Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Bàn về 'Lời nói đầu ' của Hiến pháp

* VŨ CÔNG GIAO
Lời nói đầu của hiến pháp là gì? Được thể hiện như thế nào?
           Lời nói đầu là phần đầu tiên, phần giới thiệu của các bản hiến pháp, có thể ví như cánh cửa mở vào một ngôi nhà hiến pháp. Vì vậy, nó thường được viết ngắn gọn, xúc tích, tập trung đề cập đến hai khía cạnh cốt lõi: mục đích và chủ thể của hiến pháp.
Mục đích của hiến pháp thực chất cũng là mục đích chung của đại bộ phận nhân dân, phản ánh ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân ở một quốc gia. Vì thế, những từ chỉ mục đích trong Lời nói đầu của hiến pháp trên thế giới thông thường là độc lập, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, công lý, hòa bình, hạnh phúc, phát triển, thịnh vượng, thống nhất, đoàn kết quốc gia…
Chủ thể của hiến pháp (hay của quyền lập hiến) là nhân dân. Đây là điều được thừa nhận rộng rãi và được phản ánh trong Lời nói đầu của hiến pháp hầu hết quốc gia trên thế giới hiện nay.
Bên cạnh mục đích và chủ thể, lời nói đầu của các hiến pháp cũng bao gồm một vài đoạn dẫn dắt đề cập tới truyền thống lịch sử của dân tộc, tình thế, nhiệm vụ hoặc hướng đi của đất nước, tuy nhiên cũng thường rất ngắn gọn.
Trong các hiến pháp trên thế giới, Lời nói đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 có thể coi là tiêu biểu: “Chúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ”.
Lời nói đầu của các Hiến pháp Việt Nam được viết như thế nào?
Bỏ qua khía cạnh chính trị, cho đến nay Việt Nam đã có sáu bản hiến pháp, bao gồm các Hiến pháp  năm 1946 (ngay sau khi đất nước giành được độc lập), Hiến pháp 1959 ở miền Bắc, năm 1956, 1967 ở miền Nam (trong thời kỳ đất nước bị chia cắt) và các Hiến pháp 1980, 1992 (sau khi đất nước thống nhất).
Dung lượng Lời nói đầu của từng bản hiến pháp như sau (tính cả dấu chấm, phẩy, dấu ngoặc): Hiến pháp 1946: 238 từ[1]; Hiến pháp 1956: 300 từ[2]; Hiến pháp 1959: 1276 từ[3]; Hiến pháp 1967: 150 từ[4]; Hiến pháp 1980: 2982 từ,[5] Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001): 538 từ.[6] Như vậy, Lời nói đầu của Hiến pháp 1967 ngắn gọn nhất, tiếp sau là của Hiến pháp 1946; trong khi Lời nói đầu của Hiến pháp 1980 dài nhất (cũng thuộc về những lời nói đầu hiến pháp dài nhất trên thế giới), tiếp theo là của Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1992.
Sở dĩ Lời nói đầu của các Hiến pháp 1959,1980,1992 dài như vậy là do ảnh hưởng của phong cách lập hiến XHCN (lời nói đầu, và cả nội dung, của hiến pháp các nước XHCN thường rất dài).
Về nội dung, trong khi Lời nói đầu của các Hiến pháp 1946, 1956,1967 nêu rõ chủ thể của quyền lập hiến thì các Hiến pháp 1959,1980,1992 không đề cập đến vấn đề này. Các Hiến pháp 1946, 1956,1967 nêu ra những mục đích tổng quát như tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, bác ái, nhân quyền và độc lập, đoàn kết, thống nhất dân tộc.., trong khi các Hiến pháp 1959,1980,1992 nhấn mạnh những mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (Hiến pháp 1959), bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH.
Các Hiến pháp 1946, 1956,1967 có phần dẫn dắt ngắn gọn về lịch sử và tình thế của đất nước, trong khi ở các Hiến pháp 1959,1980,1992 phần này rất dài, nhấn mạnh diễn biến, những thắng lợi của cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Điều này khiến hiến pháp mang đậm tính chính trị, trong khi bản chất của nó là văn bản pháp lý tối cao của nhà nước.
So với Hiến pháp 1992, Lời nói đầu của Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 được rút gọn hơn (hiện còn 448 từ)[7] với các mục tiêu được sửa đổi ít nhiều, nhưng về cơ bản vẫn theo mô-típ xuyên suốt các Hiến pháp 1959,1980,1992, thể hiện rõ nhất ở các đoạn dẫn dắt và các mục tiêu.
Có một điểm mới so với Lời nói đầu của Hiến pháp hiện hành 1992, đó là thêm cụm từ “chủ quyền nhân dân”. Tuy nhiên, cách diễn đạt và vị trí của cụm từ này không khẳng định rõ ràng nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến. [8]
Từ những phân tích trên, có thể thấy cần tiếp tục sửa đổi Lời nói đầu của Dự thảo Hiến pháp để khẳng định rõ quyền lập hiến của nhân dân. Chỉ nên quy định những mục tiêu khái quát và quan trọng (dân chủ, nhân quyền, bình đẳng, độc lập, đoàn kết dân tộc…), không nên nêu dài dòng, trừu như hiện nay. Các đoạn dẫn dắt cũng cần rút gọn, chỉ nên đề cập đến truyền thống lịch sử và định hướng phát triển chung của toàn dân tộc. Việc tôn vinh sự nghiệp cách mạng, vai trò của Đảng nên để trong các văn kiện của Đảng./.
----------------------------
[2] Lời nói đầu của Hiến pháp 1946 còn ba đoạn ngắn ở trên, tuy nhiên những nội dung nêu trên là cốt lõi.
Đây là Lời nói đầu của Hiến pháp 1980 đã được sửa một lần.
[8] Xem đoạn liên quan trong Lời nói đầu dự thảo: “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Nguồn trên.
---------------

5 nhận xét:

  1. Một khi Hiến pháp được soạn thảo theo ý đảng, nhằm củng cố đặc quyền đặc lợi của đảng viên chức quyền, thì nhân dân gọi nó là Hiếp pháp. Đảng cưỡng hiếp dân, đẻ ra quái thai CNXH lai tư tưởng HCM. Nước Việt ta mới dở ngây dở dại, khốn nạn như bây giờ.

    Trả lờiXóa
  2. Họ không thích nói lí lẽ mà lại. Các bài báo của QDND hay ĐDK gì đó mở đầu lúc nào không nêu một mớ tiền đề tự kỷ rồi xoay ra chỉ trích những gì đi ngược với đám tiền đề đó. Người phương Tây gọi đó là lý thuyết - theory chỉ có mình tự sướng là khoa học trong khi chả áp dụng vào thực tế ra cái hồn nào. Thành ra nhờ đó mà đào tạo một đống tiến sĩ giấy làm khoa học trên giấy nhưng xin tiền thật.
    Nói tóm lại chúng ta nói lí lẽ thì phải cho nhân dân thấy được nhưng công cụ truyền thông thi nằm trong tay chính quyền. Đảng CSVN nói đơn giản trần trụi ra chỉ là bát cơm của một đám người thôi. Đầy tớ nói không nghe đáng lẽ phải cầm roi lên mà đánh chứ nói thêm nữa làm gì.

    Trả lờiXóa
  3. Nhờ mọi người so sánh:
    Đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng đất nước Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH”.

    Trong lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 (20/10/2009)Tổng thống tái đắc cử của Indonesia, ông Susilo Bambang Yudhoyono nói rất gắn gọn: “xây dụng nước Indonesia:”văn minh, thịnh vượng và công lý”

    Trả lờiXóa
  4. Vấn đề cốt lõi là: vai trò chủ thể của Hiến pháp là NHÂN DÂN. Nhưng cái khái niệm "Nhà nước của TA là Nhà nước của dân, do dân và vì dân DO ĐẢNG LÃNH ĐẠO" thì lại không thể giải thích nổi: DÂN trên ĐẢNG CHÍNH TRỊ (hình thức chung của chế độ dân chủ), hay ĐẢNG trên DÂN (hình thức riêng của chế độ chính trị VN mà ĐCSVN muốn) - tức là phải hiểu HP là CỦA ĐẢNG!
    HP1946 KHÔNG THỂ là HP của Đảng, cho nên nó mang tính phổ quát, không mang màu sắc chính trị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất nhiên đảng phải trên nhất, cao nhất, là măt trời, là ánh thái dương, là vì sao (tọa lạc tại hành tinh khác, người ngoài hành tinh)- "dưới ánh sáng của đảng" và dân thì dưới sự lãnh đạo của 'đoảng'. Thế đấy!

      Xóa