Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

> CHÁU SỢ ÔNG "QUYẾT LIỆT" (!?)


       Nếu có những vi phạm, có dính vụ này việc kia để tham nhũng, phải “quyết liệt chống”. Chống cái gì? Chống tố cáo, chặn dẹp ngay các ý định tố cáo, chủ động quyết liệt phát hiện ngay kẻ nào tố cáo,  “bóp chết tố cáo từ trong trứng”;…
      Theo các báo đưa tin, mấy ngày qua Quốc hội tiếp tục thảo luận dự thảo luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) Nhiều ĐB yêu cầu có những chế tài nặng tay, kiên quyết hơn đối với tội phạm tham nhũng.
             ĐB Nguyễn Thế Tuy (Lạng Sơn): “Xử lý các hành vi tham còn nhẹ, chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng mà tham nhũng gây ra, là một trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ".
       Ông Tụy đề nghị ghi rõ trong luật:“Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý ở khung hình phạt cao nhất theo quy định của pháp luật, chức vụ càng cao thì phải tăng nặng hình phạt. Các hành vi tham ô, tham nhũng liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách xã hội, đóng góp nhân đạo, từ thiện cũng phải tăng nặng hình phạt. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải bị cách chức về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ” .
               Nhiều đại biểu cũng cho nêu kiến nghị là: Người có chức vụ quyền hạn mà chủ động từ chức khi có hành vi tham nhũng thì được giảm nhẹ trách nhiệm nhận kỷ luật hoặc hình sự.
      Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa: “Ủy ban quốc gia về PCTN, theo ĐB TP.HCM, là cơ quan tối cao của đất nước trong công tác này, trực thuộc cơ quan quyền lực cao nhất, có quy chế đặc biệt, không tương đương hay giống các ủy ban khác của QH, trực thuộc và chịu trách nhiệm trước QH, có bộ máy hoạt động riêng, trong đó có bộ phận điều tra riêng, chịu sự giám sát và chất vấn của UB Thường vụ QH, của các UB và các ĐB giữa và trong các kỳ họp…”.
       Nhiều ý kiến phát biểu tại nghị trường, tại các hội nghị, các lớp thuyết goảng về nghị quyết…đều nhấn mạnh là chống tham nhũng phải làm rất quyết liệt, phải kiên quyết, không thỏa hiệp, không khoan nhượng, phải thi hành pháp luật chính xác, nghiêm minh…
              Xem trực tiếp trên truyền hình, nghe đài, đọc báo theo dõi Quôc hội họp đã nhiều khóa, nhiều kỳ họp, ngoài những ý kiến phát biểu, chất vấn và trả lời chất  vấn chung chung, không trúng vụ nào, không dính việc nào; không chỉ ra được “con sâu” nào cụ thể, loại sâu đục thân, cuốn lá, gặm mầm hay ăn hoa, đục quả…. Lần này, thấy những ý kiến của các nghị sĩ tỏ ra phân tích, lý giải, dẫn liệu hay và có lý cũng khá nhiều. Vẫn thấy những trình diễn chém gió: "Dứt khoát lần này phải làm mạnh, phải rất quyết liệt".
     Nhưng cũng là quá quen rồi. Nói xong,  nghị trường đóng của, vắng bóng đại biểu, rồi ai về nhà nấy, việc ai ngừoi ấy làm, quy hoạch, dự án của ai thì người đó xúc tiến, của ai người đó giữ, ê-kíp, phe nhóm của ai thì người đó lo củng cố. Cuối cùng rồi hiệu quả cũng chẳng thấy ra môn ra khoai gì cả.

 
      Gần đây, bắt chước nhau, các vị lãnh đạo, các đại biểu Quốc hội phát biểu thường khoái dùng từ “quyết liệt”.
Ở đây phải hiểu “quyết liệt” bằng hai nghĩa:
        Thứ nhất: Nếu có những vi phạm, có dính vụ này việc kia để tham nhũng, phải “quyết liệt chống”. Chống cái gì? Chống tố cáo, chặn dẹp ngay các ý định tố cáo, chủ động quyết liệt phát hiện ngay kẻ nào tố cáo,  “bóp chết tố cáo từ trong trứng”; chống sự thanh tra, điều tra, xác minh; chống pháp luật để khỏi bị lôi ra ánh sáng công lý; chống trong nội bộ có những ai không ăn rơ, không cùng cánh, nhất là phải quyết liệt và kịp thời chống những kẻ nào biết chuyện mà có nguy cơ tố cáo, dám cung cấp, để lọt các thông  tin bí mật ra ngoài. Đã là bí mật, cho nên dứt khoát phải quyết liệt đừng để ai đó “bật mí”.
         Thứ hai: Nói là quyết liệt, rất mạnh, dễ lọt tai dân lành, được dư luận đánh giá cao, coi là phát biểu hay. Nhưng chính họ cũng một "cây tham nhũng" hẳn hoi mà trên nghị trường vẫn hô phải “quyết liệt”. Xem qua màn hình nhở, có người nói ngay:
- Cái bài "vừa ăn cướp vừa la làng" kể ra cũng khá nhiều người thuộc đấy!
         Đúng thế, "miệng quan..."kia mà! Họ được quyền "nói dzậy mà hổng phải dzậy”, nói xong họ quên luôn cũng có sao đâu. Thuế Nhà nước họ còn không đóng, đem nhét vào túi riêng, cái thứ "thuế nói phét, thuế ba xạo, thuế tự nổ" ai mà đánh thuế?  Nói mà không làm cũng không ai làm gì cả, tức là họ không những tự phân tích, mổ xẻ khuyết điểm mà còn "vận dụng ngôn ngữ" để chống lại "chống tham nhũng" nhằm có lợi cho mình, cho nhóm lợi ích, bênh vực, che chắn, đưa "bát xà mâu” quyền lực ra đỡ đòn cho mình, lấp liếm, gỡ tội cho người thân, con cháu: “Quyết” rồi, mà không làm được gì, bị ‘liệt” luôn, lại chính là “quyết liệt”. Thôi, xin tha cho cái lão "quyết liệt", biết là lão muốn "quyết"  lắm, nhưng cả mấy chục năm nay thấy lão bị bệnh bất lực. Cả chục công an đi bắt một cháu sinh viên, đánh vào nông dân, trói một thương binh cụt tay thì quyết liệt được, nhưng chống tham nhũng vụ này ông kia thì khó lắm. Mà theo cái lão QUYẾT LIỆT cũng "tự phê bình" thẳng thắn là cho dù đã cố gắng "quyết" hết sức,  "quyết" cả nghìn lần, nhưng chẳng lẽ ngu gì tự cưa chân, đập đầu mình, ngay sau đó vẫn thấy "liệt" còn nặng hơn xưa!
B.V.B

2 nhận xét:

  1. "... Vẫn thấy những trình diễn chém gió: "Dứt khoát lần này phải làm mạnh, phải rất quyết liệt".
    Cả chục công an đi bắt một cháu sinh viên, đánh vào nông dân, trói một thương binh cụt tay thì quyết liệt được, nhưng chống tham nhũng vụ này ông kia thì khó lắm...
    Gần đây, bắt chước nhau, các vị lãnh đạo, các đại biểu Quốc hội phát biểu thường khoái dùng từ “quyết liệt”..."
    Nói quyết liệt là để nâng cao sĩ diện "lòng tự trọng" - để ra oai và mị dân theo kiểu chơi chữ của đồng chí X, Y... Trò hề trẻ con đó chẳng ai còn lạ.
    Bá Bồng viết hay sinh động quá! Thankyou!

    Trả lờiXóa
  2. Hình như cụm từ "guyết liệc" được lạm dụng từ ngwoif tiền nhiệm của TT, thế rồi như một sự ghi ơn, nên TT dùng từ "guyết liệc" cang bạo hơn , rồi đến một loạt thuộc cấp cũng hùa theo..."quyết liệt", nay thì có thể coi là : "Hội chứng quyết liêt" - ( Quyết là khẩu khí , còn Liệt là không di chuyển được) nghĩ vừa chán vừa buồn cười bác nhỉ?

    Trả lờiXóa