Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

> CẦN NHẬN DIỆN CHO RÕ THỰC TẾ VÀ LỊCH SỬ

Nghĩa trang Liệt sĩ Vi Xuyên - Hà Giang
* Đại tá Phạm Xuân Phương
Sau khi nghiên cứu kỹ Nghị định 23//2012/NĐ-CP, “Bản kiến nghị 5 điểm…” của chúng tôi đã được gửi đi từ ngày 12/9/2012, vừa là đề xuất bổ sung chính sách thỏa đáng với thương binh, liệt sĩ, người có công; nhưng điều cơ bản chúng tôi muốn là Đảng, Nhà nước không nên né tránh một thực tế, sau khi Mỹ rút thì Trung Quốc nhảy vào không những Việt Nam, Đông Dương và nay cả Biển Đông.
Có thể nói, hơn 37 năm qua chúng ta chưa có hòa bình thực sự, độc lập, tự chủ, tự quyết cũng bị nhiều chi phối từ bên ngoài…Nếu với tình trạng này, có khi kéo dài đến cả thế kỷ hoặc hơn cũng chưa thể yên ổn thực sự để xây dựng đất nước theo đường lối chiến lược, mục đích, tiêu chí của sự nghiệp đổi mới. Thậm chí nguy hại hơn, không những ảnh hường đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ mà bị mất nước. Chúng ta cần nhìn thẳng vào bản chất sự thật, không nên né tránh thực tế đó, và cùng không nên giấu giếm, khỏa lấp, lược bỏ lịch sử của dân tộc người dân và người lính phải chịu nhiều hy sinh để giánh giữ. 
Thiếu tướng Lê Duy Mật
và Đại tá Phạm Xuân Phương

Những tướng lĩnh, CCB chúng tôi dựa vào một nghị định của chính phủ. Đó là Nghị Định số 23 mà chúng tôi đánh giá cao về một số chế độ đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc từ sau 1975 đến nay. Chúng tôi nghĩ rằng nghị định này đã chứng tỏ đây là nghị định thực hiện chỉ thị của Bộ Chính Trị - Tháng 4/2012. Đã xác định những thời hạn mà chúng tôi hoàn toàn đồng tình, tức là chiến đấu trên biên giới phía Nam từ tháng 5/1975 đến ngày 7/1/1979.
Chiến đấu chống quân FULRO Tây Nguyên từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992. Thứ ba là làm nghiệm vụ quốc tế giúp bạn từ tháng 1/1979 đến 31/8/1989. Từ khi chúng ta hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia, và chiến cuộc trên biên giới phía Bắc và biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa từ 17/2/1979 đến 31/12/1988. Việc tính toán thời gian để tính chế độ cho anh em thì chúng tôi cho là một cách tính toán chính xác, nó phản ánh đúng thực tế đã xảy ra.
Phải nói rằng từ sau 1975 chúng ta đã chuyển sang một hình thái chiến tranh mới. Nếu chúng ta xâu chuổi tất cả những sự kiện đó lại, tức là chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đáng tiếc rằng nghị định 23 này mới chỉ giải đáp một phần nhỏ của vấn đề chiến tranh này.
Đây là cuộc chiến tranh có 5 đặc điểm lớn mà đặc điểm thứ nhất là ngay sau 30 tháng 4, sáng 1 tháng 5 bè lũ tay sai của đám bành trướng bá quyền Đại Hán Bắc Kinh thì chúng ta đã tiếp nhận một cuộc chiến tranh với đội quân mà sau này chúng ta gọi là đội quân diệt chủng. Đội quân Pol Pot diệt chủng của Khmer Đỏ đấy. Sáng mùng 1 tháng 5 họ đã bắt đầu tấn công ta, tức là Trung Quốc đã sử dụng đội quân này để tấn công chúng tôi. Ngày 1 tháng 5 họ đã tấn công rồi cho nên đấy là đặc điểm mà chúng ta phải thấy ngay.
Cuộc chiến tranh đó kéo dài và diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ Nam tới Bắc. Trên cả đất liền cũng như trên biển và hải đảo, trên cả hai đất nước bạn là Lào và Campuchia, mà chủ yếu là Campuchia. Đấy là đặc điểm thứ hai.
Công ty cổ phần Nông-lâm sản Kim Bôi tặng quà bộ đội Trường Sa và nhà giàn DK1
Từ trái sang: Ông Ngô Đức Sinh, Chuẩn đô đốc Trần Đình Xuyên 
và Đại tá Phạm Xuân Phương 
thể hiện quyết tâm vì Trường Sa thân yêu.
                                 (Ảnh: Báo QĐND ngày 8/8/2012)
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
Đặc điểm thứ ba là chúng ta đã phải chiến đấu ròng rã với một đội quân xâm lược đã được động viên, tổ chức từ năm 1972. Đội quân đó chính là đội quân của Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc thuộc nhiều đại quân khu, và khi họ tiến công chúng ta vào tháng 2/1979 thì họ đã chuẩn bị từ năm 1972. Đội quân này được sử dụng với 60 vạn tên.
Đặc điểm thứ tư là chúng ta bị buộc phải bước vào một loại hình chiến tranh mới với một đối tượng tác chiến chiến thuật đặc biệt mà ta chưa hiểu rõ. Trong hoàn cảnh chúng ta vừa kết thúc chiến tranh và chưa kịp hàn gắn các vết thương. Trong một bối cảnh khu vực và bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, đan xen nhiều mối quan hệ chồng chéo các lợi ích quốc gia, lợi ích hai phe, lợi ích từng phe, thậm chí còn bị cấm vận và cô lập. Đấy là đặc điểm thứ tư.
Cuộc chiến tranh đó kéo dài và diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ Nam tới Bắc. Trên cả đất liền cũng như trên biển và hải đảo, trên cả hai đất nước bạn là Lào và Campuchia, mà chủ yếu là Campuchia
Đặc điểm thứ năm là mặc dầu chịu nhiều thiệt hại và tổn thất làm chậm lại công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng rốt cuộc quân dân ta đã giành được thắng lợi. Tức là thế nào ? Tức là chúng ta đánh bại được cuộc chiến tranh này, giữ vững chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là đã tiêu diệt bọn Pol Pot và chế độ diệt chủng man rợ mà cả loài người tiến bộ toàn thế giới lên tiếng ủng hộ.
Chúng tôi phối hợp tất cả các cách để yêu cầu những người lãnh đạo có liên quan phải trả lời. Theo anh Vinh thông báo với tôi thì ông Lê Hồng Anh ( Thường trực Ban Bí thư ) đã có điện thoại cho anh Lê Duy Mật và hẹn sẽ làm việc. Chúng tôi đang chuẩn bị để chờ buổi làm việc này đấy anh.
Là những người trực tiếp nên chúng tôi rất sốt ruột. Chúng tôi nghĩ thế này, 37 năm đã qua rồi thế mà cái nghị định này mới đáp ứng được một phần thôi, còn một loạt vấn đề lớn cần phải đặt ra ? Những vấn đề đặt ra không những cho hôm qua, hôm nay, cho người đã chết, người còn sống mà cho cả sự phát triển ổn định trong nền hòa bình, độc lập-tự do thực sự, cho tương lai đất nước. Nếu chúng ta chỉ vì chúng ta hôm nay, chi rthấy trước mắt, không thấy lâu dài, thì con cháu, các thế hệ sau này sẽ phải gánh chịu hậu họa nặng nề hơn về nợ nần, về sự sống còn của dân tộc Việt Nam.
PXP
--------------------
(*) - (Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên Chuyên viên Tổng Cục Chính trị).

2 nhận xét:

  1. "Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên" quả đúng thật sự như các anh đã viết.
    Những thương - bệnh binh thật thì quá thiệt thòi. Chỉ có thương binh, bệnh binh giả và những nhà chức trách là béo bở thôi.
    Rồi những người nhiễm chất độc da cam cũng vậy; làm sai, làm bất nháo nhiều quá.
    Dân lành VN bị trù úm nhiều nên chỉ nói ở ngoài vỉa hè thôi. Đồng tiền và "một bộ phận không nhỏ" cán bộ đảng viên đã thao túng, khuynh đảo tất cả.
    Ôi VN!

    Trả lờiXóa
  2. "Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên" quả đúng thật sự như các anh đã viết.
    Những thương - bệnh binh thật thì quá thiệt thòi. Chỉ có thương binh, bệnh binh giả và những nhà chức trách là béo bở thôi.
    Rồi những người nhiễm chất độc da cam cũng vậy; làm sai, làm bất nháo nhiều quá.
    Dân lành VN bị trù úm nhiều nên chỉ nói ở ngoài vỉa hè thôi. Đồng tiền và "một bộ phận không nhỏ" cán bộ đảng viên đã thao túng, khuynh đảo tất cả.
    Ôi VN!

    Trả lờiXóa