Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

> ĐÂU PHẢI 'CHUYỆN RIÊNG' CỦA ÔNG ĐẶNG HÙNG VÕ?


           * MINH DIỆN
                Câu chuyện đất Văn Giang tuần qua lại nóng lên khi bà con nông dân đón những người bạn dân từ khắp nơi đến thăm, tìm hiểu sự thật về nỗi bức xúc của người nông dân bị cướp đất.
Từ trong đoàn người thăm viếng ấy, một vị đại tá công an nghỉ hưu, qua  điện thoại cho tôi biết: Bà con Văn Giang đã dẫn mọi người tới khu đất mà con đường Hưng Yên - Thanh Trì - Hà Nội  sẽ đi qua. Đến tận nơi mới vỡ lẽ, là mật độ đường ở đây quá dày. Song  song với con đường 195 nối Hưng Yên –Hà Nội, còn hai con đường liên tỉnh Văn Giang đi Khoái châu cách nhau một km. Giờ họ làm thêm  con đường nữa, dài 17 km, len vào giữa,  tạo khoảng cách 500 mét một con đường. Con đường mới này   nối vào  đường 206, tất cả đổ về ngã ba Dân Tiến. Trên một mặt bằng hẹp  có tới  bốn con đường  song hành thì cũng lạ? Vậy mà giáo sư Đặng Hùng Võ  quả quyết  rằng: “Sự cần thiết của  con đường này, vì nó quyết định sự  phát triển của Hưng Yên mà bà con Văn Giang cũng được hưởng lợi!” và “tính chính đáng của dự án không ai có thể bàn cãi!”.
          Bây giờ cái không thể của ‘Đặng đất đai’ đang biến thành cái có thể của người dân Văn Giang.
              Nhưng, dù con đường có thực sự cần thiết như ông Võ nói,  thì cũng không thể một sớm, một chiều ủi phăng cả pháp lý và đạo lý đi như họ đã làm.
             Tôi còn nhớ năm 1967, khi đơn vị tôi làm đường đưa pháo vào trận địa ở Nghĩa Đàn, Nghệ An, ban chỉ huy trung đoàn đã phải cân nhắc và quyết định đi đường vòng xa hơn ba cây số,  để giữ lại một lô cao su mới trồng. Thời chiến còn như vậy, mà giờ đây, giữa thời bình,  ông Đặng Hùng Võ không thẩm định, không nhìn trước ngó sau, đặt bút ký vào hai tờ trình dẫn tới việc Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định thu hồi đất của 4.900 hộ dân Văn Giang, Hưng Yên.  Ở một đất nước “dân chủ vạn lần hơn tư bản” mà như vậy sao? Phải chăng vì quyền lực o ép, hay  sức mạnh kim tiền từ các nhóm lợi ích làm mờ mắt?
               Chỉ bằng hai chữ ký ấy thôi, nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ đã giật phắt  miếng cơm manh áo, con chữ của 4.900 gia đình  nông dân Văn Giang.  
              Ông Đặng Hùng Võ đã sám hối bằng cuộc gặp đại diện những người dân Văn Giang, thừa nhận mình đã sai khi ký hai tờ trình chính phủ, và ngỏ lời xin lỗi  dân. Câu xin lỗi dân đối với Thủ tướng Nhật, hay Tổng thống  Hàn Quốc là bình thường,  nhưng  ở Việt Nam nó được thoát ra từ cửa  miệng một quan chức  như ông Đặng Hùng Võ cũng là hạn hữu!
              Lời xin lỗi là rất cần thiết, nhưng ai sẽ phải chịu trách nhiệm sửa cái sai trái tày đình này?
             Ông Đặng Hùng Võ đã gián tiếp chỉ ra cái “người” phải chịu trách nhiệm, đó chính là Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT). Đây lời  Đặng Hùng Võ: “Tôi ký tờ trình thực hiện dự án tại Văn Giang không phải với tư cách cá nhân mà tôi ký với tư cách Thứ trưởng Bộ TNMT”.  Đặng Hùng Võ đã  rạch ròi: Về đạo đức ông sám hối, về nhân cách không như kẻ khác, về hưu vỗ đít phủi tay, quên béng những việc sai trái mình đã làm, có khi còn lên mặt phê phán, dạy đời. Về trách nhiệm, Bộ TNMT phải chịu chứ không phải cá nhân ông.
           Một người dân bình thường tôi cũng hiểu được một phần cái tình cái lý mà giáo sư Đặng Hùng Võ muốn tách bạch ra như thế.
           Nhưng hình như Bộ TNMT không hiểu, hoặc cố tình không hiểu điều đơn giản ấy.
           Hãy nghe ông Phó chánh thanh tra Lê Vũ Anh Tuấn trả lời báo chí: “Bộ không liên quan đến việc gặp của ông Đăng Hùng Võ. Ông Võ chỉ mượn địa điểm cũ của Bộ TN-MT, để gặp người dân Văn Giang với tư cách cá nhân. Bộ không hề sắp đặt cho ông Võ tiếp người dân Văn Giang, và ông Võ không phải là người thay mặt bộ trả lời công dân. Bộ không liên quan hay có trách nhiêm về việc này…
 
      Đây là một buổi tiếp khách thì đúng hơn. Vì ông Võ là một công dân,và ông tiếp những người đến với mình. Theo tôi hiều, ông Võ trước đây là người tham gia soạn thảo luật đất đai hiện hành, và người dân Văn Giang có những vướng mắc về chính sách đất đai muốn được ông Võ giải thích rõ hơn. Tôi cho rằng đó là buổi gặp để tư vấn”.
             Đọc những lời đanh thép  của ông Phó chánh thanh tra Bộ TNMT, cảm giác đầu tiên là sự phũ phàng. Sao đối với một người tiền nhiệm từng là cấp trên của mình mà nỡ cạn tàu ráo máng thế? Ông Lê Vũ  Tuấn Anh toàn dùng một từ xách mé, khi ông Đặng Hùng Võ là một giáo sư có họ tên đàng hoàng. Không hiểu đây là cách ứng xử  của ông Lê Vũ Tuấn Anh, hay là mẫu số chung về mối quan hệ của Bộ TNMT nói riêng, chốn quan trường hiện tại nói chung? Khi còn chức tước thì anh anh, em em,  đồng chí, đồng chuột ngọt xớt, luồn luồn cúi cúi, gọi da bảo vâng; nhưng khi đồng nghiệp, ngay cả cấp trên sa cơ thất thế thì hắt hủi khinh khi, sẵn sàng góp thêm những cú đấm đạp dập vùi? Cái tình người mới bạc bẽo làm sao!? Nghe ông Lê Vũ  Tuấn Anh nói “chỉ cho ông Võ mượn cái địa  điểm cũ” mà cảm thấy xót thay cho một thứ trưởng từng được dạ thưa đưa đón, từng làm nở mày nở mặt cho Bộ TNMT?
 
                Thái độ của ông Lê Vũ  Tuấn Anh đối với ông Đặng Hùng Võ hoàn toàn nhất quán với quan điểm của ông đối với hai tờ trình mà Đặng Hùng Võ đã ký. Nghĩa là phủi sạch trách nhiệm của Bộ TNMT. Với lối lập luận như vậy, khác nào nói là những người đã ký, ban hành Luật Đất đai 2003 (ông Nguyễn Văn An ký) nay đã nghỉ hưu rồi, người cầm quyền thời nay không có trách nhiệm hay sao? Ông Lê Vũ Tuấn Anh cho rằng ông Võ giờ chì là một công dân, và rằng ông Võ tiếp  những công dân đến với mình, bình thường như công dân tiếp công dân,  như một buổi gặp để tư vấn (!?).
          Chẳng biết ông Tuấn Anh không hiểu hay cố tình không hiểu, tôi phải nói thẳng  với ông rằng: Người dân Văn Giang không bỏ cộng bỏ việc lên tận Thủ Đô,  căng biểu ngữ, ăn chực nằm chờ chỉ để gặp một  công dân bình thường Đặng Hùng Võ? Họ cũng chằng cần nhờ một người đã cướp đất đai của họ tư vấn Luật đất đai cho họ! Không, một ngàn lần không phải như vây! Người dân Văn Giang cơm đùm cơm vắt lên Hà Nội, tìm đến Bộ TNMT, để gặp bằng được ông Thứ  trưởng Đặng Hùng Võ, người đã ký hai tờ trình sai trái, dẫn đến việc Chính phủ thu đất sai pháp luật, làm thiệt hại nghiêm trọng vật chất và tinh thần của họ. Bà con Văn Giang cần Bộ TNMT trả lời về những sai phạm của mình và những biện pháp khắc phục,  không rỗi hơi đi làm cai việc vô ích như ông Tuấn nói.
               Ông Đặng Hùng Võ ký hai văn bản đó khi ông đang làm Thứ trưởng Bộ TNMT. Chữ Đặng Hùng Võ được ký dưới hàng chữ “Thay mặt Bộ tài nguyên và môi trường”. Không chỉ có chữ ký, con dấu  đỏ chói của Bộ TNMT đóng phập lên cái tên Đặng Hùng Võ. Ông Đặng Hùng Võ nghỉ hưu, chứ  có theo chân Bác đi gặp các cụ Các Max, Lê-nin, thì vẫn còn y nguyên hai tờ  trình  cùa Bộ TNMT.
 
              Hai tờ trình đó là chủ thể cơ quan Nhà nước, là Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường phải chịu trách nhiệm tới cùng. Ông Đặng Hùng Võ  đương chức,  Bộ TNMT có trách nhiệm giải quyết, ông Đặng Hùng Võ nghỉ hưu, Bộ NMT vẫn phải có trách nhiệm giải quyết, không lảng tránh, đùn đẩy trách nhiệm về mặt pháp lý của cơ quan chủ quản, trách nhiệm về quản lý nhà nước được.
               Nhẽ ra Bộ TNMT phải chủ trì cuộc tiếp nhân dân Văn Gang chứ không  chỉ cho ông Đặng Hùng Võ “mượn cái địa điểm cũ như” như ông Lê Vũ Tuấn Anh  nói. Một con người chối bỏ trách nhiệm với một con người khiến người ta khinh bỉ  nhân cách. Một cơ quan nhà nước chối bỏ trách nhiệm với dân làm mất niềm tin của cả một thể chế.
              Những văn bản pháp quy không bao giờ là sản phẩm của một cá nhân, mà đó là của chủ thể quyền lực nhà nước. Bộ tài nguyên và môi trường không thể đẩy cái trách nhiệm ấy cho một người nghỉ hưu như  Đặng Hùng Võ. Người dân Văn Giang nói riêng, nhân dân cà nước nói chung, đang chăm chú theo dõi cái nhân cách trách nhiệm của ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
M.D   

(Tác giả gửi bản thảo đến BVB)
     --------------------------------                                     

8 nhận xét:

  1. Qúa xuất xắc! Hoang hô bác Diện bác bồng
    Nhũng người đồng chí đồng lòng vơi dân.

    Trả lờiXóa
  2. RẤT
    MINH
    DIỆN.

    RẤT RÕ RÀNG BÀI VIẾT NÀY.

    BỎ PHIẾU ĐỒNG TÌNH VỚI TÁC GIẢ MINH DIỆN.

    Trả lờiXóa
  3. Thật rạch ròi và rất sắc sảo. Không còn gì để phải nòi thêm nữa.Hoang nghênh tác giả và blog Bùi Văn Bồng

    Trả lờiXóa
  4. Tuấn Anh, Ngọc Hiển - giá áo, túi cơm

    Trả lờiXóa
  5. Tuấn Anh, Ngọc Hiển - giá áo, túi cơm

    Trả lờiXóa
  6. Chắc Đạng Hùng Vọ ăn bẩn không chia chác nên tụi nó bây giờ mặc xác lão rậm râu sâu mắt đó mà? ở đời có vay có trả . Dân Văn Giang cứ phải làm cho ra lẽ. Mả cha quân tham nhũng!

    Trả lờiXóa
  7. Thì cũng như khi H N Trung ương 6 người ta cũng vô TƯ đổ những khuyết điểm , tồn tại , yếu kém ....là từ các khoá trước đó sao

    Trả lờiXóa
  8. Trông mong gì vào ông bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Nguyễn Minh Quang. Cứ nhìn cách ông ấy xử sự và nội dung ông ấy phát biểu với trường hợp nhà anh Vươn Hải Phòng thì biết.
    Gần 60 tuổi đầu, chứng kiến nhiều đời thủ tướng, nhiều đời bộ trưởng các bộ, chưa bao giờ tôi thấy thất vọng như bây giờ. Toàn loại kém tài, kém đức lên làm bộ trưởng: Từ Nguyễn Thiện Nhân, rồi nay là Phạm Vũ Luận, Nguyễn Kim Tiến, Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ...

    Trả lờiXóa