Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Nguy cơ thoái hóa từ việc không dám nói


Lâu nay có những người hay nói rằng, Đảng đã nói rồi thì không bàn gì nữa cả. Nghĩ như vậy không chỉ tiêu cực mà còn sai lạc. Đảng lãnh đạo nhưng không có nghĩa rằng tất cả mọi việc từ đường lối, chính sách tới cán bộ Đảng đều quyết hết. Nếu thế thì không cần họp Quốc hội làm gì. Không biết nghe, không chấp nhận phản biện thì xã hội trở thành thụ động.
             Liên quan đến công tác cán bộ, đúng là Đảng chịu trách nhiệm về công tác cán bộ. Nhưng những cán bộ nhà nước là do Đảng giới thiệu nhưng Quốc hội bầu ra, bởi vậy họ không chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng mà quan trọng hơn là trước Quốc hội, trước nhân dân.
                   Ø    Đọc tiếp 
------------------

4 nhận xét:

  1. Tướng Thước nói:
    "Hồi khóa VIII, không ít lần chúng tôi phải nói với nhau: Không bỏ phiếu thì không được mà bỏ phiếu thuận rồi thì về nhà ăn không ngon, ngủ không yên vì biết có điều gì không đúng".
    Nếu thực sự dân chủ, sẽ có việc chấp nhận cho bỏ phiếu trắng trong những trường hợp như thế này.

    Trả lờiXóa
  2. Ông Thanh được lòng dân. Nhưng những kẻ mà ông dọa "nhốt" đã dùng thủ đoạn để loại ông. Cũng đúng thôi, có ai muốn đưa người có khả năng bắt mình lên nhỉ? Ông Thanh biết làm sao ngoài việc tùy cơ ứng biến. Dù sao, diễn biến của tình hình đã có dấu hiệu khẩn trương, đầy tính chất dầu sôi lửa bỏng.

    Trả lờiXóa
  3. Trích:"Lâu nay có những người hay nói rằng, đảng đã nói rồi thì không bàn gì nữa cả. Nghĩ như vậy không chỉ tiêu cực mà còn sai lạc".Nhân dân đang đòi bỏ điều 4 hiến pháp, đảng nói như vậy là "suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị". Vậy bây giờ nói với ai,bàn với ai và suy nghĩ thế nào để không tiêu cức và sai lạc?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Nguyên Thủylúc 19:38 8 tháng 5, 2013

      Chắc mọi người đều hiểu rằng "đạo đức" và "chính trị" không hề liên quan biện chứng với nhau. Chẳng lẽ cả thế giới tụi tớ khi ấy là vô đạo đức khi chưa hề có chính trị?!

      Xóa