Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

> NHÂN DÂN

 
     * NGUYỄN TRỌNG TẠO
Có thể thay quan,
                 không thay được Nhân Dân
Thay tên nước,
                không thể thay Tổ Quốc!

Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan - dù quan đã thành sâu!
Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo

Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô
Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ


Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi
Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão

Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời
Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…

Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy

Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…

10.2012
----------------------------
 
>> Tham khảo:
               Theo BVB: Ai cũng vậy, nhất là báo chí, tuyên truyền, đừng nghĩ cách lừa dân> Bài viết, phim, ảnh...về nhân dân phải chuẩn, khỏi cần chỉnh. Báo Diễn đàn doanh nghiệp ngày 2-9-2011, đăng bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân là gôc" của PGS.TS Bùi Đình Phong. Đọc, xem lướt thôi, đã thấy bài bao snày có hai hạt sạn to nhất:
1- Đúng nghĩa phải là "Lấy dân làm gốc", nhưng lại cái đầu đề bài báo lại "lấy dân gôc". Làm gốc - là vua quan, cán bộ đảng viên, hệ thống chính trị phải biết dựa vào dân, lấy sức mạnh đoàn kết toàn dân làm nền tảng, sự vũng chãi, nơi đem sự sống nuôi cây, giữ cho cây được đứng vững. Còn thay từ 'làm' , thành 'là" - dễ bị hiểu ra là coi dân như gốc như gác, như rác như rơm, đồ bỏ, không biết gì, (vd - "tao nói mày có nghe không mà cứ ngồi lỳ như cái gốc khô mục thế?")... "Gốc có vững cây mới bền / Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" (HCM)... Chứ không phải như quan tham hiện nay: "Gốc mặc kệ, chỉ cây với tiền /  Xây lầu, chiếm đất trên nền nhân dân". .
 
2- Cái sai thứ hai là đưa lên tấm ảnh và chú thích sai:
- Tấm ảnh này hình như đã phát hành cả hơn nửa thế kỷ nay rồi. Ảnh Bác Hồ cùng nông dân tát nước chống hạn. Nhưng khi đưa ảnh đi kèm bài viết này, với dòng chú thích lại thêm giải thích dài ngoằng mà thiếu tính thuyết phục: "Với tư tưởng lấy dân làm gốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gần gũi với nhân dân, tham gia nhiều hoạt động cùng nhân dân". Cái chú thích này được  có từ "làm" được dùng chuẩn hơn đầu bài.
               Còn tấm ảnh này thực sự mới nhìn qua đã là dàn dựng. Nông dân từng tát gầu giai nhìn cái ảnh này người ta sẽ rất buồn cười. Ai là nông dân hoặc đã nhìn người nông dân tát gầu giai (có 4 cái dây, hai người đứng đói diện nhau mới tát nước được) đều khẳng định là tấm ảnh bị dàn dựng đáng tiếc. Mà không hiểu sao lúc đó Bác Hồ lại để cho chụp, hơi lạ. Nếu ai không tin, nên hỏi nhữnq nông dân thành thạo việc đồng áng, từng tát gầu giai, nhất là các lão nông tri điền.
            Tát nước bằng gầu giai không phải như vậy! Rất dễ nhận ra, sau khi gầu đã vục nước, hai người cần phối hợp nhịp nhàng để đổ nước lên. Ta luy, cái triền bờ chỉ cao vừa phải mới đổ hắt nước lên được. Vậy, với ảnh này, bờ cao như thế có giống ngoài đời nông dân tát nước hay không? Bờ quá cao, sức ai mà đổ nước vượt bờ được? Hơn nữa, cán bộ đi theo Bác đứng chật cả trên bờ, hắt nước vào mặt người ta à?
 
 
         "Với tư tưởng lấy dân làm gốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
           thường gần gũi với nhân dân, tham gia nhiều
                         hoạt động cùng nhân dân"
 
             Chú thích ảnh là "tham gia nhiều hoạt động cùng nhân dân", nhưng nhìn trong ảnh chỉ thấy toàn cán bộ mặc áo trắng toát, không thấy dân.
             Tôi đã nhiều lần thấy tấm ảnh này rồi, cũng chưa biết ai là tác giả, chụp ở đâu? (Có  lẽ dàn dựng chụp vào ngày 12-1-1958, khi Bác đi thăm thôn Quang Tó, xã Đại Thanh, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh trì, Hà Nội). Thế mà có nhiều báo lại bình phẩm, khen ngợi tám ảnh vô lý này! Nay đọc bài thơ Nhân Dân của Nguyễn Trọng Tạo mới "tập cận bình" về tấm ảnh này để mọi người cùng chia sẻ, tham khảo thêm.
           Cảnh này thấy cảnh tát nước không tự nhiên. Tuy vậy, Bác Hồ đứng còn có thế hơn, còn người cùng tát nước với Bác đứng như vậy lấy thế đâu mà giật gầu nước lên? Khi nước đầy gầu chỉ có mà té úp mặt xuông hố.
           Ảnh tư liệu đã có nhiều ảnh chụp cảnh Bác Hồ  ra ruộng, thăm đồng, thăm lúa, ngồi bờ ruộng mặc áo nâu nói chuyện với nông dân, ảnh và phim Bác Hồ đang đạp guồng nước rất tự nhiên...Đâu có thiếu ảnh mà phải dàn dựng? Hóa ra, ca ngợi Bác mà thành "bôi bác"; tuyên truyền mà bị phản tuyên truyền. Theo chỗ cảm nhận như vậy, tôi thấy ảnh này không nên đăng trên truyền thông, công luận.
(BVB)
 ---------------------------->
 
 


5 nhận xét:

  1. - Sinh thời, nhà thơ Trần Hữu Thung có viết: "Nhớ là lấy dân làm gốc chứ đừng lấy dân làm gộc" (gộc, tiếng Nghệ có nghĩa là cái gốc đã khô, ví dụ: củi gộc).

    - Tấm ảnh Cụ Hồ tát nước đúng như nhận xét của Bùi Văn Bồng là dàn dựng dớ dẩn, không đúng với thực tế của sự tát nước (tát nước vào đâu). Qua hình này thấy Cụ Hồ rất giỏi, học theo thế tát nước của nông dân rất đúng, nhưng lạ là Cụ lại chịu tát nước với cái anh cán bộ không biết tát nước là gì (không phải nông dân) thì chỉ có hỏng.

    Mới hay, một người giỏi mà cộng sự là một bọn dốt nát thì tai hại không chịu được!

    Trả lờiXóa
  2. Nếu muốn minh họa về Bác Hồ với Nông dân, tại sao không chọn tấm ảnh Bác đang đạp guồng cùng một Nông dân thứ thiệt; hoặc tấm ảnh Bác (mặc áo mùa đông, quấn khăn phuloa) đang ngồi bên bờ ruộng xem những bông lúa cùng mấy bà Nông dân...

    Anh nêu trên mà ông đại tá nhà thơ, nhà báo đã "tập cận bình" là ảnh DỰNG SỐNG SƯỢNG !
    Có thể do YÊU CẦU TUYÊN TRUYỀN, cũng có thể do MỘT BỨC BÁCH NÀO ĐÓ nên mới ra CỚ SỰ.

    Dẫu sao, làm báo mà có người GÓP Ý là RẤT QUÝ HIẾM. Báo nào cũng vậy, chứ không riêng DĐDN, nên chăng CẦN MỞ LÒNG & CẦU THỊ với tấm lòng của NGƯỜI GÓP Ý, kiểu "tập cận bình" của nhà thơ, nhà báo BVB.

    Trả lờiXóa
  3. bài thơ hay, khái quát hóa mà rất chiều sâu, nói thẳng như tên bắn, như đạn nhọn xuyên mà vẫn tế nhị, mềm mại. Lắng đọng, không riêng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo mặt tràn nước mắt, mà toàn dân, công lý, oan hồn cung xtràn nước mắt:
    " Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
    Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi"
    Phần tham khảo cuối bài thật là có lý, tôi đọc mà cũng chột dạ, đúng quá, sao lâu nay xem bức ảnh này nhiều lần mà bị lướt, không nhận ra những vô lý qua dàn dựng ấy. BVB phân tích khá sâu sắc và mới, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN cần xem lại tấm ảnh tư liệu Bác Hò tát nước như Đại tá BVB đã nêu và phân tích.

    Trả lờiXóa
  4. Ngày xưa thế, ngày nay thì ''lấy dân làm GUỐC''

    Trả lờiXóa
  5. Ý em thì khác. Hồi nhỏ tát nước ở quê, rồi làm khuyến nông chả lạ gì cái gầu sòng, gầu dai. Thời nay nó có vẻ cổ rồi, chắc nhiều người không biết nữa. Thấy có nơi họ gò bằng tôn thay vì đan bằng tre. Gầu dai khó với người mới bắt đầu, không phối hợp 2 dây, không đồng điệu với đối tác thì nó lộn tùng phèo chả được giọt nươc nào. Mà cũng chả khó với người nào có ý học, một lúc thì quen ngay.
    Còn cái ảnh thì rất hiện thực. Cậu nào đấy đi theo lần đầu cầm gầu, dây để tréo ngoe, hai chân lòng còng, 1 chân không đứng trụ, chả có thế, tay như múa, làm sao mà múc nước được. Còn ông già đứng chắc, 2 dây căng và gần song song, dáng ấy chuẩn.Thời ấy quyết tâm ngút trời, thay trời làm mưa, họ tát rất nhiều bậc từ mặt sông lên, chứ không phải thấp đâu.
    Mỗi cái ảnh mà các blogs bàn thật vui, tập hợp các còm lại có khi thành sách được.
    Để em bảo cánh Khuyến nông in thành giáo trình “Gầu Dai” nhá. Có nhuận bút chỉ xin bát bún đậu phụ mắm tôm là được. Hà Nội sau Tết món này đang mốt.

    Trả lờiXóa