Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

“Minh triết” mà như thế này hay sao?


BVB - Đạo giáo và chủ nghĩa (này-kia) đều giống nhau ở chỗ khi (nó) đã là thần tượng, là thiêng liêng vĩ đại, tôn thờ trong nhận thức, quan điểm, có khi được 'nhồi sọ' rất siêu nghệ đén mức làm cho người ta mê đắm mà thuộc lòng, như một kỹ thuật 'bê tông hóa tư duy'... thì quả là khó thay đổi (lúc đó, người và vẹt giống nhau). Tiếng Việt ta thật phong phú và chứa đựng những khái niêm hài hước, tuy rất thực: Chân lý - cái chân của bà Lý (Luận)! Âu đó cũng là khiếm khuyết (lỗ hổng) phần mềm mà thượng đế chưa lường được, trước khi đem (nó) cài đặt vào tư tưởng con người...
“Minh triết” mà như thế này hay sao?
* LỮ PHƯƠNG  (Viet-Studies )
             Ông Nguyễn Khắc Mai – được giới thiệu là nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương – vừa viết một bài ca ngợi “giá trị minh triết” của K. Marx, căn cứ vào đó nêu ra hàng loạt những “nghịch lý” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp phải trong khi đem những tư tưởng của triết gia này áp dụng vào thực tế. Những “nghịch lý” này xem ra được nhiều người chú ý một cách thích thú nhưng thật ra không có gì mới mẻ cả vì tôi thấy, từ nhiều góc nhìn khác nhau, đã được nhiều tác giả trong nước nói đến từ lâu rồi. Điều tôi quan tâm trong bài viết này chỉ là mấy chữ “giá trị minh triết” của K. Marx vì tôi thấy trong một khung cảnh văn hóa mà bất cứ một anh vớ vẩn nào cũng có thể tự cho mình cái quyền nhổ nước bọt vào sách vở của Marx, mấy chữ “giá trị minh triết” của K. Marx ở đây dù sao cũng nên được quan tâm thích đáng.
Nhưng mối thiện cảm ban đầu đó của tôi với cái tựa bài viết của ông Nguyễn Khắc Mai đã tan biến hoàn toàn khi tôi đọc được mấy dòng sau đây trong bài viết của ông, nương theo chú dẫn trong bài viết đó để tra cứu và nhận ra những sai lầm không thể nào tưởng tượng nổi của một nhân vật “hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết”:
              “Cái gọi là giá trị minh triết đầu tiên của C. Mác là sự thừa nhận không có chủ nghĩa cộng sản. Hai ông nhiều lần khẳng định điều này (xem Ăng ghen trả lời phỏng vấn của K. Heinzen, cũng như bài tựa tác phẩm Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp). Trong bài tựa này Ăng ghen viết: “Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt, chẳng có mục tiêu lớn chủ nghĩa cộng sản gì cả. Đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác đề xuất lúc trẻ nhưng vứt bỏ nó trong cuối đời.” Trong bài trả lời phỏng vấn K Heinzen Ăng ghen nói, chúng tôi không coi CNCS là lý tưởng, bởi lý tưởng là từ ý chí chủ quan, nó chỉ là phong trào hành động thực tiễn, những người CS phải lấy thực tế văn minh của những dân tộc hiện đại làm tiền đề cho chính sách của mình (nôm na là hãy học những bài học văn minh của thế giới mà hành động!). Ông còn cẩn thận chỉ ra rằng thực tế văn minh chứ không phải thực tế lạc hậu, mà phải là của những dân tộc hiện đại chứ không phải của những dân tộc trung bình. Với quan niệm như thế hai ông cũng đã khẳng định không có cách mạng, mà chỉ có tiến hóa mà thôi. Tiến Hóa đó mới thật là giá trị minh triết của hai ông”.[1] 
             Theo sự kiểm tra của tôi (một công việc bỏ chút thì giờ ai cũng làm được) khi dò theo một số tên người mà tác giả nêu ra – mặc dù tác giả không cho biết cụ thể về văn bản nguồn – tôi thấy không hề có cuộc gọi là “trả lời phỏng vấn” nào của Engels với K. Heinzen cả: Heinzen không phải là một nhà báo mà là một trí thức khuynh tả, có liên minh với những người Cộng sản trong phong trào chống tư bản bấy giờ ở Đức, nhưng khi phát biểu về những đồng minh của mình lại có những nhận định không đúng nên Engels đã buộc phải lên tiếng, cho nên điều ông Mai gọi là “Ăng ghen trả lời phỏng vấn của K. Heinzen” thực sự là những lời luận chiến phê phán những nhận xét sai lầm của K. Heinzen về chủ nghĩa cộng sản của Marx:
             “Heinzen hình dung chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết nhất định và đem ra thực hiện từ một nguyên tắc lý luận cốt lõi nào đó, từ đó rút ra những kết luận xa hơn. Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là một phong trào đem vào thực hiện không phải từ những nguyên lý mà từ các sự kiện. […] Những người cộng sản không phát xuất từ triết lý này hay triết lý nọ mà dựa trên toàn bộ tiến trình lịch sử trước đó và đặc biệt trên những kết quả thực tế của tiến trình đó trong những nước văn minh thời nay.Trong chừng mực là một lý thuyết, chủ nghĩa cộng sản là biểu hiện lý luận vị trí của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản, là sự tổng kết những điều kiện cho sự giải phóng giai cấp vô sản”.[2]
               Engels đã viết rõ ràng như vậy. Đúng hay sai, đây không phải là chỗ để bàn luận về sự diễn giải đó của Engels đối với tư tưởng của Marx – qua sự trình bày ở trên là mối quan hệ giữa lý luận và thực tại, giữa ý thức hệ và cuộc sống – mà chỉ là câu chuyện về cái gọi là những “giá trị minh triết” mà ông Nguyễn Khắc Mai đã gán cho Engels và Marx”: giá trị minh triết ấy (nếu có) qua văn bản trên đây chẳng có gì để có thể cho rằng hai tác giả Tuyên ngôn cộng sản sau này đã tự chối bỏ mình bằng cách thừa nhận “không có chủ nghĩa cộng sản”. 
              Ý kiến của ông Mai khi viện dẫn lời tựa của Engels (viết năm 1859) cho cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp trong những năm 1848 đến 1850 (do Marx (viết năm 1850) cũng có những sai lầm trầm trọng như vậy. Trong bài viết nói trên của Engels quả là có một ý cho rằng: “Phương pháp đấu tranh của năm 1848 bây giờ lỗi thời về mọi mặt…” nhưng nếu đọc toàn bài thì ý nghĩa rành rành của nó là nói về sự khác biệt của các phương pháp của những năm 1848-1850 so với
năm 1859 sau này – các phương pháp mới này Engels đã phát triển rõ hơn trong bài viết (như từ bỏ kiểu bạo lực đường phố, chấp nhận những phương thức đấu tranh nghị trường, công khai…vì theo Engels giai cấp tư sản đã đi đến chỗ “sợ những phương thức hợp pháp hơn là bất hợp pháp của đảng công nhân, sợ kết quả của những cuộc bầu cử hơn là những cuộc khởi loạn”[3] – chứ không có gì hàm ý khẳng định là “không có cách mạng, mà chỉ có tiến hóa” như ông Mai đã trình bày về học thuyết Marx xét trên tổng thể, nhất là cho rằng đó là một học thuyết đã bị chính những người khai sinh ra nó phủ nhận vì “đã lỗi thời về mọi mặt, chẳng có mục tiêu lớn chủ nghĩa cộng sản gì cả. Đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác đề xuất lúc trẻ nhưng vứt bỏ nó trong cuối đời”.
              Tôi hết sức ngạc nhiên về thái độ quá dễ dãi (hoàn toàn thiếu thận trọng) trong cách đọc văn bản của ông Nguyễn Khắc Mai cũng như cách ông viện ra khái niệm gọi là “giá trị minh triết” để giải thích xuyên tạc tư tưởng của Marx. Theo tôi nghĩ, chắc hẳn ông không thể không biết rằng bản thân học thuyết Marx là một vấn đề học thuật, dù bàn bạc theo hướng chấp nhập hay phủ nhận thì cũng nên đàng hoàng, nghiêm chỉnh, chứ không thể chửi bừa, cho lấy được hoặc khen bừa, cho lấy được như nhiều người đang làm hiện nay. Nhất là lại không đọc kỹ chính văn mà chỉ đoán mò hoặc không kiểm tra tài liệu trước khi viết mà cứ thoải mái … “nổ” rầm trời!
L.P


[1] Nguyễn Khắc Mai: Đôi điều về Minh triết Các Mác hay những nghịch lý “cộng sản”,
[2] Hai bài báo của Engels tranh luận với Karl Heinzen trong Hồ sơ: “The Communists and Karl Heinzen”. http://www.marxists.org/archive/marx/works/1847/09/26.htm
[3] Engels: “Introduction to Karl Marx’s The Class Struggles in France 1848 to 1850” http://www.marxists.org/archive/marx/works/1850/class-struggles-france/intro.htm
 
------------------

12 nhận xét:

  1. Biện chứng - triết học, theo một 'mẩu' st của Nguyễn Anh Tuấn và PGS.TS Vũ Trọng Khải:
    > Tổng thống Pháp Francois Hollande than: Thật đáng buồn. Quanh tôi là 100 cô nàng xinh đẹp hết cỡ, chân dài miên man. Nhưng buồn quá! Có duy nhất 1 cô bị HIV mà chẳng rõ là cô gái nào!

    Tổng thống Mỹ Barack Obama than: Thế thì thấm vào đâu, ông vẫn còn được sung sướng dài. Quanh tôi đây là 100 vệ sĩ, tên nào cũng võ nghệ cao cường, trang bị vũ khí tận răng. Nhưng buồn quá! Có duy nhất 1 tên là khủng bố mà chẳng rõ là tên nào!

    Thủ Tướng Việt Nam Chí Phèo Hội Nghị than: Thế thì các ông vẫn còn được chết thanh thản sau khi sung sướng hay vinh quang. Còn tôi mới đáng buồn, sống dở, chết dở. Muốn chết cũng không xong, dân chửi nhục hơn con chó. Quanh tôi là 100 chuyên gia, đầy đủ bằng cấp tiến sĩ, học cả nước trong nước ngoài. Nhưng buồn quá! Có duy nhất 1 tay có trình độ về kinh tế mà chẳng rõ đó là tay nào...

    Trả lờiXóa
  2. Vì ta chưa tìm ra minh triết, nhưng tháy xuất hiện Nguyễn Minh Triết (CTịch nước), lại thêm Nguyễn Minh Triết, con trai ông 3 Dũng, nên dùng ngay. Nhưng, cái tên chẳng nói được điều gì! Cũng không thể khá lên được!

    Trả lờiXóa
  3. Ông Lữ Phương đòi minh triết, và đưa minh triết ra để nói; không sợ 'phạm thượng' à? Bác Cả Trọng còn trên cả Minh Triết cơ đấy! Ông ta tự coi mình cỡ Siêu Triết, thế giới không ai sánh bằng, nói chỉ mấy câu mà "phân hóa được nội bộ Ôbama"> Tài thật!

    Trả lờiXóa
  4. - Lữ Phương gửi Nguyễn Quang Lập: Nếu bạn chỉ là Vịt thì bộ lông của Thiên Nga
    cũng ko giúp bạn trở thành - thậm chí chỉ là - Bìm Bịp được.
    http://quechoa.vn/2013/05/09/doi-dieu-ve-minh-triet-cac-mac-hay-nhung-nghich-lycong-san/
    - Một tuyệt tác nữa do Vịt sưu tầm, nó "thật sự cuốn hút, khúc chiết và sáng sủa lạ thường" dù rằng "đây là tôi nghe không biết có đúng không".
    http://quechoa.vn/2013/05/13/bac-bo-phuong-an-dua-ong-nguyen-ba-thanh-vao-bct-toi-nhin-nhan-do-la-buoc-phat-trien-dang-mung/

    Đây chỉ là hai ví dụ về Vịt, tức cái đám ăn theo nói leo và bưng bê kê đặt trên không gian ảo.
    Còn nhiều lắm, nhưng ta ko thể bịt mũi lâu đến thế mà giới thiệu hết cho các bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế,đám này được nhồi sọ, 'bê tông hóa tư duy' từ thanh, thiếu thời, nay hói, rụng, bạc rồi, nhăn nheo, tư duy nếp nghĩ khô cứng, mòn sáo, vì 'suốt đời đi theo đảng' chỉ lấy mấy câu 'ní nuận' học thuộc lòng để kiếm cơm thôi, mong gì đổi mới tư duy ở họ!?

      Xóa
  5. Minh triết hay không minh triết để của mấy ông tây mà làm gì ..ì ì. Cái người ta cần là DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, VĂN MINH. Sing, Nhật, Hàn, .... họ có chủ nghĩa này nọ gì đâu sao nước họ giàu mạnh, dân họ sướng thế. Mình có minh triết này, chủ nghĩa nọ, rồi Đ lãnh đạo, kim chỉ nam, học tập làm theo,.... sao mà nghèo khổ vậy mà các ngài lú luận vẫn u mê chưa tỉnh.

    Trả lờiXóa
  6. Trong một khu rừng, các loài vật quyết định tổ chức cuộc thi xem con nào có chiếc áo đẹp nhất. QUẠ đen cũng quyết tham gia, nó lấy phẩm màu vẽ cho mình một cái áo rực rỡ, tự tin và kiêu hãnh đi dạ hội. Sau khi múa, hát là đến phần thi áo đẹp, thì trời đổ mưa. Nước mưa đã làm biến mất chiếc áo "hoành tráng" của quạ,và cuối cùng thì QUẠ vẫn là QUẠ!

    Trả lờiXóa
  7. Tôi chẳng cần minh cần triết, cũng chẳng cần cãi cọ về cái chủ nghĩa chủ ngiếc gì hết. Tôi chỉ cần nước được độc lập, dân được tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng có quyền yêu dân yêu nước và ai cũng có thể lên tiếng chống lại sự cai trị độc tài, ai cũng có quyền tham gia việc nước để đưa dân, đưa nước thoát khỏi nghèo đói lạc hậu, ai cũng có quyền chống lại những thế lực đang lăm le xâm chiếm biển đảo của mình ! Lý luận nhiều làm quái gì ! Thông kim bâc cổ về chủ nghĩa như ông tổng Trọng tiến sĩ ngành xây dựng đảng còn chẳng ăn thua gì nữa là !

    Trả lờiXóa
  8. Tôi chẳng cần minh cần triết, cũng chẳng cần cãi cọ về cái chủ nghĩa chủ ngiếc gì hết. Tôi chỉ cần nước được độc lập, dân được tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng có quyền yêu dân yêu nước và ai cũng có thể lên tiếng chống lại sự cai trị độc tài, ai cũng có quyền tham gia việc nước để đưa dân, đưa nước thoát khỏi nghèo đói lạc hậu, ai cũng có quyền chống lại những thế lực đang lăm le xâm chiếm biển đảo của mình ! Lý luận nhiều làm quái gì ! Thông kim bâc cổ về chủ nghĩa như ông tổng Trọng tiến sĩ ngành xây dựng đảng còn chẳng ăn thua gì nữa là !

    Trả lờiXóa
  9. Giờ này mà còn tin Marx, Engels? Triết gia Socrates từng nói: "Cuối cùng, tôi chỉ biết là tôi không biết gì hết"! Còn Lâm Ngữ Đường tương tự: "Không có gì đúng. Không có gì sai - Cái gì cũng đúng. Cái gì cũng sai". Triết gia hiện đại Jean Paul Sartre cuối đời tự nhận mình đã nói nhăng nói cuội, "tào lao chi khươn".

    Trả lờiXóa
  10. Đây là một ví dụ điển hình của ...Vịt: "Giờ này mà còn tin Marx, Engels? Triết gia Socrates từng nói: "Cuối cùng, tôi chỉ biết là tôi không biết gì hết"! Còn Lâm Ngữ Đường tương tự: "Không có gì đúng. Không có gì sai - Cái gì cũng đúng. Cái gì cũng sai". Triết gia hiện đại Jean Paul Sartre cuối đời tự nhận mình đã nói nhăng nói cuội, "tào lao chi khươn".


    Trả lờiXóa
  11. Lão Mập Tử
    Hỡi những kẻ mộng du, với mớ kiến thức nhăng cuội như thế mà viết bài rồi bình loạn lên. Hãy dành thời gian kiểm tra và kiểm định vốn kiến thức bòng bong của các vị đi. Có giúp ích gì cho đời không? Có làm cho Việt Nam giàu có lên không? Có làm cho thế giới tốt hơn không? Nếu có, thì tiếp tục. Nếu không thì ngồi im đấy.

    Trả lờiXóa