Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

> Mỹ đang nhìn Trung Quốc như thế nào?

Trung Quốc tập trận trên biển Hoa Đông

BVB - Tạp chí Chính trị Thế giới (Mỹ) ngày 25/1 cho biết, hầu hết các nhà phân tích ở Mỹ cho rằng chính sách đối ngoại trong 4 năm tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tập trung chủ yếu vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mối đe dọa gây ra bởi một Trung Quốc đang nổi lên.
Thực tế, Trung Quốc có hầu hết các đặc điểm của một cường quốc lớn. Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc rất lớn. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và xuất khẩu lớn nhất thế giới, nước sở hữu dự trữ ngoại tệ lớn nhất trong số các cường quốc kinh tế lớn với 2.700 tỷ USD. 
Về địa lý, diện tích của Trung Quốc tương đương Mỹ và có dân số chiếm 1/5 dân số thế giới. Sức mạnh công nghiệp đang phát triển biến Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ dầu lửa lớn thứ hai toàn cầu sau Mỹ. 
Về quân sự, chi phí quốc phòng của Trung Quốc tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua. Ước tính Bắc Kinh đã chi hơn 110 tỷ USD để mua sắm các loại vũ khí trang thiết bị quân sự, lớn thứ hai sau Mỹ. Hiện nay khả năng tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông đang gây lo ngại cho các nhà chiến lược Mỹ.
Tất cả các vấn đề đó khiến Trung Quốc trở thành một mối đe dọa hiện hữu đối với Mỹ. Trước hết Trung Quốc có thể hạn chế Mỹ thâm nhập Eo biển Đài Loan. Ngoài ra, sự mở rộng về địa lý của Trung Quốc là biểu hiện bành trướng không bình thường, từ đó có thể ảnh hưởng đến các nước láng giềng. 
Hơn nữa, mối quan tâm chính của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là tìm kiếm và vơ vét các nguồn tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và năng lượng trên thế giới để phục vụ nền kinh tế đang phát triển mạnh trong nước.
Có thể thấy, giới lãnh đạo Bắc Kinh đã trở thành những người thực dụng, có thể tạo thách thức cho Mỹ và các nước khác trong khu vực cũng như thế giới. Tất nhiên, Trung Quốc dường như tỏ ra không quan tâm bất kỳ hình thức xung đột nào với Mỹ. 
Thêm vào đó, Trung Quốc cũng chưa bao giờ tuyên bố sẽ tìm cách tranh giành quyền bá chủ toàn cầu hoặc đạt được vị thế siêu cường hơn Mỹ. Nhưng các ý đồ và sức mạnh của Trung Quốc có thể biến nước này trở thành một bá quyền khu vực.
Trước tình hình đó, Chính quyền Obama dự định tạo ra mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc. Học thuyết Obama, bao gồm định nghĩa về các lợi ích an ninh và đối ngoại của Mỹ, sẽ dẫn đến cuộc đối đầu với Trung Quốc. 
Như trong bài viết của Ngoại trưởng Hillary Clinton đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại của Mỹ tháng 11/2011 khẳng định: “Tương lai chính trị của Mỹ sẽ được quyết định ở châu Á chứ không phải Afghanistan hay Iraq và Mỹ sẽ trở thành trung tâm của hành động. Trong 10 năm tới, chúng ta cần thông minh và có hệ thống về nơi chúng ta sẽ đầu tư thời gian và sức lực, do đó chúng ta hãy đặt mình vào vị trí tốt nhất để duy trì sự lãnh đạo, đạt được các lợi ích và thúc đẩy các giá trị của chúng ta. Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật lãnh đạo đất nước trong thập kỷ tới sẽ là tăng đầu tư tăng đáng kể về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các nguồn khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
(Vietnam +)

2 nhận xét:

  1. Trong tương lai gần và khá xa, Mỹ vẫn sẽ là nước đứng ra giải quyết dứt điểm các cuộc chiến lớn của thế giới. Mỹ vẫn luôn là Anh Cả Đỏ. Nói nôm na, Mỹ vẫn là đại ca của thế giới.
    Xem phim Trung Quốc thì biết, hễ có gì bế tắc là các nhân vật lại phải... đi Mỹ!

    Trả lờiXóa
  2. Trên thế giới chẳng có nước nào muôn gây sự với Tàu cộng cả vì nước nào cũng muốn sinh sống hòa bình , nhưng đế quốc thực dân phong kiến Tàu thì ngược lại , họ đang chuẩn bị cho chiến tranh , gây bất ổn thế giới . Có lẽ họ đang từng bước thực hiện mưu đồ đen tối là dùng sự gây hấn tranh chấp trong khu vực để có cớ phát triển quân đội , dùng tranh chấp để phát triển kinh tế , kích thích chủ nghĩa dân tộc để ổn định chính trị, thực hiện tham vọng bá chủ trong tương lai .
    Hiện nay bằng những tranh chấp biển đảo mơ hồ trong khu vực biển đông nhưng Tàu cộng đã đạt được mưu đồ chiến lược của họ một cách to lớn khi gây thiệt hại cho nền kinh tế Nhật , từng bước loại Nhật ra khỏi thị trường TQ nhằm xóa bỏ mặc cảm của một nước bị tri ,học lóm kỷ thuật , đồng thời làm cho Nhật -Mỹ phải tổn hao tài lực cho quốc phòng làm gia tăng sự suy thoái KT đang có ở các nước này ngày càng lớn hơn , mặt khác đối với VN và khu vực ĐNA thì Tàu cộng ra sức chèn ép để chiếm thêm biển đảo , dùng mọi thủ đoạn mua chuộc phân hóa gây hấn để làm bất ổn KT , CT , QP khu vực thực hiện chính sách lệ thuộc hóa của TQ , VN là đối tượng chính của các mưu đồ này vì VN là nguồn gốc cản trở mọi sự bành tướng TQ về phương nam , là sự mặc cảm bị đánh bại của một nước lớn và đối với họ VN là kẻ thù tráo trở chứ không phải là bạn như các lãnh tụ VN vẫn ảo tưởng và quy lụy .







    Trả lờiXóa