Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

> BẢN LĨNH TRÍ THỨC, VĂN NGHỆ SĨ

Giới trí thức thanh phố Hồ Chí Minh bày tỏ thái độ
bảo vệ công lý, hòa bình, chủ quyền đất nước
* BÙI VĂN BỒNG
Hơn 3 tuần trước, nhà báo Võ Văn Tạo đã viết bài “Hiện tượng Kim Chi”. Theo bài báo: “Một ngày sau khi lá thư gửi hội Điện ảnh Việt Nam của nữ diễn viên khóa 1 - đạo diễn điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi, cảm ơn Hội quan tâm, nhưng từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen của thủ tướng, với lý do xác đáng: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo Đất nước, làm khổ Nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác bị xúc phạm” .
Dư luận khắp nơi trong và ngoài nước, trong đó có nhiều trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi và trung chính đã bày tỏ kính phục, ngưỡng mộ nhân cách cao cả, khí phách phi thường của nghệ sĩ Kim Chi. 
          Tác giả đã có những lý giải đúng khi viết về “Hiện tượng Kim Chi”. Thực tế, hiện tượng bất bình, phản ứng với nạn tham nhũng, dối trá, độc đoán chuyên quyền của "bộ phận lớn" trong Đảng đã rất phổ biến đối với đa số người Việt trong và ngoài nước. Tôi không muốn coi việc làm của nữ nghệ sĩ điện ảnh Kim Chi là một “hiện tượng” mà đây chính là BẢN LĨNH, lòng dũng cảm, thái độ dứt khoát, cương trực và thẳng thắn bộ lộ chính kiến của mình trước cuộc sống và thực trạng xã hội hiện nay.  
             Tương tự, gàn 4 năm trước, ở Ba Lan có một nghệ sĩ cũng tỏ rõ bản lĩnh như vậy. Đó là nghệ sĩ dương cầm hiện đại nổi tiếng Zimerman. Ông là  người Ba Lan sống ở Thụy Sĩ, đã đoạt giải nhất cuộc thi quốc tế mang tên Frédéric Chopin vào năm 1975. Trong buổi trình diễn ngày 27/4/2009 tại Cung hoà nhạc "Walt Disney Concert Hall" ở Los Angeles, ông đã lên án việc tù nhân bị tra tấn tại Guantanamo và kế hoạch xây dựng lá chắn chống hoả tiễn của Mỹ tại Ba Lan. Mặc dù được thính giả Mỹ ái mộ rộng rãi, Zimerman nói "tôi không muốn chơi nhạc ở một đất nước mà quân đội muốn kiểm soát toàn thế giới". Tờ "Los Ageles Times" cho rằng Ziermen "tẩy chay" Mỹ, vì ông nói đây là chuyến lưu diễn cuối cùng tại Mỹ. Ông cũng nói, ông lên tiếng không phải với tư cách của người nghệ sĩ mà trước hết là của một con người.
          Zimmerman nói đúng, đã là con người dù bất cứ cương vị, nghề nghiệp nào sông phai rbiết ngửng cao đầu, nhận diện những gia strị đích thực, phân biệt tốt-xấu, chính-tà trong cuộc sống. Nhà cách mạng Pháp thế kỷ thư 18, Jean Paul Marat đã để lại câu nói bất hủ: “Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống!”.Ông là trí thức chân chính và đầy khí phách. Ông là  một nhà khoa học có tài, đồng thời nhà lý luận chính trị trong cuộc đại cách mạng Pháp thời kỳ đó. 

Điện hoa từ miền Nam gửi ra tỏ lời khâm phục
bản lĩnh của nghệ sĩ Kim Chi

          Không riêng nghệ sĩ Kim Chi, mà trong mấy năm gần đây, một hiện tượng “phi truyền thống” là đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ từ chối các giải thưởng để phản đối sự gian lận, những trò dịch vụ thực dụng kiểu xôi thịt, “tiền tệ hóa” trong xét giải thưởng, phản đối Ban tổ chứcm ban giám khảo giải, cũng là tỏ thái độ dứt koát, trực diện chống lại sự thiếu công bằng do những tiêu cực xã hội gây ra.
          Đó thực sự là bản lĩnh sóng. Đó thực sự là tư duy cách mạng. Đó thực sự là quan điểm, chính kiến rõ ràng, minh bạch trong cuộc sống.
          Trên các phương tiện truyen fthông mấy năm qua, ai cũng thấy sự nổi trội đáng nể của giới trí thức thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã cố kết lại với nhau, thông snhất về quan điêm rvà bản lĩnh sống, bảo vệ những gia strị tốt đẹp của cuộc sống xã hội, bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Giới trí thức T.p HCM đã gửi nhiều kiến nghị tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ về những vấn đề chiến lược Bảo vệ, Xây dựng, Phát triển đất nước, về phòng-chống tham nhũng, về bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh hải, về những trường hợp bị bắt oan sai do đấu tranh cho công bằng, lẽ phải, và hiện nay  là Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp đã có gần 3.000 chữ ký; ...
          Trong khi đó, ở Hà Nội và nhiều thành phố, địa phương khác, những hoạt động của “lực lượng tinh hoa, trí tuệ” trong trí thức, văn nghệ sĩ còn rất mờ nhạt, chưa rõ bản lĩnh để bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ và nhất là trực góp ‘chất xám’, ý kiến, kiến nghị về những vấn đề cấp bách liên quan đến người dân, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Ngày 31/1 mới đây, phát biểu tại cuộc gặp mặt đầu năm mơi vơi lãnh đạo thành phố Hà Nội, nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, cho biết các thành viên trong hội cũng như giới văn nghệ sĩ luôn nhiệt tình đấu tranh cho một thủ đô văn minh, chống những biểu hiện tha hóa trong xã hội. Ông nó: "Trí thức, văn nghệ sĩ ý thức rõ vai trò giám sát và phản biện xã hội trong khuôn khổ các chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc, mong thành phố tạo điều kiện tổ chức những diễn đàn để chúng tôi được phát biểu thẳng thắn, chân thành ý kiến về các vấn đề về xây dựng Đảng, chính quyền của dân, do dân, vì dân, dân chủ cơ sở, giúp thành phố bảo đảm các chính sách ban hành ra hợp lòng dân, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh xã hội". Giáo sư Trần Hữu Dũng bình: Đây là quyền của trí thức, văn nghệ sĩ, phải “Đòi”, chứ không phải chỉ đề xuất “Mong” nữa! 
Đúng thế, đó là quyền con người, quyền công dân, chính quyền có trách nhiệm phải tôn trọn quyền cơ bản đó, mắc mớ gì phải hạ cố xin xỏ?
          Một bài viết mới đây đã đăng tải trên nhiều trang mang đã đưa thông tin bàn về vai trò, bản lĩnh  của trí thức, văn nghệ sĩ đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước, của xã hội.  Người ta nói rằng: Danh sách những người ký tên phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên dường như vắng bóng các khuôn mặt từ giới nghệ sĩ sân khấu-điện ảnh và showbiz của VN. Rằng:  "Họ không biết gì về bản kiến nghị, hay là vô cảm trước số phận của mảnh đất Tây Nguyên?". Hậu quả nặng nề của dự án khai thác bauxite giờ đây đè nặng lên vai của nhân dân trước hết thuộc trách nhiệm những người điều hành đất nước đã đành, nhưng có cả phần trách nhiệm của giới tinh hoa. Chính vì tinh thần phản kháng của giới tinh hoa nói riêng và của xã hội nói chung chưa đủ mạnh, nên ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn "triều kiến" (chữ của tờ "Finance Times") Trung Quốc món thầu trọn gói với số tiền đầu tư được thông báo dưới 10 ngàn tỷ đồng (khoảng 500 riệu USD) để không quá mức phải được quốc hội chấp thuận. Thế nhưng trong tiến trình thi công đã phải đầu tư bổ sung hàng trăm triệu đôla cho các hạng mục cơ sở hạ tầng không được (?) đưa vào dự toán, đến nay vẫn tiếp tục nảy sinh bê bối, ước tính mỗi năm lỗ 35 triệu đôla và không bao giờ có lãi! 


          Điều đó khiến dư luận rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân: Tình trạng bàng quan với chính trị, mũ ni che tai, chỉ chăm chú tỉa tót bộ lông cánh của mình, thậm chí hạ thấp nhân cách tới mức lố bịch, là lối sống bao trùm lên giới có học thức, văn nghệ sĩ và showbiz ở VN. Có những vị trí thức, văn nghệ sĩ khá là danh tiếng, nhưng lại cúi gập người, dáng xun xoe khi bắt tay lãnh đạo hoặc nhận bó hoa, nhận tặng thưởng do lãnh đạo trao. Nhân cách của một trí thức, văn nghệ sĩ chân chính, có tâm có tầm không bao giờ có tác phong, cử chỉ không đĩnh đạc đàng hoàng, thấp hèn và kém tự trọng như thế. Cho nên, cũng nhắc lại câu nói bất hủ của nhà khoa học, nhà cách mạng Pháp, Jean Paul Marat: “Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống!”.
          Hiện nay, nước ta đã có một đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đông đảo, nhiều tài  năng, trí tuệ. Trong xã hội vẫn còn không ít kẻ ngu dốt, bất lương nhưng có chức quyền vẫn sống và tiến thân bằng cái  đầu người khác. Trí thức, văn nghệ sĩ sống bằng cái đầu, bằng tài năng nghệ thuật của chính mình, cần có bản lĩnh, chính kiến, không nên e sợ hoặc chịu sự sai khiến vì mục đích cá nhân của cường quyền. Tiếng nói thẳng thắn hiếm hoi của nghệ sĩ (NS) Kim Chi có sức lan tỏa, thức tỉnh xã hội, được dư luận cảm phục, trân trọng. Đó là BẢN LĨNH SỐNG, là lập trường, quan điểm của người cách mạng chân chính.
BVB
------------------------
+ Bài liên quan
> Bằng khen bằng khều:
http://bvbong.blogspot.com/2013/01/bang-khen-bang-kheu.html

9 nhận xét:

  1. Y tá mà làm lãnh đạo thì dân lĩnh đòn.

    Trả lờiXóa
  2. Trong cuộc đấu tranh bằng công luận, bảo vệ cho nền dân chủ của xã hội, chống cái ác, tiêu cực, tham nhũng để bảo vệ chân lý, bảo vệ quan điểm, đường lối của một đảng chân chính, chống độc tài toàn trị; Đại tá, nhà báo Bùi Văn Bồng và cựu nhà báo Minh Diện quả là cặp bài trùng chính trực và trí tuệ, đúng là "Song Kiếm Hợp Bích". Chúc hai anh nhiều may mắn, đón Tết vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dương Thị Ngọc Lanlúc 12:57 2 tháng 2, 2013

      Chính xác, đọc bài của hai ông nhà báo này rất thích. Ngày nào tôi cùng mở trang BVB để đọc. Cảm ơn các anh!

      Xóa
  3. Đội ngũ tầm cao trí tuệ và tài năng của xã hội rất càn có trạch nhiệm đối với đất nước trong tình hình, thực trang hiện nay. Đó là nguy cơ của thù trong, giặc ngoài. Chúng ta phải thấy đau, và nhục khi bị sai khiến bởi những cái đầu rỗng tuếch, ngu muội chỉ biết tham lam, trục lợi, có hội và vô trách nhiệm làm nghèo đất nước,

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết rất tuyệt. Đọc mà thấm sâu.

    Trả lờiXóa
  5. Hiện tượng bất bình, khinh miệt như chị Kim Chi thì hơn quá nửa dân Việt đã có tâm trạng đó rồi. Đây không phải cá biệt hoặc số ít, mà toàn xã hội.Nhưng riêng việc tỏ ra dứt khoát như chị Kim Chi thì đúng là bản lĩnh và có dũng khí đáng nể.

    Trả lờiXóa
  6. Bài rất thẳng thắn và đáng suy ngẫm về bản lĩnh trí thức hiện nay nước nhà. Cháu cảm ơn chú Bùi Văn Bồng nhiều

    Trả lờiXóa
  7. Hoan nghênh anh BVB có bài viết rất đúng với tâm trạng, suy nghĩ của nhiều trí thức mà tôi biết

    Trả lờiXóa
  8. Cũng như rất nhiều bạn đọc của trang BVB, tôi rất ngưỡng mộ hai ông nhà báo Minh Diện và Bùi Văn Bồng. Về bài "Bản Lĩnh trí thức, văn nghệ sỹ", tôi có vài ý kiến sau:Về nghệ sỹ Kim Chi, ta có thể coi chị đã hành động dũng cảm, trong khi, với hành động tương tự như thế ở một đất nước tự do, thì nó rất bình thường... đủ thấy cái gọi là tự do dân chủ trong xã hội ta nó có màu sắc thế nào. Ở một đất nước dân chủ thực sự, chứ không phải dân chủ giả hiệu, người ta có thể đốt ảnh tổng thống, có thể ném cà chua trứng thối vào nguyên thủ quốc gia; còn ở ta chỉ cần "nói xấu" (đúng) lãnh đạo cũng là có tội. Ở Anh quốc, có học sinh tiểu học không thèm bắt tay thủ tướng, khi vị nguyên thủ đến thăm trường và chìa tay về phía cậu trò này. Điều đáng nói là chẳng có phiền toán nào xảy đến với cậu học sinh này từ phía nhà trường cũng như bất kỳ phía nào. Vị thủ tướng không được cái hân hạnh của cậu học sinh dành cho, cũng không tỏ thái độ hằn học hay mất mặt. Nhà trường cũng không trù úm. Khi được hỏi vì sao không bắt tay thủ tướng, cậu ta trả lời là không thích ông ta.Đơn giản là thế. Thật là một xã hội văn minh hết sức.Ông thủ tướng cũng chỉ là một con người. Cậu học sinh có quyền bày tỏ trung thực suy nghĩ của mình!.
    Trong comment này, tôi muốn nói tới một chi tiết nữa. BVB, sau khi đưa ra sự kiện Kim Chi, có dẫn ra một trường hợp một nghệ sỹ người Balan, đã chơi nhạc ở Mỹ và sau đó đã có lời phát biểu, để minh họa cho cái mà chúng ta gọi là bản lĩnh của trí thức, văn nghệ sỹ. Ông nhạc sỹ này nói : Tôi không muốn chơi nhạc ở một đất nước mà quân đội muốn kiểm soát cả thế giới... Với lời phát biểu này, ông nhạc sỹ cho thấy nhãn quan chính trị của ông thật ấu trĩ, cho dù về âm nhạc ông có thể rất tài ba. Nhìn vào Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan- những đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á, chúng ta thấy cuộc sống của người dân, môi trường xã hội thế nào... để có đánh giá về phát biểu của ông nhạc sỹ người balan kia. Tóm lại. ông ta phát biểu như vậy, thậm chí có ném trứng thối vào tổng thống Obama, chắc chắn sẽ không hề hấn gì... và do vậy, không thể so sánh với hành động của nghệ sỹ Kim Chi. Vậy mà bác Bồng đã viết: "Tương tự. gần bốn năm về trước...".Chẳng lẽ bác Bồng thấy những phát biểu của ông nhạc sỹ này ở Hợp Chủng Quốc HK cũng nguy hiểm cho người nghệ sỹ trên sao? Tôi thì không nghĩ vậy. Dù thế nào thì tôi vẫn ngưỡng mộ bác BVB bởi những gì bác đã và đang làm!

    Trả lờiXóa