Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

TÒA ÁN CẦN ĐỘC LẬP VÀ CHỦ ĐỘNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

* BÙI VĂN BỒNG 
Theo thạc sĩ Nguyễn Quang Hiền, Trường ĐH Luật TP.HCM: Hiện nay, án hình sự tồn động hầu hết là án xét xử quá hạn theo luật định, là án vi phạm nghiêm trọng các quy định về thời hạn xét xử. Đây là một tồn tại, một vấn đề bức xúc cần được khắc phục kịp thời. Bởi lẽ, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm là phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý công minh kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan cho người vô tội, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Chính vì vậy, việc khắc phục tình trạng án tồn đọng, án quá hạn theo luật định là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa xã hội chính trị sâu sắc. Nếu cứ để tình trạng tồn đọng, án quá hạn theo luật định tồn tại, sẽ gây ảnh hường rất xấu đến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, gây hoài nghi rất lớn trong nhân dân, vi phạm nghiêm trọng quyền con người trong tố tụng hình sự.
Một thực trạng bất hợp lý đã và đang đặt ra là Tòa án không được hoạt động đọc lập, tự chủ về vận dụng pháp luật, đưa phap luật vào cuộc sống mà phải chịu duwí sự chỉ đạo của nhiều cấp, nhièu ngàn, mà chủ yếu là cấp ủy mà toàn án đó đang thuộc quyền. Thẩm quyền xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân hiện nay được phân định theo hai tiêu chí: Thẩm quyền theo việc (phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp Tòa án) và thẩm quyền theo lãnh thổ (phân định thẩm quyền xét xử của cùng một cấp Tòa án theo tính chất lãnh thổ).
GS. Susan Williams phân tích: Ngành Tòa án cần nắm quyền kiểm soát các công việc hành chính nội bộ của ngành mình. Các công việc điều hành nội bộ có thể gồm có việc cử các thẩm phán nào xét xử vụ án nào, số tiền dành cho quản trị ngành được chi tiêu như thế nào, nhân viên hành chính được tuyển dụng hay sa thải ra sao, v.v. Nếu bên lập pháp hoặc hành pháp có thể can dự vào những vấn đề điều hành chi tiết như vậy, họ có thể gây nhiều khó khăn cho các thẩm phán mà họ không ưa. Qua sự can dự hành chính đó, họ cũng có thể gây ảnh hưởng lên các phán quyết của thẩm phán thông qua việc điều khiển nhân sự và phân bổ công việc của toà án. Ví dụ, các thẩm phán thường tuyển dụng phụ tá pháp lý. Nếu hành pháp có thể quyết định ai sẽ được tuyển vào các vị trí phụ tá để giúp trong việc nghiên cứu pháp lý và soạn thảo phán quyết, họ có thể chọn những người tìm cách thúc đẩy nghị trình lập pháp (thay vì đề cao án lệ và công lý trong từng vụ án cụ thể), và có thể gây ảnh hưởng lên kết quả phán xử của các vụ án.  Chỉ khi toàn quyền điều hành các công việc nội bộ, tòa án mới có thể thực sự độc lập với các ngành khác trong chính quyền.
Toà án là cơ chế quan trọng để bảo đảm việc thực thi Hiến pháp. Toà án độc lập giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm quyền bởi lập pháp và hành pháp. Nhưng toà án chỉ có thể thực hiện tốt vai trò này khi Hiến pháp bảo vệ tòa án bằng cách minh định các bảo đảm và sự độc lập cần thiết, để toà án có thể đối trọng với các ngành khác trong chính quyền và bảo vệ các quyền con người một cách hữu hiệu.
Để hoàn toàn khách quan, đúng pháp luật trong xét xử, toà án phải độc lập với mọi ngành khác trong chính quyền, nhưng ở nước ta lại phổ bién và như một quy định at sthành văn: Cấp ủy, chính quyền trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của tòa án, kể cả từng vụ ệc cụ thể. Đó là trái với các quy định, thông lệ và nguyên tắc xét xử quốc tế.
 Toà án phải giữ vai trò giám sát thường xuyên và xông pha trong thực thi hiến pháp: Toà án phải “canh giữ” Hiến pháp khỏi những lạm dụng bởi chính quyền. Để hoàn thành vai trò đó một cách hữu hiệu, toà án phải độc lập với mọi ngành khác trong chính quyền. Nếu thẩm phán chịu sự chi phối của cấp ủy đảng, chính quyền, của các cơ quan có chức năng quyền hành pháp hoặc lập pháp thì họ sẽ  không thể đương đầu kháng cự những vi phạm Hiến pháp của các cơ quan đó. Chỉ khi nào ngành Tòa án được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng và kiểm soát bởi các ngành khác trong chính quyền, Tòa án mới có thể trở thành cơ quan bảo vệ Hiến pháp hữu hiệu.
Để thật sự độc lập với các ngành khác của chính quyền, toà án và các thẩm phán cần một số cơ chế bảo vệ đặc biệt. Các thẩm phán phải được bổ nhiệm qua một thủ tục hạn chế việc các chính trị gia có thể cài những người thân cận, như bạn bè hoặc thân hữu hoặc cử tri, vào tòa án. Mục đích là để đảm bảo các thẩm phán được bổ nhiệm do trình độ và khả năng, cũng như do tinh thần trách nhiệm và ý thức đạo đức nghề nghiệp của họ. Pháp luật rất cần có những điều kiện, chính sách, cơ chế quản lý phù hợp và những  hình thức bảo vệ các thẩm phán, để các cơ quan chính trị không thể trả thù cá nhân một thẩm phán vì một phán quyết họ không thích, bằng cách cắt giảm lương của thẩm phán đó.
GS. Susan Williams cho rằng: Để đạt được điều này, một trong những cách tốt nhất là đề ra thủ tục bổ nhiệm trong đó nghiệp đoàn độc lập của giới luật sư, hay luật sư đoàn, chịu trách nhiệm đưa ra một danh sách các ứng viên cho các vị trí thẩm phán. Các nghiệp đoàn này tất nhiên phải độc lập với chính quyền. Chỉ khi nào có sự độc lập đó, họ mới có thể có động lực kiến tạo và giữ gìn các tiêu chuẩn khắt khe về khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, để có thể nâng cao uy tín cho ngành nghề của họ.
Ngoài ra, một hội đồng các thẩm phán đương nhiệm cũng có thể tự lập ra một danh sách các ứng viên tương tự cho các vị trí thẩm phán cần bổ nhiệm trong tương lai. Các thẩm phán, một khi đã được bổ nhiệm, phải được bảo đảm nhiệm kỳ làm việc lâu dài. Thêm vào đó, Hiến Pháp cần bảo đảm rằng một khi đã được bổ nhiệm, một thẩm phán không bị bãi nhiệm trước khi nhiệm kỳ kết thúc, trừ khi có bằng chứng thẩm phán đó đã có những vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Tiêu chuẩn và thủ tục bãi nhiệm cũng phải được quy định rõ ràng trong Hiến pháp (ví dụ, ai quyết định tiêu chuẩn bãi nhiệm đã hội đủ: tòa án cấp cao hơn hay ngành lập pháp?). Mục đích là để công việc của thẩm phán được bảo đảm ổn định trong thời gian tại chức, và thẩm phán không thể bị mất việc trừ phi có những sai phạm nghiêm trọng. Có như vậy các thẩm phán mới có thể đưa ra các phán quyết mà không sợ bị buộc cách chức vì các phán quyết đó.
Cũng do tòa án không được quyền độc lập xét xử theo đúng pháp luật mà luôn luôn nằm dưới những “cái roi lãnh đạo, chỉ đạo”, đã trở thành một trong những nguyên nhân sinh ra lình xính, khó xử dứt điểm, nhanh chóng các vụ án, sinh ra tòn đọng án ngay càng nhiều. Từ thực tiễn xét xử cho thấy, dù luật tố tụng hình sự đã mở rộng thẩm quyền xét xử của các TAND nhưng vẫn bộc lộ những bất hợp lý, dẫn tới ngay càng phor biến tình trạng “ngâm án”, tức là  số lượng vụ án còn tồn đọng nhiều. Hiện nay, số vụ án hình sự phải xét xử phúc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao thậm chí còn nhiều hơn số vụ án phải xét xử phúc thẩm ở Tòa án cấp tỉnh (khoảng hơn 8.000 vụ/năm). Do đó các Tòa án không thể giải quyết kịp thời theo luật định. Ngoài các vụ án hình sự phải xét xử theo trình tự phúc thẩm, ở các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao còn phải thụ lý và giải quyết các loại án khác như kinh tế, lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp, những loại án này hiện nay cũng có xu hướng ngày càng tăng về số lượng, đặc biệt việc quá hạn xét xử phúc thẩm đối với các loại án này ngày càng nhiều, gây không ít ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân…
- Phải căn cứ vào trình độ năng lực thực tế hiện nay của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán các cấp theo mặt bằng chung của cả nước.
- Phải căn cứ vào số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng để đảm đương được nhiệm vụ thực tế hiện nay.
- Phải căn cứ vào tính chất của từng loại tội phạm được quy định trong BLHS để có cơ sở xác định loại tội nào giao đúng cho cấp có thẩm quyền xét xử, loại tội nào do cấp tỉnh xét xử.
Những vụ án tồn đọng, chậm đưa ra xét xử, hoặc kéo dài thời gian qua đã làm nảy sinh những vụ kiện tụng kéo dài, gây tốn kém, mệt mỏi cho rất nhiều người, nhiều cấp, nhiều ngành.
Tòa án là một cơ quan bảo hiến quan trọng. Tòa án nên cấu trúc quản lý, tổ chức hoạt động theo ngành dọc, kẻ cả về hệ thống tổ chức đảng. Như thực tế hiện nay, tòa án cấp nào do cấp ủy đảng ở cấp đó lãnh đạo, chính quyền cấp đó chỉ đạo, là hoàn toàn mất đi tính độc lập, quyền tự chủ trước pháp luật và do đó mất luôn tính khách quan trong xét xử. 
          Nguyên tắc độc lập của toà án là nguyên tắc quan trọng trong các nguyên tắc điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của toà án. Chính hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán nhằm mục đích bảo đảm quyền con người, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Vì nhiều lý do khác nhau mà nguyên tắc này chưa được thực hiện triệt để ở Việt Nam.

            Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng, nếu xem xét trách nhiệm của thẩm phán thì nguyên tắc này không được đảm bảo, thậm chí còn mất đi tính độc lập. Để khắc phục tình trạng này người thẩm phán phải chịu trách nhiệm trong các phán quyết và có lương tâm khi xét xử. Độc lập tức là thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử, thẩm phán tự mình giải quyết vụ án không phụ thuộc vào ai, không bị chi phối bởi ý kiến của ai. Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của thẩm phán. Độc lập là dựa trên căn cứ pháp luật để xem xét. Nguyên tắc độc lập xác định trách nhiệm của thẩm phán trong các hoạt động của mình mang tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bị tác động can thiệp từ bên ngoài. Ở đây thẩm phán không những độc lập với sự can thiệp của lập pháp, hành pháp mà còn độc lập với chính sự can thiệp của cá nhân hay tổ chức trong nội bộ cơ quan tư pháp
              Một quốc gia có thể có một bản hiến pháp với những lời lẽ thật hoa mỹ mà không có tác dụng gì trong thực tế, nếu không có cơ chế thi hành bản Hiến pháp đó. Đặc biệt, quyền con người rất dễ bị tổn thương, bởi vì từ lập pháp, hành pháp, tư pháp, chấp pháp đều có lợi khi vi phạm quyền của một cá nhân nào đó. Lập pháp hay hành pháp vi phạm quyền con người có thể do thiếu hiểu biết (họ không ý thức được họ đang vi phạm quyền) hoặc vì lo sợ (trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, khi sự lo âu hoảng hốt dâng cao), hoặc chỉ vì họ cho rằng có những mục tiêu quan trọng hơn là quyền con người (như lợi ích của chính họ hay nguyện vọng của các cử tri của họ). Trong các trường hợp như vậy, hiến pháp cần minh định một cơ quan độc lập có quyền và trách nhiệm thực thi hiến pháp, trong đó có việc thực thi các điều khoản nhân quyền.
BVB 
---------------

10 nhận xét:

  1. "TÒA ÁN CẦN ĐỘC LẬP VÀ CHỦ ĐỘNG TRƯỚC PHÁP LUẬT", tức là phải xóa bỏ điều 4 hiến pháp!

    Chắc là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" không cho phép!

    Trả lờiXóa
  2. Cấp ủy, chính quyền là trên hết
    Vụ gì xuất hiện báo cáo ngay
    Vụ này ngâm lại 10 cái Tết
    Chưa ai chỉ đạo cấm ra tay

    Mấy vụ quan trọng mặc kệ nó
    Vụ kia xử nặng chớ có run
    Vụ này phức tạp...ngâm lại đó
    Ngâm mãi cứt trâu phải hóa bùn.

    Trả lờiXóa
  3. He...he...
    Quan theo lễ, dân theo hình
    Mặc cho dân chúng bất bình, sợ chi?
    Ông Hiền ta bổng, dzu dzi
    Ong Vươn, ông Quý phải đi ở tù
    Biết rằng 'hoa cải' khói mù
    Vẫn nghiêm trị lũ "dân ngu cứng đầu"...
    Than ôi, Pháp luật của sâu...!

    Trả lờiXóa
  4. Trên đất nước này, luật pháp đồng nghĩa với cái ác!

    Trả lờiXóa
  5. Luật của bầy sâu là: Con sâu nào càng gớm ghiếc, ăn nhiều, phá mạnh thì con đó có thưởng!

    Trả lờiXóa
  6. Sâu ơi ta bảo sâu này
    Sâu ra tòa án kết bầy với ta

    Trả lờiXóa
  7. Luật pháp Việt Nam là luật pháp nằm trong " ". Nó chưa bao giờ đủ công minh để người ta tin tưởng. Vì vậy mà ra đường bây giờ ai cũng tự giữ lấy cái thân. Chính phủ thì cũng hững hờ chả thèm thay đổi chỉ lo vực dậy cái kinh tế trong khi "luật pháp" không nghiêm thì cái kinh tế nó kiểu gì mà vực dậy ?

    Trả lờiXóa
  8. Rằng là: Y án đó nghe
    Cứ theo chỉ đạo mà đè thăng Vươn
    Xử không ngon sẽ về vườn
    Xử ngon sẽ đươc tăng lương, phong hàm

    Trả lờiXóa
  9. Đảng lãnh đạo toàn diện mà độc lập cái nỗi gì???

    Trả lờiXóa
  10. Vụ xử anh Vương vừa qua và phong tước cho đại Ca cho thấy một chính quyền không còn tính minh bạch, chính danh trong mắt người lương thiện.Ở đây cho thấy ngành tòa án của Việt Nam trong xét xử phải theo sự chỉ đạo và phải tuân thủ việc trấn áp, không xét đến nguyên nhân của sự việc gốc rể xảy ra vấn để
    Hai vấn đề có tính chất gần như tương đồng là đồng Nọc nạn nhưng cho ta 2 cách xử khác nhau, mà vụ đồng Nọc nạn còn có án người chết
    Thật bất công trong vụ xét xử này, và việc giữ nguyên án cho thấy sự nhục nhã và tính thượng tôn pháp lưật của ngành toàn án việt nam

    Trả lờiXóa