Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

> HÃY ĐỂ CHO DÂN CÁI LAI QUẦN (!?)


     * MINH DIỆN

              Khi  Vương Đình Huệ đặt chân vào “nhà đỏ” rồi ngồi lên ghế Bộ trưởng Tài chính, ít người biết ông, vì trước đó ông làm trong ngành kiểm toán chả mấy khi xuất hiện trước công chúng. Chỉ đến khi Vương Đình Huệ  tuyên bố với nhóm doanh nghiệp xăng dầu: “Chúng tôi điều hành thị trường xăng dầu không vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, mà vì lợi ích chung của gần 90 triệu dân!” thì tiếng tăm ông mới nổi.
Bấy giờ, tương phản với một gương mặt ngây ngô như trẻ con, bộc lộ  tính hiếu thắng, của Bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng, là một gương mặt điềm đạm, kín đáo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ. Nhiều bài báo ca ngợi, có bài đặc tả  tuổi thơ kém may mắn của Vương Đình Huệ, nhằm cắt nghĩa tính quyết đoán, và tố chất làm công bộc cho dân của ông. Những em học sinh ngây thơ, và cả  những vị giám đốc doanh nghiệp từng trải, đã viết thư ngỏ cho Bộ trưởng Vương Đình Huệ, người coi ông là thần tương, kẻ hy vọng ông có thể cứu nguy cho doanh nghiệp! Người ta kháo nhau,  đây chính là gương mặt sáng giá trong hàng bộ trưởng nhiệm kỳ này.
               Nhưng rồi giá xăng dầu tăng liên tục, Vương Đình Huệ vẫn cho là hợp tình, giá điện nhảy “Lam ba đa”,  vẫn cho là hợp lý,  và mới đây ông ra sức chứng minh rằng,  chính sách thuế của Việt Nam  "ưu viêt", là khoan sức dân, là làm cho nhà nước thất thu hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ, thì hình như ông đã quên lời tuyên bố vì lợi ích của  gần 90 triệu dân rồi!?
 
                Thật tức cười khi Vương Đình Huệ lấy  tỷ lệ thuế thu nhâp doanh nghiệp Việt Nam so sánh với tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp Mỹ, rồi bảo rằng  thuế Việt Nam  nhẹ hơn thuế Mỹ!
                Đã nhiều lần  người ta lên tiếng cảnh tỉnh các chính khách nước nhà cẩn thận khi sử dụng phép so sánh, kẻo bia miệng tiếng đời, mà hình như các vị vẫn bỏ ngoài tai.  Còn nhớ 51 năm trước, nhà thơ chính trị Tố Hữu huyênh hoang “trông Bắc, trông Nam trông cả địa cầu” không đâu bằng Viêt Nam “Chào 61 đình cao muôn trượng!” làm người ta nhổ bọt. Cứ tưởng cái  thời những gì của CNXH đều tốt, những gì của tư bản đều xấu, kém: “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ / Trăng Trung Quốc tròn hơn mặt trăng nước Mỹ” đã vĩnh viễn bị chôn vùi, thì mới đây bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan còn lại huyênh hoang hơn cả Tố Hữu rằng “chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản chủ nghĩa!”. Thời trước dối trá dễ vì bưng bít được thông tin, bây giờ cố tình bưng bít cũng không nổi!
               Vì vậy khi  Bộ trưởng Vương Đình Huệ  so sánh  thuế  Việt Nam với thuế  Mỹ, rồi thuộc cấp của ông là Thứ trưởng Vũ Thị Mai phụ họa “Thuế  như vậy là khoan sức dân lắm rồi” thì mọi người ngán ngẩm bảo nhau: “Vương Đình Huệ cũng không hơn Đinh La Thăng!”
                 Nước Mỹ, dù trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thu nhập bình quân đầu người (GDP) vẫn đạt  47.094 đô la , trong khi Việt Nam đến năm 2014 may ra mới đạt 1.811 đô la. Phải chăng Vương Đình Huệ không biết sự chênh lệch  một trời một vực ấy, hay  ông cố tình lờ đi, chì so sánh một vế  để  lừa dân ?
                Ai cũng biết, khoan thư sức dân được phản ảnh bằng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quôc nội, tỷ lệ càng cao thì khoan thư sức dân càng thấp. Hiện tại , tỷ lệ đó ở Trung Quốc 17,3%, Thái Lan và Malaysia 15,5 %, Philipines 13%, Indonesia 12,1% , Mỹ 11% và  Ấn Độ 7,8%, trong khi Việt Nam 28%.
              Việt Nam đã và đang duy trì chính sách bảo hộ thuế, thuế chồng lên thuế,  bắt doanh nghiệp và người dân phải gánh chịu tỷ lệ thuế trên GDP gấp 1,4 đến 3 lần so với các nước trong khu vực. Thuế cao cộng lãi suất ngân hàng ngất ngưởng, khiến  các doanh nghiệp không còn nguồn lưc tích lũy đầu tư dẫn đến suy kiệt. Chỉ trong nửa đầu năm 2012 đã có hơn 200.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa  phá sản và ngừng hoạt động,  kéo theo gần một triệu người thất nghiệp. Bức tranh sỉn màu ấy phản ảnh trung thực chính sách tài chính Việt Nam: Thuế và phí bủa vây, bóp nghẹt mức thu nhập ngày càng teo tóp của người dân và doanh nghiệp, làm cho cuộc sống nghẹt thở.
              Thử hỏi, trên thế giới có nơi nào nhiều loại phí như Việt Nam? Và ngược dòng lịch sử, khi thưc dân Pháp đô hộ dân  ta,  có bao giờ  thuế chồng thuế, phí chồng phí như bây giờ?
              Hãy nhìn bản thống kê các loại phí giành cho phương tiện giao thông đường bộ, một phương tiện ảnh hưởng trực tiếp đến cái ăn, cái mặc của  mỗi người dân, để thấy nó nặng nề và vô lý cỡ nào ? Phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí xăng dầu, phí bình ổn giá xăng dầu, phí bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ, phí ô nhiễm môi trường.  Nếu nay mai phí lưu hành và phí vào nội đô được áp dụng, sẽ là chín loại phí.
              Nhưng nào đã hết nợ! Mỗi khi lưu thông trên mỗi cung đường, còn phải bỏ  tiền  đề vượt  qua một cái barie của trạm thu phí BOT. Những trạm thu phí BOT nhan nhản  trên các tuyến đường còn gập gềnh  ổ gà, ổ trâu, mà mỗi trạm bán vé  từ 10 đến 200.000 đồng tùy cung đoạn và phương tiện lưu thông. Muốn xe chạy nhanh hơn, êm hơn một chút  trên đường cao tốc, thì giá đắt đỏ gấp ba lần. Ví dụ, chỉ vài chục cây số đường cao tốc  Sài Gòn – Trung Lương, phải bỏ ra 320.000 đồng mua vé.
               Nhưng như thế vẫn chưa hết tội!  Mỗi phương tiện lưu thông còn phải chi tiền mãi lộ cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, như một thứ luật bất thành văn, như một loại phí bắt buộc,  được hạch toán vào giá thành sản phẩm.
             Bây giờ lại mới phát sinh  một thứ phí nữa, “ưu tiên” cho bà con nông dân, với cái tên mỹ miều là “ nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đó đóng góp xây dụng  hệ thống giao thông liên thôn xóm, trường tiểu hoc, bệnh xá, nâng cấp di tích văn hóa. Trung ương khuyến khích địa phương làm bằng được. Các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể báo cáo với trung ương, rằng  đó  là kết quả của công tác vận động quần chúng, là người dân tự nguyện, là sự đồng  thuận(!?)  Sự thực đâu phải thế ! Có rất  ít người tự nguyện, mà sự thật là người dân  phải  góp tiền, góp thóc theo tỷ lệ , bổ trên từng hộ, từng đầu người. Hãy thử về một vùng quê hỏi xem, người dân nào không chịu đóng góp vào những công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” ấy có sống nổi với chính quyền thôn xã ?
 
            Nước Mỹ, với chế độ tư bản chủ nghĩa, tất nhiên không  "ưu việt" bằng chế độ xã hội chủ nghĩa như nước ta! Nhưng, người Mỹ ngoài mức thuế phải đóng theo luật, không phải đóng bất kỷ khoản phí vô lý nào. Và khi người dân đóng thuế thì nhà nước nước phài lo cho dân từ A tới Z. Trẻ con  được ăn học từ nhỏ đến hết phổ thông trung học không mất tiền, không phải chạy trường chạy lớp, không phải học thêm, học kèm; phụ huynh không phải lo bồi dưỡng thầy cô, và nhà trường không có bất kỳ khoản phụ thu nào. Người lớn, không phân biệt công chức, tư chức hay thường dân, mất việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp, khi nghỉ hưu được lĩnh lương, mức thấp nhất cho một người mới có thẻ xanh, nghĩa là chưa chính thức làm công dân Mỹ, cũng được 400 đô la/tháng, bảo đảm được nhu cầu cân fthiết nhất trong cuộc sống. Người dân Mỹ đóng thuế là để bảo trì cuộc sống hiện tại và tương lai của chính họ, còn người dân Việt Nam đóng thuế, đóng phí để nuôi ai?
              Ông Đinh La Thăng bào rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” (!?) . Cái cách hô hoán theo thói quen của một anh cán bộ phong trào đó chỉ làm người ta thêm tức cười. Nhưng, ngay những lời nói, việc làm của  người được coi là có trình độ chuyên môn như Vương Đình Huệ ('tài' bao nhiêu, 'chính' bao nhiêu?) khiến cho người ta nghĩ ông không vô tình,  mà là ông đang quay lưng lại với nhân dân!
             Chưa có bằng chứng nào về việc Vương Đình Huệ tình nguyện hay bị một nhóm lợi ích nào khống chế, nhưng những chính sách thuế,  phí  và giá  do ông hoạch định và bảo vệ  đang đè nặng lên đầu lên cổ người dân, nó trái ngược với lời ông đã nói là vì lợi ích của gần 90 triệu dân.
            Một bà má Nam Bộ, từng chỉ huy đội quân tóc dài thời kháng chiến đã nói với người viết bài này: “Tụi tao trước kia theo gương Út Tịch, còn cái lai quần cũng đánh giặc, để bây giờ tụi bay thu luôn cả cái lai quần của bà hay sao” (!?).
           Với chính sách tận thu, triệt thu ngân sách hiện tại, không phải khoan thư sức dân mà là “ khoan” thủng ruột dân.
             Tháng 6 (âm lịch) năm Canh Tý 1.300, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương lâm bệnh. Vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách 'an dân hưng quốc', kế sách chống ngăn giặc phương Bắc, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn khuyên vua: “Cách ấy cốt phải tự lúc bình thì khoan thư sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả”.  
               Người dân bình thường không có được lời cao ý sâu, như bậc Thánh nhân, chỉ khuyên Vương bộ trưởng một lời mộc mạc: Hãy để cho dân cái lai quần, nhỡ khi “bộ phận không nhỏ đe dọa sự an nguy của chế độ” người dân còn lo đánh giặc, giữ nước!
M.D
 

36 nhận xét:

  1. Thật tuyệt vời! Cảm ơn anh Diện anh Bồng.

    Trả lờiXóa
  2. Bài nào của anh Diện cũng tuyệt.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Diện ơi, ngày xưa các bác tuyên huấn nói 3 kg rau sắn, chất bổ bằng 1kg thịt bò. Ngày nay, để giữ cho dân còn cái lai quần mà đánh giặc giữ nước, thôi thì ta vận động nhân dân "thi đua yêu nước" bằng 3 kg rau sắn hay khoai cũng được!

    Trả lờiXóa
  4. XHCN ưu việt là vậy đó. Cám ơn bác Diện và bác Bồng đã cho dân "đen" thấy được tính "ưu việt" đó

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn bác Diện và bác Bồng cho dân "đen" thấy được tính "ưu việt" của chế độ ta XHCH : ĐỘC LẬP - CON C - HẠNH PHÚC.

    Trả lờiXóa
  6. chúng ta hãy cố gắng làm sao để cho dân chúng nhổ thẳng nước bọt vào mặt tụi nó như "tụi tư bản giãy chết ở Mỹ" thì mới hết chuyện phiếm về "quan ăn" ở nước ta

    Trả lờiXóa
  7. Tụi bay có nghe bà già Nam Bộ nói không? Hãy để cho dân cài lai quần, ăn hết dân lấy gì sống ? Tôi là một người dân Nam Bộ gốc , chính xác tôi đang ở Hốc Môn, đọc bài báo này rưng rưng nước mắt. Cám ơn anh Minh Diện , anh Bùi văn Bồng nghe.

    Trả lờiXóa
  8. Bài này hay. Càng ngày tui càng khoái anh Diện , anh Bồng rùi đo!!

    Trả lờiXóa
  9. VIẾT SẮC SẢO QUÁ CÁM ƠN MINH DIỆN BUI VAN BÒNG

    Trả lờiXóa
  10. Với các động thái hiện nay, có vẻ mấy ông Bộ Tài chính, Ngân hàng, Công ty nhà nước đang quyết chí, quyết liệt gỡ nốt cái lai quần của Dân nghèo, anh Minh Diện à!

    Nhiều người bạn nói với tôi, niềm tin không còn, hoặc nếu còn thì chỉ tí ti; còn hi vọng - chả còn tí hy vọng nào dù là mong manh.

    Vậy "đảng và nhà nước lo" là lo kiểu gì, như thế nào, lo làm sao khi chỉ riêng du lịch có hàng trăm ngàn tên có bím tóc đuôi sam lũ lượt kéo nhau vào VN với hộ chiếu lưỡi bò, ông đại tướng đứng đầu bộ quốc phòng thì sống chế, trước sau "tôn trọng, thủy chung với 16 chữ và 4 tốt", thì hỏi Dân nào còn An cho nổi.
    Bảy ruộng đồng.

    Trả lờiXóa
  11. Bài viết ngắn gọn nhưng sâu sắc và thâm thúy.

    Tôi mong rằng thế hệ U60, U70... hãy mạnh tiếng hơn nữa và chung sức/đoàn kết với nhau để cứu nguy dân tộc, đừng mong sự thay đổi và cứu nguy từ đảng và nhà nước.

    Trả lờiXóa
  12. Bài viết quá uyên bác, không còn gì để nói nữa. Chỉ tiếc rằng bài như tiếng sáo tiếng đàn này mà thổi và gẩy tới tai trâu thì phí chữ của anh Bồng, anh Diện lắm. Tôi rất cảm động khi đọc bài viết này.

    Trả lờiXóa
  13. Đọc bài viết mà thấy gai hết cả người.

    Trả lờiXóa
  14. 1811x20000=36.220.000>47.049.Các bác nhà mình nói không sai nhưng là nói dóc.Bạn ĐSQ ơi đọc cho vui thôi."Đàn gảy tai trâu chỉ có thăng chăn trâu nghe thôi".

    Trả lờiXóa
  15. Vì sao khi bước và "nhà đỏ" thì dần dần người ta thay đổi đến như vậy! Vi sao?

    "Ai cũng biết, khoan thư sức dân được phản ảnh bằng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quôc nội, tỷ lệ càng cao thì khoan thư sức dân càng thấp."

    - Ai cũng biết ư? - Không đúng! Tôi nghĩ không phải ai cũng biết điều nầy! Và chắc có lẽ ông đương kim BT Tài Chính của chúng ta cũng không biết điều nầy! - Hoặc là ổng cho là dân ta dân trí thấp - tức đại bộ phận dân chúng không biết điều nầy!

    "...Hiện tại , tỷ lệ đó ở Trung Quốc 17,3%, Thái Lan và Malaysia 15,5 %, Philipines 13%, Indonesia 12,1% , Mỹ 11% và Ấn Độ 7,8%, trong khi Việt Nam 28%."

    - Trời đất ơi! Tôi rất mong là các ông nghị ở trong Quốc Hội ta, các lĩnh tụ của chúng ta... biết được những con số như thế nầy!

    Theo bạn đọc thì các ngài lĩnh tụ của chúng ta có biết những con số như vậy hay không? - Tôi tin là không!

    Trả lờiXóa
  16. Bài viết hay nhưng tác giả còn chưa kể ra nhiều thứ phí nữa là thành quả "lao động sáng tạo" của các vị bộ trưởng, như phí giao thông sẽ áp dụng từ 01/01/2013 cho các loại xe từ gắn máy đến ô tô, phí bệnh viện (phí nầy thể hiện đầy đủ nhất bản chất thực của nền y tế VN: Nếu một người bị tại nạn vào cấp cứu mà thân nhân chưa kịp đóng viện phí hoặc chưa biết mà đến thì chưa thể cho làm xét nghiệm, chữa trị. Ai ở VN và đã đi bệnh viện đều biết thực trạng nầy)...

    Tác giả dường như còn tin vào một chút xíu ý thức lương thiện còn xót lại của chính quyền khi kêu gọi hãy để cho dân còn "cái lai quần". Tôi nghĩ "cái lai quần" đó đã rơi rớt từ lâu rồi. Cứ xem xét động thái của chính quyền thì biết. Đối với chính quyền VN thì nhân dân chỉ là công cụ của đảng, của chính quyền không hơn không kém. Khi cần đến máu, mồ hôi của dân họ không tiếc những lời hoa mỹ kiểu như "yêu nước nghĩa là yêu CNXH, nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa"...

    Nay đang trong lúc kinh tế đình đốn, nợ ngập lút đầu, dân tình oán thán, chính quyền VN sẽ còn nghĩ ra nhiều loại phí, nhiều mỹ từ "hoành tránh" hơn nữa.

    Vấn đề là liệu người dân VN ở thế kỷ 21 có dễ bị lừa như đã từng bị ở nửa cuối thế kỷ 20 không?.

    Trả lờiXóa
  17. Một bài báo tuyệt diệu! Xin cám ơn tác giả.

    Trả lờiXóa
  18. Chất lượng của Bài Viết này trên cả tuyệt vời. Cám ơn Bác Diện và Bác Bồng đã cho chúng tôi thưởng thức bài viết để đời này. Có lẽ chúng ta cũng chẳng buồn để lo lắng về sự sụp đỗ của chế độ bởi vì bây giờ cả cái hệ thống cầm quyền này đã thối nát rồi. Cái cái ngành nghề nào mà không tham nhũng và thối tha, mà nếu không tham nhũng và thối tha thì lấy cái gì để tồn tại.

    Có lẽ một phương thuốc duy nhất là chia Đảng cộng sản thành Đảng cộng sản 1 và Đảng cộng sản 2 để cạnh tranh nhau thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Tác giả nói Vương Đình Huệ quay lưng lại với nhân dân là chưa chính xác, vì hắn ta chưa từng cùng phía với nhân dân. Việc tuyên bố ồn ào trong vụ giá xăng dầu chỉ là màn PR thôi. Trong vụ ấy, bao người, kể cả trí thức cứ ca ngợi rồi kỳ vọng nhưng họ đâu biết rằng không một bộ trưởng nào trong Chính phủ của 3D tử tế. Huệ từng làm Tổng kiểm toán, biết hết các vụ Vinashin, Vinalines, sao ko thấy công bố một báo cáo nào trước khi nó bị bung bét? Chúng nó cùng một giuộc hết, đều một lũ chạy chức chạy quyền, nắm đc chức vụ rồi thì vơ vét. Huệ cũng chả khác Thăng mấy, có chăng chỉ là tinh vi hơn thôi.

    Trả lờiXóa
  20. "Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”. Nhưng thể hiện lòng yêu nước (và có giá trị thiết thực bảo vệ tổ quốc) thì bị cho là phản động, phải phá, phải bắt, phải bỏ tù. phải bêu xấu. Đau đớn quá.

    Trả lờiXóa
  21. "Một bộ phận không nhỏ" bọn khốn kiếp sẽ còn nhiều kiểu ăn cướp và hành hạ dân.
    Tất cả từ chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng của "các quan" mà ra.

    Trả lờiXóa
  22. - Đóng thuế là trách nhiệm của người dân <<<< tôi ủng hộ vấn đề này.
    - Nhưng sao lại không thấy vế đối lại: GIẢI TRÌNH SỬ DỤNG TIỀN THUẾ LÀ NGHĨA VỤ CỦA "CÔNG BỘC" ???
    - Nhìn lại toàn bộ nền kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, ngoại giao lúc này chỉ tóm 1 câu: "LỖI HỆ THỐNG"

    Trả lờiXóa
  23. "đóng thuế là trách nhiệm người dân" <<< ủng hộ vì đúng
    nhưng không ai nói "giải trình sử dụng thuế là trách nhiệm của "công bộc""

    Nhìn lại tình hình: giáo dục, kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội và ngoại giao lúc này thì chỉ tóm 1 câu "LỖI HỆ THỐNG"

    Trả lờiXóa
  24. Chú ơi bài này chú viết hay quá! Mở mang quá! Bọn trẻ chúng cháu bây giờ đang mất phương hướng, chịu áp bức mà không biết nên làm gì?

    Trả lờiXóa
  25. Quan nào thấy của không tham
    Quyền hô, Bách nạp giầu sang mấy hồi
    Người dân lam lũ đứt hơi
    Lưng cơm trộn ướt mồ hôi nên nghèo

    Trả lờiXóa
  26. Càng đọc anh càng thấy tuyệt vời,lại một bài viết hay, nỗi lòng của anh, của Đại tá và của cả những người dân đang bị bóc lột thậm tệ.Ngày xưa anh đứng lên vì sưu cao thuế nặng, vì sự lầm than của dân tộc. Còn giờ thì sao Đại tá...

    Trả lờiXóa
  27. Cám ơn tác giả! Lâu rồi mới đọc 1 bài sướng như vậy. Đó còn chứng tỏ một điều là Lý lịch xuất thân chưa hẳn làm quyết định nên con người hiện tại.

    Trả lờiXóa
  28. Lý lịch xuất thân không quyết định nên con người hiện tại, hình như vào "Nhà đỏ" theo cách mà Đại tá nói thì hầu như họ đã quên đi sau lưng mình là ai rồi. Cám ơn 1 bài viết hay.

    Trả lờiXóa
  29. Hải Châu đã có lần nói rằng, khi mới lên, thấy BT VĐ Huệ rất hy vọng, nhưng sau khi ông Huệ nói Báo Tiếp thị tại sao lại bàn chuyện chính trị...thì ôi thôi rồi, dàn Bộ trưởng của ta đều đã hết thuốc chữa! Bây giờ đọc anh Diện và anh Bồng thì thú thật, muốn khạc nhổ luôn vào cái đám ăn hại dân ấy!!!

    Trả lờiXóa
  30. Ông Huệ có định thu "thuế thân" nữa không đấy ! Cách viễn giải của bộ trưởng Huệ cho thấy ông chưa là "người lớn" được !

    Trả lờiXóa
  31. Bài viết quá sắc sảo. Cảm ơn anh.

    Trả lờiXóa
  32. cac bac u70 u60 xin duoc giup con chau.tui

    Trả lờiXóa
  33. Có mất nước thì bọn anh ra nước ngoài trốn nhé! Có tiền mà sợ gì? Tụi dân đen tụi bây mới phải lo mất nước thôi! -_-

    Trả lờiXóa
  34. Đọc xong bài này thấy thấm thía thật! giá mak những người đứng đầu suy nghĩ được như hai bác thì dân tình không có như giờ! người việt chê người việt! 30 năm giải phóng là ntn ak!

    Trả lờiXóa