Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

> BẢN KIẾN NGHỊ 5 ĐIỂM ...(LẦN 3)

BẢN KIẾN NGHỊ 5 ĐIỂM”… 
VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH 
CÓ NGUY CƠ BỊ BỎ QUÊN ( Lần 3)
Chúng tôi gồm những người ký tên dưới đây:

1.    Thiếu tướng Lê Duy Mật: Nguyên Phó Tư lệnh-Tham mưu trưởng Quân khu 2; Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang;
2.    Đại tá Tạ Cao Sơn: Nguyên Tham mưu phó Quân khu 2;
3.    Đại tá Quách Hải Lượng: Nguyên Tùy viên quân sự ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc
4.    Đại tá Phạm Xuân Phương: Nguyên Chuyên viên Tổng Cục chính trị
5.    Nhà văn Phạm Viết Đào.

Sau khi nghiên cứu kỹ Nghị định 23//2012/NĐ-CP ban hành quy định về chế độ phụ cấp công vụ đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước; chúng tôi hoan nghênh việc ban hành nghị định này vì: đã góp phần ghi công và đền đáp một phần sự hy sinh cống hiến của những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân, các nhân viên cơ yếu đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975…


Giai đoạn sau 30/4/ 1975 là giai đoạn lịch sử vô cùng phức tạp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc: nó liên quan tới nhiều cuộc chiến tranh có những nét đặc thù không giống với giai đoạn trước đó; Vì lẽ đó chúng tôi có Bản kiến nghị 5 điểm… gửi tới các cơ quan hữu trách đề nghị nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách một cách tổng thế, toàn diện đối với giai đoạn lịch sử này…
Bản kiến nghị 5 điểm…đã được gửi đi từ ngày 12/9/2012; Để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi, hôm nay chúng tôi quyết định công bố Bản kiến nghị 5 điểm này trên Blog Phamvietdao.net-Phamvietdao3.blogspot.com của nhà văn Phạm Viết Đào.
Chúng tôi những người khởi thảo Bản kiến nghị 5 điểm…này rất hoan nghênh nếu được các quý vị, các cựu chiến binh cùng tham gia ký tên vào văn bản kiến nghị…
Quý vị nào tham gia ký tên vào Bản kiến nghị 5 điểm… xin gửi thư điện tử về hộp thư điện tử của nhà văn Phạm Viết Đào: Thuykhue40@gmail.com. Xin quý ghi rõ họ tên, địa chỉ liên hệ: điện thoại, email, nhà riêng-( phần này sẽ không đưa lên mạng); Hàng tuần vào ngày đầu Phamvietdao.net sẽ công bố danh sách những vị ký tên ủng hộ Bản kiến nghị 5 điểm…
Xin trân trọng cảm ơn và xin thông báo cùng tất cả các quý vị !

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
-----------------------------------------------------------
                                                   Hà Nội, ngày  12   tháng   09  năm 2012

BẢN ĐỀ NGHỊ
BỔ SUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC SAU 30/4/1975 ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG NGHỊ ĐỊNH 23/NĐ-CP/2012
(Nghị định 23/NĐ-CP/2012 quy định về chế độ phụ cấp công vụ đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước...)

          Kính gửi:   -  BỘ CHÍNH TRỊ  TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
   -    BAN BÍ THƯ TW ĐCSVN
-        CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-        CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
-        THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-        BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
-        QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG

Kính thưa các đồng chí
Chúng tôi một số cựu chiến binh ký tên dưới đây xin bày tỏ sự vui mừng và hoan nghênh việc tháng 4/ 2012 vừa qua, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/NĐ-CP/2012, một Nghị định đã góp phần ghi công và đền đáp một phần sự hy sinh cống hiến của những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân, các nhân viên cơ yếu đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975.
I.Về việc xác định mốc thời gian của Nghị định 23 về các cuộc chiến tranh xảy ra sau 30/4/1975
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với việc xác định về các mốc thời gian về diễn biến của các cuộc chiến tranh tại các chiến trường khác nhau như Nghị định 23 đã xác định đứng về phương diện quản lý nhà nước:
-Cuộc chiến tranh trên biên giới Tây-Nam được xác định từ 5/1975 đến 7/1/1979;
-Cuộc chiến đấu tiêu diệt FULRO ở Tây Nguyên được tính từ 5/1975 đến 12/1992;
-Làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào từ tháng 5/1975 đến 31/12/1988;
-Làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cămpuchia từ 1/1979 đến 31/8/1989;
-Cuộc chiến tranh trên biên giới phía bắc chống chiến tranh lấn chiếm do Trung Quốc tiến hành và cuộc chiến tranh trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa tính từ 17/2/1979 tới 31/12/1988...

Việc xác định các mốc thời gian trên đã phản ánh rõ ràng, đầy đủ tính chất, quy mô, thời gian, không gian của việc sử dụng lực lượng vũ trang đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc đúng như thực tế lịch sử đã xảy ra: từ tháng 5/1975 đến 1992 ( đối với chiến trường Tây Nguyên ); đến ngày 31/8/1989 ( đối với cuộc chiến tranh giúp bạn Cămpuchia ); đến ngày 31/12/1988 ( đối với cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía bắc và trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ).
Tuy nhiên Nghị định 23 mới đề ra các chế độ, chính sách cụ thể bằng vật chất nhằm ghi nhận, động viên, đền đáp công lao đối với những người từng tham gia tới các cuộc chiến tranh trong giai đoạn kể trên; Nghị định 23 tuy được chính phủ ban hành nhưng chưa phản ánh và bao quát đầy đủ ý nghĩa chính trị, lịch sử, an ninh quốc phòng rộng lớn liên quan tới toàn bộ các cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; giúp bạn Cămpuchia diệt trừ nạn diệt chủng của giai đoạn sau 30/4/1975.
Văn bản Nghị định 23 hết sức quan trọng vì nó liên quan tới một giai đoạn lịch sử xảy ra liên tiếp nhiều cuộc chiến tranh; mốc giới thời gian không chỉ làm căn cứ ban hành chế độ, chính sách mà nó còn là cơ sở để biên soạn các văn kiện lịch sử quân sự, lịch sử đất nước khi viết về giai đoạn này; Vì đây là một sự xác nhận và xác định chính thức về phương diện quản lý nhà nước.
Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: sau ngày 30/4/1975, khi chấm dứt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, dân tộc ta đã phải trải qua một loại hình chiến tranh mới, Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bành trướng bá quyền Đại Hán và bè lũ diệt chủng Paul Pot.
Các cuộc chiến tranh này diễn ra trên quy mô toàn quốc, trên đất liền, biên giới, hải đảo và cả trên đất nước bạn Cămpuchia; Những cuộc chiến tranh này đã nổ ra với những đối tượng tác chiến có những đặc điểm riêng; những cuộc chiến tranh này lại diễn trong một bối cảnh, hoàn cảnh bị chi phối, đan xen nhiều quan hệ quốc tế phức tạp...
Những đối tượng tác chiến này trước 30/4/1975 là bạn, là đồng chí, đồng minh nhưng sau 30/4/1975 bất ngờ tấn công chúng ta và hiện nay lại đang bình thường hóa quan hệ trở lại. Những điều này gây cho chúng ta rất nhiều những yếu tố bất ngờ từ thế trận, tâm lý và xác định tư tưởng cho bộ đội. Đây là những vấn đề về phương diện quản lý nhà nước vĩ mô, vấn đề chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước cần phải khắc ghi để làm những bài học lịch sử về ý thức cảnh giác bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước.
Chúng tôi kiến nghị Đảng, Nhà nước, Chính phủ không dừng lại việc ban hành Nghị định 23, một nghĩa cử đền ơn, đáp nghĩa cho những ai đã hy sinh xương máu mà còn cần thiết phải có các chủ trương chính sách bổ sung, hoàn thiện thêm về giai đoạn lịch sử này nhằm ghi lại những bài học lịch sử xương máu để không bị lãng quên, bỏ sót.
II. Một số kiến nghị liên quan tới các cuộc chiến tranh xảy ra sau 30/4/1975

1/  Kiến nghị tổng kết lại toàn diện các cuộc chiến tranh xảy ra sau 30/4/ 1975
Kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành một Nghị quyết có nội dung chỉ đạo các cơ quan chức năng của Nhà nước, Chính phủ tiến hành tổng kết toàn diện các cuộc chiến tranh xảy ra sau năm 1975 cả trên cấp độ chiến lược, chiến dịch nhằm mục đích:
-Đánh giá lại việc chỉ đạo chiến tranh ở cả cấp chiến lược và chiến dịch; Đáng giá lại việc chỉ đạo xây dựng và phối hợp tác chiến của 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; tổng kết sự hợp đồng tác chiến của các quân binh chủng; sự phối hợp tác chiến giữa mặt trận quân sự, ngoại giao...
- Qua việc đánh giá này mà rút ra những bài học cấp thiết cho việc tăng cường nhiệm vụ quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.
2/ Tìm kiếm, quy tập hài cốt, phần mộ liệt sĩ ta hiện đang nằm bên phần đất Trung Quốc
Do việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hiệp định hoạch định lại đường biên giới 2 nước nên đã xảy ra một số tình trạng sau đây: Một số vùng đất trước đây thuộc về ta nay thuộc về Trung Quốc; trong thời gian chiến tranh do tính chất ác liệt của các trận đánh nên rất nhiều hài cốt, phần mộ liệt sĩ trước đây nằm trên đất ta nay lại nằm bên phần đất của Trung Quốc. Vì thế chúng tôi kiến nghị:
- Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng cần làm việc với các cơ quan hữu trách Trung Quốc đề nghị tạo điều kiện, giúp chúng ta tìm kiếm, quy tập và đưa những hài cốt, phần mộ của các liệt sĩ trở về Tổ Quốc, trở về đất mẹ;
-Hiện nay tại một số cao điểm tại Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, nhiều bộ đội ta đã hy sinh và hài cốt của họ hoặc do ta hoặc do lính Trung Quốc đã chôn lấp tạm tại đây. Chúng tôi kiến nghị Bộ Quốc phòng xây dựng dự án cho rà phá bom mìn tại những địa điểm này để tạo điều kiện cho các cựu chiến binh, đồng đội cũ, thân nhân của các liệt sĩ quay lại các vị trí này tìm lại phần hài cốt liệt sĩ còn nằm tại đây.
3/ Đưa các cuộc chiến tranh này vào các văn kiện chính thức của nhà nước, Đảng;
Biên soạn, bổ sung vào lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử quân sự, các tài liệu giáo khoa lịch sử của hệ thống các trường học phổ thông và đại học đối với các cuộc chiến tranh trong giai đoạn sau 30/4/1975. Đầu tư, tạo điều kiện, bạch hóa thông tin, khuyến khích văn nghệ sĩ, nhà báo sáng tác, viết về các cuộc chiến tranh trong giai đoạn lịch sử này.
4/ Ban hành chủ trương: Tổ chức kỷ niệm những sự kiện quan trọng vào những năm chẵn, năm có ý nghĩa và tôn vinh các danh hiệu cao quý liên quan tới các cuộc chiến tranh này
Ban hành chủ trương cho phép Tổ chức kỷ niệm các năm chẵn, các ngày xảy ra các sự kiện chiến tranh đáng lưu ý đối với các cuộc chiến tranh xảy ra sau 30/4/1975; cắm bia ghi công những đơn vị, cá nhân đã lập thành tích xuất sắc; lập đề án lưu giữ hiện vật, các bảo tàng, các di tích lịch sử chiến tranh quan trọng, mang ý nghĩa lớn để lưu giữ làm bài học cho con cháu mai sau đối với các cuộc chiến tranh lớn xảy ra sau 30/4/1975.
5/ Chúng tôi kiến nghị được trực tiếp đối thoại với các cơ quan hữu trách thụ lý đơn để làm sáng tỏ thêm kiến nghị./.
Trân trọng cảm ơn !

Những người ký Bản kiến nghị:

1.  Thiếu tướng Lê Duy Mật
Nguyên Phó Tư lệnh; Tham mưu trưởng
Quân khu 2; Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang:
2.  Đại tá Tạ Cao Sơn
Nguyên Tham mưu phó Quân khu 2:
3. Đại tá Quách Hải Lượng
Nguyên Tùy viên Quân sự
ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc
4. Đại tá Phạm Xuân Phương
Nguyên Chuyên viên Tổng cục Chính trị
5.Nhà văn Phạm Viết Đào
 -------------------------------------
> Nguồn: http://webwarper.net/ww/~av/phamvietdao3.blogspot.com/

--------------------
+ Bài liên quan:
http://boxitvn2.wordpress.com/2010/07/30/giao-tranh-d%E1%BA%ABm-mu-t%E1%BA%A1i-cao-di%E1%BB%83m-1509-lo-s%C6%A1n-thanh-th%E1%BB%A7y-h-giang-nam-1984/

4 nhận xét:

  1. Đảng và nhà nước không muốn nhớ đến những cuộc chiến sau năm 1975 mà mấy Bác cứ nhắc hoài.Cuộc chiến với đế quốc nó khác với cuộc chiến chống bành trướng bắng chứng là từ hơn một tuần nay đủ mọi tin tức,hình ảnh ,phim... về 12 ngày đêm bắn rơi B.52.Thế nhưng tới ngày chiến tranh biên giới tây nam hay biên giới phía bắc thì "TỊT'.

    Trả lờiXóa
  2. Các Bác làm khó cho lủ Việtgian..đang ngày đêm góp sức Đại Hán..tiến hành "diễn biến hòa bình" thôn tínhhs VN rồi!

    Cục xương nầy to quá..nhưng không thể không nuốt!

    Hoan hô những người kiến nghị!
    Linh hồn các quân nhân,công dân VN đang lang thang..khắp núi đồi biên giới phía Bắc đang hướng về nghĩa cử của các bác! Mong các bác cùng với những đồng đội của mình thúc đẩy "cuộc chiến đấu"nầy đến thắng lợi!

    Trả lờiXóa
  3. Nghi dinh 23 / Cp chinh la chu truong duong loi cua Dang va CP roi con gin nua cac qui vi muon doi hoi . Lam chinh tri la phai biet " noi that khi nao , noi doi ( ma co loi cho CM ) thi van cu noi doi duoc.? Neu nhin vao lich su cau nuoc ta , Khi cah ong ta thang quan Nguyen , Mong... hay bat cu triue dai nao cau quan xam luoc Phuong Bac ( TQ) thi cah ong ta van lay hoa hieu lam trong > Lam gi cu phai dao to bua lon ?

    Trả lờiXóa
  4. Tôi hoan hô và hoàn toàn ủng hộ những người kiến nghị!

    Trả lờiXóa