Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

> NGĂN CHẶN THÔNG TIN LÀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN

                 * Bùi Văn Bồng                                                    
           BVB - Hiện nay, báo chí ở nước ta có các loại hình chủ yếu như: Báo in (trên giấy, lâu nay có người vẫn quen gọi là báo viết), báo hình, báo nói, báo mạng và các loại tạp chí, đặc san... Về thứ bậc và phạm vi, có báo Trung ương, báo địa phương, báo ngành, riêng trên mạng thì cũng đa dạng: Báo mạng online, mạng tự lập được cấp giấy phép, mạng do ngành, địa phương quản lý (công thông tin điện tử), và “làn sóng blog” cá nhân, giao lưu, chát... Tự do, vô tư, vui nhộn, thoái mái biểu lộ và biểu cảm chính kiến nhất vẫn là các trang blog trên nhiều hệ, kênh, tuyến băng thông, liên kết  khác nhau. Tất nhiên, người đọc các blog đều phải biết tự phân định hay-dở, đúng-sai, biết cách  cảm nhận và tự lý giải. Đây cũng là kênh giao lưu nhanh, nhạy cảm, ngày càng thu hút nhiều người đọc, nhất  là lớp trẻ. 
Do tốc độ và chất lượng phát triển của công nghệ thông tin, báo mạng là mũi xung kích thời bùng nổ thông tin toàn cầu. Nó đang dần trở thành một sức mạnh áp đảo, đẩy báo in, báo nói, báo hình vào góc khó cạnh tranh. Thời đại này, không có báo nào truyền tin nhanh bằng thông tin mạng. Một sự kiện xảy ra tại bất kỳ nơi đâu, chỉ sau vài cú nhắp chuột là cả thê giới đều biết. Sự phát triển của báo mạng song hành với tốc lực phát triển nhanh, phổ cập và lan truyền chưa từng thấy của công nghệ thông tin. Chính vì thế, “khách hàng” của báo mạng ngày càng tăng nhanh với cấp số cộng. Đầu tư cho phát triển cũng như quản lý được báo mạng là tầm nhìn hiện đại. 
          Các vụ gây rầm trời, rùm beng dư luận như: Nông trường Sông Hậu, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản và một số vụ việc nổi cộm khác xảy ra thường choán nhiều “đất” và thời lượng trên các loại báo. Nhắc lại vụ Tiên Lãng cách đây đúng một năm, bạn đọc đã ít nhiều bắt mạch, phát hiện ra báo chí của ta đang mắc mấy thứ bệnh là:
- Bệnh nịnh hót, vuốt ve; bệnh chờ chỉ đạo, xin ý kiến; bệnh dựa dẫm ăn theo, nói leo; bệnh bốc đồng; bệnh câu móc, cơ hội;  bệnh phỉ báng tùy tiện…
          Trong các loại bệnh đó, tựu trung lại chỉ vì cái nếp cả hơn nửa thế kỷ qua: Viết theo đúng chỉ đạo. Nhà báo phải viết theo cái khuôn phép của nhà tuyên giáo. Riết rồi nhà báo mất hẳn tính chủ động, mất chính kiến, đi đến lối lam fbáo rập khuôn, máy móc. Việc chấp hành nghiêm như một nguyên tắc dẫn đến mang tiếng “nhà báo nói láo, nói thêm”. Cái chất kiêu binh của nhà báo với “cái tôi” quá to mà thiểu trung thực, thiếu dũng khí khi làm báo đã gây ra biết bao lụy phiền. Thông tin xã hội không còn nguyên bản bởi những nhào nặn theo ý lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp. Lối quan niệm để cốt “giữ cho mình” này đã dẫn tới tính chiến đấu, tính định hướng dư luận nhằm bảo vệ công lý, lẽ phài, phê phán cái sai, xây dựng và vun đắp cho sự tốt đẹp bị hạn chế rất nhiều. Người ta biến báo chí từ cơ quan ngôn luận chính trực, tiếng nói của nhân dân, vũ khí đấu tranh, trở thành thứ ngụy trang, che chắn cho tội lỗi, bợ đỡ quan tham?
Nội dung và cách thức thông tin của họ chỉ tập trung cố thủ một lối duy nhất: Phải ủng hộ lãnh đạo, phải theo đúng chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, thông qua cơ quan Tuyên giáo…

Trong cuộc sống có rất nhiều vụ việc, vấn đề xã hội quan tâm, không ít sự bức xúc, nhưng báo chí thì cứ nhẩn nha chơi bài “cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa”, xem như không nghe, không thấy, không biết! Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết: “Cần lưu ý / lời nói thật thà có thể bị xử tội / lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương / đạo đức giả có thể thành dịch tả / lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường /  Cần lưu ý  / có cái miệng làm chức năng cái bẫy…”            
Có một số vụ vừa xảy ra đã thấy ngay thông tin và bình giải trên các trang mạng Internet, dư luận ầm ầm, gây xôn xao, nhưng báo “lề phải” – cứ tạm gọi vậy cho dễ hiểu – lại im phăng phắc. Tôi có hỏi mấy người bạn là Tổng biên tập, Thư ký tòa soạn một số tờ báo tại Hà Nội, họ nói rằng đang chờ ý kiến chỉ đạo, chờ hỏi ông này bà kia, họ còn bận việc này việc nọ, chưa cho ý kiến cụ thể. Suy ngẫm thêm, hình như một số Ban biên tập thiểu bản lĩnh, bảo thủ, ngại bộc lộ chính kiến, còn giữ cái lối làm báo răm rắp tuân thủ, cũng là giữ và tôn cao thêm cái ghế của mình. Động cơ đó làm cho họ không dám mạnh dạn nói và làm, còn rất sợ chịu đủ thứ trách nhiệm... 
Có tờ báo đã xác định cách an toàn nhất là “án binh bất động”, viết thật cũng khó, viết méo mó không nên, tốt nhất là “ổn định chính trị cho mình”.  Thời nay, đòi hỏi thông tin của người dân phải nắm bắt nhanh, đúng, chính xác, kịp thời mà làm báo còn quá nặng kiểu cũ, công thức, câu nệ, phụ thuộc nhiều tầng nấc như thế, quả là bạn đọc cũng đành phải bó tay. Thông tin đưa chậm, nặng về phản ánh chung chung, nhiều bài vô thưởng vô phạt ít tính chiến đấu và mất tính thời sự của báo chí đồng hành với giảm số lượng phát hành, ngày càng ít bạn đọc. Phải chăng cái quan niệm báo lề phải, báo lề trái, báo chính thống, không chính thống cũng từ đó mà ra?
          Như nhiều người đã đề cập, vai trò của báo chí ngày càng có tác dụng sâu rộng, ảnh hưởng lớn, nhiều khi có tác dụng định hướng dư luận, chi phối đến nhiều hoạt động xã hội, phát huy các giá trị nhân sinh, nhân văn, nhân bản, là vũ khí sắc bén đấu tranh và phản biện xã hội.  Phần mở đầu Luật báo chí cũng nêu rõ: “Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân ; phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam”. Còn nhớ, ngày 8-2-2012, trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo phải luôn đổi mới, không thể sáo mòn, bằng nhiều kênh thông tin phong phú, đa dạng, hiện đại… tăng cường đối thoại, phát huy hiệu quả các phương tiện báo chí, đặc biệt là báo mạng”.

Thời đại "thế giới phẳng", toàn cầu hóa, bùng nổ thông tin toàn cầu là xu hướng phát triển tất yếu của nhân loại, cũng là hiện đại hóa quyền được thông tin (trao đổi, tiếp nhận, bình giải, giao lưu, giải trí...) của con người. Thông tin nào đúng, có sức thuyết phục đa số công chúng và dư luận xã hội thì tồn tại, được khẳng định; thông tin nào sai, méo mó, xuyên tạc tất yếu bị đào thải, và phải tự đào thải. Nội dung hàm chứa thông tin sẽ tự chịu trách nhiệm về sự tồn tại của mình. Nói bừa, nói ẩu mãi không mấy ai tiếp nhận, ủng hộ rồi cũng chán. Bởi cư dân mạng và công chúng tiếp cận thông tin đủ khả năng phân tích, kiểm nghiệm. Nhà nước không nên mất công đối phó với chuyện này. Những bức xúc của người dân và diễn biến tư tưởng mang tính "phản biện ngoài luồng", kể cả bung ra những bất đồng chính kiến lại là những thông tin cần thiết cho nhà lãnh đạo. Vẫn đề là lãnh đạo có đủ trình độ và bản lĩnh tiếp cận nó hay không!? Ngăn chặn thông tin mạng chẳng khác nào lấy cát, bùn non mà chặn dòng lũ lớn. Chặn chỗ này, sức nước sẽ phá bung chỗ khác có khi còn lớn hơn. Đó cũng là quy  luật của tự nhiên: "Tức nước vỡ bờ". Mọi mỗ lực ngăn chặn, đấu đá, che chắn thông tin kiểu chuyên nghiệp hóa đều trở nên vô tác dụng. 
Ngày 5/7/2012, Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết khẳng định và chính thức coi việc tự do truy cập Internet là một quyền cơ bản của nhân loại, ngăn chặn và xuyên tạc giá trị mạng Internet, phá thông tin mạng là vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút ký vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này.
         Ta thường thấy những cán bộ, đảng viên trung chính, có  phẩm chất, năng lực, tự thây mình hoàn chỉnh, ít sai phạm gì lớn, thì lại rất quý, tôn trọng báo chí, không sợ báo chí dù về nghiệp vụ nhà báo có thể hiện ở bất kỳ dạng thức nào. Họ còn rất thích khi đối thoại với báo chí.
Chỉ có những cán bộ, đảng viên phẩm chất , năng lực kém, làm sai trái, vi phạm chuyện này việc kia, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức , lối sống, cố tình co lại, bưng bít, che giấu sai lầm mới ngán ngại, có khi sợ, né tránh báo chí. Vì thế, các nhà lãnh đạo ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị rất cần nâng cao nhận thức, thấy rõ vai trò, tác dụng của báo chí là kênh thông tin quan trọng, cần thiết và bổ ích phục vụ cho lãnh đạo, quản lý, điều hành trong thời đại bùng nổ thông tin hiên nay. Chấp nhận và sẵn sàng đối thoại có ban rlĩnh và chân tình đối với những phản biện xã hội của báo chí là sự đổi mới rất hữu ích của người lãnh đạo.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin của toàn xã hội, các cơ quan báo chí thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ, chức năng thông tin, báo chí cần phải vượt ra khỏi lối mòn quan liêu, bao cấp, khắc phục những tư duy về quản lý, chỉ đạo khô cứng, hô hào, hành chính hóa việc làm báo, kìm hãm năng động và chính kiến phóng viên, phải theo sát xu thế phát triển của thời đại, thực sự đổi mới mạnh hơn nữa về quan điểm, cách thức tổ chức làm báo, mạnh bạo cạnh tranh thông tin, nhanh nhạy và kịp thời, phải là lực lượng tiên phong, mở đường, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới. Nhất là cần nhanh chóng khắc phục những thứ bệnh nêu trên. Suy cho cùng, ngăn chặn thông tin đến với mọi người là vi phạm nhân quyền.
BVB

10 nhận xét:

  1. Đúng thế, nhất trí với bác: ngăn chặn thông tin là vi phạm nhân quyền!

    Trả lờiXóa
  2. Báo QDND đang "mơi" ông Chủ tịch hiệp hội Tin học VN đưa sáng kiến làm sao để "lùa" hết các blog, tin mạng vào một luật riêng để...dễ thao túng,định hướng...thì có gọi là ngặn chặn không , thưa Đại tá Bồng?

    Trả lờiXóa
  3. SANG TÀU? HAY SANG MỸ?lúc 09:01 22 tháng 1, 2013

    Sống ở cái xứ này?
    Ai còn to hơn ông?
    Mà ông còn khó nói?
    Giấu dân tôi thế này?

    Khó nói chứ sao không?
    Mấy "hòn đảo chim ỉa"
    Được giá bán mẹ rồi
    Hỏi cụ Đồng thì biết?

    Bây giờ mà dân biết?
    Thì biết trốn vào đâu?
    Sang Tàu thì Tàu giết
    Sang Mỹ - Mỹ bỏ tù.
    Về Việt thì u hu
    Tổ tiên nhục mặt lắm!

    Trả lờiXóa
  4. Ngăn chặn thông tin và nội dung của nó là dốt bầm mình đấy.
    Bộ máy chiến tranh tâm lí của Mỹ-Ngụy nó to đùng như vậy,nó nhét vào tai người ta...mà có ai nghe và làm theo đâu.Trăm hoa đua nỡ trên đất bắc,nó in đẹp,chem vài câu phản động,đọc cho vui,chớ tụi EM vẫn theo và làm Việt Cộng rầm rầm.
    Đài Bắc Kinh tiếng Việt,đài Hà Nội trước 1975 cũng có nhiều tiết mục xỏ lá trong cuộc chiến đấu của chúng tôi ở MIỀN NAM,nghe để có cách chống lại,vì nó ảnh hưởng.Làm sao mà bịt tai họ được.
    Cụ thể chống lại tuyên truyền và chủ trương sai lầm nỗi tiếng là bài báo của CỤ NGUYỄN CHÍ THANH,đề tài là MỸ là NGƯỜI KHỔNG LỒ CHÂN ĐẤT SÉT vào năm 1965.
    Năm 1966,chúng tôi mới có bài đó đăng trên báo QĐND,Chúng tôi in LI_TÔ phát ra gởi cho binh sĩ ngụy,từ sĩ quan cao đến lính...Nó chuyền nhau đọc sạch...Đến bây giờ tận bên MỸ mà HỌ còn sợ,và khen cụ Nguyễn Chí Thanh là số 1.Họ nói thật là ông ta chết rồi mà vẫn là tướng chỉ huy VIỆT CỘNG ở MNVN.Biết bao bài viết của tướng tá ngụy trên WEB,Blog về tướng N.Chí Thanh đang lưu hành đấy.
    Cái kiểu buộc viết...Dưới ánh sáng nghị quyết...ngay vào đề...nay ai chịu cho thấu,chỉ là cách phản tuyên truyền.
    Nay chúng tôi về hưu,lâu quận mời lên hội trường to đùng nghe ông học trò dốt giảng đạo thời sự,nghị quyết,Mác -Lê...Nghe nó lộn ruột đau như thiến,ráng ngồi để giữ phong trào.Chỉ cái cách bố trí người nói đó thôi,như lão đại tá THANH vừa qua,là phản tuyên truyền,là chống Đảng,là gây rối ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ rồi đấy.
    Chưa xứng học trò người ta mà lên nói ào ào.
    Nay VOAtiengviet có diễn đàn,tự xưng dân chủ,nhân quyền,nhưng ai phản biện lại là nó cắt,BBC chuyên thọc gậy bánh xe...Chi khoản này như nước mà có tác dụng gì đâu,coi chơi thử nó mất dân chủ và nhân quyền đến đâu.
    Một đống ông có WEB tiền chùa,thế mà không có trình độ phản thông tin tuyên truyền thì là sao.
    Tự do thông tin,ngôn luận là cực kỳ quan trọng trong công tác cách mạng.
    Và là quá dại khi cấm,ngăn cản.
    Làm như thế là hạ thấp mình và quá sai lầm trong đánh giá nhận thức của công chúng,nhất là đối với nhân dân Viêt Nam vì họ là bật thầy trong trình độ lí luận và nhận thức chính trị,mà ngay cao cấp MỸ đã đánh giá như thế.
    Năm 1967,Nguyễn Cao Kỳ tiếp tù binh chỉ là lính,đ/c bộ đội làm thay đổi ngay tư tưởng của phó tổng thống KỲ,một nông dân chay vùng giải phóng Mỹ hỏi,ông ta làm một tràn chiến lược,chiến thuật,tác chiến...Mỹ hoảng,thả ngay và nói rõ thế này thì thua Việt Cộng rồi.
    Tôi nêu cụ thể và sự thật,các cha trực tiếp đi nghe lại đi mà làm đúng,còn thích làm sai là chuyện các cha.Chả ai ngu mà theo thằng đểu,dù cho đi rút túi ngoài chợ.

    Trả lờiXóa
  5. Không những không ngăn chặn(vì bị lên án là kẻ thù của Internet) mà còn mở rộng các báo mồm , bình luận viên , các trang mạng của Chính quyền đoàn thể, các blog, bờ leo của Hà nội mà ông Lợi đã tuyên cáo, các còm sĩ,CAM sĩ len lỏi vào để tìm hiểu suy nghĩ của các tầng lớp trong xã hội. Ta sẽ không sợ khuyết điểm sai lầm mà nếu cần công bố rộng rãi các vụ tham nhũng , hối lộ ( nếu có bằng chứng)- Cái bằng chứng là khó nhất và hầu như là không thể có-Ai có tài sản gì công khai hết, bao nhiêu vợ, bồ ,con cái sẽ khai hết...
    Kế hoạch cải tổ bắt đầu từ năm 2099 cho đến hết năm 2290.

    Trả lờiXóa
  6. Người xấu chỉ sợ người ta biết và nói đến cái xấu của mình, cho nên mới đi chặn họng thiên hạ để vênh mặt nhiều hơn!

    Trả lờiXóa
  7. Sợ dư luận xã hội tức là sự tiến bộ một bước, vì biết những điểm yếu của bản thân, cho người ta đàm tiếu thì càng thêm mất mặt. Biết mình yếu, tránh ra gió, yếu bóng vía sợ cả hơi hớm đám ma, sợ cả nhìn mặt người thân chết. Ôi, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, nói thì dễ nhưng làm khó lắm!.

    Trả lờiXóa
  8. Ta dân chủ gấp vạn lần tư bản (lời bà Doan) vậy mà sao không cho tư nhân ra báo hè?. Nếu chính danh, đàng hoàng thì sợ gì, thời Pháp, ác thế mà vẫn có báo tư nhân đó thôi, bây giờ dân làm chủ mà lại không được quyền ra báo thể hiện ý chí nguyện vọng của mình thì là dân chủ kiểu gì vậy? Chắc mấy ông lãnh đạo sợ tự do thông tin thì cái ghế của họ đổ mất. Ô hay đổ hay không là ở mấy ổng chư, lãnh đạo mà tốt mà giỏi thì sức mấy mà mấy thằng thù địch lật được các ông, trái lại nó còn ủng hộ,suy tôn các ông quá trời luôn. Còn làm bậy,sợ mọi người biết đi bịt thông tin thì chỉ là mấy ông tự lật mình thôi.

    Trả lờiXóa
  9. cuu chien binh dat vietlúc 17:20 22 tháng 1, 2013

    bac Bong oi, cam on bac da neu dung van de, ho cho bao chi noi that thi lo het tay an chan, duc khoet,ha hiep dan cua may ong ay hay sao. noi that het de ban dan thien ha biet thi may ong co con cho ma chui hay don tho khong. chinh vi vay moi co nhung vu chan cac trang thong tin noi len su that. nhung du the nao su that van la chan li du co bung bit den dau cung se duoc toan dan thien ha biet thoi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay lắm, cái ông CCBĐV này nói đúng, thời công nghệ thông tin toàn cấu hóa, sự việc xảy ra tận trời Âu - Mỹ, tận Bắc Cực, Nam Cực chỉ mấy phút sau là cả thê giới biết, bưng bít thế nào được? Ngày xưa "cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng phải lòi ra" nhưng nay, lòi ra ngay tức thì. Ông Quang Lợi đã viết cuốn "Toàn cấu hóa" mà nay đi làm cái việc ngược đời vậy ư? Vì động cơ gì? Muốn là nguồn nhân sự ĐH XII sắp tới à? Còn khuya, ông ạ!

      Xóa