Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

> TẬP TRUNG THẾ NÀO? DÂN CHỦ RA SAO?

Nhân kỷ niệm 83 năm
 thành lập Đảng CS Việt Nam

BÙI VĂN BỒNG   
Một cựu chiến binh ở quận Ninh Kiều, T.p Cần Thơ nói với tôi:
- Theo ông thì thực chất và giá trị nguyên tắc “Tập trung dân chủ” của Đảng là gì?
          Tôi nói:
- Đề ra nội dung và luận lý về cái nguyên tắc đó, thấy cũng hợp lý, cũng  thấy đúng. Nhưng, đó mới chỉ là câu chữ trong Điều lệ, còn thực hiện ra sao? Thực hiện được hay không? Hoặc lợi dụng nó để mưu chuyện khác lại là vấn đề cần đề cập đến.
          Ông ta nói:
- Thì đó, điều tôi muốn nói là đề ra nguyên tắc, nhưng có thực hiện nguyen tắc hay không, nói cho "kêu" rồi chỉ nằm trên giấy, không thực hiện. Vậy nguyên tắc cho ai, để làm gì? Giữ “nguyên” mãi vậy thì bị “tắc” là phải rồi.
Có lẽ cách phân tích từ ngữ của ông CCB này là phát hiện mới cho “Từ điển Đảng”. Nguyên tắc là cứ giữ "nguyên" sẽ bị "tắc", tức là đứng yên, không vận động, không thực hiện, không sáng tạo, rập khuôn, máy móc, công thức cứng đờ. Nó cũng giống như cái từ quyết liệt: Rõ ràng “quyết” rất mạnh, chém gió trên bục cứ phần phật, nhưng “quyết” rồi mà không làm được gì, bị “liệt” luôn, gọi là “quyết liệt”...
        Trở lại với nguyên tắc “Tập trung dân chủ”. Điều lệ Đảng ghi rõ: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, … Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng”.
          Để có Điều lệ Đảng, hoặc Nghị quyết, Trung ương Đảng có cả một bộ máy giúp việc, trợ lý, thư lý, nghiên cứu, tổng hợp…rất đông đảo. Người  soạn thảo ngồi tỉa tót từng chữ, luận bàn tập thể các nhà nghiên cứu đến nát nước nát cái, mới ra được Dự thảo Điều lệ, Nghị quyết…Rồi đưa ra toàn đảng góp ý, rồi đưa ra hội nghị bàn thảo, luận giải, tranh cãi. Thế mà, nói đúng, nói hay, nghe ra rất bài bản, nhưng lại không thực hiện chu đáo, hiệu quả kém, hoặc là né tránh, lờ đi không làm theo nguyên tắc, chưa nói đến những tai hại ngược chiều. Thực tế đó bộc lộ qua mấy điểm sau:
           Thứ nhất, người soạn thảo cứ soạn thảo, người nghiên cứu cứ nghiên cứu, người đem thuyết giảng cứ thuyết giảng, nhưng người có ghế, có chức danh đứng ra chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành lại làm theo ý của cá nhân. Họ bỏ qua các nguyên tắc, thậm chí không thuộc điều lệ, không hiểu thấu đáo nội dung và cách thực hiện theo nguyên tắc đó là gì? Thử làm cuộc kiểm tra vấn đáp các vị lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương về điều lệ Đảng, chắc chắn nhiều vị điểm dưới trung bình, thậm chí điểm không.
         Thứ hai, nói “tập trung dân chủ” nhưng chỉ nặng về tập trung, còn dân chủ thường bị xem nhẹ, bị bỏ qua, phớt lờ. Tập trung và lãnh đạo tập thể quyền lực dồn cho một nhóm không khéo trở thành “Trung ương tập quyền”. Phân công cá nhân phụ trách, không khéo trở thành “quân chủ chuyên chế”, sinh ra độc đoán chuyên quyền, lộng hành. Những lãnh đạo cộng sản độc tài cũng nhờ lợi dụng cái nguyên tắc không thành Luật ấy mà ra.
            Thứ ba, tập trung cái gì? Dân chủ ra sao? Làm thế nào để thực sự phát huy dân chủ trong Đảng, mới là khó. Thông thường, Ban thường vụ phần nhiều chờ Bí thư quyết; đến Ban chấp hành lại chờ Ban thường vụ quyết;  đảng viên chờ Ban chấp hành, chờ Bí thư quyết… cứ cái quy định kiểu chơi cò Đô-mi-nô ấy mà làm, quen rồi, thành nếp. Suy cho cùng, mọi sự đều theo ý ông Bí thư là cao nhất, to nhất. 
             Thứ bốn, nếu theo nguyên tắc đó, diễn ra quy định “thiểu số phục tùng đa số” lại là lợi bất cập hại, nhiều khi lại rất nguy. Bởi, nếu phần nhiều tập thể đó là đảng viên tốt, không bị suy thoái, ít hoặc không có tham nhũng tiêu cực, thì cái “đa số” đó là thuận, là cơ sở cho sự phát triển theo hướng đúng, chất lượng. Nhưng, nếu tập thể (cấp ủy, ban chấp hành) lại rơi vào thực trạng “một bộ phận không nhỏ” thoái hóa, biến chất, tham nhũng, tiêu cực, thì cái “đa số phiếu” ấy chắc chắn là ủng hộ tham nhũng, ủng hộ sai phạm, truy dẹp hạ bệ, kỷ luật người trung thực thẳng thắn. Quan niệm "tôi bỏ phiếu cho ông, tức là cũng tự bỏ phiếu cho tôi, ta với nhau, hòa cả làng". Đó là cái nguy làm mầm cho sinh biến.
           Thứ năm, tập trung không ra tập trung, dân chủ không ra dân chủ, mọi sự do một nhóm, một ê-kíp kéo bè kết cánh với nhau nắm mọi quyền hành, thông đống với nhau rồi “quyết”, không cần "nghị", đưa ra chi bộ, đảng bộ, hội nghị, đại hội chẳng qua chỉ là một động tác hợp thức hóa mà thôi. Nghĩa là một thứ hình thức gọi là có dân chủ, nhưng là thứ “dân chủ giả hiệu”. Nhân sự, nhận định, đánh giá khen hoặc kỷ luật ai đã có ấn định trước cả rồi. Đảng viên muốn có ý kiến phản đối cũng coi như thiểu số lạc lõng. Trong thực tế, có đa số sai nhưng được coi là chân lý, thiểu số đúng lại bị coi là phi lý. Đánh tráo khái niệm, dưới lừa trên, trên thả cho dưới được quyền tự tung tự tác cũng do đó mà phát sinh. Rất cần cảnh giác với những tráo trở khi vận dụng nguyên tắc này.
           Đó là 5 điểm yếu chí tử trong nguyên tắc “Tập trung dân chủ” của Đảng ta hiện nay.
            Khi mà do trình độ nhận thức vận dụng sai nguyên tắc “tập trung dân chủ” của Đảng thì mất uy tín lãnh đạo của Đảng, mất đoàn kết trong Đảng. Nhưng nếu do cố ý lợi dụng nguyên tắc này để vụ lợi cho cá nhân, phe nhóm hoặc phản bội tiếp tay cho kẻ thù thì hậu họa lớn vô cùng, thậm chí mất nước. Về thực trạng này, bài học Đông Âu và Liên Xô rất rõ. 
          Làm sai hoặc thiếu sự kết hợp đồng bộ, vận dụng không đầy đủ nguyên tắc này trước hết là bị mất lòng dân, nó sẽ làm rệu rã bộ máy chính quyền, làm băng hoại đạo đức, làm đảo lộn giá trị xã hội dưới một vỏ bọc khá kiên cố là chấp hành nguyên tắc Đảng! Sự núp bóng này làm gia tăng quyền lực Nhà nước, tạo cớ cho Chính phủ lộng hành, lấy vỏ bọc dựa trên nguyên tắc Đảng phủ nhận pháp luật Nhà nước, bẻ cong cán cân công lý, đàn áp dân chủ, mặc nhiên lại trở thành vô nguyên tắc. 
              Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ có thể phát huy được tác dụng theo đúng nghĩa của nó khi mà các đảng viên trong sạch, lành mạnh trong tổ chức đảng chiếm đa số. Còn khi suy thoái, biến chất, tham nhũng đã trở thành "bộ phận lớn" thì càng thực hiện nguyên tắc này càng mất dần đảng viên tốt, tụ đông thêm những người không đủ tư cách trong đảng, dẫn đến đảng "tự diễn biến" đi đến tiêu vong không gì cứu nổi. Đảng mất quyền lãnh đạo do mục ruỗng từ bên trong, đừng đổ thừa cho một "thế lực thù địch" nào khác để che giấu cái yếu, cái xấu, thứ bệnh ung thư của mình! Bỏ qua dân chủ, tập trung sai nguyên tắc dẫn tới độc quyền lãnh đạo, độc đoán khi ra nghị quyết, người đứng đầu mang nặng chủ nghĩa cá nhân, tự biến thành chủ nghĩa toàn trị, có "quyền sinh quyền sát", “yêu nên tốt, ghét nên xấu” thì rất dễ áp đặt ý kiến riêng của mình khi đề bạt những cán bộ chưa đảm bảo tiêu chuẩn, thậm chí cả những phần tử cơ hội. Đó cũng là hậu quả năng tập trung, coi nhẹ hoặc vứt đi dân chủ!
             Cho nên, nguyên tắc xuyên suốt và nền tảng xây dựng đảng này  chi phối đến mọi hoạt động của Đảng, từ lãnh đạo, chỉ đạo đến quan rlý, điều hành, kể cả công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra Đảng, kỷ luật trong đảng. Vô hình trung, chính nguyên tắc tưởng như là “duy trì kỷ cương” lại  tạo ra những kẻ hở “vốn có” cho những hành động cố tình vi phạm quyền dân chủ, độc đoán chuyên quyền, là cơ hội rộng đường cho nạn tiêu cực, tham nhũng sinh sôi, phát triển. Đây là sự nguy hại tự sinh, tự phát như thứ dịch bệnh tiềm ẩn từ lục phủ ngũ tạng ngay trong chính cơ thể một Đảng cầm quyền.
BVB 

16 nhận xét:

  1. Cũng với 4 từ, thử đảo ngữ xem nó có khác nghĩa không: "tập trung dân chủ" và "dân chủ tập trung"?
    Tôi luận rằng:
    + Dưới thể chế "nhứt nguyên" chính trị (độc tài), họ dùng "tập trung dân chủ"- tức là dân chủ từ trên(nhà cầm quyền) ban phát xuống theo "hảo tâm", kiểu "xin - cho". Hiến pháp và luật do trên vạch ra nhằm để cai trị, có nghĩa cấp trên nắm quyền lập pháp, dân bên dưới chỉ là hành pháp.
    + Dưới thể chế "đa nguyên" chính trị {dân chủ), người ta dùng "dân chủ tập trung"- tức là dân chủ từ dưới (dân) lên , đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. Hiến Pháp và các luật cơ bản do dân phúc quyết, có nghĩa dân bên dưới nắm quyền lập pháp, bên trên chỉ là hành pháp.
    Trong "thời vụ" sửa đổi Hiến Pháp hiện nay, chúng ta nên tham gia luận bàn về đề tài anh Bồng đặt ra ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí với còm Thiện Tùng! > Đảng lãnh đạo Nhà nước thì lo mà lãnh đạo, đứng trên cao mà lãnh đạo cho xứng tầm. Quên là đã đề ra "Đảng lãnh dạo, Nhà nước quản lý hay sao? Thủ trưởng, chính ủy sao cứ muốn chui vào nằm trong phòng quản lý, nhòm ngó ngăn kéo tiền à, đòi ăn chia, bớt xén à? Hiến pháp là của Nhà nước tuân thủ đường lối Đảng để thực thi, Đảng lại đòi chui vào Hiến pháp làm gì? Hay là cũng tự biết Đảng yếu, sợ đến mức phải nhờ Hiến pháp ủng hộ, làm chỗ dựa về mặt pháp lý ư? Điều 4 nằm chính ình ra đó từ 20 năm nay, Nhà nước có thèm triển khai ra "Luật Đảng" đâu? Mà nằm trong Hiến pháp cho oai, không có Luật đi kèm thì nằm đó làm gì? He...he... nói thẳng đấy, có chịu nghe? Không nghe thì cứ xếp de. Rồi nay mai bị dân coi như tiếng ve, ra rả kêu mà chẳng tích sự bằng con me; chẳng ai thèm nghe; đừng ở đó mà kéo phe; Lại bị nhân dân xếp de...de...!!

      Xóa
    2. Nhân đây xin chia sẻ cùng bạn đọc một tư liệu đề cập tới nguyên tắc " Tập trung dân chủ" của các ĐCS Liên Xô, Trung Quốc đã dẫn tới quá trình suy thoái không cưỡng lại được trong hàng ngũ lãnh đạo các cấp. Mời mọi người đọc bài " Bàn thêm về bài viết của học giả Lý Thành" đăng trên http://viet-studies.info

      Xóa
    3. Thời tôi là SV trường ĐHKT TpHCM còn nhớ ông GSTS Hồ Ngọc Phương - Trưởng khoa KTNN đã giảng giải với nội dung "nguyên tắc tập trung dân chủ". Theo ông "tập trung" và "dân chủ" là hai phạm trù có mâu thuẫn đối kháng, nó được ví như "lửa" và "nước" vậy. Hoặc "tập trung", hoặc "dân chủ" không thể có cái chuyện gom 2 cặp phạm trù đó vào thành "ngọn cờ tập trung dân chủ" được.
      Trước khi Đảng CS Liên Xô sụp đổ thì chính TBT Mikhain Gocbachov đã tuyên bố xóa bỏ cái nguyên tắc bịp bợm này. Ông cho rằng đây là nguyên nhân chính đã làm cho LXô sụp đổ.
      Theo tôi "Ngọn cờ tập trung dân chủ" mà Đảng CS VN phất chẳng qua là sự lừa bịp, ngụy ngôn tráo trở với nhân dân để độc quyền lãnh đạo mà thôi.

      Xóa
  2. Tác giả phân tích rất chuẩn xác, như 'bỏ cối không trật", thực trạng xưa nay đều thế, làm sao mà Đảng mạnh lên được: "trước hết là bị mất lòng dân, nó sẽ làm rệu rã bộ máy chính quyền, làm băng hoại đạo đức, làm đảo lộn giá trị xã hội dưới một vỏ bọc khá kiên cố là chấp hành nguyên tắc Đảng! Sự núp bóng này làm gia tăng quyền lực Nhà nước, tạo cớ cho Chính phủ lộng hành, lấy vỏ bọc dựa trên nguyên tắc Đảng phủ nhận pháp luật Nhà nước, bẻ cong cán cân công lý, đàn áp dân chủ, mặc nhiên lại trở thành vô nguyên tắc". Cụ Cả Trọng có đọc bài này, suy ngẫm sao đây trong cuộc chỉnh đốn.

    Trả lờiXóa
  3. Dịp thành lập Đảng, lâu nay báo chí lề phải cứ tung hê Đảng lên mây. bài viết thẳng thắn thế này rất quý. Cảm ơn Đại tá!

    Trả lờiXóa
  4. Tập trung cho ai? Vì cái gì? Dân chủ cho ai và ở đâu? Cái "tập trung" quá đáng cho Nhóm lợi ích mà phớt lờ, chặn đứng dân chủ, coi thường công lý mới sinh ra đồng chí X, rồi những Y,Z...ABC...Sao mà cứ hô vang Đảng quang vinh muôn năm?

    Trả lờiXóa
  5. Ôi, nhắc đến đồng chí X, lại thương nghệ sĩ Kim Chi. Nói thẳng nói thật bị công an cài cắm xoi mói theo dõi. Chẳng lẽ các công an này không nhận ra đâu là phải, đâu là trái, sự chân thật và sự dối trá hay sao? Nghĩ mà buồn. Buồn nên đẻ ra Thơ ...Con cóc đi kiện ông Trời:
    Kiện rằng:
    Chuyện rất hiếm xưa nay
    Bằng khen đến trong tay
    Kim Chi cóc thèm nhận
    Vì bà ta tức giận
    Đồng chí X tham lam
    Đểu cáng lại dối gian
    Quyết liệt không từ chức
    Khăng khăng chỉ một mực
    "Đảng tin, tôi cứ làm"
    Chức quyền đâu có ham
    Nhưng vì dân vì nước...
    Ôi, sao mà xấc xược
    Ôi, sao mà lì trơ
    Từ xưa đến bây giờ
    Mới thấy người như vậy
    Siêu lừa kèm siêu quậy
    Kim Chi khinh,... mạt đời...!

    Trả lờiXóa
  6. Có những người thấy mặt
    Liền tắt ngay TV,
    Còn nghệ sĩ Kim Chi
    Được bằng khen không nhận.
    Có gì đâu, chỉ giận
    Kẻ làm nghèo nước nhà,
    Làm khổ bà con ta
    Chính là "đồng chí X"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thanh- 35 tuổi- Tp.hcmlúc 21:10 5 tháng 2, 2013

      Đúng trước đây tôi rât` hay xem thời sự, giờ thì k thể xem đuợc nữa, cứ bật lên là thấy mấy ông bà thứ truởng bộ truởng ngu dốt mà năng lên ti vi phát biểu, càng nói càng thấy sự ngu dốt yếu kém bộc lộ ra, rồi lại thêm đồng chí x y z xuât` hiện là muốn tắt tivi đi rồi. Cứ cảm thấy mình đang bị bôi nhọ thế nào ấy, xấu hổ vì bọn tham quan này. Và chán cái thể chế sinh ra bọn tham quan này.

      Xóa
  7. Có 2 cách làm ra "các nguyên tắc-chủ trương" :
    1-Câu chữ rất ngắn gọn , đẹp hoàn chỉnh nhưng chẳng thể nào thực hiện nổi hoặc là rất nước đôi : dễ bị lợi dụng cho mục đích cá nhân.
    2-Câu chữ dài vì phải qui định chặt chẽ, lắm điều kiện chi tiết để giới hạn , nhưng thực hiện được dễ dàng, minh bạch , không cho phép tùy tiện.
    Thực tế: người ta chỉ thích cách 1 cho nó...đẹp văn bản.He,he....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đại tá Mai Vĩnhlúc 08:18 1 tháng 2, 2013

      Cái ông CCB này nói đúng, họ làm nghị quyết (kể cả chi bộ) hay làm luật (kể cả quy định, quy chế, nội quy) trước hét vì bản thân thủ trưởng, bí thư, cấp ủy và phe nhóm. Cái gì có lợi cho ta ta kiên quyết làm, chỗ nào không dám nói thẳng ra hết (đẽ lộ) thì chung chung, nước đôi, để lách phải rẽ trái đều hợp lệ cả. Ôi, cáo già!

      Xóa
  8. Bổ sung vào từ điển Việt Nam: ngoài 2 chữ Quyết - Liệt, Nguyên - Tắc như bài viết đã bàn.
    Nay có thêm chữ Triệt - Để trong việc phòng chống tham nhũng: cái nào Triệt thì Triệt, cái nào Để thì Để (đặc biệt là trong nhóm của ta).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mà cái "triệt" thì thấy toàn tép riu, cái "để" thấy toàn cá mập đầu búa, cáo, sói...Toàn những nhóm lợi ích kếch sù, những đồng chí X,Y,Z,... cả thôi > Ối...ối...cha cha....

      Xóa
  9. Dương Quốc Bảo (binh đoàn Cửu Long)lúc 13:12 1 tháng 2, 2013

    Thưa Đại tá! Mỗ đây là đồng đội năm xưa lên Cao Mê Lai giáp biên giới Thái Lan với Thủ trưởng đây. Theo mõ nghĩ, cứ tính mấy cái mốc theo "9 nút", Đảng ta từ 1930 đến 1966 (36 năm) thực sự là Đảng Lao động chân chính; từ 1966 cụ Hồ yếu, ông Thọ tiếm quyền cả ông Duẩn nũa, biến đảng ta thành đảng chuyển hóa dần thành thoái hóa. Tuy vậy, những khóa sau có lình xình, xuống cấp nhưng cũng đỡ, từ Đại hội 9 kéo sang Đại hội 10, ông Nông Tày hai khóa liền làm nát bét, tiêu cực tham nhũng mọc lên như nấm. Từ 2011 ông Tổng Trọng phải đi hót những đống rác lớn do Tổng Nông để lại. Nay thì xú uế lắm rồi. Dạ thưa, cho được nói thẳng vậy, cảm ơn Đại tá đã phân tích sâu sắc bài này.

    Trả lờiXóa
  10. Công Sơn nói lại ở trang này,
    Không có dân chủ thì chia rẽ,Mạnh mời cơm sau ĐH,nhưng đoàn miền Nam và miền Trung bỏ về dù đói.ANH MẠNH,Trọng,Dụ chắc không quên,
    Trọng đi HÓT chứ không phải đi hốt,
    RÚT LUI là tốt nhất,ĐCSVN và dân tộc,đất nước VN là của chung đâu của riêng các ông.
    Các ông đi theo kim chỉ nam của ai chứ đâu phải của Mác-Lê nin,của HỒ CHÍ MINH.BỌN này học,ngiên cứu và lao động gấp 10 lần các ông đấy.
    Thực tiễn chỉ rõ là các ông không hề theo chủ nghĩa Mác-lê nin và Chủ tịch HỒ CHÍ MINH.
    Công Sơn xin nhờ blog này gởi đến các ông,bề nào CIA các ông chả đọc.

    Trả lờiXóa