Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

> ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM LÀ TỘI ÁC

Hai Bà Trưng "đánh giặc lạ, đánh bọn người xấu !"...
     * MINH DIỆN
                  BVB -  Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, xâm lược và bị xâm lược là một cặp phạm trù bất biến trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc. Nó đối kháng nhau, tầm vóc, ý nghĩa của vế này tương phản với vế kia, là cái "điểm nổ" của chiến tranh, tạo nên tầm cỡ lớn, nhỏ mang tính đặc thù  tùy  hoàn cảnh cụ thể. Vế xâm lược bao giờ cũng gắn với một danh từ riêng, được xác lập cụ thể, nghĩa là  nhìn tận mặt, chỉ rõ tên kẻ thù  không thể lập lờ đánh lận con đen, hoặc cố tình lảng tránh vì sự hèn nhát, nhu nhược của những kẻ bán nước chỉ biết cầu an, cũng coi như kẻ “lấy vinh làm nhục”! 
Thành Cát Tư Hãn trước khi xâm lược Khwarezmia (đầu TK 13),  đã đeo  mặt  nạ hữu hảo  gửi  thư cho vua Ala ad – Din Muhammad,  cai trị nước  này: “ Tôi là chủ nhân của những vùng đất  mặt trời mọc, ngài cai trị xứ mặt trời lặn,
chúng ta cùng nhau xây dựng tình hữu nghị và nền hòa bình” .
                  Cái mặt nạ các nước mạnh “ăn chia thế giới” ấy chính Thành  Cát Tư Hãn ném đi  khi ngồi trên mình ngựa,  chỉ huy 300.000 quân, 100.000 kỵ binh  tràn sang Khwarezemia, và chỉ trong vòng hai năm 1219-1221 đã  giết hại hàng triệu người dân Khwarezemia, từ đó Mông Cổ (giặc Nguyên Mông) nổi tiếng như những đế quốc hung bạo nhất, khát máu nhất thế giới, khắc sâu trong tâm khảm  người thời ấy, truyền  đến tận ngày nay.  
                   Những cuộc xâm lược vùng Địa Trung Hải suốt 16 thế kỉ của  Đế quốc La Mã,  lịch sử các dân tộc trong khu vực ghi rõ danh tính của từng vị hoàng đế mang quân đi xâm lược, bắt đầu từ Augustus, dù thể chế và mối quan hệ thay đổi.
                    Ngày 22-6-1941 phát xít Đức xâm lược Liên Xô.  Nhân dân Liên Xô nhìn rõ kẻ thù,  đã bật dậy lòng yên nước, tiến hành một cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại,  kết thúc thắng lợi vào ngày 9-5-1945,  sau khi  lá cờ Liên bang Xô Viết lỗ chỗ vết đạn, thấm máu, được người lính Hồng quân Egorop cắm lên mái vòm tòa nhà quốc hội Đức Reichtag,  giữa thủ đô Berlin. Trong cuộc chiến tranh chống xâm lược ấy 8,6 triệu chiến sĩ Hồng quân đã huy sinh, 26,6 triệu người các dân tộc Liên Bang Xô Viết bị chết. Riêng  trận đánh cuối cùng, chỉ trong một một ngày, từ 30-4 đến 1-5-1945, đã có  81.000 binh sỹ Hồng quân và 173.000 binh sỹ Đức thiệt mạng.
                   Dù thể chế chính trị, và các mối quan hệ đã hoàn toàn thay đổi giữa các nước tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng cái tên Hitle và phát xít Đức không  thể xóa nhòa cùng với lòng căm thù của nhân dân Liên Xô nói riêng, thế giới nói chung, đồng thời mọi người  không  quên những người chiến sỹ chống phát xít.
                  Lịch sử Việt Namtrải qua mấy ngàn năm chống  xâm lược, ông  cha ta  chỉ mặt đặt tên, vạch  rõ bản chất  quân xâm xâm lược. Trong Hịch tướng sỹ, Trần Hưng Đạo viết: “Trông thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ, lại cậy thế Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, ỷ thế Vân Nam vương để vét bạc vàng!...”.  
                Hưng Đạo Vương không ngại ngần trước thế lực nước lớn, không hề khiếp sợ, lảng tránh, không xu nịnh cầu an để hưởng vinh hoa phú quý, dù khi đó Người làm điều đó dễ như trở bàn tay.
               Trước Hưng Đạo Vương tổ tiên ta cũng đã hành xử như thế, và sau này,  ông cha ta cũng hành xử như thế.
                Hơn 1.500 năm trước Công nguyên, giặc Ân (nhà Thương) sang xâm lược nước ta. Năm 218 -208 trước Công nguyên, sử sách ta ghí  bọn xâm lược nước ta là nhà Tần. Năm 179 trước công nguyên nhà Triệu. Tiếp sau đó, đục chữ vào bia đá cho con cháu đời sau ghi nhớ: Đông Ngô xâm lược nước ta năm 248. Nhà Lưu xâm lược nước ta năm 468. Nhà Lương xâm lược nước ta năm 545. Nhà Đường xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 687, lần thứ hai năm 722, lần thứ ba năm 791. Nhà Hán xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 40 sau CN, tiếp đến quân Nam Hán lần thứ hai vào năm 930, lần thứ ba 938.  Nhà Tống xâm lược lần thứ nhất năm 981, lần thứ hai năm 1077. Quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất năm 1258, lần thứ hai năm 1285, lần thứ ba năm 1287. Quân Minh xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 1406, lần thứ hai năm 1407, lần thứ ba năm 1418. Quân Thanh xâm lược nước ta năm 1788. Thưc dân Pháp xâm lược nước ta  lần thứ nhất năm 1858...
                Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch năm 1946, danh chính ngôn thuận, vì ông nói rõ kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp muốn chiếm nước ta một lần nữa. Vì danh chính ngôn thuận như vậy, Hồ Chủ tịch  quy tụ được “toàn dân, toàn diện dân tộc Việt Namđánh Pháp giải phóng dân tộc”.
                Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cặp phạm trù xâm lược và bị xâm lược được tô đậm hơn,  trở thành biểu trưng không chỉ riêng ở Việt Nam. Ngay tại thủ đô Wasington, người Mỹ cũng xuống đường phản đối chiến tranh , ủng hộ Việt Nam.
               Ngày 17-2-1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
               Đánh giá về bản chất cuộc chiến tranh ấy, Tạp chí Cộng sản số 3 năm 1979  đã viết: “Cuộc chiến tranh xâm lược do bọn cầm quyền phản động Trung Quốc gây ra, đã ngang nhiên xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chà đạp lên mọi tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước độc lập có chủ quyền. Cuộc chiến tranh Trung Quốc gây ra là cuộc chiến tranh bẩn thỉu, đê hèn, chống lại nhân dân một nước xã hội chủ nghĩa từng có quan hệ hữu nghị với Trung Quốc…”.
                        Tạp chí này vạch tội ác bọn xâm lược Trung Quốc: “Chúng huy động hơn một nửa triệu quân, chúng đã đốt phá làng bản, cướp bóc của cải, giết người già, hãm hiếp phụ nữ, gây ra tội ác trời không dung đất không tha…”
                      Trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân Việt Nam đã : “ Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương  Đảng cộng sản Việt Nam và lệnh Tổng động viên của Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một, nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Cả nước ta hướng về tiền tiến phía Bắc, sục sôi căm thù, tăng cường sẵn sàng chiến đấu, ra sức lao động quên mình, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn quân Trung Quốc xâm lược…” (Trích lời kêu gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
                    Cũng như ông cha ta thuở trước, Đảng cộng sản Việt Nam  đã chỉ mặt, điểm tên  kẻ thù xâm lược  là bọn bành chướng bá quyền Trung Quốc, vạch tội ác của chúng và kêu  gọi toàn dân đoàn kết chung quanh đảng , phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quyết tâm đánh thắng bọn xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.
                    Người anh hùng Lê Đình Chinh  đã ngã xuống vì trách nhiệm và niềm tự hào ấy. Tiếp theo anh, hàng chục ngàn  chiến sỹ  Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống cũng  vì nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ Quốc, vì lời hiệu triệu của Đảng cộng sản Việt Nam.
                    Trung Quốc đã huy động  hơn nửa triệu quân, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1700 máy bay, 1020 súng cối, 200 tàu chiến, dưới sự chỉ huy của những  tên tướng nổi tiếng  như  Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí,  được đích thân  Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong trao quân lệnh chỉ huy  xâm lược nước ta.
                    Binh lực và quân lực Trung Quốc đổ vào cuộc  chiến tranh xâm lược Viện Nam  ngày 17-2-1979,  chỉ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1951 do nước này tiến hành.  Một cuộc chiến tranh quy mộ như thế,  lằn ranh kẻ xâm lược và người bị xâm lược rõ ràng như thế,  không thể lẫn lộn với một cuộc tranh chấp biên giới, hay “ phản ứng tự vệ”như Trung Quốc biên bạch.
                    Nhưng bây giờ, người ta đang sử dụng những mỹ từ đó để đánh tráo khái niệm, phủ nhận lịch sử, xuê xoa kẻ xâm lược, hạ thấp công lao, bôi xóa chiến tích và quên lãng máu xương người lính hy sinh ví Tổ Quốc.
                     Phạm trù “xâm lược”  tráo thành  “tranh chấp”,  “quân xâm lược” tráo thành “ bọn người xấu”, “côn đồ” cũng như sử dụng những danh từ “tàu lạ” hoặc “làm đứt cáp” để thay cho việc chỉ đích danh tàu Trung Quốc và “cắt cáp  ngầm”. Những cặp phạm trù  bị đánh tráo ấy phủ nhận lịch sử, biến  cuộc kháng chiến  được mô tả : “ Nhân dân từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc “thành trò hế lố bịch!  
                     Tấm bia căm thù của Sư đoàn 337 ở Khánh khê trước kia ghi rõ “quân xâm lược Trung Quốc”, đã bị đập phần ngọn, chữ “Quân xâm lược Trung Quốc” cũng trụi lủi luôn.  Những tấm bia Sư đoàn 337 dựng sau này bên đền tưởng niệm các liệt sĩ của Sư đoàn, chi sử dụng danh từ chung “quân xâm lược”. Khi bộ mặt kẻ thù được bôi xóa đi như thế  thì ý nghĩa của cuộc khánh chiến và công lao, xương máu của những anh hùng chiến sỹ  chỉ còn là một bức tranh mờ nhạt phủ đầy màng nhện!  Cũng  nhạt nhòa và chìm vào quên lãng  như chiến công tiêu diệt và làm tan rã 18 sư đoàn quân Polpot, cứu dân tộc Campuchia thoát nạn diệt chủng ?
                   Tôi đã được đọc bản kiến nghị của  các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:
                   Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó tư lệnh , Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng mặt trận Hà Giang.
                   Đại tá Tạ Cao Sơn, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 2.
                   Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc.
                   Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên Chuyên viên Tổng cục chính tri.
                   Nhà văn Phạm Viết Đào.
                   Những sỹ quan quân đội ấy đã  đưa ra bản kiến nghị 5 điểm về “Một cuộc chiến tranh có nguy cơ bị bỏ quên”.  
                  Tôi nghĩ đây không phải chỉ là một bản kiến nghị và không phải chỉ của 5 người, mà là ý nguyện, trăn trở của toàn quân, toàn dân ta. Đây chính là một bản cáo trạng dành cho những ai đã và đang cố tình đánh tráo khái niệm, xóa nhòa ranh giới bạn thù, hưởng lợi trên xương máu những người lính đã ngã xuống. Đây là tiếng nói của hảng ngàn cán bộ chiến sĩ tham gia chiến đấu chống bành trướng Trung Quốc hiện còn sống, là tiếng vọng của linh hồn hàng ngàn liệt sĩ  đã huy sinh trong cuộc chiến đấu đó.
                  Cuối tháng 12 năm  2012 vừa qua, Hà Nội tổ chức kỷ niệm trận “Điện Biên Phủ trên không” rất đậm và hoành tráng. Những người lính trong trân chiến đấu ấy được vinh danh, mối thù quân xâm lược Mỹ được khơi lại, và  hình như muốn dằn mặt một kẻ thù gần 40 năm trước.
Sao không có một ngày như thế để vinh danh những người anh hùng trên măt trận biên giới phía Bắc, phía Nam, để tưởng nhớ hàng chục ngàn chiến sỹ đồng bào đã ngã xuống, để dằn mặt một kẻ thù truyền kiếp, đã xâm lược nước ta và đang xâm lược nước ta.
Nhìn về xa xưa lịch sử của dân tộc, khi nhận xét về Hai Bà Trưng, Sử gia Lê văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy”. Vua Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử thông gám cương mục: “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !”.           
                  Cái gọi là: “Tội ác trời không dung đất không tha của bọn phản động Trung Quốc” không phải do bất kỳ thế lực thù địch nào nói ra, mà là Đảng cộng sản Việt Nam chỉ cho nhân dân Việt Nam. Đó là một khái niệm đã khắc sâu trong trái tim khối óc người dân Việt Nam, là một vế của một cặp phạm trù bất biến! Đánh tráo khái niệm, cắt khúc một vế của cặp phạm trù nhằm, tẩy xóa gương mặt gian ác của kẻ thù thành gương mặt tử tế là phản bội đê hèn, là tội ác với nhân dân. Hành vi tội ác, phản bội, lừa đảo đó cần phải lên án mạnh mẽ.
                   Chẳng một ông X, ông Y, nào có thể  làm được điều đó,  ngay cả một “bộ phân không nhỏ thoái hóa biến chất” cũng không làm nổi việc đó.
                  Vậy là ai?
                  Câu hỏi đó hãy để cho mỗi người dân Việt Nam tự tìm hiểu và phán xét.
M.D                                 

13 nhận xét:

  1. QUÁ SẮC SẢO VÀ ĐANH THÉP. TÔI LÀ MỘT NGƯỜI LÍNH BÀY TỎ TẤM LÒNG TRÂN TRỌNG VỚI HAI NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI MINH DIỆN-BÙI BĂN BỒNG.(Trung Tá Hoàng Mậu , Hoàng Mai, Hà Nội)

    Trả lờiXóa
  2. Buồn thay, sau này lịch sự Vn có còn đúng với những gì nó đã xảy ra?

    Trả lờiXóa
  3. Chúng nó đã phản bội công khai trắng trợn dân tộc Việt Nam!Dẫu hào quang qua khứ có được tô vẽ để lấp lánh.. cũng không thể bao biện cho tội ác nầy!

    Những thằng còn sống ngồi trên các ghế hiện nay đang phản bội lại cha anh đồng đội của nó! Chúng nó đang ôm chân kẻ thù...đạp chân...ỉa đái.. lên nấm mồ đồng đội!

    Trả lờiXóa
  4. Sao lại nhu nhược và hèn mạt đến vậy nhỉ , vì cái gì đây không biết . Đau thật !

    Trả lờiXóa
  5. Cam ơn nhà báo Minh Diện và Bùi Văn Bồng. Các anh là ngững người trung thực.

    Trả lờiXóa
  6. Sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, nhà Lê đã thiết lập mối quan hệ giao hoà giữa nước ta với nhà Minh. Nhưng trong Bình Ngô đại cáo của cụ Nguyễn Trãi vẫn hào sảng: "trải Triệu, Đinh, Lý, Trần đã bao đời xây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương". Như vậy mới thấy cha ông ta từ ngày xưa đã kiên định với chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc đến mức nào. Sau khi giành được độc lập cho Tổ quốc năm 1945, biết bao kẻ thù có dã tâm dòm ngó, muốn cướp nước ta. Trước khi đi Pháp dự Hội nghị Phông - ten - nơ - bơ - lô, Bác Hồ có dặn các vị trong Chính phủ "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Cái bất biến là độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, cái vạn biến là đủ mọi âm mưu của nhiều nước lớn đang thèm thuồng xâm chiếm nước ta.
    Ngày nay thì, than ôi vì cái lý tưởng Cộng sản (mà éo phải lý tưởng CS đâu, thực chất là vì tham quyền cố vị, lợi lộc thu về) mà một bộ phận lãnh đạo đất nước này quá nhu nhược, khiếp sợ Trung Quốc. Sẵn sàng quỳ gối làm theo ý chúng, bất chấp đến vận mệnh Tổ quốc. Bọn này không phải là cõng rắn cắn gà nhà nữa đâu, phải gọi là "rước voi về giày mả tổ" mới đúng!

    Trả lờiXóa
  7. Lớp trẻ học được gì từ những "lịch sử" bị đánh tráo khái niệm, cắt ghép và tẩy xóa một cách hèn hạ như thế!

    Trả lờiXóa
  8. Đổng Xuân Nguyênlúc 19:44 9 tháng 1, 2013

    Tất cả đều bắt đầu từ cái ngày mà các ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã tự ý sang dự cái hội nghị Thành Đô chết tiệt đó

    Trả lờiXóa
  9. Nguyen Phu Trong hay len tieng tra loi.Ke nao da danh trao khai niem.

    Trả lờiXóa
  10. Như vậy đã rõ chú Bồng ạ! Dằn mặt Mỹ tức là đã gởi một thông điệp rõ ràng cho toàn dân và cho quan thầy trung cộng rằng vấn đề biển Đông đã được an bài. Vn sẽ không vì chuyện này mà kết thân với Mỹ. Mỹ ngàn đời vẫn là kẻ thù và là kẻ thù nguy hiểm nhất. Không bao giờ vn Cần Mỹ dù bất cứ hoàn cảnh nào. Cho nên người anh trung Quốc đứng có ngại rằng vn sẽ hợp tác với Mỹ chống trung Quốc và người dân vn cũng đứng bao giờ mơ là vn sẽ bắt tay Mỹ giữ biển đảo.

    Trả lờiXóa
  11. Báo VNexpress hôm nay đănng bài tưởng nhớ các liệt sỹ hi sinh trong trận hải chiến 1988:
    ""Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975-2005, ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì các tàu chiến của đối phương lao đến dùng pháo lớn bắn vào tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nổ súng vào bộ đội.""

    Dùng từ ""đối phương"" sao mà hữu nghị như là một trận banh....sử sách ghi như vậy sau này các em nhỏ và thế hệ trẻ làm sao mà biết được kẻ thù đích thực

    Trả lờiXóa
  12. "" Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975-2005, ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì các tàu chiến của đối phương lao đến dùng pháo lớn bắn vào tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nổ súng vào bộ đội.""

    báo vnexpress hôm nay đăng như thế để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến 1988 với trung quốc...báo dùng từ ""Đối phương "" nghe như vẻ là trận đá banh hữu nghị...viết như thế sau này con cháu chúng ta sẽ ""tù mù"" về kẻ thù

    Trả lờiXóa
  13. Thằng nào đánh tráo?
    Hỏi Đảng biết ngay!
    Thắc mắc chi rứa?
    Thù ngay trong nhà!

    Trả lờiXóa