Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Tại sao người tài Goodbye Hà Nội ?

Sau 10 năm "trải thảm đỏ” nhưng Hà Nội chỉ đón được "103 người tài". Có nhiều ý kiến cho rằng Thủ đô vẫn là nơi khó thu hút với người tài, hầu hết các thủ khoa xuất sắc đều chop rằng mặc dù đây là chính sách rất tốt nhưng các em không thể từ bỏ định hướng của mình trước đó…
… Ưu đãi tốt nhưng vẫn “lệch” định hướng người tài Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội Trần Anh Tuấn cũng thừa nhận, do điều kiện nên thành phố vẫn chưa đáp ứng được một số yêu cầu của các nhân tài, các em đến từ mọi miền đất nước, vì vậy sau khi trưởng thành các em có thể cống hiến tại Hà Nội, có thể không tại Hà Nội, thậm chí các em có thể đi nước ngoài và công tác tại nước ngoài. 
“Hiện nay rất nhiều thủ khoa là những giáo sư các trường Đại học trên thế giới, đó cũng là một cống hiện vì phía sau các em là cả một thương hiệu của dân tộc, của quốc gia. Chúng tôi mong muốn các thanh niên lao động hết mình, cố gắng làm sao đưa lợi ích chung lên trước lợi ích cá nhân, lợi ích cá nhân là cái tối thiểu cần thiết nhưng cố gắng với tinh thần vô tư. Chúng tôi không yêu cầu các em phải ở Hà Nội cống hiến” Phó bí thư Trần Anh Tuấn cho biết.
------------------

3 nhận xét:

  1. Không chỉ riêng HN như thế đâu , khắp cả nước , nơi nào cũng vậy : ban đầu họ "trải thảm đỏ" từ ngoài cổng , để mời đón người tài , vào đến sân người tài bỗng dẫm phải gai , thì ra đầy những gai ở sân , nếu đi tiếp lại thấy bậc tam cấp có "thảm đỏ" nhưng mà thảm đã bạc màu vì mưa nắng và chưa có người tài nào vào được đến đây...Việc trải thảm đỏ cứ mơ hồ , tùy tiện nhự vậy , anh nào tài cũng hãi chết khiếp nếu 1 lần bước vào. Bởi vì một điều dễ hiểu : bụng họ đâu có thực sự cầu hiền tài! (mà có khi ngược lại : cực ghét người hiền tài vì thường người hiền tài hay thẳng tính ,họ sợ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ)

    Trả lờiXóa
  2. Không chỉ riêng HN như thế đâu , khắp cả nước , nơi nào cũng vậy : ban đầu họ "trải thảm đỏ" từ ngoài cổng , để mời đón người tài , vào đến sân người tài bỗng dẫm phải gai , thì ra đầy những gai ở sân , nếu đi tiếp lại thấy bậc tam cấp có "thảm đỏ" nhưng mà thảm đã bạc màu vì mưa nắng và chưa có người tài nào vào được đến đây...Việc trải thảm đỏ cứ mơ hồ , tùy tiện nhự vậy , anh nào tài cũng hãi chết khiếp nếu 1 lần bước vào. Bởi vì một điều dễ hiểu : bụng họ đâu có thực sự cầu hiền tài! (mà có khi ngược lại : cực ghét người hiền tài vì thường người hiền tài hay thẳng tính ,họ sợ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ)

    Trả lờiXóa
  3. Bác Bồng ơi, các quan từ chính quyền đến các lãnh đạo từ bộ môn, khoa, trường dh hô hào việc trải thảm đón trí thức, chỉ là hình thức đánh bóng tên tuổi của cá nhân quan chức và lãnh đạo đó, để tô vào bức tranh nhân sự của họ đẹp thế đấy. Con là nạn nhân của chính sách đó đấy ạ. Sau khi thực hiện NCS ở nước ngoài về, các trường ĐH đều welcome và cầu thị con về làm giảng viên cho họ. Cuối cùng con cũng nhận ra bản chất việc trải thảm và cầu thị của họ là cho mục đích gì. Thế rồi sau 2 năm giảng dạy, con đành phải di cư ra nước ngoài. Khi mà cả một hệ thống xh bị lèo lái bằng những chính sách và chủ nghĩa hình thức, coi thường và đôi khi còn chà đạp lên các giá trị thực bởi nhóm lợi ích, thì khó lòng mà tin rằng những cái thảm đỏ đó hướng đến việc tìm kiếm giá trị thực. Và tất nhiên những người có tri thức và tự trọng, họ cũng sẽ phải tìm đến những nơi mà giá trị của họ đc nhìn nhận nghiêm túc. Tôn vinh những gia trị thực đó là chìa khóa để các nước PT họ lại thu hút đc nhân tài. Một loạt bạn bè thân của con, đều học giỏi và được những xuất học bổng của nước ngoài cho đi đào tạo và NCS ở các nước phát triển, sau khi về làm cho chính phủ một thời gian đều phải ra đi. Hiện họ đều thành đạt và có tiếng nói quan trọng trong lĩnh vực công tác chẳng thua kém gì các chuyên gia quốc tế cả.

    Trả lờiXóa