Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

SÁM HỐI TUỔI 80

* BÙI VĂN BỒNG
 Chú tôi, vào tuổi 80
Sống được thế là thượng thọ
Con cháu bàn với ông:
“Tết này cho chúng con làm lễ mừng thọ ông!”

Ông trầm tư
Không trả lời
Cái đầu lắc lắc
Con cháu lại nhắc
“…mừng thọ ông!”
Ông bóp bụng
Như cố nén  lại điều gì
Thong thả, ông nói:
“Mừng gì? Chẳng lẽ chỉ mừng 80 năm có mặt trên đời
Mừng lên lão
Mừng những tháng năm chịu nhiều đắng cay, cơ cực
Mừng những trăn trở, tranh đấu suốt đời
Tóc bạc phơ nỗi lo còn chồng chất
Biết bao tiếng lòng, nỗi buồn, những dói lừa…chôn chặt…?”

Lũ con cháu nhìn ông kinh ngạc
Sao vậy, có lẫn không, sao ông nói chẳng giống ai?

Đúng vậy, như đọc được suy tư con trẻ
Chú tôi nói:
“Ông nói không giống ai phải không?
Đúng vậy đó
Không giống ai…”

Tôi biết, ông nói gì
Ông không giống ai
Vừa lớn lên ông đi “Vệ quốc’
Tây Bắc, Điện Biên xả trhân mùa chiến dịch
Bị thương 2 lần
Vẫn sống.
Hòa bình
Chuyển ngành
Ông làm đến Tỉnh ủy
Nhưng để được thế
Ông chiều lòng tất cả mọi người
Được lòng trên
Vui lòng dưới
Báo cáo sai
Đắp dày thành tích
Bầu cử kỳ nào số phiếu vẫn rất cao
Con, cháu dựa ông như cây nọc giữa bờ rào
Cái hàng rào ngăn Sai và Đúng
Chúng được ưu tiên học hành, nghề ngon, nhà cao cửa rộng…
Nhưng, ông vẫn không yên lòng
Những di hại bây giờ là từ thời xưa ông để lại
Lờ đi trước cái sai
Thì vô cảm, miễn đừng mất lòng ai
Nhất là "đồng chí"
Không đoái hoài những ai nghèo khó
Những đơn thưa kiện vứt xó
Biết bao cảnh đời oan khốc
Nhưng ông không coi đó là lừa lọc
Nay, đêm mơ ông vẫn nghe hồn oan kêu khóc...
Ông say sưa có bài bản chiều lòng lấy phiếu, dối lòng lấy điểm
Ông như  lớp đất đen bồi dày vũng bùn bất công…
Nay tuổi 80
Ông mới thât lòng, sám hối!...

Nhìn cháu con, ông nói:
“Mừng gì?
Giống như Mừng Đảng mừng Xuân kia à?
Hay chỉ là mừng những tháng năm lăn lộn, nhọc nhằn
                              tự dối lòng và dối đời?
Vinh, hay nhục?
Mừng gì mà mừng?
Thôi nhé!...”.
BVB
---------------

16 nhận xét:

  1. Bài thơ ý nghĩa sâu xa. Đảng viên nào sống không đúng, nên sớm tự điều chỉnh, thấy sai sửa đi, đừng đợi 80 mới sám hối. Có biết bao hồn oan hiện về giấc ngủ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn cháu con, ông nói:
      “Mừng gì?
      Giống như Mừng Đảng mừng Xuân kia à?
      Hay chỉ là mừng những tháng năm lăn lộn, nhọc nhằn
      tự dối lòng và dối đời?
      Vinh, hay nhục?
      Mừng gì mà mừng?...
      >Rất hay, thiết thực lắm. Cái gì đáng mừng mới nên mừng. Sông lâu lên lão làng là tất yếu, quy luật rồi. Nhưng làm lãnh đạo mà "sống lâu lên lão làng" thì vô tích sự mà thôi!

      Xóa
  2. Đúng đây, sám hối được như ông chú này hơi bị hiếm. Phần nhiều, sống giả tạo, chui sâu leo cao, vơ vét, gây ác, đến khi hạ cánh an toàn vẫn ta đây lắm, coi người như rác.
    Vinh hay nhục trong đời mà Mừng?
    Mừng gì, chỉ là mừng con só 80 già nua hay sao?
    Mừng 80 năm đã sinh ra rồi lăn lộn, nhưng phẩm chất thương binh- người lính chiến bị mất khi sa vào chốn quan trường lên đến Tỉnh ủy- Tự dối mình, dối đời?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dẫu có sống thọ, "R chắc - C bền" vợ trẻ con làm lớn, nhưng gian tham, ác độc lại suốt đời chẳng có tích sự gì cho dân cho nước, thì Vinh hay Nhục, mừng cái gì?

      Xóa
    2. Chức trọng quyền cao, thủ đoạn đầy mình, hại cả dân tộc, nhưng làm bia miệng cho đời, lấy cả hộ lý trẻ hơn cháu mình làm vợ, mặt như Lợn lai Hà mã, dẫu có lù lù trên đời đến 90, cũng lễ mừng thọ...mừng cái gì? Kẻ như thế, sống càng thọ càng hại cho muôn dân, chỉ thêm "chật đất, mất không khí, phí lương thực, cực cho xã hội".

      Xóa
  3. Tám mươi...chưa hẳn đã..toàn lành
    khi mà hoài cổ .....mặt chuyển xanh
    nhớ bao công cán...ngu cùng...ngốc
    lạc đường sai lối....sẽ tan tành
    đường dài sức ngựa.... mãi lanh quanh
    Xa dân ảo tưởng...ta là.....chúa
    công đường chân lý....bổng vắng tanh
    Còn mong....bất chiến tự nhiên thành...?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ðức Phật dạy rằng tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt được. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì hưởng qủa ngon. Tội lỗi đã từ tâm tạo, thì cũng phải từ tâm mà sám. Lời nói thật rõ ràng, chí lý, hợp với thực nghiệm. Vậy chúng ta muốn hết tội, phải y theo những pháp Sám hối chân chánh của Ðạo phật mà thật hành. Trong Ðạo Phật, có 4 pháp sám hối sau đây, có pháp thuộc về sự, có pháp thuộc về lý:
      a) Tác pháp sám hối: Pháp sám hối này thuộc về sự, phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh, nên gọi là tác pháp. Khi vào giới tràng, mình phải thành thật tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm ăn năn và nguyện về sau không tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh, tức là hết tội.

      Xóa
  4. Mặt trận Tây Bắc - lính xông pha
    Thương binh vinh hạnh được chuyển ra
    Nhập bọn dối lừa, tham và ác
    Tự vấn lương tâm lúc tuổi già!

    Trả lờiXóa
  5. Tiên không thiếu, con đàn cháu đống
    Đêm đêm nằm ác mộng dày vò
    Chẳng thà chết quách đi cho
    Một đời lừa dối đủ trò mánh mung
    Đem Lý tưởng cho ai thế nhỉ
    Công danh, hay chức vị quan trường?
    Dân tình nghèo khổ vất vương
    Bây giờ sám hối chút đường nghĩa nhân?

    Trả lờiXóa
  6. Ông cậu tôi đi quân giải phóng về. 5 năm sau giải phóng - 1980, ông cậu tôi bị chính quyền lấy mất đất. Oan uổng, ông cậu tôi lúc đó 49 tuổi đi khiếu kiện suốt 30 năm. Năm 2010 ông mất, 79 tuổi, vẫn oan khiên, không lấy được đất. Ông không việc gì phải sám hối, nhưng nhiều lần ông ta thán: "Đời cứ thấy xám xịt, càng ngày càng thấy không sáng tỏ thêm gì, tệ hơn là khác!".

    Trả lờiXóa
  7. Sao lại phải chờ đến 80,xám hối sớm ngày nào người dân đỡ khổ ngày đó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thầy tu ơi, dù sao nhận ra cái đúng-sai, phải-trái, cái giá trị thực (chân giá trị) của cuộc đời cũng là tốt rồi. Sợ những người bảo thủ đến mức cực đoan, giáo điều đến chết, "bê tông hóa tư duy", cái gì cũng mình nhất, mình phải, ôm quan điểm cách nhìn từ nửa thế kỷ trước vào dời thực hôm nay!

      Xóa
  8. Hòa Thượng Huỳnh Quanglúc 12:40 12 tháng 8, 2013

    Chúng ta sống trên đời này không ai là hoàn toàn trong sạch. Phật thường dạy: "Phàm còn xuống lên ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi".
    Thật thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được? Người ta thường nói "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"; vậy thì ở trong buị tất phải lấm buị. Buị đời đã lâu đời lâu kiếp phủ lên thân, lên đầu chúng ta, vào trong buồng gan lá phổi của chúng ta.
    Nó làm cho chúng ta mờ mắt không thấy được đường chánh; nó làm cho chúng ta đục lòng, không thấy được chân tâm. Nếu chúng ta muốn sống mãi trong cảnh buị nhơ, muốn đắm mình trong tội lỗi, thì không nói làm gì. Nhưng khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thới, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Ðạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
    Chữ "Sám", tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là "Hối quả". Kinh nói: "Sám gỉa sám kỳ tiền khiên, Hối gỉa hối kỳ hậu quá". Nghĩa là, Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ "Sám hối", dịch theo tiếng Việt là "ăn năn chừa lỗi". Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ, bất luận là lâu mau, và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi, mà sau nầy vẫn còn làm lại, thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong Ðạo Phật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tăng ni Vân Hồnglúc 12:42 12 tháng 8, 2013

      Chính xác. Ðúng ra chữ Sám hối là danh từ riêng của Ðạo Phật. Khi Sám hối mà gọi là sai lầm, thì không phải là Sám hối nữa rồi. Nhưng để tiện việc diễn đạt, chúng ta hãy tạm dùng hai chữ ấy để nói chung những cách chuộc tội ở thế gian hay trong các đạo ngoài (ngoại đạo).
      Người thế gian, khi có tội lỗi với ông bà, làng nước, thường dùng trầu ruợu, hay heo gà, tiền bạc để tạ tội, xin lỗi. Có khi người ta lại dùng hình thức "đoái công chuộc tội", nhưng khi phạm tội với triều đình hay trong quân ngũ chẳng hạn. Hình thức lấy công chuộc tội cũng có chỗ hay, nhưng chưa hoàn hảo và còn thô thiển. Nó chỉ áp dụng để đối phó với bên ngoài, chứ bên trong trường hợp những tội lỗi xảy ra trong nội tâm của chúng ta, những tội lỗi rất vi tế, rất sâu xa, thì khó có thể mà áp dụng được hình thức nói trên.
      Trong các ngoại đạo, người ta cũng có dùng nhiều hình thức chuộc tội: như có đạo dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh; có đạo chủ trương xuống tắm ở những sông, suối mà người ta cho là linh thiêng thì hết tội; có đạo lại đem phẩm vật để xin
      Thánh Thần xả tội; có đạo lại chủ trương khổ hạnh, ép xác như đánh đập thân mình, nhịn đói khát, chịu nóng rét, nằm gai nếm mật để được giải thoát tội lỗi. Những cách chuộc tội như thế đều sai lầm hết. Tội lỗi thuộc về tâm lý, không có hình tướng. Vậy thì làm sao có thể lấy vật chất như nước, máu huyết, phẩm vật hay xác thân để làm sạch tội được.

      Xóa
  9. "Mừng gì ? Chẳng lẽ chỉ mừng 80 năm có mặt trên đời "
    Vậy mà có CỤ đã ngoài 80 lúc nào, năm nào cũng muốn mọi người phải mừng mình,phải nhớ đến công lao,thành tích trong quá khứ của mình,phải tung hô mình khắp nơi nào là quang vinh, nào là muôn năm. Ông cụ này chắc thuộc loại độc đoán, gia trưởng và bảo thủ nặng. Loại gừng này xem ra càng già, càng hôi và xỉu.Không muốn con cháu được mở mày,mở mặt với thiên hạ. Nhất nhất cái gì cũng phải theo ý cụ, trái ý cụ là không được, là suy thoái, là phản động, phải xử lý. Làm con cháu của cụ cũng đến khổ vì cụ.
    Bác Bồng thế mà sướng đấy.

    Trả lờiXóa
  10. Thương quá cụ già 80, cả một đời bị 'chủ nghĩa' phỉnh lừa. Dù sao cụ vẫn còn nhận ra, để còn kịp xám hối trước khi về với tổ tiên. Tâm trạng của ông, những lời nói của ông, hành động của ông đã là bài học cho những ai còn mơ ngủ!

    Trả lờiXóa