Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

> CHÌA TAY THAY CHÌA KHÓA (!?)

  * MINH DIỆN
               Mấy người lính già ngồi với nhau trong cái quán lợp lá dừa nước trên bờ sông Sài Gòn.
                Buổi chiều cuối năm. Lòng sông  hất nắng gió lên, xơ xác những mái đầu bạc. Một đĩa ốc, một bình rượu đế Gò Đen. Những gương mặt một thời trai trẻ nay đã quắt lại. Những câu chuyện chiến tranh, những những mất mát hy sinh, và những bức xúc hôm nay, nói với nhau cùng ly rượu đắng.
Dòng sông vẫn cuộn chảy mang theo từng đám  lục bình ra biển.  Nhìn dòng sông  chảy xiết, cảm thấy như thời gian trôi nhanh hơn Quá khứ  bỗng  hiện trước mắt mình. Một quá khứ oai hùng , hào sảng đã mất! Cảm giác đó  nhân lên khi nhìn bờ Bắc,  bức tượng Trần Hưng Đạo trên bến Bạch Đằng đỏ rực trong ráng chiều , oai nghiêm chỉ tay xuống dòng sông như đang nói: “Non sông này ta để lại cho các người, các người không lo gìn giữ, lại quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù thì mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa!”.
                    Thiếu tá hải quân  Lê Văn Thụy, kể lại giờ phút cuối cùng cùa Thiếu úy Trần Văn Phương trên đảo  Gạc Ma ngày 14-3-1988. Nước mắt người lính hải quân già chảy đầm đìa,  giọng anh ngẹn lại:
                - Hôm đó, khi bọn Trung quốc tràn lên đảo, hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh đang ôm lá cờ Tổ quốc.  Chúng đâm lưỡi lê vào ngực  Nhanh và bắn anh. Trước khi ngã xuống,  Nhanh kịp  trao  cờ cho thiều úy Trần Văn Phương. Bọn lính Trung Quốc nhào tới giật lá cờ, Phương chống cự quyết liệt, chúng bắn một tràng AK vào ngực Phương. Anh vẫn nắm chặt cán cờ phất lên,  nói với đồng đội: “Thà chết không chịu mất đảo. Hãy lấy máu mình tô thắm cờ truyền thống Quân chủng hải quân Việt Nam!”.
                  Đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa bị Trung quốc chiếm từ ngày hôm đó cúng với đảo Cô Lin, thiếu úy Trần Văn Phương cùng 63 chiến sỹ Hải quân nhân dân hy sinh ở đó. Những người chiến sỹ anh hùng ấy không tiếc thân mình quyết bảo vệ biển đảo Tổ quốc giờ như bị lãng quên.
                    Mười bốn năm trước, cách Trường Sa không xa, các chiến sỹ Hải quân  Việt Nam cộng hòa cũng  đã anh dũng chiến đấu với bọn lính Trung Quốc chiếm  Hoàng Sa. Trung tá  Ngụy Văn Thà cũng cất tiếng nói dõng dạc,  “Thà chết bảo  bảo vệ lãnh tổ quốc gia không hàng giăc!”  trước khi tuẫn tiết. Hơn 80 người con của nhân dân Việt Namhy sinh ở đó chẳng những bị quên lãng mà còn bị mang tiếng là ngụy! Thât trớ trêu khi lịch sử phải ghi nhận sự lộn sòng đánh lận con đen giữa bạn thù!
                     Hoàng Sa và mấy đảo Trường Sa giờ đây Trung Quốc vẫn chiếm đóng, đang đổ tiền xây dựng thành phố gọi là Tam Sa, cũng như ở biên giới phía Bắc, chúng chiếm hơn 60 km2 sau cuộc xâm lược thánh giêng 1979…
                    Thiếu úy Nguyễn Văn Thức, người lính trực tiếp tham gia chiến đấu ở thị xã Lạng Sơn năm 1979, hồi  tưởng lai:
                    -Xe tăng  Trung Quốc bị bắn cháy  năm sáu chiếc ở cửa ngõ thị xã, có những chiếc vướng mìn lật nhào buộc chúng nó phải chùn  lại.  Nhưng sau đó bọn nội gián là người Hoa trong thị xã ra dẫn đường  cho xe tăng tránh bãi mìn và những ổ phục kích của ta. Những tên nội gián  Trung Quốc gọi là “ đội quân thứ năm” thuộc lòng ngõ ngách thị xã, chỉ cho xe tăng từng mục tiêu để chúng bắn hạ. Đi đến đâu chúng ủi sập nhà cửa , bắn giết dân mình tới đó.  Bọn lính sơn cước trọc đầu vô cùng hung ác như thổ phỉ gặp người nào giết người đó.
                    Thức kể lại những ngày thị xã Lạng Sơn bị quân Trung Quốc chiếm đóng, anh và đồng đội đưa dân đi sơ tán, chỗ nào cũng thấy xác người. Bọn lính Trung Quốc  không bắn mà giết người bằng lưỡi lê. Có những đứa trẻ năm sáu tuồi cũng bị chúng đâm ba bốn nhát và ngực. Có người mẹ ôm con bị chúng đâm thấu lưỡi lê qua hai người. Bọn lính sơn cước giết người rồi cắt lỗ tai về tính công lĩnh thường…
                    Nguyễn Thanh Hùng, chuẩn úy, nói  tháng 5-1979 đơn anh đang ở Kông pông chàm, Campuchia  được  lệnh hành quân ra biên giới phía Bắc. Đơn vi đi tới đâu cũng gặp người dân di tản …
                    Những chuyện xảy ra mấy chục năm, giờ nghe kể lại  vẫn thấy như đang diễn ra trước mặt.
                    Thanh Trúc, nguyên nữ diễn viên của Đoàn văn công  quân giải phóng  cất tiếng hát: “Đoàn quân lại đi, đi về biên giới, ngược từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ…! ‘.
                    Tất cả hát theo chị Thanh Trúc. Những giọng hát khàn khàn  bị đứt hơi thoát ra từ nỗi niềm chất chứa trong tim, nghe đắng đuốt. Những cựu chiến binh lâu  ngày mới gặp nhau bỗng thấy mình như trẻ lại, thấy gần gũi nhau hơn, nhẽ ra phải vui, bàn chuyện con cháu trưởng thành, nhưng lại chỉ nói về đồng đội đã hy sinh, về sự mất còn của đất nước. Tình càm  của người lính đối với Tổ Quốc, với nhân dân, với  đồng đội như lò tham  âm ỉ, gặp  gió là bùng cháy lên !
                    Thượng tá Võ Thưởng nguyên tiểu đoàn trưởng pháo phòng không sư đoàn 367, uống ực một ly rượu, chém mạnh tay xuống bàn,  giọng nói  đanh lại như ngày nào ra lệnh cho lính bắn máy bay trên bầu trời Hà Nội:
                  -Tại sao suốt một năm không có ngày kỷ niệm nào dành cho đồng đội chúng ta ở Hoàng Sa, Trường Sa, ở biên giới phía Nam, phía Bắc ? Tại sao vậy ?
                   Ông quay sang  tôi :
                  - Mầy có biết bao nhiêu lính mình hy sinh ở biên giới phía Nam, phía Bắc không?
                   Tội nói:
                   - Ơ Campuchia 25.300 người chết, 55.000 người bị thương...
                   - Biên giới phía Bắc bao nhiêu?
                   - Còn tù mù chưa rõ lắm!
                    Thượng tá Thưởng nổi cáu:
                   - Con người chứ có phải con kiến đâu mà tù mù? Hơn ba chục năm rồi ? Hình như bây giờ người ta cố tình quên cuộc chiến tranh đó, quên  đồng  đội chúng ta?
                     Chuần úy Nguyễn Thanh Hùng nói:
                    - Khi đơn vị tôi lên Vị Xuyên, nghe nói có tiểu đoàn hy sinh hết. Hồi đó đã nghe nói mấy chục ngàn thương vong rồi.
                    Thiếu tá Lê Văn Thụy nói:
                    - Tôi đã xem bộ phim “Thị xã trong tầm tay” nói về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Nhưng bấy giờ nghe nói cấm chiếu. Làm như vậy con cháu mình quên công lao cha ông là phải rồi. Hơn tám mươi người lính Việt Nam cộng hòa hy sinh ở Hoàng Sa lơ đi đã đành, 64 chiến sỹ mình ở Trường Sa cũng bị lơ luôn,  hàng chục ngàn lính hy sinh ở Cao Bắng, Lạng Sơn, Lào Cai cũng lơ nốt là sao?
                   Thượng tá Thưởng dốc cạn ly rượu nữa:
                  - Đ.má ! Hôm rồi  tao ngó dô cái mạng Internet,  thấy cái bia căm thù bị đập  bỏ  tức muốn ứa máu! Tao hỏi mầy,  thằng Trung Quốc nói dạy cho Viêt Nam một bài  học chớ không thèm  chiếm dủ chỉ một tấc đất của Việt Nam có láo không? Biển đảo mình nó chiếm, biên giới mình nó lấn mà nói không tham một tấc đất của mình, mà vẫn nói đồng chí tốt, láng giềng tốt con mẹ gì mầy?
                   Trung Quốc xưa đến nay có bao giờ muốn làm đồng chí tốt, láng giềng tốt với Việt Nam đâu? Từ ngàn năm họ đã  muốn thôn tính Việt Nam, đó là  bản chất  dân tộc của họ, hết  đời này qua đời khác, hết chế độ này đến chế độ khác nung nấu tham vọng đó. Gần nhất, cuộc  xâm lược Việt Nam ngày 17-2-1979, cũng vậy. Nó đã được Đặng Tiểu Bình tính toán, thông đồng với Mỹ từ năm 1974, khi Việt Nam còn đang vùi đầu vào cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ và hội đàm 
với Tổng thống Jimmy Carter ngày 31/1/1979.
Ngày 17/2/1979 phát động 
chiến tranh xâm lược Việt Nam
        Cuối tháng 1-1979, sau khi Việt Nam đã giải phóng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Polpot, Đặng Tiểu Bình cuống lên, tức tối, vội sang Mỹ xin ý kiến đồng thuận "cho phép trừng trị Việt Nam". Để đạt mục đích ấy, Đặng mọp xuống trước Tổng thống J. Carter, cam két “không xưng bá”. Từ đó, Đặng trở thành bạn của Kissinger và được Tổng thống J. Carter dành cho tình cảm đặc biệt. 
                 J. Carter nói với Đặng: “Ngày mùng một  Tết cổ truyền của Trung Quốc là ngày thần linh mở cửa, dẹp hết hận thù. Việc ông  chọn ngày đó sang đây là có ý nghĩa như vậy. Từ thời khắc này,  Mỹ- Trung là bạn, mở cánh cửa đóng kín !”.
                 Chuyến đi ấy Đặng đã trút bỏ khẩu hiệu “Lấy đấu tranh giai cấp làm triết lý!” thay vào đó là khẩu hiệu: “ Trung hoa phồn vinh”.
                  Đặng  đã  tìm thấy  chìa khóa mở cửa cho sự tăng trưởng của Trung Quốc, là không mâu thuẫn với chủ nghĩa tư bản, mà lấy tư bản làm động lực phát triển kinh tế. Để giành được cái chìa khóa đó, Đặng  lấy Việt Nam làm vật thế chấp. Đặng hứa với G, Carter cắt viện trợ vũ khí cho Việt Nam, ép Việt Nam chấp nhận những điều kiện do Mỹ đưa ra trong đàm phán Pari. Bấy giờ Mỹ đang sa lầy, muốn rút chân ra khỏi Việt Nam trong danh dự, cái mồi Đặng đưa ra vô cùng hấp hẫn  G.Carter!  
                  Nhờ con  mồi Việt Nam, Đặng câu được con cá khổng lồ:  Mỹ dành cho Trung Quốc những hợp đồng  béo bở về thương mại, đầu tư, cử chuyên gia sang tái cấu trúc ngành  ngân hàng  Trung Quốc, giải toả  sự mặc cảm một bộ phận Hoa kiều giàu có để họ bỏ tiền đầu tư vào đại lục. Người ta nói chuyến  đi Mỹ ấy Đặng không chỉ mang về 200 chiếc bánh sừng bò tặng cho chiến hữu của mình mà biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế.
                Với thành công đó Đặng Tiểu Bình đã được phục hồi tất cả các chức vụ vào năm 1977, tham vọng biến Trung Quốc thành siêu cường cháy lên trong cặp mắt ti hí dưới cái vành mũ cao bồi mua từ Mỹ…
                 Đặng muốn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, nhưng vấp phải  tư tưởng tả khuynh  từ cuộc cách mạng văn hóa còn  khuynh loát  trong đảng . Hoa Quốc phong  nắm quyền cao nhất vẫn chủ trương duy trì lý luận thực tiễn theo nguyên tắc “ Phàm là!”. Quân đội nhiều tướng lĩnh chưa ủng hộ Đặng.
                 Muốn mở cửa phải đạp đổ  các chướng ngại. Cụ thể là phài dẹp bỏ  đường lối: “Phàm là”!  Phàm là  quyết sách của Mao Trạch Đông chúng ta phải thực hiện ! Phàm là, chỉ thị của Mao Trạch Đông chúng ta phải kiên quyết bảo vệ!”.
                    Muốn phá,  phải có sự ủng hộ của giới cựu tướng soái quân đội. Đặng đã tìm kiếm sự ủng hộ này bằng cuộc chiến tranh. Và Đặng chọn mục là Việt Nam.  Cái “ổ khóa” để Đặng tra chìa là Việt Nam vốn đã mấy nghìn năm ngập tràn đau thương, máu  và nước mắt chảy thành sông.
                   Cuối  1975, Trung Quốc viện trợ cho Khmer đỏ 500 triệu đô la và đưa sang Campuchia 35.000 cố vấn quân sự, huấn luyện tới cấp trung đội, chỉ đạo đánh Việt Nam. Việt Nam phải tự vệ bằng chiến lược phản công, đẩy cuộc chiến tranh sang Camphuchia.
                    Năm 1979, Đặng Tiểu Bình lấy cớ Việt Nam xâm lược Campuchia để “dạy cho Việt Nam một bài học. Cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Đặng nhằm mục đích giài quyết nôi bộ được mang danh nghĩa trả đũa Việt Nam xâm lược Campuchia!
                  Phát động cuộc chiến tranh đó Đăng vừa giải quyết mâu thuẫn trong nước vừa lấy lòng Mỹ. Với mối hận thù với Việt Nam sau thất bại 1975, Mỹ ủng hộ cuộc chiến tranh này của Trung Quốc, dù trên thế giớ đồng loạt phản đối.
                    Đăng Tiểu Bình đã sử dụng 32 sư đoàn bộ binh,6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn pháo binh,550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.200 súng cố, 1700 máy bay,  200 tàu chiến với 300.000 quân chủ lực và 215.000 dân quân, giao cho hai viên tướng là Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí chỉ huy. Đây là cuộc huy động binh lực lớn thứ hai sau cuộc chiến tranh Triều Tiên do đích thân Mao phát động.
                  Cuộc xâm lược tàn bạo này quân Trung Quốc đã triệt hạ 320 xã, một thành phố, 735 trường học, 428 bệnh viện, giết hại hàng trăm ngàn đồng bào ta, làm 3,5 triệu người dân mất nhà cửa.
                 Về phía Trung Quốc 62.000 tên lính phải bỏ mạng tại Viêt Nam, lót đường cho Đặng Tiểu Bình lật đổ phái Hoa Quốc Phong, nắm trọn quyền cai trị Trung Quốc, thực hiện “Tư bản hóa trong màu áo cộng sản” lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý.
                  Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía  Bắc, đối đầu với lực lượng khổng lồ với chiến thuật "biển người" của Trung Quốc, chúng ta có các sư đoàn 316A, 346, 325, 345, 326; các trung đoàn 141,147,148,197, trung đòan 68 pháo binh, các đơn vị địa phương 121, 192, 254, 95, 741…
                  Mười ngày dữ dội nhất của cuộc chiến tranh trải dài trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phía Bắc, có những  giao điểm vô cùng ác liệt như Vị Xuyên, thị xã Lạng Sơn,  Lào Cai, đặc biệt  các cao điểm 1059, 1032. Có những trận địa cán bộ chiến sĩ ta đã anh dũng chiến đấu đến người  cuối cùng, nhưng con số thương vong  đến bây giờ vẫn chưa được cống bố chính thức…Thế mà, chỉ một Hội nghị Thành Đô "hỷ hỷ-hảo hảo" "ní ngộ - huynh đệ", từ “chìa khóa” Đặng đã tráo trở rât nanh sang “chìa tay”! Hội nghị của một bên tráo trở và một bên nông cạn cả tin, đớn hèn, mất cảnh giác! Họ "chuyển tông" rất nhanh từ BẠN thành THÙ, rồi lại đang Thù đáo BẠN, với "16 chữ vàng", "4 tốt"; như ly rượu chiều nay đang cay nồng bỗng hóa ra đắng chát!
                 Thượng tá Võ Thưởng ngổi lặng đi rất lâu rồi nói:
                - Cũng là người lính mang danh anh bộ đội Cụ Hồ, hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì được tôn vinh, hy sinh trong kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược lại không được tôn vinh?  Bọn lính Mỹ giết mấy trăm người dân ở Mỹ Lai thì dựng bia căm thù, bọn lính Trung Quốc giết hàng ngàn người dân ở biên giới phìa Bắc thì không? Có cái bia  kỷ niệm thấp  tè dựng lên lại đập bỏ? Một năm không có một ngày tôn vinh, không có chính sách khen thưởng đàng hoàng, xứng đáng là vì sao vậy ? Ăn phải bã độc "16+4" giả dối của chúng chớ gì? 
                  Người cựu chiến binh già vừa hỏi vừa trả lời.
                 Ông  cầm ly rượu dốc ngược vào miệng mình, ực một cái như cố nuốt nỗi đắng cay bức xúc  vào lòng bụng mình. Nhưng bỗng ông ôm chặp lấy ngực và há miệng, phun ngụm rượu ra, ông không thể nuốt nổi sự bức xúc vào lòng. Ông chém bàn tay xuống bàn làm mấy ly rượu đổ tung tóe:
                - Hèn, hèn quá!  Ác với dân, hèn với kẻ thù!
                Ánh hoàng hôn đỏ rực trên mặt sông Sài Gòn. Bóng pho tượng Trần Hưng Đạo ươn cao trên nền trời. Tôi nhìn ngưới lính già Võ Thưởng, nhìn những người cựu chiến binh bạn bè muốn nói câu gì mà cổ nghẹn lại không nói được. Tôi cũng chỉ là một kẻ bạc nhược đớn hèn, tham bả vinh hoa, không dám ngẩng đầu nhìn cái bóng của tiền nhân!
    M.D

15 nhận xét:

  1. MỘT BÀI BÁO NÓI CHO NHIỀU NGƯỜI. CÁM ƠN MINH DIỆN -BÙI VĂN BỒNG.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Diện đừng mơ hồ về con người và vai trò bán nước của Nguyễn Văn Linh. Ông ta đã chẳng vứt bỏ chủ quyền quốc gia vì quyền lợi và sự tồn tại của riêng đảng của ông ta!

      Sang năm, tới Hoàng Sa!

      Xóa
  2. Hổng phải đâu!Đảng ta(ác với dân,hèn với giặc) mới thật vĩ đại chớ!

    Trả lờiXóa
  3. NÓI THẬT VỊNH NHÉ!

    Có ông thượng tướng
    Nhắn nhủ với dân
    Hãy tin ở đảng?
    Nước Nam còn đó
    Đảng đã bán đâu?

    Nói thật Vịnh nhé
    Thằng nào bán Nước?
    Chẳng thể Dân đâu
    Chỉ thằng có quyền
    Mới làm được thế!
    Không tin cứ giở
    Sử đảng mà coi:

    Công hàm năm tám(1958)
    Là do ai ký?
    Thành Đô hội nghị
    Đầu cúi, chân quỳ
    Những ai góp mặt?

    Xum xoe đón Tập(Tập Cận Bình)
    Vẫy cờ sáu sao
    Do ai chỉ đạo?
    Quang Đông hội chợ
    Họ Tập gặp ai?
    Đi đêm những gì?
    Chắc là Vịnh rõ?

    Nói thật Vịnh nhé!
    Thằng nào bán nước?
    Dân rõ cả rồi!
    Chẳng phải dối đâu?

    Trả lờiXóa
  4. Anh Diện ơi,lại phải cảm ơn anh.Lịch sử phải ghi lại những kẻ bán nước kiểu CS này.

    Trả lờiXóa
  5. Thật là một lũ khốn nạn

    Trả lờiXóa
  6. " Hội nghị của một bên tráo trở và một bên nông cạn cả tin, đớn hèn, mất cảnh giác! Họ "chuyển tông" rất nhanh từ BẠN thành THÙ, rồi lại đang Thù đáo BẠN, với "16 chữ vàng", "4 tốt" "
    Đau đớn thay Việt Nam là vật tế thần, vật thế chấp trong quan hệ Trung - Mỹ.
    Cảm ơn Minh Diện, Bùi Văn Bồng rất nhiều!

    Trả lờiXóa
  7. Trung quoc cong san dat loi ich quoc gia len con viet nam cong san dat loi ich cua dang len tren.Do la su khac biet co ban.Cam on nha bao Minh Dien Bui Van Bong

    Trả lờiXóa
  8. Tôi nhờ anh BVB đăng giùm một bài, sự vụ tôi đã tận mắt chứng kiến. Tôi ghi lại tổng quát trên http//thanhvinhtivi.blogspot.com
    Tiêu đề công bằng ở đâu? Nhờ anh chỉnh sữa, thêm, bớt...
    Thành Vinh cảm ơn

    Trả lờiXóa
  9. Tôi cũng đã từng là một người lính, nhưng theo tôi bây giờ không nên dùng danh từ “Anh bộ đội cụ hồ” nữa mà là “Anh bộ đội Việt Nam”, nên trả những người lính của chúng ta về với đất nước, phụng sự Tổ quốc này, không vì một ai, một thể chế nào, một thần tượng nào nữa.

    Trả lờiXóa
  10. Bác BVB xem lại chỗ này: "Đây là cuộc huy động binh lực lớn thứ hai sau cuộc chiến tranh Triều Tiên do đích thân Mao phát động"
    Sửa thành:
    Đây là cuộc huy động binh lực lớn thứ hai sau cuộc chiến tranh Triều Tiên do đích thân ĐẶNG phát động.
    (sửa "Mao" thành "Đặng")
    Trong đối thoại an ninh - QP Việt Trung 30-11-2011, tướng NC Vịnh nói:
    "Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỉ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới..."
    Và vừa cách đây mấy hôm:
    “Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo.”

    “Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”

    Thật là nhục nhã, xấu hổ khi dân tộc này lại sinh ra một ông tướng như vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong đối thoại an ninh - QP Việt Trung (chưa có), tướng (chưa được phong) nói:
      "Nếu Việt Nam (không muốn bị tiêu diệt) thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỉ 350 triệu dân, đang phát triển, có (tư tưởng Đại Hán truyền thống)"

      Xóa
  11. Tiếc thay những bài báo dạng nầy chỉ xuất hiện ở báo "lề trái".Bây giờ chỉ nghe nhắc đền Trường Sa còn Hòang Sa coi như xong rồi phài không bác Bồng.

    Trả lờiXóa
  12. Đảng - Nhà nước VN nên công nhận danh hiệu liệt sĩ cho những người lính VNCH đã ngã xuống trong "Hải chiến Hoàng sa" năm 1974.

    Trả lờiXóa