Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

> THỰC TRẠNG “GIÀ HÓA” ĐỘI NGŨ ĐẢNG



BVB - Điều lệ Đảng đã ghi rõ: “Đảng gồm những người xuất thân từ các thành phần nhân dân lao động. nơi trực tiếp đưa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách ấy tại mỗi địa phương, cơ sở”.
Hiện nay, đảng viên ở cấp cơ sở phường, xã đang có nguy cơ “già hóa”. Đảng viên ở địa phương, cơ sở chủ yếu là cán bộ hưu trí. Vậy, sức chiến đấu, tính sáng tạo, năng động, phù hợp thời đại và công cuộc đổi mới được bao nhiêu?
Ví dụ: Ở Khu vực 4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ) có 680 hộ dân, 3.177 nhân khẩu, chủ yếu là nhân dân lao động nghèo và cán bộ, công nhân viên nhà nước. Toàn Khu vực 4 có 154 đảng viên, nhưng có tới trên 96% là đảng viên hưu trí, bình quân về tuổi tác trong đảng bộ là 64, (đảng viên già nhất 94 tuổi, là mẹ VNAH, có 01 đảng viên 24 tuổi, nhưng đang là sinh viên đại học liên thông), coi như đảng viên trẻ và đảng viên là dân lao động chiếm tỉ lệ khoảng quá ít, chỉ khoảng 4%. Trong những năm qua, Đảng bộ khu vực 4 đã tập trung bám sát thực tế, hiện trạng ở cơ sở, đi sâu nắm bắt hoàn cảnh cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của bà con.
Một thực tế đặt ra hiện nay ở Đảng bộ cấp bộ phận cơ sở là tình trạng “già hóa” trong đội ngũ lãnh đạo và đảng viên. Chúng tôi đã tìm hiểu về thực trạng vấn đề này ở các tổ dân phố, thấy bà con nói: “Làm dân, dù có hăng hái với phong trào địa phương đến mấy, nhưng dễ gì được vào Đảng. Sinh hoạt thanh niên cũng ít khi có ai tổ chức tham gia thường xuyên và có những hoạt động, hấp dẫn, sinh động, bổ ích. Đảng thì khó “zô”, các cụ bảo sao cứ làm vậy là xong”.
Ở Khu vực 4 có khoảng gần 250 thanh niên trong độ tuổi đang cư trú thường xuyên ở các đường phố, tổ dân phố, nhưng chỉ có 26 đoàn viên, mà phần nhiều lại có công ăn việc làm ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học. Còn lại gần 90% thanh niên đang cư trú trên địa bàn thì hàu như không sinh hoạt trong tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở cơ sở, một số ít tham gia nhưng không đều đặn và không thường xuyên. Chi đoàn thanh niên chua thực sự quan tâm, giáo dục, rèn luyện, thử  thách thanh niên để kết nạp đoàn và cung cấp nguồn giới thiệu đối tượng phát triển Đảng từ thanh niên đường phố.
Dó đó, trong số một phần lớn, chiếm hơn 85% thanh niên đường phố tất nhiên không có đoàn viên (có thể coi như vậy là vô tổ chức chăng?). Tổ chức Đảng cơ sở tại Khu vực gần như hoạt động chủ yếu là các ông bà già đã nghỉ hưu, tuổi trẻ dường như “không có phần” tham gia. Cái “cánh tay phải, đội hậu bị” của Đảng coi như không có phong trào hoạt động thiết thực, coi như tự thân nó bị “cạn nguồn”. Bí thư chi đoàn khu  vực lại làm kế toán ở một bệnh viện, càng không có thời gian để hoạt động với phố phường, tiếp xúc với thanh niên trong khu vực.
Như vậy, đó là tổ chức cơ sở đảng của những cán bộ đã nghỉ hưu, chứ chưa thực sự là Đảng của dân. Người dân chưa thực sự có tiếng nói trực tiếp trong Đảng. Tính ra, riêng khu vực 4 này có tới ít nhất trên 1.200 người dân trong độ tuổi lao động (trẻ và trung niên), nhưng không có ai là đảng viên. Họp chi bộ, họp đảng bộ chỉ toàn cán bộ hưu trí tóc bạc, trán hói, da nhăn nheo và gần một phần ba đã móm mém. Không tập trung phát triển nhiều đảng viên trẻ trong dân lao động, thì dân không có tiếng nói trong Đảng. Phát triển Đảng chỉ nhằm vào những đoàn viên có biên chế, có chức sắc ở các ban bệ chuyên trách, chuyên môn và chính quyền phường. Mà số này lại do Đảng bộ Khối cơ quan cấp phường quản lý, lo việc cho ai vào Đảng, ai không được vào? Đảng bộ cơ sở khu vực lớn, đông dân như thế, nhưng hơn 10 năm qua chưa phát triển được đảng viên nào là thanh niên thuộc tầng lớp dân lao động vào Đảng.
 Đảng viên đã nghỉ hưu là những người tuổi cao, sức yếu, đã qua quá trình mấy chục năm công tác, nay về xã, phường nghỉ ngơi, thường có tâm lý an phận thủ thường, không còn gì là “chí tiến thủ”. Đã là đảng viên thì phải tham gia sinh hoạt đảng, mà nhiều người hầu như chỉ tham gia sinh hoạt  như để lấy lệ, để còn giữ lấy danh hiệu đảng viên cuối đời. Ban chấp hành đảng bộ khu vực 4 có 9 đảng viên trong cấp ủy, 100% là cán bộ hưu trí, tuổi đời từ 61-70. Thực tế vừa qua có những cấp ủy viên chỉ có mặt trong các cuộc họp, không tham gia hoạt động gì hơn, không được bà con tín nhiệm, nhưng vẫn là thành viên cấp ủy, vẫn trong Ban chấp hành Đảng bộ. Vì thế, nâng cao chất lượng lãnh đạo của đảng bộ cơ sở như Khu vực 4 trước hết cần tập tung phát triển Đảng đi đôi với xây dựng, củng cố. Trong Ban chấp hành cần phải có những đảng viên hăng hái, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, hoàn thành tốt niệm vụ, được bà con trong phố tin yêu, mến phục, là hạt nhân tham gia tích cực và thúc đẩy mọi phong trào ở cơ sở.
          Điều lệ Đảng và các Nghị quyết chuyên đề vẫn nêu lên: Phát triển Đảng là nhiệm vụ thường xuyên của công tác xây dựng Đảng. Để Đảng ta ngày càng vững mạnh, chất lượng đội ngũ ngày càng nâng cao, đào tạo thệ trẻ làm cơ sở không ngừng phát huy sức lãnh đạo trước những nhiệm vụ ngày càng phức tạp, nặng nề, cần phải quan tâm phát triển đảng viên trẻ trong các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động. Có như thế, Đảng mới xứng đáng với bản chất và truyền thống cách mạng, là  đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Các tổ chức cơ sở đảng lập thành nền tảng của Đảng, nối liền Đảng và các cơ quan lãnh đạo cấp trên của Đảng với quần chúng công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, là nơi giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho Đảng, nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.
Thế nhưng điều băn khoăn của đảng bộ Khu vực 4 là lâu nay chưa thật sự chú trọng quan tâm phát triển đảng trong thanh niên đường phố và bà con lao động ở các tổ dân phố. Phải làm sao để những năm tới Đảng bộ Khu vực 4 có kế hoạch tuyên truyền, vận động, tìm những nhân tố mới trong nhân dân lao động để phát triển Đảng. Đó là những thanh niên đã học hết THCS, PTTH nhưng thi trượt đại học, không có trong biên chế nhà nước, nay làm các nghề như thợ hồ, chạy honđa ôm, buôn bán, phục vụ nhà hàng …để bồi dưỡng, đưa vào nguồn kết nạp họ vào Đảng. Có những người dân lao động sống trong khu phố rất tốt, được bà con dân phố quý mến, muốn vào Đảng, nhưng không ai tổ chức cho “vào nguồn”. Người ta quy định: Thanh niên phải tham gia tổ chức chính trị-xã hội nào của Đảng mới được đưa vào nguồn kết nạp Đảng. Vậy, người dân lao động  bình thường rất ít khi trở thành đảng viên. Dần dần, không còn là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động rộng rãi nữa. Đây cũng là tình trạng chung của Đảng bộ cơ sở địa phương xã, phường trong cả nước. Đội ngũ đảng viên bị “gìa hóa”, phần đông là hưu trí. Sự “phân hóa” giữa đảng viên và dân thường tạo ra khoảng cách giữa Đảng với dân ngày càng roãng xa, nguồn sinh lực tương lai cho Đảng bị hạn hẹp. Cho nên, Đảng ta tuy số lượng đông, nhưng ít có người lao động là đảng viên, sức lãnh đạo yếu.
Đảng viên hưu trí sẽ không còn cái gọi là “chí tiến thủ”, không còn sức để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của một cấp ủy viên, một đảng viên. Những biểu hiện “chủ nghĩa kinh nghiệm”, tự cao tự đại kèm tự ái, công thần và bảo thủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng tham gia các phòng trào ở địa phương. Sự gần gũi quần chúng bị giảm đi nhiều, lý thuyết suông và khô cứng, lạc hậu tăng lên, chậm đổi mới, tư duy kiểu bề trên…đã làm mất dần tính chiến đấu và hiệu quả lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Từ thể chế và những chế tài khô cứng, hẹp hòi, nguyên tắc cứng đờ đẻ ra những cơ chế rập khuôn, máy móc và nặng về hình thức. Cơ chế sinh ra nhiều hạn chế, ức chế, rồi bị thu hẹp tác dụng, mất dần vai trò trong các nguyên tắc mang tính quản chế và nhiều khi buộc phải “tái chế phương pháp”. Vì thế, Đảng đang bị tách dần ra khỏi tầng lớp công nông, quan liêu hóa phát sinh. Nhu cầu trẻ hóa và kết nạp người lao động vào Đảng đang đặt ra cần thiết trong thực trạng, bối cảnh đó. 
   BVB                                                

6 nhận xét:

  1. "Có đảng, nhà nước lo" anh Bồng ơi.

    Anh không thấy "các cụ bảo" mà "VN đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác" đó sao?

    Chi bộ cơ sở, đảng viên ngày càng già lão vì chỉ cần nhiêu đó cũng "vững mạnh" rồi, cái cần lo nhiều là "mặt tiền" là bề thế bên ngoài kìa, đại tá ơi.

    Trả lờiXóa
  2. bài viết rất hay,rất đúng thực tế hiện nay, các cấp ủy đảng cần nghiên cứu khắc phục

    Trả lờiXóa
  3. bài viết đầy trách nhiệm,làm báo như vậy mới được nhân dân tin yêu

    Trả lờiXóa
  4. Kết quả khảo sát của bác Bồng là chính xác, phản ảnh một thực trạng với trách nhiệm cao. Cách đây khoảng 5 năm, tôi cũng đã hỏi bí thư Đảng ủy một xã ở huyện Nông cống (Thanh hoa)thì anh này cho biết: nguồn đảng viên được bổ sung, chủ yếu là các bác về...hưu hoặc chế độ 176! Nhưng trong đó có một số bác có cấp bậc cao trong QĐ, khi về không tham gia sinh hoạt nữa, nên việc phát triển rất khó khăn.Số đảng viên trẻ rất ít. Đến nay, hỏi lại, tình hình vẫn cơ bản...như vậy. Không biết thực trạng này có nên lo lắng?

    Trả lờiXóa
  5. Càng già càng nhiều "kinh nghiệm"

    Trả lờiXóa
  6. Thích nhất câu:" ...gia đình hóa...". Ở thôn cháu chỉ có 2 họ được phát triển Đảng từ trước Cách mạng đến nay.

    Trả lờiXóa