Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Giáo sư Judith Ladinsky - Ân nhân của Việt Nam


BVB - Giáo sư Judith Ladinsky, một người bạn lớn của Việt Nam, có nhiều đóng góp giúp người dân Việt Nam và được báo chí gọi là Madame Việt Nam. Là Giáo sư khoa y tế dự phòng của Trường Đại học Wisconsin-Madison, Giám đốc tiểu ban Khoa học Y tế của Ủy ban Mỹ về hợp tác khoa học với Việt Nam, bà được xem là người Mỹ được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam.
Judith Ladinsky (hay Judy Ladinsky / 1938-2012) là giáo sư đã về hưu của Khoa Y tế dự phòng, trường International Health - UW Medical School, Đại học Wisconsin-Madison. Bà từng là Giám đốc của Văn phòng Nội vụ Y tế Quốc tế tại Trường Y Khoa của University of Wisconsin - Madison, và là Giám đốc Ủy ban hợp tác khoa học với Việt Nam và Lào của Mỹ. Bà đã dạy các khóa học về chăm sóc sức khỏe ban đầu và cung cấp chăm sóc sức khỏe nông thôn ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, và tổ chức của Sở Y tế và Sức khỏe quốc tế. Bà đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng trên một loạt các chủ đề chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, gần đây nhất là bệnh tiểu đường, sốt rét và viêm não Nhật Bản.
Judy Ladinsky sinh ngày 19/6/1938 tại Los Angeles. Bố của Judy mất khi cô 2 tuổi. Mẹ của cô tái hôn và khi cô 14 tuổi, cả gia đình rời tới thành phố New York city. Cô theo học tại University of Michigan tại Ann Arbor và cô gặp chồng tương lai của mình, Jack Ladinsky, vào cuối những năm 1950s, khi cả hai người đều tham gia vào một phong trào vì nhân quyền. Lúc đó Judy còn học đại học trong khi Jack đang làm tiến sỹ về xã hội học.
Họ cưới nhau sau đó. Jack khi tốt nghiệp tiến sỹ đã khởi sự tại Đại học Wisconsin-Madison. Gia đình Ladinsky tích cực tham gia vào phong trào chống chiến tranh Việt Nam. Họ có hai con, một gái Morissa, bác sĩ nhi khoa tại Cincinnati, OH và một con trai Mark, nhà vi trùng học ở Pasadena, CA.
Đóng góp cho Việt Nam
Judy Ladinsky lần đầu tiên đến Việt Nam trong sự hỗn loạn sau chiến tranh năm 1978, thời điểm khi Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cô đã ngay lập tức phát triển một niềm đam mê cho đất nước và con người. Năm 1980, cô trở thành Chủ tịch Ủy ban Y tế của Ủy ban Hoa Kỳ về hợp tác khoa học với Việt Nam. Năm 1984, cô đã trở thành Chủ tịch của tổ chức này, một vị trí cô giữ cho đến khi cô mất. Trong thời gian này, Judy đã thực hiện hơn 112 chuyến đi đến Việt Nam, cô phát hàng tấn vật tư y tế, sách và tạp chí đến các học viên y tế và các chuyên gia trên khắp Việt Nam. Cô hỗ trợ phòng thí nghiệm đào tạo, phát triển của kỹ thuật viên và bác sĩ phẫu thuật khoa học, giảng dạy trong một phạm vi rộng các ngành cùng với công tác y tế thôn bản của mình.
GS Judy Ladinsky là người có rất nhiều đóng góp tích cực cho Việt Nam trong lĩnh vực y tế, giáo dục và khoa học. Bà là một trong những người Mỹ đầu tiên sang Việt Nam từ thập niên 1980, rất lâu trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ, và đã giúp đỡ tìm học bổng sau đại học cho hàng trăm giảng viên người Việt từ rất sớm.
Bà đã được trao tặng 5 huy chương của Chủ tịch nước Việt Nam, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Trong cuốn "Vietnamerica: the war comes home", Judy Ladinsky được mô tả là một trong những người đầu tiên sau chiến tranh Vietnam War làm cầu nối giữa Việt Nam và Mỹ. "Cho tới nay, những người Mỹ gốc Việt tị nạn nghĩ rằng có hai cách để rời Việt Nam, một là ODP hai là Chương trình Judy Ladinsky" và cách thứ hai hiệu quả hơn".
Một câu chuyện nổi tiếng đăng lên Chicago Tribune cho thấy nhiệt tình nhân đạo của bà đã có từ những năm 1985.
Bà hiện yên nghỉ tại Công Viên Vĩnh Hằng, Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội 61 km, đi theo quốc lộ 32. Ai đến thăm, thắp cho bà ngọn nến, và nhổ giúp cỏ dại. Judy Ladinsky được mọi người tôn vinh là "Madame Vietnam", "Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam". Năm 2011, tại trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc đại học Wisconsin-Madinson, Mạng lưới Hòa bình và công lý tiểu bang Wisconsin trao giải Người xây dựng hòa bình của năm (Peacemaker of the Year) để vinh danh bà vì sự đóng góp lâu dài cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam.
Bà Ladinsky đã đến Việt Nam hơn 106 lần kể từ lần đầu tiên vào năm 1980 theo lời mời của cố Giáo sư Tôn Thất Tùng và lần cuối cùng là vào tháng 1/2011. Trong suốt thời gian mấy chục năm qua, Giáo sư Ladinsky đã kêu gọi các nhà khoa học và người dân Mỹ đóng góp giúp đỡ rất nhiều cho Việt Nam. Bà đặc biệt chú ý đến lĩnh vực y tế nông thôn và vấn đề thiếu bác sĩ ở nông thôn. Bà đã lập ra những dự án y tế nông thôn, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhi khoa, giải phẫu, dinh dưỡng, HIV/AIDS, điều trị ung thư, và cung cấp các thiết bị và đồ dùng ý tế để giúp Việt Nam.
Các dự án giúp Việt Nam của bà không chỉ tập trung vào y tế mà còn về nông nghiệp, khoa học cơ bản, khoa học xã hội, văn hoá. Bà cũng tạo điều kiện giúp đỡ cho nhiều du học sinh Việt Nam đến Hoa Kỳ học tập. Bà Ladinsky đã giúp hơn 300 du học sinh và cán bộ nghiên cứu Việt Nam nhận được học bổng để học và nghiên cứu tại các trường đại học ở Hoa Kỳ và Canada kể từ năm 1989.
Căn nhà của Giáo sư Ladinsky ở Varsity Hill, thành phố Madison, đôi khi còn được gọi là “khách sạn Việt Nam” vì rất nhiều nhà khoa học Việt Nam thường hay đến ở và du học sinh Việt Nam hay đến ăn tối ở nhà bà. Rất nhiều thế hệ học sinh Việt Nam cũng đã từng gặp bà Ladinsky qua hàng trăm cuộc thi TOEFL do bà Ladinsky tổ chức tại Việt Nam. Lễ thanksgiving nào, toàn thể du học sinh Việt Nam ở Đại học Wisconsin-Madison cũng tụ tập tại nhà bà như cuộc họp mặt gia đình cuối năm.
Đối với du học sinh Việt Nam mới đến còn bỡ ngỡ, bà sẵn sàng lái xe chở đi tìm nhà thuê, hướng dẫn đi mua sắm. Bà cũng sẵn sàng tìm cách giúp đỡ khi bất cứ du học sinh Việt Nam nào tại Mỹ gặp khó khăn gì về visa, học hành gọi điện cho bà biết.
Ông Jack Ladinsky, chồng bà, nói bà chỉ ngủ mỗi ngày 4 tiếng và làm việc không biết mệt mõi. Ông gọi bà là “human dynamo” (người phát năng lượng). Ông nói: “Bà ấy không chấp nhận thất bại, bà ấy không chịu thua… chỉ một chuyện có thể làm ngưng công việc của bà ấy là nếu bà ấy bất ngờ chết trên máy bay”.
Vì những sự đóng góp không mệt mỏi của bà đối với Việt Nam, Bà đã 5 lần được tặng huy chương: Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục-đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Huy chương Vì sự nghiệp Giải phóng phụ nữ Việt Nam nhân danh Ủy ban hợp tác khoa học Hoa kỳ Với Việt nam và Quỹ Kovalevskaia, và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Năm 2011, tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Wisconsin-Madinson, Mạng lưới Hoà bình và Công lý tiểu bang Wisconsin, vừa trao giải Người xây dựng hoà bình của năm (Peacemaker of the Year) để vinh danh bà “vì sự đóng góp lâu dài cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam”.
Trả lời phỏng vấn báo Khoa học và Phát triển sau khi nhận giải của Bộ Khoa học & Công nghệ bà còn hứa hẹn: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác khoa học với Bộ KH&CN. Đây là những hoạt động đem lại lợi ích cho cả cộng đồng khoa học giữa hai nước Mỹ và Việt Nam. Cụ thể là hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học, năng lượng, công nghệ thông tin, công nghệ nano, sức khoẻ cộng đồng... Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục xác định những lĩnh vực ưu tiên nhằm mang lại lợi ích cho các nhà khoa học của cả hai nước”.
Nguyện vọng cuối cùng của Giáo sư Judith Ladinsky trước khi mất là tro cốt của bà được mang sang rải ở Việt Nam.
/Giáo sư Judith Ladinsky của Đại học Wisconson-Madison, Hoa Kỳ vừa qua đời lúc 12h05 ngày 12/1/2012 tại Bệnh viện Đại học Wisconsin-Madison sau một cơn đột quỵ/.

C.M.G (st)
----------------

4 nhận xét:

  1. Sau chiến tranh Việt Nam, MT gặp những người Mỹ đến với Hà Nội- Việt Nam, họ đều yêu mến đất nước, con người VN và hành động giúp Việt Nam như bà GS Ladinsky. Nhân cách người Mỹ là như thê. Họ phân đúng/ sai rạch ròi, đàng hoàng, công chính. Không dính chuyện này vào chuyện kia. Mỗi người luôn hành động cao cả vì mình, vì cộng đồng dân tộc mình và nhân loại. Đó là lữ sông và lẽ chết của nguwoif Mỹ.
    MT thăm Hoa Kỳ, gặp những nhà lãnh đạo quận, thành phố, họ coi chức vụ chính quyền là cơ hội để được phục vụ cộng ích cho cộng đồng, chứ không phái để vơ vét làm giầu và o ép dân.
    Có bà quận trưởng chồng làm kinh tế nuôi gia đình. Bà chảng tơ hào một xu tiền thuế máu của dân.
    Có lẽ một phần cũng do cơ chế quản lý công khai minh bạch, phân quyền lực của Nhà nước Hoa kỳ

    Trả lờiXóa
  2. Giáo sư Judith Ladinsky là ân nhân của nhân dân VN thì đúng rồi. Nhưng bảo bà là người Mỹ được biết đến nhiều nhất ở VN thì không đúng. Tổng thống Obama mới là người đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Mỹ được nhiêu fngười VN biết đến là George Washington (22 tháng 2, 1732 – 14 tháng 12, 1799) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của tất cả người Mỹ. Ông hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ.
      > Và bất kỳ ai cũng biết Washington khi nhắc đến nước Mỹ...

      Xóa
  3. "The value of a person is not how much he/she got, it is how much he/she gave." Professor Judy Landinsky gave last 35 years of her life to Vietnam. As a former Vietnamese student who worked with her over 30 years, I have not see any one who love, care and devotion to Viet Nam/Vietnamese people as much as she did, including most Vietnamese that I know in Viet nam !.
    A Vietnamese researcher in US

    Trả lờiXóa