối tài sản lớn do tham nhũng mà có. Thế mà, họ vẫn vinh danh lên bục nhận …Huy hiệu  mấy chục năm tuổi đảng !?  Họ cứ lèn cho căng chật túi riêng, có ‘tập thể lãnh dạo’ có ‘cơ chế’ chịu, còn họ vẫn nở mặt, vênh váo mạng danh “đảng viên trung kiên, có nhiều đóng góp cho cách mạng, suốt đời hy sinh phấn đáu cho lý tưởng cộng sản”…
Đó là một nghịch lý phơi bày ra hết bộ mặt thật của những kẻ khoác áo đảng để vụ lợi cá nhân, gia đình, dòng họ. Chính họ mới là ‘thé lực thù địch’ của đảng và của nhân dân. Chính họ mới là biểu hiện rõ nhất của suy thoái toàn diện, họ đang ‘tự diễn biến’ làm mất uy tín đảng cầm quyền, phá nát hệ thống thể chế, bôi bẩn vào bàn chất chế độ.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ: Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Những quy định về chức danh, chức trách, về trách nhiệm người đứng đầu đã rõ ràng, nhưng khi thực hiện lại buông lơi, bỏ trống, dễ dàng cho qua, không theo nguyên tắc. Khái niệm về “tập thẻ lãnh đạo” rất chung chung, hiểu thế nào cũng đúng, làm cách nào cũng ít bị ‘trật lề’ , ít khi bị coi là vi phạm nguyên tắc, miễn là có cách đưa ra thường vụ, cáp ủy bàn, tìm cách ‘xin ý kiến’ coi như xong. Nhưng tập thể lãnh đạo lại chỉ là cái cớ, còn hành động tụy tiện sai pháp luật, vô nguyên tắc thì không cá nhân nào chịu trách nhiệm một các rõ ràng.
Huấn thị về đạo đức, lối sống của đảng viên thì rất rõ ràng; như là: Mỗi cán bộ phải thực sự gương mẫu, nói đi đôi với làm, phải có tinh thần tập thể, tinh thần “lo trước thiên hạ vui sau thiên hạ”; phải công bằng với mọi người, công tâm, chính tâm… thì dân sẽ tin, sẽ phục và làm theo. Thế nhưng, cá nhân người đứng đầu và các chức danh không cần gương mẫu, không cần lo với thiên hạ, chỉ  lo làm sao hưởng nhiều hơn thiên hạ, vui trước cái vui của hiên hạ,…thì lại vẫn không sao, không ai đụng đến. Họ đã tự cho mình đặc quyền đặc lợi được hưởng CNCS trước thế giới: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Nguyên nhân chính là những quy định về nguyên tắc lãnh đạo của đảng chưa được ‘luật hóa’ chưa đi vào nền nếp, chưa có những quy định và thực hiện nghiêm kỷ luật, điều lệ đảng. Cái chung chung là mớ bùng nhùng. Thêm vào đó, các cấp bộ đảng lại buông lỏng vai trò lãnh đạo. Từ cấp cơ sở trở lên buông lỏng quản lý, coi nhẹ giáo dục, rèn luyện đảng viên, thiếu kiểm tra, dôn đốc. Vũ khí phê bình-tự phê bình bị biến thành thứ sơn quết bên ngoài, hô hào cho kêu, nhưng trong thực tế chẳng có hiệu ích gì. Hơn nữa, người đứng đầu lại cùng chung ‘ý tưởng’ tham nhũng như cấp dưới, thì ai lãnh đạo ai? Ai điều hành quản lý ai? Và ai kiểm tra, kiểm điểm ai?
Những biểu hiện buông lỏng lãnh đạo làm mất vị trí, vai trò, xem nhẹ kỷ luật, điều lệ đảng đã trở thành chuỗi con cờ Domino dẫn tới: Túi riêng cứ chất cho đầy / Việc chung bỏ mặc, bầy hầy chẳng sao”.
BVB
----------------

40 nhận xét:

  1. Bệnh thành tích; bệnh nịnh hót - sùng bái cá nhân ở VN hiện nay
    đã quá trầm trọng. Nó đang lũng đoạn xã hội và kéo lùi sự phát triển.
    Lãnh đạo VN thời nay tham nhũng, hư hỏng nhiều, nói 1 đằng làm 1 nẻo, ít người có gia đình và đời tư trong sáng nên tôi không tin họ và rất ít khi có thiện cảm họ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi quyền lực được tập trung vào một người hoặc một nhóm người thì họ đâu còn biết sợ là gì nữa!
      Nên TAM QUYỀN PHÂN LẬP chính là liều thuốc để giữ đạo đức cho cán bộ CM.
      nhưng đảng ta đâu muốn uống liều thuốc này! chỉ vì cái TÔI và rốt cuộc chết cũng vì cái TÔI!

      Xóa
    2. Trương Định Hảilúc 11:48 17 tháng 9, 2013

      Ai đụng đến cán bộ lãnh đạo của đảng, dù ở cương vị, ở cấp nào, cũng bị quy chụp là phản động, là "phạm thượng", nói xấu. Chính Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng cũng nói là "bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước". Sao kỳ cục vậy? Hô hào toàn dân góp ý phê bình, tham gia "chỉnh đốn Đảng" mà khi bị nêu lên cái yếu, cái xấu lại quy chụp các công dân? Mười mấy năm, năm nào cùng học tập gương HCM, mà lại quên trong bài "Năng cao đạo đức cách mạng, quét sạch Chủ nghĩa cá nhân", Bác viết:
      "Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên". > Đằng này, không cần hoan nghênh, chỉ cần khiêm tốn nhận ra sai lầm mà sửa chữa, sao lại nói "Thế lục thù địch" xúi giục?. Sao mà coi thường dân đến thế? Nhưng, thử hỏi: Sao mà dân mình không nghe đảng lại nghe "thế lực thù địch"? Vậy Đảng có làm sao thì dân mới không tin yêu đảng mà đi nghe theo "thế lực thù địch" chứ?!

      Xóa
    3. Trịnh Đình Hằnglúc 12:09 17 tháng 9, 2013

      Tối 25-2-2013, trong thời sự 19h, VTV1 phát đoạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “giáo huấn” tại Vĩnh Phú: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa”.
      Mô Phật! Một lần nữa, tôi nghe mà không tin vào lỗ tai mình! (lần trước, ông Trọng hể hả về chuyến đi một số nước châu Âu và Vatican: “Mình phải vị thế thế nào thì người mới thế chứ”; đã đề cập qua bài “Cái tầm của Tổng Bí thư”; nhiều người nhận xét ông Trọng như “trẻ con”).
      Gác sang một bên chuyện chụp mũ, hăm dọa, trấn áp, bịt miệng, nhồi sọ… trong câu nói trên. Xin chỉ bàn đúng sai trong quan niệm về đạo đức, dưới nhãn quang của những người “cách mạng”.
      Mọi đảng viên có lẽ không ai không đọc, hoặc chưa từng nghe nói đến bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Hồ Chí Minh – trong cương vị Chủ tịch Đảng Lao động VN (Đảng CSVN ngày nay). Tiêu đề bài viết này, về sau phổ biến gần như một trong nhiều khẩu hiệu của đảng.
      (còn tiếp)

      Xóa
    4. Trịnh Đình Hằnglúc 12:10 17 tháng 9, 2013

      (Tiếp)...
      Có nhiều quan niệm về chủ nghĩa cá nhân, lên án có (khi bàn về công bằng xã hội), ủng hộ có (khi bàn về nhân quyền và sáng tạo của trí thức).
      Tuy nhiên, từ trước đến nay, trong tư duy được “định hướng” của lãnh đạo và đảng viên theo tinh thần bài viết trên của Hồ Chí Minh, người theo chủ nghĩa cá nhân là người chỉ cốt lo thu vén cho mình và gia tộc, làm phương hại lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Chưa một đảng viên nào làm nổi và/hoặc dám làm cái việc phản biện “chân lý” trên của Hồ Chí Minh.
      Viết bài trên, Hồ Chí Minh khẳng định, với những người cách mạng, chủ nghĩa cá nhân chính là biểu hiện vô đạo đức rõ nhất. Cụ thể, ai biết đặt lợi ích bản thân dưới lợi ích tập thể, lợi ích tập thể dưới lợi ích quốc gia hoặc hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể vì lợi ích quốc gia là có đạo đức. Tương tự, trong các dịp khác Hồ Chí Minh cũng đề cao quan điểm “mình vì mọi người”, “chí công vô tư”, coi đó là thước đo đạo đức cán bộ, đảng viên.
      Mọi người có lương tri đều hiểu, chủ trương duy trì nền độc tài đảng trị, các lãnh đạo đảng CSVN triệt tiêu mọi nguồn lực trí tuệ bất phục tùng chủ nghĩa cộng sản. Không có đa nguyên, không có cạnh tranh thì trì trệ, xơ cứng là tất yếu. Điều đó không chỉ đúng trong chính trị – xã hội, mà đúng trong mọi lĩnh vực, kể cả tự nhiên. Giáo điều và xơ cứng, chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đảng làm hao tổn khổng lồ tài nguyên, tiền vốn, kỹ thuật, chất xám và nhân lực… vào những Vinashin, Vinalines… vô chủ, cha chung không ai khóc – những bồ thóc béo bở của lũ chuột tham nhũng. Chủ trương nhà nước độc quyền sở hữu đất đai, đảng tạo cơ hội “vàng” cho đám tham quan câu kết với các chủ đầu tư “đục nước béo cò”, tước đoạt tàn bạo hàng triệu ha ruộng đất, nhà ở và phương kế sinh nhai truyền thống của hàng triệu hộ dân.
      Muốn duy trì điều 4 trong Hiến pháp, ông Trọng muốn giữ độc quyền đảng trị. Tuy nhiên, không ít đảng viên, kể cả không ít đảng viên cấp cao, đều biết rõ cái độc quyền ấy thực chất chỉ cốt duy trì quyền uy chính trị và đặc quyền đặc lợi vật chất cho những đảng viên có chức quyền biến chất. Hầu hết các đảng viên cấp thấp, không có chức quyền, không đặc quyền đặc lợi, hoặc có chức quyền nhưng lại có lương tri đều băn khoăn, lo lắng cho vận mệnh của đất nước trước hiện tượng suy thoái đạo đức của “một bộ phận không nhỏ” đảng viên hiện nay. Không ít đảng viên tâm huyết và có trí thức nhận ra sự thật phũ phàng: quay lưng với mọi thành tựu chính trị – xã hội của nhân loại (đa nguyên chính trị, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội), đảng CSVN đã quá lạc hậu, xơ cứng, bế tắc về đường lối, đang bị những kẻ vô liêm sỉ, cơ hội xấu xa núp bóng để đục khoét tham nhũng trắng trợn, trở thành vật cản kìm hãm vô cùng tai hại cho sự phát triển đi lên của đất nước, làm Việt Nam càng ngày càng tụt hậu và trở nên xa lạ so với khu vực và thế giới.
      Đảng CSVN có hơn 3 triệu đảng viên, và số đảng viên hưởng đặc quyền đặc lợi chỉ là một phần trong số đó, trong khi cả nước có gần 90 triệu dân. Giữ điều 4 Hiến pháp là gì, nếu chẳng phải là khư khư độc quyền đảng trị như “đười ươi giữ ống”, giữ lợi ích bất chính cho một thiểu số người, bất chấp phương hại nặng nề tự do, hạnh phúc của nhân dân, kéo lùi tương lai phát triển của đất nước?

      Như vậy, theo nhận thức của người viết bài này, rõ ràng quan điểm trên về đạo đức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu ở Vĩnh Phúc hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Hồ Chí Minh trong bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Chúa ơi! Tôi ước gì mình nhận thức sai, chứ cỡ Tồng Bí thư mà cũng nhận thức sai thì nguy to rồi!
      Theo Nhà báo Võ Văn Tạo

      Xóa
  2. Chủ nghĩa Duy vật biến thành chủ nghĩa Duy Đồ Vật . Vật chất quyết định ý thức thì tích tụ vật chất cũng là tích tụ ý thức, có nhiều vật chất là một minh chứng ý thức của cá nhân đó rất đa dạng và phong phú . Có chiếc xe đạp thì chỉ suy nghĩ tầm xe đạp, chiếc Land Cruiser thì tầm suy nghĩ của chiếc Land Cruiser.

    Cảm nhận về quyền lực rõ nhất khi ta bẻ gãy ý chí của người khác, không phải khi ta giúp đỡ người khác .

    Eric Hoffer.

    Vì khi ta bẻ gãy ý chí của họ, ta nắm trong tay sinh mạng và định mệnh của họ . Chỉ cần một lời hoặc một cử chỉ của ta có thể làm họ chết hoặc được sống . Cực sướng đấy!

    Độc tài là phải rồi, không có cách nào làm phê và tự phê hơn đâu .

    Trả lờiXóa
  3. "BỆNH KIÊU NGẠO CỘNG SẢN" đã và đang trở thanh căn bệnh trầm kha ở Việt Nam ! Căn bệnh này một trong những nguyên nhân tạo nên thói tự mãn, tự tôn, tự cho mình là thống soái, là nhất thiên hạ; là cha đẻ cúa thói tư duy giáo điều, bảo thủ, quan liêu và duy ý chí; là nguồn gốc tạo nên bệnh sùng bái cá nhân, bệnh thành tích...dẫn đến độc tài và tham nhũng; dẫn đến tha hóa và tạo nên những nhóm lợi ích khác nhau cùng tồn tại trong một tổ chức được goi là ĐCS . Nếu ai đó dám phê bình hoặc phản biện về những sai lầm khuyết điểm của cán bộ và đảng viên thì thường bị quy chụp cho là bất mãn; là chia rẽ nội bộ đảng... thậm chí sẽ bị gắn cho nhãn PHẢN ĐỘNG !

    Trả lờiXóa
  4. Mỗi lần đọc thấy "Nghị quyết Hội nghị Trung ương", "cấp ủy", tôi sợ vãi cả linh hồn!

    Trả lờiXóa
  5. "Bộ phận lớn trong cán bộ đáng viên có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng" (TW 4) - đã rệu rã như vâyk toàn một lũ khoác áo đảng, xưng danh ché độ như vậy, Cá BCT vung tay ra quyết tâm cao độ, có vẻ 'quyết liệt' dữ dội, phen này...mấy Hội nghị TW tiếp theo liền, dồn sức "chính đốn" chẳng ăn thua gì. Thậm chí có những ổ sâu còn thách thức, nghênh ngang. Thế nên ông Bá Thanh lúc đầu hăng hái và cũng ...quyết liệt, nay quyết mãi chằng ăn nhằm chi, liệt rồi, chính ông ta nói: "Oải lắm rồi!". Thôi, bó tay chấm com với cái TÔI quá ton cái chất cá hân, tư sản từ trong máu của các vị lãnh đạo trong các cấp trong đảng này!

    Trả lờiXóa
  6. Có ai lôi cái TÔI 'bự chảng' của các vị ra, phê bình, góp ý thì "các nhà Cộng sản tham những...chân chính" hét ầm lên là phản động, chống đảng, là 'thế lực thù địch'. Sao lại đổi trắng thay đen thế nhỉ? Chính họ mới là 'thế lực thù địch' của nhân dân và đất nước chứ, thế lực thù địch nằm ngay trong đảng, lại có chức quyền cao, oai và xài tiền như vãi trấu!

    Trả lờiXóa
  7. Phạm Quang Khảilúc 05:13 17 tháng 9, 2013

    "Nguyên nhân chính là những quy định về nguyên tắc lãnh đạo của đảng chưa được ‘luật hóa’ chưa đi vào nền nếp, chưa có những quy định và thực hiện nghiêm kỷ luật, điều lệ đảng. Cái chung chung là mớ bùng nhùng. Thêm vào đó,..." nằm lù lù trong điều 4 HP mà sống ngoài vòng pháp luật đứng lên trên pháp luật đứng lên trên nhà nước và coi dân như...đàn cừu! Ai thẳng thắn đấu tranh liền bị coi là "cừu đich"!

    Trả lờiXóa
  8. CCB E18 - Tây Nguyênlúc 05:16 17 tháng 9, 2013

    Bài viết rất chân thực, nêu thực trạng đau lòng, phân tích sâu sắc. Cảm ơn Đại tá đã nói hộ lòng chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  9. Chúng tớ cũng có 'Tôi và Chúng Ta'. Tôi là lãnh đạo, là "Cá nhân phụ trách" Chúng ta là cấp ủy, "tập thể lãnh đạo". TÔI mà chết, chúng ta cùng chết. Vừa rồi nhờ ơn đảng, ơn chính phủ, "Tôi và chúng ta" không bị sao, thằng Dũng 'quỷ đất' xấu số bị tay Viết cho phát ..."quà biếu" vào đầu. TÔI vẫn cứ là ...béo ngậy!

    Trả lờiXóa
  10. TÔI, quyền cao, chức lớn, uy quyền đầy mình. Thằng cha hay con mẹ nào dám phê bình TÔI, thì "hốt liền, nhốt ngay, không nói nhiều"!

    Trả lờiXóa
  11. "Hai chữ ‘đảng viên’ chỉ là cái áo khoác ngoài, như kiểu áo tàng hình, để họ mượn đó mà hành động bất nhân, thất đức. Họ lợi dụng sự mạnh thế trong nhiệm kỳ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, tranh thủ tìm mọi cơ hội, mánh lới, kéo bè kết cánh để vơ vét tiền của dân, khoét rỗng quốc khố, trực tiếp làm nghèo đất nước, đẩy đời sống của người dân vào nghèo túng, khó khăn, làm cho xã hội ngày càng trì trệ kéo dài"...
    > Tôi khoái đoạn này trong phân tích của tác giả.

    Trả lờiXóa
  12. Dũng 'con quỷ đất': "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ"
    Nay viên đạn nhọn cắm đầu tôi. Ối, ối, cái TÔI quý báu của TÔi đâu rồi! Trả mạng cho tao, Viết ơi! Ơi, tao cũng chết rồi, mày mà mò đến đây, tao bóp cổ tiếp, cho chết nhiều lần...Ha ,,,ha,...đã...đã...!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi là đầy tớ nhân dân
    Chục tỉ, trăm tỉ khi cần có ngay
    Tôi đi dự tiệc suốt ngày
    Gái tơ, xe xịn, máy bay sẵn sàng
    Tôi không đi tắt về ngang
    Xe đưa xe đón cả hàng lê thê
    Tôi nhiều biệt thự hết chê
    Tôi nhiều trang trại - bảo kê ngân hàng
    Nghĩa là tôi rất giàu sang
    Như tôi đầy tớ - nhẹ nhàng thế thôi!
    Mặc cho "ông chủ" kêu trời
    Kêu tôi, tôi hỏi : "Còn mồi không bay?"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng cs muốn xóa bỏ cái “tôi”, xóa bỏ bản sắc cá nhân, muốn mọi người phải “hòa mình vào tập thể”, lấy quyền lợi của tập thể là trên hết nhưng lực bất tòng tâm, tạo ra một loại lờ đờ quái thai: quyền lợi thì giành cho cá nhân, trách nhiệm lại đổ cho tập thể. Đ/c 3D có quyền lợi tột bậc nhưng gây ra các đổ vỡ yếu kém thì lại đổ cho Đ…bắt làm. Cuối cùng hòa cả làng chỉ cần xin lỗi miệng là xong.
      Xin tiếp hai dòng bài thơ trên của bác:
      Quyền lợi vơ vét đẫy tay
      Trách nhiệm tại Đảng bắt “cày” nhầm vai

      Xóa
    2. Hà..Hà...
      Tiếp ND 08:18>
      ...bắt "cáy" nhầm vai
      Phó Thủ tướng suốt kỳ khoa
      Thủ tướng ta nay khóa thứ hai
      Hai mươi năm ghế cao hoài
      Sao lại từ chức, sức dai còn bền

      Khi Quốc hội gọi lên ...báo cáo
      Cái TÔI đây - Đảng bảo cứ làm
      Mắc gì từ chức từ quan
      Ai làm việc nhỉ? Tống giam hết à?
      Kha...Khà...

      Xóa
  14. He...he...Nếu mà ông chủ kêu oan
    Miệng tôi đầy thép đầy gang...sợ đếch thằng nào!

    Trả lờiXóa
  15. Không chỉ thần thánh hóa lãnh tụ,người CS.(của bất cứ nước CS.nào) cũng
    còn thần thánh hóa đảng của họ,biến đảng mình thành 1 thứ tôn giáo.
    Đó là lý do tại sao đảng viên tự cho mình có vai trò tu sĩ giáo huấn kẻ
    khác và chỉ chịu trách nhiệm "hình thức" trong bộ máy đảng.Vì thế họ có
    tâm lý 2 mặt trong tư cách cán bộ : nói một đằng,làm một nẻo.
    Suy nghĩ như vậy là cực kỳ sai lầm vì coi nền tảng chính trị phục vụ việc
    nước viêc dân,thuộc vật chất như là hệ thống tôn giáo (với giáo lý và hàng giáo sĩ) là một thế giới tinh thần chuyên việc tu thân tích đức.Đánh đồng như thế không có ý đồ nào khác hơn là để kiểm soát chặt cả xác lẫn hồn cho tiện việc...muôn năm trường trị !
    (có cán bộ còn muốn dùng 2 chữ Đức Tin,thay vì niềm tin trong bài viết về
    chính trị của họ nữa cơ đấy nhưng thấy lố bịch qúa nên nay đã ngưng !).

    Trả lờiXóa
  16. Cái TÔI, BẢN NGÃ, VỊ KỶ... lớn lắm. Ngay trong các tín đồ Phật Giáo, nơi có tôn chỉ là loại bỏ cái tôi vẫn còn tồn tại thứ này, mới biết nó ghê gớm mức nào! Ngoài ra, để tự khẳng khẳng định, bản chất của nó là cực kỳ độc ác - núp dưới những vỏ bọc trơ tráo. Loài cọp khi đã no thì không giết và ăn thịt con vật khác. Nhưng người ác, dù no lại càng muốn hại người khác với "ý chí" bạo tàn, che giấu bởi những lời lê thê dài dòng và rỗng tuếch!
    Sự nguy hiểm - hay chân lý diệu vợi mà kẻ xấu khó nhìn ra - là nhân quả không xảy ra tức thì. Nó xảy ra cuối đời, và kéo dài từ đời này sang đời khác của kẻ làm ra điều xấu. Xét hình ảnh đối nghịch, sẽ dễ nhận thấy chân lý đó: những người từ miền Bắc di cư vào Nam 1954 có cuộc sống không tệ hơn (nói ở mức độ khiêm tốn) họ hàng của họ còn ở lại. Rồi năm 1975, họ lại có điều kiện sống bên Mỹ, vẫn có cuộc sống không tệ hơn Việt Nam; thôi, nói thẳng ra là có tự do tinh thần và đầy đủ vật chất. Ấy là do họ không "khoái" làm những điều thất nhân ác đức.

    Trả lờiXóa
  17. Bản chất của lãnh đạo CS là tham lam tàn ác và kiêu ngạo song nó được tô vẽ rất đẹp. Nhưng bây giờ nhân dân VN đã rất thấy rõ

    Trả lờiXóa
  18. Nguyễn Tấn Tớilúc 08:11 17 tháng 9, 2013

    Dạ, thưa Tồng pào, TÔI bỏ tiền mua chức. Có chức rồi tôi phải thu hối vốn, rồi tôi phải tranh thủ có mây snăm trong nhiệm kỳ thành tỉ phú mới đúng "mục tiêu ý tường phấn đấu hy hy..." mong bà cong Tồng Pào thông cảm, đừng bắn TÔI!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng bào nghe tao nói đây! Tao là địa chủ Kinh, được vẽ lên ở bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Đạo diễn bắt tao nói câu này:
      - Lý tưởng nào cũng cần tiền!
      Giờ thì đồng bào hiểu lý tưởng là cái gì rồi chứ?

      Xóa
  19. Tôi nghĩ cái tôi chỉ xứng được nhắc đến đối với một người có năng lực, tài năng đã có thành tựu nhất định và được số đông thừa nhận. Xin hỏi nước ta thực sự có thành tựu gì xứng để gọi là nội lực khi 60% dân số là nông dân đang không mặn mà và cố cho con cái mình đổi đời? Vậy xin hỏi là gọi "cái tôi" liệu có quá đề cao không?
    Nước ta nghèo, làm công chức đảm bảo là việc khó. Vì vậy cần tìm người giỏi, bản lĩnh. Để đánh giá họ phải dựa vào thực tế kết quả. Cán bộ nào suốt ngày không làm được việc mà vẫn giữ lại nghĩa là có vấn đề. Tại sao không thể từ điểm này điều tra ra? Hay là chúng ta chấp nhận cái lí do mà ai cũng biết là lí do gì để gần như hợp thức hóa cái lí do không điều tra như đã đang làm rồi chỉ thể hiện bức xúc qua những blog như bác Bồng ?

    Trả lờiXóa
  20. Xin hỏi anh Bồng: Lăng tẩm, khẩu hiệu muôn năm (vạn tuế) nó là sản phẩm của chế độ nào?

    Đó có phải là chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến không? Xã hội man di mọi rợ đó nhân loại tiến bộ đã vứt vào sọt rác rồi.

    Mà chế độ phong kiến theo tư tưởng Khổng tử: chỉ cần người gọi dạ, bảo vâng, hầu hạ tốt, quì gối, liếm gót......

    Điều đó tất yếu quan chức của ta hiện nay cũng vậy thôi và cái vòng xoáy muôn thuở không lối thoát như Cuộc sống của gái bán dâm 2USD trong khu nhà thổ Bangladesh, khi mại dâm "được coi như một nghề nối tiếp từ đời mẹ sang đời con". vì họ cảm thấy mình không có sự lựa chọn nào khác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có câu: "Mọi thứ đều sợ thời gian. Nhưng thời gian lại sợ Kim Tự Tháp." Và nhưng Kim Tự Tháp bắt đầu hư hỏng. Muôn năm? Hồi xưa cũng có khẩu hiệu "Tổng thống Ngô Đình Diệm muôn năm" đấy!?

      Xóa
  21. Điểm qua các sự kiện nổi bật gần đây nhất:
    - Vụ chôn thuốc trừ sâu ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
    - Vụ bắn 5 phát đạn ở Thái Bình.
    - Vụ cháy trung tâm thương mại ở Hải Dương.
    Nhìn thái độ và tốc độ làm việc của lực lượng chức năng, các tổ chức chính quyền như thế liệu có nên đem " cái tôi" gì đó ra xử bắn không ? Ấy là còn chưa nói tới những sự kiện khác trong năm như các vụ liên quan tới vacxin (đến nay tính ra là chìm xuồng), giấy xét nghiệm máu (cũng chìm nốt), thậm chí vụ 8 ông "cái tôi" lãnh tiền tỉ trong khi Tp HCM mưa ngập cả mét, cây đổ,... có khả năng chỉ cách chức, buộc thôi việc, trả lại tiền là hết.
    Cái ghế không làm nên " cái tôi".

    Trả lờiXóa
  22. Mua quan bán tước cũng vì cái TÔI, đừng có đưa ra cái trò lòe thiên hạ: "Vì nước, vì dân"..., rồi còn kêu hơn: "Hoạt động cách mạng". Chẳng qua chui vào Đảng, lại tìm cách chui sâu leo cao để hở ra là lợi dụng chức vụ, quyền hạn ăn của dân của nước mà thôi. Tốt lành gì?
    Cái TÔI cá nhân nặng nề trong cán bộ lãnh đạo, ngoài chuyện vơ vét, vun vén, tham nhũng còn Bệnh Hẹp Hòi. Về thứ bênh nguy hại này, trong Sửa đổi lề lối làm việc, Bác Hồ viết:
    "Có những cán bộ chỉ thấy lợi ích bộ phận của mình, không thấy lợi ích của toàn thể, muốn đem lợi ích của toàn thể phục tùng lợi ích của bộ phận mình. Họ quên hẳn cái chế độ dân chủ tập trung. Họ quên rằng thiểu số phải phục tùng đa số, hạ cấp phải phục tùng thượng cấp, bộ phận phải phục tùng toàn thể.
    Chúng ta phải kiên quyết chữa ngay bệnh ấy, mỗi một đảng viên, mỗi một bộ phận, mỗi một lời nói, việc làm, tuyệt đối phải nhằm vào lợi ích của toàn cuộc, lợi ích của toàn Đảng.
    Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách tẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng".
    > Vậy, hơn chục năm Học tập gương Bác, mấy ai đã thấu làm được như lời Bác dạy, mấy ai chữa được Bệnh Hẹp Hói, khắc phục được cái TÔI cá nhân vị kỷ?

    Trả lờiXóa
  23. Thân Đức Hoànglúc 13:24 17 tháng 9, 2013

    Bác Đại tá BV-Bồng đặt vấn đề, đưa bài này lên rất hay, và trúng. Mấy ông/bà ở Trung tâm PT Quỹ đất Tp Thái Bình cũng vì cái TÔI quá lớn mà bị bắn. Ha ...ha...Tham cho lắm vào, khinh dân cho nhiều vào! Đáng đời!

    Trả lờiXóa
  24. "Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" , "Nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo" ,...những nguyên tắc trên đầy rối rắm , bùng nhùng, không minh bạch... như là cái "bẫy" để chỉ có lợi cho ai đó có quyền. Đó là mảnh đất cực kỳ mầu mỡ cho CN cá nhân phát triển thành độc tài.
    Cảm ơn bác Bồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng lãnh đạo
      Nhà nước quản lý
      Nhân dân làm chủ.
      (Nguyên văn khẩu hiệu)

      Xóa
  25. Một trong những nhược điểm chí tử của CNCS là vẽ ra một thiên đường hoang tưởng “ Làm theo năng lực- Hưởng theo nhu cầu “ . . Một trạng thái tâm lý “ Há miệng chờ sung “ , “ Ngồi mát ăn bát vàng “ vô cùng tai hại , không cần làm nhiều , chỉ cần thuyết giáo cũng có ăn và no đủ . mà quên mất một điều cốt yếu là phải lao động và cống hiến cho xã hội và đó mới là quy luật chung của sự vận động để tiến hóa .

    Chủ nghĩa Mác – Lenin có lẽ đã mãi mãi là những cuốn sách bình thường như những cuốn sách khác đã từng bị bụi thời gian đưa vào quên lãng , nếu nó không được những đệ tử láu cá tìm thấy và coi nó như “ Ngọn Đuốc sáng trong đêm đen “ hay “ Kim chỉ Nam cho mọi hành động “ bởi vì họ đã phát hiện ra rằng chỉ cần có quyền bính trong tay là có tất cả “những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”. Mác đã chỉ cho họ như vậy .

    Quyền lực vô song , ắt tạo ra quyền lợi vô hạn , đó là điều mà bất kỳ ai trên trái đất này đều muốn được “ trải nghiệm “ nếu có cơ hội , vì rằng tất cả họ cũng là những con người với đầy đủ những ham muốn và dục vọng mang tính bản năng . Khi đã có và nắm chắc quyền lực trong tay thì điều gì đến tất sẽ đến , bản năng tham lam và tàn bạo được quyền lực tuyệt đối che chắn và “ Bảo Kê “ sẽ là khởi nguồn của mọi mưu toan dẫn đến tội ác .Và điều đó cũng mặc nhiên nuôi dưỡng và nâng đỡ cho cái “ Tôi “ của kẻ nắm quyền được mặc sức hoành hành mà không bị kiềm chế và ngăn cản . Khái niệm về Đạo Đức và Luật Pháp ở đây trở nên lạc lõng và vô cùng mong manh .

    Điều mỉa mai cho chúng ta hôm nay là “ Được sống “ trong một xã hội “ Tất cả trong một “ khi ( Đảng- Nhà Nước – Quốc Hội ) là một khái niệm đồng nhất gần như tuyệt đối , không có phản biện , không có cạnh tranh , những tiếng nói trái chiều dù tâm huyết nhất đã không được đoái hoài thậm chí bị “ Quy vào “ tội phản nghịch và bị trừng trị .

    Về mặt nhà nước nó là một xã hội khép kín .
    Về mặt đạo đức , đó là một xã hội suy đồi .
    Về mặt tiến hóa , đó là một xã hội tiêu cực và cùng đường .

    Tóm lại Xã hội này cần phải thay đổi tận gốc từ thượng tầng của chính nó .


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  26. Vụ biến động lớn ở Thái Bình 1997 cũng về đất đai, tham nhũng, mất dân chủ, khi đó Trung ương cử ông Phạm Thế Duyệt về giải quyết hơn 2 tháng mới xong, tạm ổn tình hình: Kỷ luật khiển trách 21 cấp ủy, cảnh cáo 12 cấp ủy, đình chỉ công tác 1.040 cán bộ, trong đó có gần 40 cán bộ thuộc diện Trung ương và tỉnh quản lý; 560 cán bộ do huyện, thị quản lý(6) , thay thế 237 cán bộ chủ chốt của xã; khởi tố 51 vụ án tham nhũng gồm 148 bị can; truy tố 47 vụ, với 120 bị can...
    >Thế nhưng, đã 16 năm rồi, tình hình tham nhũng, chiếm đất của dân Vưỡn vậy ư? Như vụ ông Đặng Ngọc Viết xả súng bắn những quan tham ở Trung tâm PT Quỹ đất T.p Thái Bình. Ôi, "Đảng ta vĩ đại thật"!

    Trả lờiXóa
  27. Vụ biến động lớn ở Thái Bình 1997 cũng về đất đai, tham nhũng, mất dân chủ, khi đó Trung ương cử ông Phạm Thế Duyệt về giải quyết hơn 2 tháng mới xong, tạm ổn tình hình: Kỷ luật khiển trách 21 cấp ủy, cảnh cáo 12 cấp ủy, đình chỉ công tác 1.040 cán bộ, trong đó có gần 40 cán bộ thuộc diện Trung ương và tỉnh quản lý; 560 cán bộ do huyện, thị quản lý(6) , thay thế 237 cán bộ chủ chốt của xã; khởi tố 51 vụ án tham nhũng gồm 148 bị can; truy tố 47 vụ, với 120 bị can...
    >Thế nhưng, đã 16 năm rồi, tình hình tham nhũng, chiếm đất của dân Vưỡn vậy ư? Như vụ ông Đặng Ngọc Viết xả súng bắn những quan tham ở Trung tâm PT Quỹ đất T.p Thái Bình. Ôi, "Đảng ta vĩ đại thật"!

    Trả lờiXóa
  28. Vụ biến động lớn ở Thái Bình 1997 cũng về đất đai, tham nhũng, mất dân chủ, khi đó Trung ương cử ông Phạm Thế Duyệt về giải quyết hơn 2 tháng mới xong, tạm ổn tình hình: Kỷ luật khiển trách 21 cấp ủy, cảnh cáo 12 cấp ủy, đình chỉ công tác 1.040 cán bộ, trong đó có gần 40 cán bộ thuộc diện Trung ương và tỉnh quản lý; 560 cán bộ do huyện, thị quản lý(6) , thay thế 237 cán bộ chủ chốt của xã; khởi tố 51 vụ án tham nhũng gồm 148 bị can; truy tố 47 vụ, với 120 bị can...
    >Thế nhưng, đã 16 năm rồi, tình hình tham nhũng, chiếm đất của dân Vưỡn vậy ư? Như vụ ông Đặng Ngọc Viết xả súng bắn những quan tham ở Trung tâm PT Quỹ đất T.p Thái Bình. Ôi, "Đảng ta vĩ đại thật"!

    Trả lờiXóa
  29. Cảm ơn nhà báo Bùi Văn Bồng đã có một bài viết rất sâu sắc về một vấn đế đang được quan tâm. Vâng, CÁI TÔI là sở hữu cá nhân, anh có thể tự huyền hoặc rằng mình sáng suốt, tài giỏi, văn minh v.v. thế nào cũng được nhưng cậy nó để thóa mạ người khác thì không thể nào chấp nhận được xét cả về đạo đức và pháp luật.
    Chiều ngày 16/8 khi Thảo luận dự thảo luật Tiếp công dân tại UB Thường vụ QH "Phó Chủ tịch QH phản ánh: Nhiều nơi dân không vào trụ sở tiếp công dân, mà đứng ngoài đường, trước cửa các cơ quan đảng, nhà nước, đặc biệt của trung ương, để hô hào, gây sức ép…" và "Theo Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, luật có thể cân nhắc đến "quyền khước từ" của cơ quan này. Nhưng chỉ ở cấp địa phương, "vì thực tế nhiều lãnh đạo địa phương mất rất nhiều thời gian để tiếp những trường hợp vô ích, cù nhầy, không thiện chí" (Vietnnamnet / 'Tháo van điểm nổ' cần người đứng đầu xuất hiện)
    Ủa! sao quý vị phát biểu kỳ cục vậy?
    Xin mở ngoặc đơn. Định viết: Ủa! sao quý vị phát biểu vô văn hóa vậy? nhưng lại phải tìm hai chữ KỲ CỤC thay vào. Lý do thứ nhất là tôn trọng chủ nhà, lý do thứ hai cồng kềnh hơn: VĂN HÓA ở đây đa số đều hiểu là nó chứa nội hàm rộng lớn hơn nhiều so với văn hóa đơn thuần ta thu nhận ở trường lớp, sợ có người nghĩ sai mà cho là bậy bạ vì tiếng Việt các ông đều đọc thông viết thạo.
    Tiếp tục. Chẳng cần lật TỪ ĐIỂN thì cũng thừa biết 2 phát biểu của hai ông nghị này tuy có khác về nội dung nhưng đều có một điểm chung không cần che dấu: MIỆT THỊ DÂN. Chính là các ông, bằng hành động và lời nói đã bước sang phía đối diện với đồng bào của mình.
    Thứ nhất: chỉ chính quyền mới có đầy đủ quyền lực và phương tiện để gây áp lực với người dân chứ không có việc ngược lại.
    Thứ hai: vì trình độ non kém, thiếu hiểu biết về đạo lý và pháp luật, sự chây lười, đùn đẩy của các cơ quan công quyền mới dẫn đến việc người dân, khi cần sự phán xét của công lý phải ôm hàng tá giấy tờ đến những nơi không muốn đến hết tháng này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác mà trong nhiều trường hợp kết quả là phải đi tiếp, đặc biệt, khi có tranh chấp với chính quyền thì phần thua thuộc về người dân coi như đã cầm chắc. Các ông, một năm có bao nhiêu ngày là lĩnh lương đủ bấy nhiêu ngày nhưng người dân, nghỉ ngày nào là ngày hôm ấy bếp không đỏ lửa hai buổi sớm chiều còn con thì đứng ngoài cửa lớp, không có oan khuất thì không ai dại gì bỏ công ăn việc làm để tự chuốc lấy khó nhọc.
    Với trách nhiệm đóng thuế để duy trì bộ máy cai trị thì người dân đã hoàn thành một cách xuất sắc bổn phận của mình, chứng cớ là công chức chính quyền ngày càng béo tốt, nhiều người đã xe hơi nhà lầu, ai nấy đều tươi tắn vui vẻ và rất yêu nghề, lại còn muốn kéo dài tuổi hưu thêm 5 năm nữa. Đáp lại, hiệu quả công việc của bộ máy nhà nước thế nào thì các ông hẳn là biết rõ hơn ai hết.
    Bằng chứng ư? Ăm ắp sự kiện trên mặt báo!
    Thiên hạ mới ngộ ra rằng: sự suy đồi băng hoại của đạo đức xã hội đang hiện diện ở khắp mọi nơi, từ vỉa hè cho tới chốn công đường nhưng những nghĩa cửa cao đẹp đang cứu rỗi cuộc sống thì lại không có ở những nơi uy nghiêm sang trọng. Xem ra cũng đủ biết ai là người "gây sức ép" cho ai, ai là "vô ích, cù nhầy và không thiện chí"
    Thưa hai ông, các ông cứ tự sướng với CÁI TÔI của mình thế nào cũng được nhưng MIỆT THỊ DÂN thì khuyên rằng CHỚ.
    Đến đây, bỗng dưng tôi lại nhớ tới câu nói của một BÀ CHỦ mắng ĐẦY TỚ khi nó hỗn với mình trong một tác phẩm văn học được viết vào nửa đầu của thế kỷ 19: "Á à…thằng này láo! Rõ là cái đồ ăn no chửi giả".
    Mạo muội mấy lời, vân vi vài chữ.
    Vô phép các ông.


    .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "vì thực tế nhiều lãnh đạo địa phương mất rất nhiều thời gian để tiếp những trường hợp vô ích, cù nhầy, không thiện chí"
      Diễn nôm là thế này:
      "Nhiều lãnh đạo địa phương rất không muốn tiếp những trường hợp vô ích, 'không thiện chí'. Tại sao ư? Chúng tôi chẳng thấy phong bì gì cả, làm sao 'giải quyết có lý có tình'? Lên đây mà đi tay không? Nghĩ sao vậy? Không có lý tưởng à? Dân thế này là suy thoái, bố láo!

      Xóa
    2. Đúng rồi, đến cửa quan, đến nơi công quyền mà túi lép kẹp là dân suy thoái rồi. mà suy thoái thì ai thèm tiếp, oan khổ ư? Ráng chịu! Phải biết "thiện chí" tức là chạy khơ khớ đồng tiền làm "từ thiện' cho các "đồng chí' chugs tớ, gọi tắt là Thiện Chí đấy!

      Xóa