Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

SẼ LẤY 'PHIẾU TÍN NHIỆM' 49 CHỨC DANH

49 chức danh chủ chốt sẽ đồng loạt được lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín trong kỳ họp Quốc hội diễn ra từ đầu tuần tới. 
Ngày mai, 16/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo lần cuối về tình hình chuẩn bị lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 5, khai mạc vào tuần tới. Những điểm được bàn bạc còn lại chủ yếu thuộc khâu kỹ thuật, cách thức tiến hành cụ thể bởi đây là lần đầu việc lấy phiếu được tiến hành.
Theo chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, một số đại biểu Quốc hội đề nghị dành thêm thời gian cho hoạt động chất vấn và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm sau chất vấn để đại biểu có thêm thông tin, cơ sở quyết định. Tuy nhiên, trong chương trình dự kiến của kỳ họp, phiên lấy phiếu tín nhiệm vẫn diễn ra trước phiên chất vấn.
Cho đến thời điểm này, báo cáo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phẩm chất chính trị, đạo đức... của toàn bộ 49 các chức danh thuộc diện lấy phiếu đã được gửi tới tay các đại biểu Quốc hội.
Theo quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi báo cáo này đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
49 chức danh chủ chốt sẽ được đồng loạt
lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội sắp diễn ra.

Ảnh: Hoàng Hà.

Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thăm dò mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ đó để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội, HĐND tín nhiệm.
Trước khi Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm ít nhất 10 ngày, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến người được lấy phiếu tín nhiệm yêu cầu làm rõ hơn những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản yêu cầu mà đại biểu đã nêu trước ngày lấy phiếu.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu bầu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Ban kiểm phiếu công bố số phiếu tín nhiệm đối với từng người được lấy phiếu tín nhiệm.
Có 5 trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị; có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số đại biểu QH; có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội (3 trường hợp này đã được quy định trong Luật Giám sát hoạt động của Quốc hội song chưa lần nào thực hiện); người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”; người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” 2 năm liên tiếp.
Về quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp, người được đưa ra bỏ phiếu có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội. Quốc hội tiến hành thảo luận và trong trường hợp cần thiết, đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn.
Chủ tịch Quốc hội cũng có thể họp với các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi những vấn đề liên quan. Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn, Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu bầu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm với 2 mức: “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”.
Bàn về quy trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, đã lấy phiếu thì phải tính đến bỏ phiếu tín nhiệm. Khi bỏ phiếu thì phải phối hợp với Ban Tổ chức trung ương Đảng để chuẩn bị ngay người thay thế. "Đã làm tờ trình bỏ phiếu thì trong túi phải có ngay tờ trình để bầu luôn vào ngày hôm sau. Đưa ra bỏ phiếu ông A thì phải có ông B thay. Quyền lực phải liên tục", Chủ tịch Quốc hội nói.
Với người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp", Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm chậm nhất tại kỳ họp tiếp theo, trừ trường hợp người đó có đơn xin từ chức.
Trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, HĐND bỏ phiếu "không tín nhiệm" thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức.
Theo Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào cuối 2012, 49 chức danh lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, Phó thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Trong Nghị quyết của Quốc hội cũng ghi rõ “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm”.
Nguyễn Hưng
(VnE)

7 nhận xét:

  1. Hãy chờ xem có xứng là đảng cử dân bầu không,
    Có bao nhiêu đại biểu xứng tầm và xứng đáng với dân.
    hay vào quốc hội để có thẻ lỡ vợ đánh rút thẻ ra,khỏi bị đánh.
    Chuyện này là có thật đấy nhé,ở tỉnh Phú Khánh Ngày xưa đấy,

    Trả lờiXóa
  2. Cuối cùng thì cũng hòa cả làng thôi.Đảng lãnh đạo tuyệt đối và lấy phiếu tín nhiệm, hay bỏ phiếu tín nhiệm cũng không vượt qua được "lợi ích đảng" và đảng cũng chỉ là của một nhóm người mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lấy phiếu tín nhiệm là sự bày trò để mị dân, tỏ ra 'có dân chủ'. Chứ ngay đến ông Cả Trọng cũng thừa biết tỉ lệ phiếu vẫn nghiêng về "bộ phận lớn' bầu cho nhau mà thôi. Chẳng hy vọng, càng không 'khách quan, biện chứng' chút nào đâu!

      Xóa
  3. Giá trị của con người XHCN lại thêm một ràng buộc vào một tập thể , làm sụt giảm cái nhân cách , xâm phạm danh dự một cách trắng trợn .

    Lấy phiếu tín nhiệm , trông chẳng khác gì đấu tố không Công khai . Những thân phận được đưa ra dầu với một hình thức chọn lựa nào đi nữa , vẫn mang trong lòng mặc cảm bất tín . Nó tạo nên khoảng cách nghi kỵ , tất nhiên sẽ bị lợi dụng cho các ý đồ bất chính .

    Lấy phiếu tín nhiệm vì vậy đã mang tính chất qua mặt luật pháp , xem nhẹ luật pháp , xâm phạm trực tiếp nhân quyền . Nó phá hỏng guồng máy chính quyền trong bước đầu khi đặt nền tảng cơ cấu cán bộ .

    Giá trị của một cán bộ không thể được phán xét bởi một tập thể . Một cá nhân đôi khi đúng và một tập thể có thể sai trong cùng một một chủ Trương hay một quyết định .

    Hình thức lấy phiếu tín nhiệm vì thế sẽ vi phạm đến nhân phẩm của người cán bộ , tạo nên lợi ích phe nhóm , tạo nên câu kết và mua chuộc tình cảm , mua chuộc lá phiếu , tạo nên bè phái , vi phạm đạo Đức , khống chế tự do khi hành động .


    Một cán bộ nhà nước , trong Công tác bị đè nặng và chi phối bởi tinh thần phiếu tín nhiệm sẽ giảm năng lực , tiêu cực nhiều hơn tích cực vì tránh va chạm xung đột .

    Lấy phiếu tín nhiệm chẳng khác nào đưa cán bộ nhà nước vào sự khống chế về mặt tinh thần , phải chấp nhận áp lực của bầy đàn , quy phục thế lực của bầy đàn . Từ đấy , tinh thần tự do và dân chủ sẽ bị tiêu diệt, cái xấu tốt , hay dở bị xoá mờ bởi sức mạnh của tập thể .

    Sức mạnh được tạo nên do sự kết hợp của một tập thể . Nhưng chân lý , đúng , sai ! Không thể dùng tập thể để xác định hay phê phán .

    Trả lờiXóa
  4. Trần Trung Luậnlúc 11:13 16 tháng 5, 2013

    Rồi, đấy, thử chờ xem.
    Ai trúng phiếu cao về 'tín nhiệm' kỳ này thì biết:
    1 - Nhân vật vô hại, trung dung, không dế gì đụng đến "Bộ phận lớn"
    2 - Nhân vật có liên quan trực tiếp, cùng nhóm lợi ích, có lợi và che chắn cho họ.
    3 - Ăn may! (nhưng trường hợp này hiếm lắm)

    Trả lờiXóa
  5. i

    TMĐ14:29 Ngày 16 tháng 5 năm 2013
    Lỗ Tấn có câu thơ hay:
    Độ tận kiếp ba huynh đệ tại.
    Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
    (Hết sóng dữ ở bến,anh em vẫn còn đây.
    Gặp nhau,cười một cái,rõ tất mọi ơn,oán).
    Câu thơ đã hay giờ lại càng nổi tiếng nhờ Giang Trạch Dân
    vận dụng nó vào đúng lúc,tặng Cụ Đỗ Mười nhân cuộc gặp gỡ ở Thành Đô ngày 3/9/1990.Cụ Đỗ nhà ta thì ai cũng biết,cụ
    thiếu chữ.Đã thiếu chữ mà còn kém văn hóa ứng xử.Trong nước,nói chuyện,căn dặn thuộc cấp của mình,ngón tay của cụ chuyên nhịp nhịp và chỉ về trán đồng chí mình.May mắn cho tôi,và cũng may mắn cho cụ,tôi và cụ chỉ biết,chỉ gặp
    qua báo,đài.Nếu tôi mà bị cụ vừa nói vừa trỏ ngón tay như thế thì trăm phần trăm tôi phải đi tù và cụ phải ăn dép lốp của tôi.Trở lại câu thơ trên.Tặng thơ cho người không biết thơ quả là uổng phí.Thông ngôn thì chỉ đọc và không dám giải nghĩa.Cụ Đỗ thì gật đầu,cười mỉm,khoái chí, nghĩ
    là thiên triều đang khen mình đầu tóc rẽ ngôi giữa tợ Hitler.Và cũng từ câu thơ bí hiểm,bùn đỏ Bô xít lai láng,
    Tây Nguyên xanh,dự án kinh tế nồng nặc mùi chính trị hình thành.Bán sống bán chết cũng phải cố làm.Lỗ đến thâm xương cũng phải gắng theo đến cùng.Không Thủ Tướng,không Bộ Công Thương,không TKV,chính Cụ Đỗ có mái tóc rẽ ngôi ở giữa,ngón tay chỉ trỏ vào đồng chí mình mỗi khi huấn thị.
    Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu!Ha ha...

    Trả lời
    Trả lời

    TRIỆU LƯƠNG DÂN14:58 Ngày 16 tháng 5 năm 2013

    Lỗ Tấn có câu thơ hay:

    ĐÚNG LÀ học trò của HỒ chủ tịT vĩ đại vạ ...đ... CHỈ 2 câu bùa chú

    4 DỐT + 16 CHỮ DZÀNG của Thầy TÀU long địa

    Đ.M. Thằng thiến heo HOẠN LỢN cũng chết theo nước lú của GIANG TRẠCH DÂN

    Độ tận kiếp ba huynh đệ tại.
    Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.

    (Hết sóng dữ ở bến,anh em vẫn còn đây.
    Gặp nhau,cười một cái,rõ tất mọi ơn,oán)

    mà Thằng thiến heo HOẠN LỢN Đ.M. Dẫn 1 ầy VC vịt gian qua ký HIỆP ƯỚC Thành Đô tự vác gông cùm BẮC THUỘC LẦN THỨ 5





    May mắn cho tôi,và cũng may mắn cho cụ,tôi và cụ chỉ biết,chỉ gặp
    qua báo,đài.Nếu tôi mà bị cụ vừa nói vừa trỏ ngón tay như thế thì trăm phần trăm tôi phải đi tù và cụ phải ăn dép lốp của tôi.

    http://vietlist.us/Images_VN/ngobaochau-domuoi.jpg

    Như thế LÃO THÀNH NGU TRUNG vẫn còn khá hơn tên ĐẠI TRÍ NGỦ Xuống Hố Cả Nút Ngố BẢO TRÂU cam tâm vuốt mông liếm giày cho anh Ba X tại sân vận động MỸ ĐÌNH (chính là TRUNG ĐÌNH vì do nhà thầu TÀU xây!!!)


    NHẬN ĐỊNH như thế tôi không hiểu tại sao LÃO THÀNH NGU TRUNG không theo bài học TRẦN XUÂN BÁCH hay TRẦN ĐỘ nhỉ mà cứ quanh quẩn như cựu đại sứ TT Nguyễn Trọng Vĩnh trong vòng kim cô NGU TRUNG mà cố như cháu Sinh viên NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN ra tòa án sáng nay sẽ như Cô Bắc cô Giang đi vào Việt Sử … hay chỉ vì cái SỔ HƯU to như LÁ ĐA so với TIỀN ĐỒ TỔ QUỐC ..

    Chúng tôi bên ngoài vẫn kính mến quý vị như TRẦN XUÂN BÁCH hay TRẦN ĐỘ nay đã mất !!!

    CÒN ĐỢI GÌ NỮA LÃO THÀNH NGU TRUNG SỔ HƯU ?????????????

    Trả lờiXóa
  6. Quốc hội các nước có lấy phiếu tín nhiệm đâu sao vẫn chọn dduwwocj người có tâm, có tầm vừa hồng vừa chuyên cho đất nước?

    Trả lờiXóa