Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

> XƯA, DÁNG ĐỨNG - NAY, DÁNG KHOM?

DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM

                             * Lê Anh Xuân

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tỳ súng lên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Anh vẫn đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng
Như đôi dép dưới chân anh dẫm lên bao xác Mĩ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ
Anh là chiến sỹ giải phóng quân
Tên anh đã thành tên đất nước
Ôi anh giải phóng quân!
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.


          Ngày ấy chúng tôi đang học phổ thông. Các trường thời đó thường có những buổi họp để học tập các gương anh hùng vừa được tuyên dương. Tôi vẫn còn nhớ hôm đó thầy giáo của chúng tôi lên kể chuyện về anh hùng Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng: Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù. Trong cuộc họp ấy lần đầu tiên chúng tôi được nghe bài hát "Dáng đứng việt Nam" của mấy thầy cô giáo về trường thực tập. Trong trí óc non trẻ của mình tôi đồng nhất những anh hùng cũng chính là Dáng đứng Việt Nam mang đậm nét hồn Việt, một tính cách Việt, một truyền thống Việt.
          Tôi không chắc là các bạn trẻ bây giờ có hát (và có biết) bài hát Dáng đứng Việt Nam hay không nhưng thế hệ những người cầm súng qua chiến tranh như chúng tôi đều thuộc lòng bài thơ và sau đó được nhạc sỹ Nguyễn Chí Vũ phổ nhạc thành bài hát. Bài thơ đó, bài hát đó là hình ảnh của một Việt Nam anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được đúc kết qua những giá trị lịch sử ngàn năm của dân tộc. Và Dáng đứng ấy chỉ có ở một dân tộc mà "thà chết chứ quyết không làm nô lệ".
          Trong chúng ta anh như những thiên thần: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng, Và Anh chết trong khi đang đứng bắn, Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy Anh, giặc hốt hoảng xin hàng, Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn, Bởi Anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm, Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.
           Nhà thơ Lê Anh Xuân khắc họa thật tài tình cái tư thế của người chiến sỹ, cái tư thế ấy tượng trưng cho dáng đứng của cả một dân tộc không chịu "quỳ gối làm tỳ thiếp người" như Bà Triệu khi xưa và "Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc" hoặc ung dung ra pháp trường với bông hoa gài tóc...

Nhà thơ Lê Anh Xuân (trái) và nhà văn Anh Đức (phải) - Ảnh tư liệu


                Những câu trên nhạc sỹ Nguyễn Chí Vũ không đưa vào bài hát của mình. Anh chỉ bắt đầu ở khổ thơ thứ ba: Anh tên gì hỡi anh yêu quí...
                Mặc dù trong bài hát không có hình ảnh máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng, không có cảnh giặc hốt hoảng xin hàng khi người chiến sỹ đã chết nhưng vẫn bổ súng tiêu diệt kẻ thù, nhưng cả bài hát vẫn tạo thành cái "dáng đứng Việt Nam" tuyệt diệu: Chết nhưng vẫn đứng tấn công kẻ thù: "Anh tên gì hỡi anh yêu quý anh đứng đó tượng trưng cho thế hệ trẻ, như cây súng chắc trong tay, lưỡi lê sáng người giặc Mỹ bàng hoàng hoảng sợ khiếp kinh".
               Cái đáng dứng ấy còn thế hiện ở nhịp của bài hát. Đoạn đầu vừa trầm hùng vừa như kể chuyện nhưng đoạn sau vút lên thành cao trào giống như đường đi của viên đạn. Nó dồn đập, hào sảng "Anh giải phóng quân ơi tên anh đã thành tên đất nước tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất dáng đứng tự hào dáng đứng Việt Nam".
                Bài thơ và bài hát ngay từ khi ra đời (bài thơ viết năm 1968) nó như là lời hiệu triệu, lời thúc giục biết bao nhiêu lớp thế hệ trẻ lên đường. Ở thao trường hay trên đường hành quân ra trận người chiến sỹ hát bài đó như một lời tuyên ngôn một quyết tâm kế tiếp cái "Dáng đứng Việt Nam". Cái dáng đứng ấy như được lưu truyền, được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác "lớp cha trước lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành"...

    
Hình ảnh những chiến sĩ giải phóng quân - Ảnh tư liệu

                Cũng ít ai biết được rằng đây cũng chính là bài thơ cuối cùng nhà thơ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) sáng tác. Chỉ mấy tháng sau đó ông đã anh dũng hy sinh tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.
               Bài thơ hay lại được chắp cánh bởi những giai điệu tuyệt vời từ người nhạc sỹ tài hoa càng chắp cánh cho bài thơ bay xa. Thơ và nhạc như quyện vào nhau nâng nhau lên một tầm cao mới.
               Ca khúc cách mạng Việt Namcó thể nói đã rất thành công trong việc ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó không chỉ ca ngợi chung chung mà đi vào những chi tiết cụ thể, những hình ảnh cụ thể. Có khi là một làng quê (Làng tôi), một niềm nhớ (Trung du) một con người cụ thể (Võ Thị Sáu, Nguyễn Bá Ngọc...), đi từ cái tôi, đến cái chung của đất nước. Tất cả, tất cả đều hợp thành bản nhạc về cái Dáng đứng Việt Nam anh hùng, luôn vượt qua bão giông để đến một bờ vui mới.
               Truyền thống hào hùng tạc nên dáng đứng Việt Nam, lừng lững, hào hùng trên thế giới, nay những ai vì quyền lợi cá nhân, phe nhóm ích kỷ, lối sống suy thoái, nhỏ hẹp "cái tôi to hơn dân tộc" mà khom lưng, luồn lụy trước "thế lực thù địch" của cả dân tộc?

Hoa Anh Đào

----------------

7 nhận xét:

  1. Chí phải, ngày xưa dáng đứng hiên ngang của dân tộc anh hùng tạc vào thế kỷ, nay dáng khom không còn biết liêm sỉ là gì!?.

    Trả lờiXóa
  2. Mãi mãi là trẻ con!,
    Mà là đứa trẻ nạ dòng đẻ rơi từ trong đống rác!( không phải con cháu Rông tiên,..hay Đinh Lê Lí Trần,,..)
    Mấy chục năm trước đứng hiên ngang vì có Bác Stalin, bác Mao chống lưng...nay con cháu bác Xít..lơ là..,con chau bác Bác Mao vươn đậy ho he mây tiếng..thấy nó cầm roi dứ dứ...kô chút tự trọng,kô tin ở mình nên đành quì gối dạ vâng..."16 vàng 4 tốt em xin hứa!"

    Chính là đứa trẻ nạ dòng!

    Trả lờiXóa
  3. Mình cũng biết bài Thơ này. Bài Thơ đó hình như trong sách giáo khoa lớp 6 thì phải. Lúc đó mình không thích bài Thơ này đơn giản là hình ảnh người lính Vnch trong tâm trí mình đậm nét và thân thương hơn. Bài Thơ này theo mình chỉ mang tính chất Tuyên truyền thôi. Nhưng bây giờ trước nạn ngoại xâm Tàu cọng bỏ qua ý thức hệ, bỏ qua bên này bên kia. Mình đứng về phía dân tộc Vn chống Tàu.

    Trả lờiXóa
  4. Thì cũng tại người bạn 16 tấn vàng 4 số 9 chứ tại chi tui.Dù sao con chó nhà giàu cũng hơn con nhà đói đấy anh Bồng à

    Trả lờiXóa
  5. Hỏi Ai quỳ ở Thành Đô?
    Chữ vàng - Bốn tốt Ai đem về thờ?
    Nguyện làm trâu ngựa trả ơn?
    Đâu kể liêm sỉ, vong tồn quốc gia.?
    Mặc Tàu tác quái ra oai
    Bắt bớ chém giết dân lành của ta.
    Mặc Tàu thành lập Tam Sa
    Bình Minh cắt cáp, Lưỡi bò biển Đông.
    Mặc Tàu đe cướp nước ta
    Hoàn Cầu Nhật Báo tế cờ dân Nam...

    Hỏi Ai dân chửi, dân khinh?
    Bạn bè, thế giới đều dần tránh xa.
    Chỉ cần no cật, ấm thân
    Dẫu làm chó ngựa cho Tàu vẫn cam.

    Trả lờiXóa
  6. ĐÂU ĐÓ TRÊN KHẮP ĐẤT NƯỚC NÀY CÁI DÁNG NGƯỜI CÚI LOM KHOM HÈN HẠ,GỌI DẠ BẢO VÂNG CỦA BỌN THAM QUAN XU NỊNH CẤP TRÊN CỦA MÌNH, VỪA VÔ LIÊM SĨ,VỪA TỒI TỆ HẾT CHỖ NÓI XUẤT HIỆN NGÀY CÀNG NHIỀU...CHẮC CHẮN CHÚNG CŨNG BIẾT ĐỌC,BIẾT NGHE DƯ LUẬN BÀN TÁN KHINH BỈ THẬM CHÍ PHỈ NHỔ VÀO NHỮNG LOẠI NGƯỜI NHƯ CHÚNG NHƯNG HÌNH NHƯ BỌN NÀY NÓ CHAI LÌ RỒI,NÓ DẦY MẶT LẮM RỒI,CẦU MONG CHO BỌN HỌ TRONG TƯƠNG LAI VỚI CÁI DÁNG CÚI KHOM NÔ LỆ ẤY SẼ BẠI XỤI LUÔN NẰM MỘT CHỖ VÀ CHẮC CHẮN SẼ CÓ KHÔNG ÍT NGUỜI VỖ TAY MỪNG RỠ!...

    Trả lờiXóa
  7. Mới có 60 năm nà đã mất chừng đó đất và biển! Lịch sử sẽ hỏi tội những tên bán nước. Hãy tru di tam tộc những kẻ bán nước!

    Trả lờiXóa